Giáo án văn 11: Trả bài viết số 6

I/ Tìm hiểu đề, lập dàn ý :

Đề: Theo anh chị, làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh, sạch đẹp

 

 

1> Xác định yêu cầu đề:

- Dạng đề: nghị luận xã hội

- Nội dung: biện pháo để bảo vệ môi trường được xanh, sạch đẹp

- Thao tác nghị luận cần có: phân tích, bác bỏ, so sánh .

- Tài liệu: Trong xã hội cuộc sống

2> Lập dàn ý :

Cần đảm bảo những ý sau:

- Môi trường bao gồm tất cả những gì xung quanh cuộc sống của chúng ta là bầu khí quyển, là biển cả, rừng núi, cây cỏ muông thú, là không gian ta sinh sống.

- Môi trường là nguồn dưỡng khí, nguồn sự sống của con người làm cho môi trường xanh không bị ô nhiễm.

- Sạch đẹp có nghĩa là làm cho môi trường được trong lành, cảnh quang thoải mái sạch đẹp.

- Hiện nay trong xu thế HĐH, CNH các nhà máy , xí nghiệp mọc lên khắp nơi môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, bị phá hoại nặng nề khiến thiên tai, dịch họa xảy ra ngày càng nhiều, càng phức tạp để lại những hậu quả vô cùng thương tâm cho nhân loại : môi sinh bị hủy diệt, sự sống bị đe dọa, kinh tế sản xuất bị tổn thất , xã hội bị bất ổn

 bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sinh tồn của loài người. Đó là vấn đề bức thiết

- Hành động, biện pháp cụ thể: xả rác đúng nơi quy định, không chặt phá rừng bừa bãi, trồng cây xanh, đối với các công ty sản xuất thì chú ý xây dựng hệ thống xử lý và thoát nước đúng quy định, giữ gìn dòng sông được trong sạch.

 

docx4 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 12793 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 11: Trả bài viết số 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 93 Làm văn. TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6 A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Vận dụng các thao tác lập luận phân tích, so sánh, bác bỏ,…để làm bài văn nghị luận về vấn đề xã hội. 2. Kĩ năng: Kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội. 3. Thái độ: - Có ý thức tìm hiểu, chọn lọc ngôn từ phù hợp trước khi nói, viết để đạt được hiệu quả trong giao tiếp.. B. Chuẩn bị bài học: 1. Giáo viên: 1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động dạy học: - Phương pháp đọc hiểu. Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm. - Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn. 1.2. Phương tiện: Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: - Hs chủ động tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk. C. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào? Nêu đặc điểm loại hình ngôn ngữ đơn lập và cho ví dụ minh họa? 3. Bài mới. Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu lại yêu cầu của đề và lập dàn ý đại cương theo đáp án gợi ý ở tiết bài viết số 6 Yêu cầu hs đọc lại đề bài Theo em, đề bào này có những yêu cầu gì về nội dung, kĩ năng, tài liệu? Với yêu cầu trên, bài viết cần đảm bảo những ý cơ bản nào? GV chốt lại các ý trọng tâm cần đạt Hoạt động 2: nhận xét ưu khuyết điểm của học sinh Hoạt động 3 : GV hướng dẫn HS sửa lỗi GV ghi những lỗi sai trên bảng - Yêu cầu Hs nhận xét và sửa lại GV nhận xét và bổ sung I/ Tìm hiểu đề, lập dàn ý : Đề: Theo anh chị, làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh, sạch đẹp 1> Xác định yêu cầu đề: Dạng đề: nghị luận xã hội Nội dung: biện pháo để bảo vệ môi trường được xanh, sạch đẹp Thao tác nghị luận cần có: phân tích, bác bỏ, so sánh .. Tài liệu: Trong xã hội cuộc sống 2> Lập dàn ý : Cần đảm bảo những ý sau: - Môi trường bao gồm tất cả những gì xung quanh cuộc sống của chúng ta là bầu khí quyển, là biển cả, rừng núi, cây cỏ muông thú, là không gian ta sinh sống... - Môi trường là nguồn dưỡng khí, nguồn sự sống của con người làm cho môi trường xanh không bị ô nhiễm. - Sạch đẹp có nghĩa là làm cho môi trường được trong lành, cảnh quang thoải mái sạch đẹp. - Hiện nay trong xu thế HĐH, CNH các nhà máy , xí nghiệp mọc lên khắp nơi môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, bị phá hoại nặng nề khiến thiên tai, dịch họa xảy ra ngày càng nhiều, càng phức tạp để lại những hậu quả vô cùng thương tâm cho nhân loại : môi sinh bị hủy diệt, sự sống bị đe dọa, kinh tế sản xuất bị tổn thất , xã hội bị bất ổn à bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sinh tồn của loài người. Đó là vấn đề bức thiết - Hành động, biện pháp cụ thể: xả rác đúng nơi quy định, không chặt phá rừng bừa bãi, trồng cây xanh, đối với các công ty sản xuất thì chú ý xây dựng hệ thống xử lý và thoát nước đúng quy định, giữ gìn dòng sông được trong sạch... II/ Nhận xét , ưu khuyết điểm: 1. Ưu điểm: - Đa số hiểu đề, hiểu được tác dụng, vai trò của môi trường, thấy được việc cần làm để bảo vệ môi trường - Một số bài viết có sự đầu tư tìm tòi nhiều tư liệu có khoa học nên đưa những lời nhận định, phân tích khá sâu sắc với những con số cụ thể chính xác và dẫn chứng rõ ràng - Đa phần nắm được bố cục của bài văn nghị luận xã hội nói chung và đảm bảo các ý cơ bản cần có của bài viết 2. Khuyết điểm: - Tuy nhiên một số em hiểu biết chưa sâu về vai trò của môi trường nên trình bày còn chung chung - Một vài bài chỉ đi vào trình bày các biện pháp bảo vệ không chú ý giải thích môi trường là gì? Vai trò của môi trường như thế nào để dẫn dắt đến vấn đề tại sao phải bảo vệ môi trường, cho nên bài viết sơ sài, thiếu tính thuyết phục. - Một số khác lại trình bày những hiểu biết về môi trường song không có dẫn chứng cụ thể nên bài viết thiếu tính thuyết phục - Tình trạng viết sai chính tả, ngữ pháp, diễn đạt lủng củng, lan man vẫn còn tiếp diễn do các em không biết và không có ý thức lựa chọn, chỉnh sửa khi viết bài. III/ SỬA LỖI: 1.Viết sai chính tả: Hỉ diệt à hủy diệt Đe dọ à đe dọa Hiểm họa à hiểm họa .. 2. Dùng từ sai: + Môi trường bị phá phách à bị tàn phá + Sự sống bị tiêu hủyà bị hủy diệt 3.Lỗi diễn đạt, ngữ pháp + Câu thiếu vị ngữ:“ môi trường, nguồn dưỡng khí, nguồn sống của con người „ à sửa: thêm“ là „ + Câu thiếu chủ ngữ , diễn đạt lủng củng : Khi các nhà máy xí nghiệp mọc lên khắp nơi làm cho đất tự nhiên bị thu hẹp, môi trường bị ô nhiễm, khói bụi nước thải của các nhà máy đổ ra khắp nơi. à sửa lại: bỏ từ“ khi „ và thêm quan hệ từ“ bởi „ sau từ ô nhiễm. 4. Củng cố bài giảng: + GV phát bài, yêu cầu HS xem bài gv sẽ giải đáp những thắc mắc về bài viết của HS ( nếu có) + Nhắc nhở HS chú ý khắc phục lỗi sai 5.Dặn dò: + Soạn bài “ Tôi yêu em” của Puskin theo hệ thống câu hỏi SGK + Tìm hiểu thêm vài câu thơ , bài thơ về tình yêu của các tác giả khác : Xuân Diệu, Huy Cận , Hàn Mặc Tử) D. Rút kinh nghiệm : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiáo án Văn 11 bài Làm văn TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6.docx
Tài liệu liên quan