Giáo án Ngữ văn 10

THUẬT HOÀI

-PHẠM NGŨ LÃO-

A. Mục tiêu bài học

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp con người thời Trần qua hình tượng trang nam nhi với lí tưởng và nhân cách cao cả; cảm nhận được vẻ đẹp thời đại qua hình tượng “ba quân” với sức mạnh và khí thế hào hùng. Vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại quyện hoà vào nhau.

- Vận dụng những kiến thức đã học về thơ đường luật để cảm nhận và phân tích được thành công nghệ thuật của bài thơ: thiên về gợi, bao quát gây ấn tượng, dồn nén cảm xúc, hình ảnh hoành tráng, đạt tới độ súc tích cao, có sức biểu cảm mạnh mẽ.

- Bồi dưỡng nhân cách, sống có lí tưởng, quyết tâm thực hiện lí tưởng.

B. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV.

- Giáo án, bài soạn, tài liệu tham khảo.

C. Cách thức tiến hành

- GV sử dụng một số phương pháp như: Đọc sáng tạo, gợi mở, phát vấn

D. Tiến trình dạy- học

1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ

a. Ổn định tổ chức lớp

b. Kiểm tra bài cũ

? Văn học Trung đại Việt Nam chia làm mấy giai đoạn? Đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của từng giai đoạn?

?Những biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Trung đại? Thế nào là tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.

2. Bài mới

Dẫn: Một trong những đề tài nổi bật của văn chương Trung đại là đề tài nói chí “thi dĩ ngôn chí”. Và bài thơ của Phạm Ngũ Lão cũng nằm trong số đó? Vậy cái chí đó là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

 

doc305 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 19942 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hể hiện cái nhàn như thế nào? HS đọc văn bản, phân tích trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung. ? Phân tích những biểu hiện của cái nhàn trong bài thơ. Gv chia học sinh thành ba nhóm đề phân tích những biểu hiện về cái nhàn. Mỗi nhóm phân tích một biểu hiện và báo cáo kết quả. ?Nhận xét về cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm khi cáo quan về ở ẩn trong hai câu đầu và câu 5-6. ? Ý nghĩa của điệp từ “một”. HS phân tích, suy luận trả lời câu hỏi. Gv nhận xét, đánh giá và rút ra những kết luận cần thiết. ? Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm ntn về lẽ sống? ? “Nơi vắng vẻ”, “chốn lao xao” có nghĩa là gì? ?Thực chất quan niệm sống của NBK là gì? ?Hai câu cuối thể hiện quan niệm gì về lẽ sống của NBK. ? Nêu những đánh giá của em về thú nhàn của NBK? Phải chăng nhàn ở đây chỉ là giải pháp tình thế. HS tổng kết, khái quát, đánh giá, trả lời câu hỏi. Hoạt động 3: Tổng kết ? Nêu những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. HS tổng kết và khái quát lại toàn bài thơ để trả lời câu hỏi. Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò Gv củng cố lại cho HS những vấn đề trọng tâm của toàn bài, dặn dò HS những công việc phải làm ở nhà. I. Giới thiệu chung 1. Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm a. Cuộc đời - Tác giả sinh năm 1491, mất năm 1585, quê tại làng Trung Am, Vĩnh Lại, Hải Dương. Nay thuộc Vĩnh Bảo - Hải Phòng. - Tên huý là Văn Đạt, tự là Hạnh Phủ. Ông sống gần trọn thế kỉ XVI, chứng kiến cảnh vua Lê chúa Trịnh, Trinh - Nguyễn phân tranh, Đàng Trong- Đàng Ngoài nồi da nấu thịt. Ông là người có uy tín và ảnh hưởng lớn đến thời đại nhưng đồng thời cũng là một nhân vật có nhiều huyền thoại (sấm kí). - Ông học giỏi nhưng mãi năm 44 tuổi mới đi thi hương và năm sau (1535) thì đỗ trạng nguyên ra làm quan cho nhà Mạc 8 năm. Ông dâng sớ xin chém 18 tên lộng thần không được bèn cáo quan về quê. Ông dựng am Bạch Vân và lấy tên là Bạch Vân cư sĩ để nói cái chí để nơi nhàn dật. - Ông mở trưởng dạy học, có nhiều người nổi tiếng và đều theo thầy về ở ẩn để lánh đục tìm trong như: Nguyễn Hàng, Nguyễn Dữ. Ông được người đời suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử. - Dù về ở ẩn nhưng vua nhà Mạc nhiều lần đến hỏi chính sự ông. Có lần, ông nói : “Cao Bằng tuy thiểu nhưng có thể trụ được vài đời”. Nhà Mạc nghe theo. Ông đã góp phần giảm bớt mâu thuẫn Lê- Mạc. Nhân dân gọi ông là trạng Trình vì nhiều điều ông nói thành sự thật ở đời. b. Sự nghiệp - Ông là tác giả tiêu biểu của thế kỉ XVI, là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Các tác phẩm chính của ông : tập thơ chữ Hán “Bạch Vân am thi tập” khoảng 700 bài và tập thơ chữ Nôm “Bạch Vân quốc ngữ thi tập” khoảng 170 bài. Nội dung thơ văn của ông là tiếng nói của tầng lớp trí thức dân tộc trong giai đoạn khủng hoảng của xã hội phong kiến, mang đạm tính triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn và phê phán những điều xấu xa trong xã hội. 2. Bài thơ - Đây là bài thơ Nôm nằm trong “Bạch Vân quốc ngữ thi tập”. Nhan đề bài thơ do người đời sau đặt. - Hướng cảm nhận bài thơ: Theo bố cục của bài thơ: 2/4/2 Theo các vấn đề toát lên từ bài thơ. - Chủ đề : Bài thơ thể hiện quan niệm sống nàhn tản của Nguyễn Bỉnh Khiêm. II. Đọc - hiểu chi tiết văn bản 1. Phát hiện các khía cạnh của chữ Nhàn - Đây là bài thơ thể hiện quan niệm, triết lí sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhàn với Nguyễn Bỉnh Khiêm là: Vui với công việc lao động nhẹ nhàng nơi thôn quê. (Hai câu đầu). Vui với cách ăn uống thanh đạm, sinh hoạt dân dã mùa nào thức ấy của thôn quê (hai câu 5-6). Thái độ dứt khoát tránh xa nơi quyền quý, xem thường danh lợi ( câu 3-4, 7-8). 2. Phân tích các biểu hiện của thú nhàn a. Một cuộc sống bình dị dân dã - Nhàn là “một mai, một cuốc, một cần câu”, trở về với cuộc sống bình dị, chất phác của một “lão nông tri điền” biết đào giếng lấy nước uống và cày ruộng lấy cơm ăn. Điệp từ “một” cho ta thấy tất cả đã được chuẩn bị chu đáo và sẵn sàng, toát lên dáng vẻ ung dung tự tại của con người. +. Những vật dụng gắn với cuộc sống vất vả của người nông dân đã đi vào trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm với cái thanh nhàn, cái thư thái riêng của con người tự tại, làm việc gì tuỳ theo sở thích cá nhân “Cày mây, cuốc nguyệt, gánh yên hà- Nào của nào chẳng phải của ta”. "Một vị quan lớn triều đình lại tìm thấy được niềm vui từ chính cuộc sống bình dị của người lao động, chẳng phải bản lĩnh lắm sao? - Nhàn còn là : “thu ăn măng trúc…giá” mùa nào thức ấy. Đó đều là những sản vật hết sức dân dã, mang màu sắc thôn quê chứ không phải cao lương mĩ vị gì cả. Mỗi mùa có một thú riêng. Đó chính là những món ăn thanh đạm :“ăn giá tuyết, uống băng tan” mà sau này Xuân Diệu đã từng nhắc tới. Ngay cả đến sinh hoạt của con người nhàn dật cũng thật thoải mái, tự nhiên “ xuân tăm…ao”. Như vậy chuyện ăn uống, tắm táp… đều trở thành nhàn trong cái nhì của Nguyễn Bính Khiêm. 4Một cuộc sống đạm bạc nhưng không khắc khổ, đạm bạc mà thanh nhã, thanh nhàn, thanh cao. Đó là cuộc sống hòa hợp với tự nhiên. b. Một nhân cách thanh cao - Nguyễn Bỉnh Khiêm về với núi rừng quê hương là với tự nhiên, thuận theo tự nhiên, thoát khỏi vòng ganh đua của thói tục, để tâm hồn mình được an nhàn tự tại. - “Nơi vắng vẻ”, “chốn lao xao” mang tính chất tượng trưng. “Chốn lao xao” là nơi quan trường, là chốn giành giật, bon chen, luồn lọt, hãm hại lẫn nhau. Đó là nơi một con người tự nhận là “dại” như Nguyễn Bỉnh Khiêm thấy “ngại bước chen” (thấy dặm thanh vân ngại bước chen), (nép mình qua trước chốn lao xao). “Nơi vắng vẻ” là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi, nơi “Cửa vắng ngựa xe không quýt ríu” JFNhư vậy sự “dại”, “khôn” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cập tới ở đây là cách nói ngược, thâm trầm đầy ý vị, vừa tự tin vừa pha chút hóm hỉnh. Vấn đề dại, khôn này đã từng được Nguyễn Bỉnh Khiêm nhắc đến trong bài số 94: Khôn mà hiểm độc là khôn dại Dại vốn hiền lành ấy dại khôn. Sự dại khôn ở Nguyễn Bỉnh Khiêm đều xuất phát từ trí tuệ, từ quan niệm, triết lí dân gian: ở hiền gặp lành, ở ác thì gặp ác. Cao hơn nó còn thể hiện sự chủ động, biết trước tình thế xã hội để chọn cách ứng xử đúng đắn, sáng suốt. Ông là một nhà Lí học lớn, hiểu sâu sắc các quy luật chuyển hoá của vũ trụ. - Hai câu cuối gắn với tích cũ người xưa: một người nằm ngủ dưới gốc cây Hoè chiêm bao thấy mình được làm quan giàu có, tỉnh dậy thấy mình vẫn nằm dưới gốc hoè mới biết mình chiêm bao. J8Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ xa lánh chốn danh lợi mà ông còn cười cợt chốn “lao xao”, coi đó chỉ như một giấc mơ dưới gốc hoè. Hai chữ “nhìn xem” biểu hiện một tư thế đứng cao hơn. Cách ngắt nhịp 2/5 ở câu thơ cuối gợi cảm giác phú quý chỉ là một giấc chiêm bao. Đúng là “Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa!”. 3. Đánh giá về thú nhàn - Tư tưởng, triết lí về thú nhàn chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Lão Trang, ở cái “vô vi” của nó. Tuy nhiên đây không phải là một giải pháp tinh thế do hoàn cảnh ngẫu nhiên. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chủ động chọn lối sống nhàn. Sự chủ động trong cuộc đời thể hiện ở việc xin từ quan khi dâng sớ chém lộng thần không có kết quả. Trong bài thơ dấu ấn của sự chủ động thể hiện ở việc chọn cho mình một niềm vui riêng, một lối sống riêng, so với những giá trị khác mà số đông đang theo đuổi. :Nhàn không chỉ là một tấm thế sống, một niềm vui sống, nhàn còn là một quan niệm sống, một triết lí sống. III. Tổng kết - Bài thơ thể hiện quan niệm sống, triết lí sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó là một cuộc sống hoà hợp với tự nhiên, giữ được cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi tầm thường., - Bài thơ có ngôn ngữ tự nhiên, giản dị nhưng cũng không kém phần thâm trầm, sâu sắc. IV. Củng cố, dặn dò - Triết lí sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Vẻ đẹp nhân cách thanh cao của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Về nhà học bài và soạn bài “Độc Tiểu Thanh kí”. E. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 41: ĐỘC TIỂU THANH KÍ -Nguyễn Du- A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: Nắm kiến thức về một vấn đề được các nhà thơ Việt Nam thế kỉ XVIII quan tâm: số phân của những người phụ nữ tài sắc. Thấy được Nguyễn Du đã mở rộng nội dung của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Trung đại: không chỉ quan tâm đến những người dân khốn khổ đói cơm rách áo mà còn quan tâm đến thân phận những con người làm ra những giá trị văn hoá tinh thần cao đẹp nhưng bị xã hội đối xử bất công, tàn tệ, gián tiếp nêu vấn đề về sự cần thiết phải tôn vinh, trân trọng những người làm nên giá trị văn hoá tinh thần. Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Du đã toàn diện hơn: con người không chỉ có điều kiện vật chất để tồn tại mà cần có cả những giá trị tinh thần, cần tôn vinh cả những chủ nhân làm nên giá trị văn hoá tinh thần đó. Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ về từ ngữ, về kết cấu,… B. Phương tiện thực hiện - SGV, SGK. - Giáo án, bài soạn, tài liệu tham khảo. C. Cách thức tiến hành Gv sử dụng một số phương pháp để tiến hành giờ dạy như: đọc sáng tạo, phát vấn, gợi mở, trả lời câu hỏi… D. Tiến trình dạy - học 1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ a. Ổn định tổ chức lớp b. Kiểm tra bài cũ ? Cảm nhận về con người Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn? 2. Bài mới Nguyễn Du được độc giả biết đến với tác phẩm thơ Nôm nổi tiếng “Truyện Kiều”. Đó là “quốc hồn quốc tuý của dân tộc Việt Nam ta, là tiếng nói đồng cảm sâu xa của thi hào Nguyễn Du với những kiếp “tài tử đa cùng, hồng nhan đa truân”. Chủ đề này chúng ta còn bắt gặp trong nhiều bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du và một trong số đó có “Độc Tiểu Thanh kí”. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Đọc - hiểu khái quát GV yêu cầu HS đọc mục Tiểu dẫn. sgk. ? Nêu những chi tiết về cuộc đời nàng Tiểu Thanh có liên quan đến bài thơ. ? Nhan đề bài thơ nên hiểu như thế nào. ? Qua phần tiểu dẫn và sự chuẩn bị ở nhà, em hãy nêu chủ đề của bài thơ. Hoạt động 2: Đọc - Hiểu chi tiết văn bản ? Đọc lại hai câu mở câu (cả phần phiên âm và dich nghĩa) hãy cho biết tác giả nói về điều gì? ?Nhận xét về từ “tẫn” trong nguyên bản. GV: Câu thơ nói về sự biến đổi của cảnh đẹp Tây Hồ nhưng nó không dừng lại ở một địa điểm cụ thể nào mà mang ý nghĩa khái quát. Không gian (cái đẹp ) chỉ là khoảnh khắc còn thời gian mới là bất tận. ? Từ cảnh thiên nhiên, Nguyễn Du đã đi vào một nhân chứng cụ thể. Em nhận xét gì về câu thơ thứ hai. Gv: Nguyễn Du không chỉ một lần cô đơn đứng trước cái tài, cái đẹp mà xót xa; ông cũng từng khóc Đỗ Phủ: “Cộng tiễn thi danh sư bách thế Độc bi dị vực kí cô phần.” ? Nêu cách hiểu của em về hai câu thực Gv: Hai câu thơ nói về số phận của nàng Tiểu Thanh nhưng cũng là để nói tinh thần.Giống như Tiểu Thanh, Nguyễn Du bị dày vò cả về thể xác và tinh thần. Không chỉ có mình Nguyễn Du khóc thương cho cái đẹp, cái Tài mà nhiều nhà thơ khác cũng cất tiếng khóc: “Hay là thuở trước khách hồng nhan Sắc sảo khôn ngoan trời đất ghen Phong trần xui gặp bước lưu lạc Đầu xanh theo một chuyến xuân tàn. …Hay là thuở trước kẻ văn chương Chen hội công danh nhỡ lạc đường Tài cáo phận thấp chí khí uất Giang hồ mê chơi quên quê hương. (Tản Đà) GV: Nếu ở bốn câu đầu Nguyễn Du cảm nhận về cuộc đời nàng Tiểu Thanh, về cái đẹp thì đến bốn câu sau nó lại giống như một lời tự thoại của Nguyễn Du vậy. ? “Cổ kim hận sự” nghĩa là gì? Hận điều gì? ? Nguyễn Du đã coi mình là người cùng hội cùng thuyền với ai? Nguyễn Du từng viết: Đau đớn thay phận đàn bà. Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. - con số 300 có 2 cách hiểu: +/.Chỉ khoảng thời gian từ khi Tiểu Thanh chết đến khi Nguyễn Du biết và khóc thương cho Tiểu Thanh. +/. Chỉ là một con số ước lệ. ? Ý kiến của em. (Gv có thể gợi thêm: Tiểu Thanh chết 1612 còn Nguyễn Du chết 1820) ? Điều Nguyễn Du trăn trở sau 300 năm là gì? Tố Hữu đã viết: Tiếng thơ ai động đất trời Nghe như non nước vọng lời nghìn thu Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du. Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày. 4Như vậy không chỉ là 300 năm sau mà hàng ngàn năm sau, người đời vẫn biết đến Nguyễn Du. Gv: Đặt bài thơ vào hoàn cảnh của Nguyễn Du, là một con người thất thế, luôn nhìn cuộc đời bằng cái nhìn bi quan có thể thấy cách hiểu 2 là cách hiểu hợp lí. Nhưng cũng phải thấy rằng trong cuộc sống ngày hôm nay, điều ND khẳng định không còn đúng nữa. Hoạt động 3: tổng kết ? Khái quát lại giá trị của bài thơ. HS khái quát, suy luận trả lời, bổ sung cho nhau. Gv nhận xét, đánh giá đưa ra kết luận hợp lí. Hoạt động 4: Luyện tập GV hướng dẫn HS làm phàn luyện tập sgk. Hoạt động 5: Củng Cố, dặn dò Gv củng cố cho HS những kiến thức trọng tâm của bài và dặn dò họ sinh những việc về nhà làm. I. Đọc - hiểu khái quát 1. Câu chuyện nàng Tiểu Thanh - Tiểu Thanh là người con gái sống đầu đời Minh nổi tiếng cầm, kì, thi, hoạ; là một trang tuyệt thế giai nhân, bị chết khi mới 18 tuổi. - Nàng họ Phùng, bị ép lấy làm lẽ một người họ Phùng năm 16 tuổi, vợ cả ghen tuông, đánh đập đến nỗi phải lên núi ở nhưng vẫn bị hành hạ đến chết. - Sau khi nàng chết, người vợ cả còn tìm các tác phẩm của nàng đem đốt đi. Người đời sau thương xót tìm những mảnh còn lại viết câu chuyện về Tiểu Thanh và cho thơ của nàng vào đó tập hợp thành tập gọi là “Phần dư”. 2. Tác phẩm” Độc Tiểu Thanh kí” a. Nhan đề - Đây là một nhan đề đa nghĩa có nhiều cách hiểu: Cách 1: Đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh. Cách 2: Đọc những ghi chép về nàng Tiểu Thanh. Cách 3: Đọc những ghi chép về Tiểu Thanh và ghi lại cảm xúc. " Cách 2 là cách hiểu hợp lí hơn cả vì vừa thoát ý lại vừa phản ánh đúng nghĩa của từ “kí”. b. Chủ đề Bài thơ thể hiện niềm thương xót cho số phận của người phụ nữ tài sắc. Từ đó thể hiện niềm xót xa cho số phận đầy bị kịch của kiếp tài hoa nói chung trong xã hội và cũng là nỗi lòng của chính Nguyễn Du. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Hai câu đề - Câu thơ đầu tác giả đề cập tới quy luật biến thiên của tạo hoá, của thế cục nhân sinh “ Cảnh huy hoàng là thế mà giờ chỉ là một đống hoang tàn đổ nát “gò hoang”. - “Tẫn”: Nhãn tự của câu thơ- biến đổi hết. Câu thơ dịch đã làm mất đi sắc thái của từ “Tẫn”" Thể hiện tâm trạng xót xa, tiếc nuối, bàng hoàng của Nguyễn Du trước sự đổi thay của cảnh Tây Hồ. - Câu 2 là một câu có cấu trúc đa nghĩa: Chỉ viếng nàng qua tập sách đọc trước cửa sổ. Chỉ riêng mình ta khóc mảnh giấy tàn trước cửa sổ. +. “Song tiền” theo ngữ pháp Hán cổ không phải là trạng ngữ chỉ địa điểm mà là trạng từ bổ nghĩa cho “chỉ thư”. FCách hiểu hai là một cách hiểu hợp lí hơn cả. Nguyễn Du không đơn thuần là khóc cho Tiểu Thanh mà khóc mảnh giấy tàn, khóc cho cái tài, cái đẹp. 4Tiểu Thanh là cái cớ để nhà thơ bộc lộ tâm trạng. Tâm trạng cô đơn của Nguyễn Du trước thời cuộc. Tiểu Thanh cô đơn trong thời đại của mình và Nguyễn Du cũng cô đơn trong thời buổi của mình. 2. Hai câu thực - Câu thơ thứ ba có hai ba cách hiểu: Son là vẻ đẹp hình sắc vì có hồn cho nên chịu sự xót xa sau khi chết. Cách hiểu phổ biến: Son phấn vì có thần nên để lại sự xót xa cho người khác sau khi chết. Son phấn vì có thần nên phải chịu sự xót xa vì những việc xảy ra sau khi chết. 4Đối chiếu với toàn bài thơ và đặc biệt là câu 4: văn chương không có mệnh nhưng cũng ôm hận vì đốt dở- như vậy cách hiểu 1 là hợp lí. F Đây là cặp câu đối nhau. Chi phấn (hình sắc) đối với văn chương (tâm hồn). Thể xác chịu nỗi đau tinh thần và tinh thần lại chịu nỗi đau thể xác. 3. Hai câu luận - Cổ kim - xưa nay- sự khái quát mang tầm nhân thế từ góc nhìn nhân loại chứ không chỉ có ý nghĩa một thời hay một nơi chốn cụ thể nào. - Nguyễn Du hỏi trời nguyên nhân gây ra mối hận: “hồng nhan đa truân, tài tử đa cùng”, “tài hoa bạc mệnh”. - Câu 6 có cấu trúc đảo : “Ngã tự cư phong vận kì oan”. Nguyễn Du không chỉ đồng cảm với kẻ tài hoa bạc mệnh mà ông còn đồng nhất thân phận của mình với thân phận của những kẻ tài hoa mà bạc mệnh. 8 NGuyễn Du miêu tả bi kịch của cái đẹp từ cái nhìn của người trong cuộc nên cái nhìn càng trở nên sâu sắc hơn. 4. Hai câu kết - Con số 300 là một con số ước lệ tượng trưng. Nó gợi đến con số một trăm “bách niên thương hải biến vi tang điền” ( trăm năm biển xanh biến thành nương dâu), thể hiện sự biến đổi vô thường của thời thế. Với con số 300 thì sự biến đổi càng diễn ra mạnh mẽ hơn. - Câu cuối có hai cách hiểu: Cách hiểu 1: Nguyễn Du trăn trở tìm ở hậu thế một con người đồng cảm với mình. Nếu hiểu theo cách này thì sự trăn trở của Nguyễn Du đã có lời giải đáp. Khôgn chỉ có một người, mà tất cả chúng ta đều hiểu Nguyễn Du. Cách hiểu 2: Từ “hà” nghĩa là sao, thế nào; “hà nhân” câu hỏi bộ phận."Câu Tám là một lời khẳng định chứ không đơn thuần là câu hỏi nữa: 300 năm sau sẽ có người khóc thương cho ND, khóc cho kẻ tài hoa bạc mệnh . ND thương cho người đời sau dù cuộc đời có thay đổi nhưng vẫn phải khóc thương cho cái đẹp. III. Tổng kết 1. Giá trị nội dung Bài thơ là niềm cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với thân phận nàng Tiểu Thanh nói riêng và số phận của cái tài, cái đẹp nói chung. Đồng thời bài thơ cũng là nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Du trong thời đại của mình. Qua bài thơ này giúp ta hiểu hơn về Nguyễn Du: một nhà nghệ sĩ có trái tim nhân đạo. Một con người đặc biệt nhạy cảm với cái tài, cái đẹp. Một kẻ tài hoa cô đơn trong cõi đời, cõi người. 2. Giá trị nghệ thuật Ngôn ngữ đa nghĩa, giàu hình ảnh, có sức biểu cảm cao. Thủ pháp đối lập, kết cấu chặt chẽ, khẳng định tài năng thơ chữ Hán của Nguyễn Du IV. Luyện tập Đọc đoạn thơ trong truyện Kiều và chỉ ra điểm tương đồng với Độc Tiểu Thanh kí? Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa, Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu. Nỗi niềm tưởng đến mà đau, Thấy người nằm đó biết sau thế nào? Cùng nói về số phận của những con người tài hoa bạc mệnh. Đây là lời Thuý Kiều khóc thương Đạm Tiên và nghĩ về thân phận mình sau này. Trong Độc Tiểu Thanh kí từ niềm cảm thương cho Tiểu Thanh, Nguyễn Du cũng cảm thương cho số phận của cái tài nói chung và cho chính bản thân nhà thơ. V. Củng cố, dặn dò - Tiếng lòng đồng cả của Nguyễn Du với cái tài và cái đẹp nói chung. - Con người Nguyễn Du thể hiện qua bài thơ. - Đề tài “hồng nhan đa truân, tài tử đa cùng” trong văn học trung đại. - Về nhà học bài và soạn bài Đọc thêm: Quốc tộ, Cáo tật thị chúng, Quy hứng. E. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tiết 42: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT (tiếp theo) D. Tiến trình dạy - học 1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ a. Ổn định tổ chức lớp b. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? Các dạng tồn tại của ngôn ngữ sinh hoạt 2. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 2: Tìm hiểu phong cách ngôn ngữ sinh hoạt HS đọc mục II. Sgk và nêu các đạc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Gv lưu ý cho Hs vì sao trong giao tiếp ngôn ngữ lại mang tính cụ thể. ? Tính cảm xúc biểu hiện như thế nào. ? Ngoài phương diện ngôn ngữ ra tính cảm xúc con biểu hiện ở đâu. ? Rút ra khái niệm về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Hoạt động 3: Luyện tập Gv hướng dẫn HS làm bài tập trong sgk. Phân chia thành ba nhóm. Mối nhóm làm một bài. Gv nhận xét, đánh giá. Hoạt động 4: củng cố, dặn dò Gv củng cố cho HS phần kiến thức trong tâm và dăn HS những công việc cụ thể ở nhà. II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 1. Tính cụ thể - Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cụ thể: Có địa điểm và thời gian cụ thể (buổi trưa, khu tập thể). Có người nói cụ thể (các nhân vật) Có người nghe cụ thể ( các nhân vật trong cuộc thoại). Có đích lời nói cụ thể (Lan, Hùng gọi Hương đi học, mẹ Hương khuyên Lan, Hùng…) Có cách diễn đạt cụ thể qua việ dùng từ ngữ phù hợp với đối thoại. "Dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ sinh hoạt là tính cụ thể: cụ thể về hoàn cảnh, con người, cách nói năng, từ ngữ diễn đạt. - Trong giao tiếp hộ thoại ngôn ngữ phải cụ thể, càng cụ thể thì người nói và người nghe càng hiểu nhau, ngôn ngư càng trừu tượng, sách vở thì càng gây khó khăn cho giao tiếp. 2. Tính cảm xúc Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cảm xúc biểu hiện : Mỗi người nói, mỗi lời nói đều biểu hiện thái độ tình cảm qua giọng điệu. Những từ ngữ có tính khẩu ngữ và biểu hiện cảm xúc rõ rệt: gì mà, gớm… Những kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc: câu cảm thán; những lời đáp gọi… 4Đặc trưng thứ hai của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là tính cảm xúc. Không có lời nào nói ra mà không có cảm xúc. Tính cảm xúc còn thể hiện ở những hành vi kèm lời như: vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ. Vì vậy ngôn ngữ sinh hoạt gắn liền với các phương tiện giao tiếp đa kênh. Người tiếp nhận nhờ những yếu tố cả xúc mà hiểu nhanh hơn cụ thể hơn những điều nói ra. 3. Tính cá thể - Mỗi người có một giọng nói khác nhau. - Ngoài giọng nói, mỗi người có cách dùng từ ngữ, lựa chọn kiểu câu riêng. Qua giọng nói, qua từ ngữ và cách nói quen dùng có thể nhận biết lời nói của ai, tuổi tác giới tính, cá tính, địa phương… : Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách mang những dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hàng ngày. III. Luyện tập Bài tập 1. - Ngôn ngữ trong nhật kí “Đặng Thuỳ Trâm” mang đặc trưng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Tính cụ thể: thời gian là đêm khuya không gian là rừng núi, “Nghĩ gì đấy Th. ơi”, “nghĩ gì mà” Tính cảm xúc: giọng điệu, câu nghi vấn, từ ngữ được viết theo dòng tâm tư. Tính cá thể : Ngôn ngữ của một con người giầu cảm xúc: Đáng trách quá Th. ơi, Th có nghe… 2. bài tập 2 từ xưng hô ngôn ngữ đối thoại lời nói hàng ngày 3. Bài tập 3 - Hình thức đối thoại hô đáp: Có đối chọi Có điệp từ, điệp ngữ. Có nhịp điệu. IV. Củng cố, dặn dò Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt. Đặc trưng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong tương quan với các loại phong cách chức năng khác. E. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................ Tuần 16: Ngày soạn: 02 tháng 12 năm 2009 Tiết 43: ĐỌC THÊM: QUỐC TỘ- ĐỖ PHÁP NHUẬN, CÁO TẬT THỊ CHÚNG- MÃN GIÁC THIỀN SƯ, QUY HỨNG- NGUYỄN TRUNG NGẠN A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: Phát hiện ra những nét đắc sắc về nghệ thuật củ ba bài thơ trên. Qua đó thấy được vẻ đẹp tâ hồn của các thi nhân. Biết cách cảm nhận một tác phẩm thơ thuộc văn học trung đại. B. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV. - Giáo án, tài liệu tham khảo. C. Phương tiện thực hiện Gv sử dụng một số phương pháp như: đọc sáng tạo, gợi mở để giúp HS tự đọc - hiểu những bài thơ trên. D. Tiến trình dạy - học 1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ a. Ổn định tổ chức lớp b. Kiểm tra bài cũ ?Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” để thấy được vẻ đẹp tâ hồn Nguyễn Du. 2. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Đọc - hiểu bài “Quốc tộ” HS đọc phần Tiểu dẫn để biết những nét cơ bản về cuộc đời sự nghiệp của Thiền sư. HS đọc phần Phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ để nắm bắt những nét cơ bản về bài thơ. ? Hai câu đầu, tác giả so sánh vận nước với hình ảnh thiên nhiên nhằm diễn tả điều gì? HS suy luận, trả lời cá nhân. ? Qua hai câu thơ đầu hãy nêu cảm nhận về hoàn cảnh đất nước. ? Ý nghĩa của lời khẳng định trong hai câu cuối. HS phân tích, suy luận để trả lời, nhận xét, bổ sung. GV đánh giá, đưa ra nhận định cần thiết. ?Chữ “cư” trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào ? Hoạt động 2: Đọc - hiểu bài thơ “Cáo tật thị chúng.” HS đọc phần Tiểu dẫn. 140 để tìm hiểu những nét khái quát về tác giả Thiền sư Mãn Giác. Sau khi đọc xong, HS trình bày kết quả trước lớp. HS đọc phần Phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. Gv hướng dẫn cho Hs cách đọc để đọc đúng giọng, ngắt nhịp hợp lí. GV hướng dẫn cho HS tự tìm hiểu bài thơ theo các câu hỏi trong sgk. ? Bốn câu đầu đề cập đến quy luật gì, qua đó thể hiện tâm trạng gì của tác giả. HS dựa vào văn bản, suy luận để trả lời. ?Hai câu cuối có phải là thơ thiên nhiên hay không? Vì sao? HS đặt bài thơ vào thể loại của nó và dựa vào văn bản suy luận và trả lời câu hỏi. GV lưu ý với HS đây là một bài kệ để nói giáo lí Phật pháp. ? Khái quát lại những ý nghĩa toát lên từ toàn bài kệ này. HS thảo luận nhóm theo bàn và trả lời. Đại diện nhóm phát biểu và bổ sung cho nhau. Hoạt động 3: Đọc - hiểu bài thơ “Quy hứng.” HS đọc phần Tiểu dẫn.142 để tìm hiểu những nét chính về tác phẩm cũng như tác giả. GV hướng dẫn cho HS tự đọc - hiểu bài thơ trên cơ sở tìm hiểu những giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. ? Giá trị nội đung nổi bật của bài t hơ? HS đọc, phân tích, suy luận và trả lời câu hỏi. ? Những giá trị nội dung trên được thể hiện qua những nét nghệ thuật nào ? HS tìm hiểu và trả lời. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò GV củng cố cho HS những phần kiến thức trọng tâm của bài học và dặn dò HS những công việc cụ thể. 1/ Bài thơ Quốc tộ - Pháp Nhuận a. Khái quát - Thiền sư Pháp Thuận (915 – 990), họ Đỗ không rõ tên thật và quê quán, là nhà sư thuộc thế hệ thứ ười dòng thiền phương Nam. - Tác phẩm của ông hiện chỉ còn một bài thơ. Để hiểu bài thơ chúng ta phải hiểu khái niệm “vô vi”. b. Đọc- hiểu văn bản - Hai câu đầu: +/. Tác giả mượn hình ảnh thiên nhiên để nói về vận nước. Nghệ thuật so sánh vận nước như dây mây leo vừa nói lên sự bền chặt vừa nói sự phát triển lâu dài thịnh vượng. "Câu thơ đầu nói về vận may của đất nước (quốc tộ) đồng thời cũng nói lên niềm tin của nhà thơ vào vận nước. +/. Hai câu đầu phản ánh tâm trạng phơi phới niềm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiáo án ngữ văn lớp 10 - cả năm.doc
Tài liệu liên quan