Giáo án môn Toán lớp 5 - Tiết 126: Nhân số đo thời gian với một số

GV cùng HS cả lớp nhận xét.

GV: Các nhóm đều tìm được đúng thời gian Nam chạy 3 vòng bằng nhiều cách. Nhưng trong thực tế, để thực hiện như vậy sẽ không thuận tiện. Cô sẽ hướng dẫn các con cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số như sau:

GV: Bước thứ nhất, đặt tính. Ta viết thừa số thứ nhất ở trên, viết dấu nhân rồi viết thừa số thứ 2 dưới thừa số thứ nhất, kẻ vạch ngang thay cho dấu bằng. Bước hai, lấy Thừa số thứ 2 là STN nhân với số đo của từng đơn vị thời gian: 3 x 10 giây, 3 x 1 phút

 

doc7 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 855 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Toán lớp 5 - Tiết 126: Nhân số đo thời gian với một số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán Tiết 126: Nhân số đo thời gian với một số I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết được ý nghĩa của phép nhân số đo thời gian với một số. - Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian. - Bước đầu biết vận dụng phép nhân số đo thời gian với một số vào giải các bài toán thực tiễn. - Có ý thức sử dụng thời gian có hiệu quả. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. ÔĐTC : Giới thiệu người dự. Cho HS hát 1 bài. GV: Qua bài hát, chúng ta thấy thời gian rất quý nên các con cần sử dụng thời gian một cách hợp lí! Trước khi vào bài mới cô cùng các con ôn lại bài cũ. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS lần lượt lên bảng làm bài: - Cả lớp làm phiếu. - GV nhận xét, chữa bài, chiếu 1 số phiếu. GV: Qua phần kiểm tra bài cũ cô thấy các con làm bài rất tốt, cô khen cả lớp. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Ở những giờ học trước các con đã biết đổi số đo thời gian, cộng, trừ số đo thời gian. Vậy muốn nhân số đo thời gian với một số ta làm như thế nào? Trong tiết học hôm nay cô trò mình cùng tìm hiểu. Gv ghi đầu bài. a. Ví dụ 1: Trước hết cô mời các con theo dõi 1 clip. - GV nêu bài toán: Trong giờ thể dục, trung bình Nam chạy 1 vòng quanh sân trường hết 1 phút 10 giây. Hỏi Nam chạy 3 vòng như thế thì hết bao nhiêu thời gian? GV: Các con hãy thảo luận nhóm bốn để tìm thời gian Nam chạy quanh sân trường 3 vòng. - Gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV cùng HS cả lớp nhận xét. GV: Các nhóm đều tìm được đúng thời gian Nam chạy 3 vòng bằng nhiều cách. Nhưng trong thực tế, để thực hiện như vậy sẽ không thuận tiện. Cô sẽ hướng dẫn các con cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số như sau: GV: Bước thứ nhất, đặt tính. Ta viết thừa số thứ nhất ở trên, viết dấu nhân rồi viết thừa số thứ 2 dưới thừa số thứ nhất, kẻ vạch ngang thay cho dấu bằng. Bước hai, lấy Thừa số thứ 2 là STN nhân với số đo của từng đơn vị thời gian: 3 x 10 giây, 3 x 1 phút - Gọi 1 HS thực hiện. + Vậy 1 phút 10 giây x 3 bằng bao nhiêu? + Nam chạy 3 vòng quanh sân trường hết bao nhiêu thời gian? + Nếu Nam chạy 2 vòng như thế thì hết bao nhiêu thời gian? + Thời gian Nam chạy 5 vòng như thế là bao nhiêu? - GV chiếu bài làm của học sinh. * Liên hệ: - GV hỏi: Khi thực hiện nhân số đo thời gian với 1 số ta làm như thế nào? * GV chốt: Qua ví dụ 1, các con đã biết nhân số đo thời gian với một số. Các con ạ, chúng ta vận dụng rất nhiều các phép tính với số đo thời gian vào thực tế cuộc sống. Cô cùng các con tính toán xem thời gian các con học ở trường là bao nhiêu nhé! b. Ví dụ 2: - Hiện nay, 100% học sinh các trường tiểu học thành phố Hà Nội đều học 2 buổi/ngày, vậy mỗi ngày các con học ở trường bao nhiêu thời gian? - 1 tuần các con học ở trường mấy ngày? - Vậy 1 tuần con học ở trường bao nhiêu thời gian? - Đây cũng chính là nội dung ví dụ 2. - Gọi HS đọc. - Để biết 1 tuần lễ Hạnh học ở trường bao nhiêu thời gian ta làm như thế nào? - GV yêu cầu HS thực hiện phép nhân trên. - Cho HS làm vào nháp. - Mời một HS lên bảng làm. - GV hỏi: Em có nhận xét gì về kết quả trong phép nhân trên? - Yêu cầu HS đổi 75 phút ra giờ và phút. - Vậy 3 giờ 15 phút x 5 bằng bao nhiêu? - Yêu cầu HS nêu lời giải của bài toán. - GV: Như vậy, trong 1 tuần ở trường, thời gian các con dành cho việc học tất cả các môn, sinh hoạt tập thể, vui chơi khoảng 26 giờ 15 phút. *Muốn nhân số đo thời gian với 1 số ta làm thế nào? * GV: Qua hai ví dụ các con đã biết nhân số đo thời gian với một số. Qua đó các con cũng biết, để làm bất cứ việc gì đều cần có thời gian. Thời gian trôi đi không thể lấy lại được nên chúng ta cần sử dụng thời gian một cách hợp lý. Để giúp các con rèn kĩ năng nhân số đo thời gian với một số, cô cùng các con chuyển sang phần luyện tập. c. Luyện tập : * Bài 1: - Các con đọc thầm bài 1 và cho biết bài yêu cầu gì? + Nhận xét thừa số thứ nhất của các phép tính nhân ở phần a. - GV: Các con vận dụng các ví dụ trên để làm bài vào vở. - Yêu cầu HS đổi vở chữa bài. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - GV nhận xét. (Trường hợp HS chưa đổi 17 giờ 92 phút thì GV yêu cầu HS đổi thành 18 giờ 32 phút) - Tương tự với phần b: Nhận xét thừa số thứ nhất của các phép tính phần b. + Theo con để thực hiện các phép nhân trên con làm như thế nào? - Yêu cầu HS làm bài vào vở, sau đó gọi 3 HS lên bảng làm. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. + Con hãy viết 24,6 giờ dưới dạng số đo có 2 đơn vị đo là giờ và phút. + Con làm thế nào? - GV: Tùy theo yêu cầu của từng bài toán mà ta có thể viết số đo thời gian dưới dạng các đơn vị đo sao cho phù hợp. - GV: Các con ạ! Số đo thời gian không chỉ được viết dưới dạng STN, STP mà còn được viết dưới dạng phân số. Khi thực hiện các phép tính với số đo thời gian được viết dưới dạng phân số, các con thực hiện như đối với số tự nhiên hoặc số thập phân. + Các con hãy thực hiện phép nhân sau: giờ x 3 - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn. * Qua bài tập 1, các con đã thành thạo nhân số đo thời gian với 1 số, trong đó số đo thời gian là STN, STP và phân số. Chúng ta vận dụng điều đó vào giải bài toán có lời văn. Bài 2: + Ở lớp mình, những bạn nào đã được ngồi đu quay? - Các con có thích chơi đu quay không? Cô cùng cả lớp chơi đu quay cùng với bạn Lan nhé! GV mở clip. - Giáo viên nêu đề toán. Đây chính là nội dung của bài tập 2 trong SGK. - Học sinh đọc lại đề bài trong SGK. + Để biết bé Lan ngồi trên đu quay bao lâu ta phải làm như thế nào? - Gọi 1 HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vào vở. Gv chiếu 1 số vở của HS để kiểm tra. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. + Trong bài toán có lời văn liên quan đến số đo thời gian, các ghi đơn vị đo có gì khác với các bài toán mà em đã học? - Học sinh đổi vở để kiểm tra bài. + Nếu bé Lan ngồi trên đu quay 6 vòng thì hết bao nhiêu thời gian? * Qua BT số 1 và 2 các con đã biết nhân số đo thời gian với một số và vận dụng để giải bài toán có lời văn. Tới đây, các con sẽ vận dụng các phép tính với số đo thời gian để giải các bài toán về chuyển động đều trong phần 2 của chương 4. 4. Củng cố: GV Nhận xét giờ học. - Trò chơi: Lập thời gian biểu trong 1 ngày theo nhóm 6 (GV chiếu 2 nhóm: 1 thời gian biểu của 1 ngày thường, 1 thời gian biểu của 1 ngày nghỉ) Nhận xét GV hỏi: 1 ngày con dành bao nhiêu thời gian tự học? + 3 ngày như thế thì con dành bao nhiêu thời gian tự học? + 1 ngày nghỉ con dành bao nhiêu thời gian để giúp gia đình? + 2 ngày như vậy thì con có bao nhiêu thời gian để giúp gia đình? 5. Hoạt động tiếp nối: Bạn An làm 3 bài tập hết 30 phút 15 giây. Hỏi trung bình bạn An làm mỗi bài tập hết bao nhiêu thời gian? - Muốn biết trung bình mỗi bài tập An làm hết bao nhiêu thời gian ta làm như thế nào? GV: Muốn chia số đo thời gian cho 1 số ta phải làm như thế nào, ở tiết học tiếp theo cô trò mình cùng thực hiện nhé! Dặn dò: chuẩn bị bài sau. - Hát. - Học sinh làm bài Di chuyển các số đo bên ngoài vào cột B sao cho giá trị các số đo ở cột A bằng cột B. A B 2 năm 7 tháng 2 ngày 6 giờ 15 phút 6,6 giờ 48 giờ 67 phút 6 giờ 36 phút 4 giờ 5 phút + 2 giờ 10 phút 1 giờ 7 phút 4 năm 3 tháng – 2 năm 8 tháng 45 phút ¾ giờ 1 năm 7 tháng 6 giờ 30 phút - HS nhận xét - HS thảo luận - Nhóm 1: Đổi ra số đo có 1 đơn vị đo là giây rồi nhân. - Nhóm 2: Đổi thành phép cộng các số hạng bằng nhau. - Nhóm 3: Lấy 1 phút nhân với 3, sau đó lấy 10 giây nhân với 3 rồi cộng 2 kết quả lại. + Thừa số thứ nhất là số đo thời gian có 2 đơn vị đo, thừa số thứ 2 là STN 1 phút 10 giây x 3 3 phút 30 giây - 3 nhân 0 bằng 0, viết 0; 3 nhân 1 bằng 3, viết 3. Vậy: 3 nhân 10 giây bằng 30 giây. 3 nhân 1 bằng 3, viết 3. Vậy: 3 nhân 1 phút bằng 3 phút. - 1 phút 10 giây x 3 = 3phút 30 giây - HS nêu lời giải của bài toán. - Học sinh đặt tính rồi tính ra nháp. - Học sinh làm ra nháp. 2 HS: - ta thực hiện phép nhân số đó với số đo của từng đơn vị thời gian. - HS trả lời: Buổi sáng con học 3 giờ, buổi chiều học 2 giờ 15 phút, cả ngày con học ở trường 5 giờ 15 phút. - 5 ngày. - Học sinh đọc ví dụ 2. - 5 giờ 15 phút x 5 - HS thực hiện: 5 giờ 15 phút x 5 25 giờ 75 phút 75 phút = 1 giờ 15 phút Vậy: 5 giờ 15 phút x 5 = 26giờ 15 phút. = 1 ngày 2 giờ 15 phút - Học sinh nêu. - Muốn nhân số đo thời gian với 1 số ta nhân số đó với số đo của từng đơn vị thời gian. Bài 1: - H nêu yêu cầu. - Thừa số thứ nhất của các phép nhân này đều là số đo thời gian có 2 đơn vị đo. - HS làm bài vào vở - 3 HS lên bảng làm, mỗi HS làm 1 phần. 3 giờ 12 phút 4 giờ 23 phút x 3 x 4 9 giờ 36 phút 17 giờ 92 phút hay 18 giờ 32 phút 12 phút 25 giây x 5 60 phút 125 giây Hay 62 phút 5 giây Hoặc 1 giờ 2 phút 5 giây - Thừa số thứ nhất của các phép nhân này đều là số đo thời gian có 1 đơn vị đo được viết dưới dạng số thập phân. - Con nhân như nhân STP với STN sau đó viết đơn vị đo thời gian vào bên phải tích vừa tìm được. - HS làm bài vào vở . - 3 HS lên bảng. 4,1 giờ 3,4 phút 9,5 giây x 6 x 4 x 3 24,6 giờ 13,6 phút 28,5 giây - HS nêu: 24, 6 giờ = 24 giờ 36 phút. - Học sinh trả lời: 24,6 giờ gồm 24 giờ và 0,6 giờ. Giữ nguyên 24 giờ, lấy 0,6 giờ x 60 được 36 phút. - 1 HS lên bảng , lớp làm nháp: giờ x 3 = giờ = giờ Bài 2: - Học sinh giơ tay. - Học sinh quan sát. - HS đọc đề bài. - Ta lấy 1 phút 25 giây nhân với 3. - HS làm bài: Bài giải Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay 3 vòng là: 1 phút 25 giây x 3 = 3 phút 75 giây Đổi 3 phút 75 giây = 4 phút 15 giây Đáp số: 4 phút 15 giây - Ghi đủ đơn vị đo ở cả thừa số và tích và đơn vị đo thời gian ở tích không đặt trong dấu ngoặc đơn. - Học sinh trả lời. - Học sinh kiểm tra bài giúp bạn. - HS trả lời. - HS nêu: Muốn nhân số đo thời gian với 1 số ta lần lượt nhân số đó với số đơn vị của từng hàng, từ hàng thấp đến hàng cao. - HS thảo luận nhóm lập thời gian biểu trong 1 ngày (ngày thườn hoặc ngày nghỉ) + 2 giờ + 2 giờ x 3 = 6 giờ + 2 giờ 30 phút + 2 giờ 30 phút x 2 = 4 giờ 60 phút = 5 giờ - Ta phải thực hiện phép tính 30 phút 15 giây : 3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhan so do thoi gian voi mot so_12405309.doc
Tài liệu liên quan