Giáo án Ngữ văn 10: Thực hành phép tu từ: phép điệp, phép đối

3. Bài tập. (BT 2-SGK/126)

- Tác dụng của phép đối trong tục ngữ:

+ khiến cách nói của tục ngữ trở nên ngắn gọn, tác động nhanh, trực tiếp đến người nghe.

+ từ ngữ đối xứng, hài hoà về âm thanh, nhịp điệu -> dễ nhớ và được lưu truyền rộng rãi.

 

- Không thể thay thế các từ đã cho trong câu tục ngữ vì các từ đó đã đối nhau về thanh điệu, về nghĩa.

- Những biện pháp ngôn ngữ đi kèm với phép đối: lặp lại vần, đối lập hoặc cùng trường nghĩa, lặp cấu trúc câu.

 

doc7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10: Thực hành phép tu từ: phép điệp, phép đối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:.............. Ngày soạn: .......... Gíao sinh: Văn Thị Hường. Tiết: Lớp: THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ:PHÉP ĐIỆP,PHÉP ĐỐI. I.Mục tiêu bài học: giúp HS 1. Về kiến thức: -Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối trong việc sử dụng tiếng Việt 2. Về kĩ năng: Có kĩ năng nhận diện,phân tích cấu tạo và tác dụng của 2 phép tu từ trên và có khả năng sử dụng được các phép tu từ đó khi cần thiết. 3. Về thái độ: Thấy được vẻ đẹp của tiếng Việt để yêu quý,tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực sáng tạo - Năng lực giao tiếp tiếng Việt - Năng lực cảm thụ, thưởng thức cái đẹp *. Trọng tâm 1. Về kiến thức: - Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối trong việc sử dụng tiếng Việt. 2. Về kĩ năng: Có kĩ năng nhận diện,phân tích cấu tạo và tác dụng của 2 phép tu từ trên và có khả năng sử dụng được các phép tu từ đó khi cần thiết. 3. Về thái độ: Thấy được vẻ đẹp của tiếng Việt để yêu quý,tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II. Chuẩn bị 1. GV: Ngữ liệu, phiếu bài tập 2. HS: Học bài cũ III. Tổ chức dạy và học Bước 1: Ổn định lớp. ktss Bước 2: Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp quá trình ôn tập) Bước 3: Bài mới HĐ 1: Khởi động Thời gian: 5 phút PP và KTDH: Động não HĐ của thầy, trò Chuẩn KT-KN cần đạt, năng lực cần phát triển Ghi chú GV:Cho xem ngữ liệu,phân tích các biện pháp tu từ đã học trong ngữ liệu đó. - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết - Phát triển năng lực tư duy, NL thẩm mĩ HĐ2: Hình thành kiến thức Thời gian: 35 phút PP và KTDH: Thảo luận nhóm, KT 321 HĐ của thầy, trò Chuẩn KT-KN cần đạt, năng lực cần phát triển Ghi chú GV:Đọc ngữ liệu 1 và trả lời các câu hỏi? Hs: 3,4 em trả lời cá nhân. GV: “nụ tầm xuân” lặp lại nguyên vẹn ở cuối câu bát và đầu câu lục. “cá cắn câu” lặp lại đầu câu trước, “chim vào lồng” lặp lại đầu câu sau. GV:Hãy nêu khái niệm phép điệp? HS:Suy nghĩ trả lời cá nhân. GV:Hãy phân loại phép điệp theo vị trí của từ,cụm từ được lặp? HS:Suy nghĩ,phát biểu 1,2 em. GV: Nêu một số ví dụ về phép điệp ? HS:Trả lời cá nhân B1 :GV giao nhiệm vụ:Chia lớp thành 4 nhóm. Câu hỏi:So sánh hai vế câu trong các câu tục ngữ sau,về các phương diện :số tiếng,cấu trúc câu,nghĩa? B2:Giai quyết nhiệm vụ: HS thảo luận theo nhóm , trình bày kết quả vào giấy a2. B3: Báo cáo kết quả : Hs trình bày kết quả lên bảng. B4:GV nhận xét,chốt kiến thức GV:Nêu khái niệm phép đối?Phân loại phép đối? HS:2 em phát biểu cá nhân GV:Đọc bài tập trong sgk và trả lời câu hỏi thứ nhất (về tác dụng )? HS:Suy nghĩ và trả lời cá nhân . GV: Có thể thay thế các từ trong câu tục ngữ được không?Những biện pháp đi kèm phép đối ? HS:Trả lời cá nhân 1,2 em. GV:Hãy tìm một số vd về phép đối (Hịch tướng sĩ,Đại cáo bình Ngô,Truyện Kiều) HS:2 em trả lời cá nhân. GV: Hãy nêu tổng kết nhất về phép điệp và phép đối? HS:Trả lời cá nhân 1,2 em. I. Luyện tập về phép điệp(điệp ngữ). 1. Tìm hiểu ngữ liệu: a. Ngữ liệu 1: Bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa. - (1) "nụ tầm xuân" nếu thay thế bằng: + Hoa tầm xuân: không gợi được hình ảnh người con gái ở độ tuổi cập kê. + Hoa cây này: không còn là hình ảnh được giữ mãi trong kí ức. -(2) Lặp lại cụm từ “chim vào lồng”, “cá mắc câu” : + góp phần nhấn mạnh nỗi chua xót, sự lệ thuộc, bế tắc về bi kịch hôn nhân, tình yêu của người phụ nữ thời phong kiến. +Cách lặp này không giống với “nụ tầm xuân” ở câu trên. 2. Kết luận: -Khái niệm: Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố ngôn ngữ trong văn bản(vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) để nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc hoặc tạo nên tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật. - Phân loại: + Điệp cách quãng: là điệp ngữ mà giữa các từ ngữ được lặp lại có chen các từ ngữ khác VD: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín (Thép Mới). + Điệp nối tiếp: là điệp ngữ mà các từ ngữ được lặp lại được đặt liền nhau. VD: Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm (Nguyễn Bính) + Điệp chuyển tiếp (điệp vòng): là loại điệp ngữ thường thấy trong thơ, trong đó những từ ngữ lặp lại có vị trí cuối câu thơ trước và đầu câu thơ sau VD: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai. (Chinh phụ ngâm, Đoàn thị Điểm) 3. Bài tập: . Tìm 3 VD về phép điệp trong các bài văn đã học: - Bài ca dao Khăn thương nhớ ai - Đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích: Buồn trông - Bài Nhớ rừng: Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi Với khi thét khúc trường ca dữ dội. II.Luyện tập về phép đối. 1.Phân tích ngữ liệu. * -Chim có tổ/người có tông. +Về số tiếng : 3/3 +Về kết cấu ngữ pháp : DT + có + DT. +Về trường nghĩa : Cùng trường nghĩa. - Gần mực thì đen/gần đèn thì sáng. +Về số tiếng: 4/4 +Về kết cấu ngữ pháp :Gần+DT+thì+TT +Về trường nghĩa : Nghĩa đối lập nhau. Đói cho sạch/rách cho thơm +Về số tiếng: 3/3 +Về kết cấu ngữ pháp:TT+cho+TT +Về trường nghĩa : Cùng trường nghĩa. Bán anh em xa/mua láng giềng gần +Về số tiếng: 4/4 +Về kết cấu ngữ pháp:ĐT+DT+TT +Về trường nghĩa : Nghĩa đối lập nhau. 2.Kết luận - Khái niệm: Phép đối là biện pháp tu từ sắp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau, tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau, nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hoà trong diễn đạt, để trình bày, nhấn mạnh một ý nghĩa nào đó. - Phân loại: + Đối thanh (trắc đối bằng). + Đối về nghĩa. + Đối từ loại (tính từ đối tính từ, danh từ đối danh từ). 3. Bài tập. (BT 2-SGK/126) - Tác dụng của phép đối trong tục ngữ: + khiến cách nói của tục ngữ trở nên ngắn gọn, tác động nhanh, trực tiếp đến người nghe. + từ ngữ đối xứng, hài hoà về âm thanh, nhịp điệu -> dễ nhớ và được lưu truyền rộng rãi. - Không thể thay thế các từ đã cho trong câu tục ngữ vì các từ đó đã đối nhau về thanh điệu, về nghĩa. - Những biện pháp ngôn ngữ đi kèm với phép đối: lặp lại vần, đối lập hoặc cùng trường nghĩa, lặp cấu trúc câu. *Một số ví dụ khác. -Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo): +Thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa,giai hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng. -Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi): +Gươm mài đá,đá núi cũng mòn.Voi uống nước,nước sông phải cạn. -Truyện Kiều(Nguyễn Du) +Hoa ghen đua thắm ,liễu hờn kém xanh -Thơ Đường luật +Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/Thương nhà mỏi miệng cái gia gia (Bà Huyện Thanh Quan) +Ao sâu nước cả khôn chài cá/Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.(Nguyễn Khuyến) III.Tổng kết -Phép điệp và phép đối là hai phép tu từ được sử dụng phổ biến trong văn học cũng như trong đời sống.Phép tu từ có giá trị lớn trong việc biểu cảm,gợi hình tượng trong văn học.Tuy nhiên,không phải hiện tượng điệp hay đối nào cũng mang giá trị tu từ. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Thời gian: 5 phút - PP và KTDH: Phát vấn HĐ của thầy, trò Chuẩn KT-KN cần đạt, năng lực cần phát triển GV:Ra một số câu hỏi luyện tập. Câu 1:Đoạn thơ nào dưới đây có sử dụng phép đối? A.Cô bé nhà bên có ai ngờ cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi. B.Sớm trông mặt đất thương chân núi Chiều vọng chân mây nhớ tím trời C.Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà? D.Về thăm nhà Bác làng sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng Câu 2: Đoạn văn nào dưới đây có chứa phép điệp? A. Đồng Đăng có phố Kì Lừa, Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh. (Ca dao) B. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. (Tú Xương) C. Cóc chết bỏ nhái mồ côi, Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ơi là chàng! Ễnh ương đánh lệnh đã vang! Tiền đâu mà trả nợ làng ngoé ơi! (Ca dao) D. A và C đều chứa phép điệp. Câu 3:Phân tích biệp pháp tu từ điệp và đối và tác dụng của nó trong đoạn thơ sau: “Khi sao phong gấm rủ là Giờ sao tan tác như hoa giữa đường Mặt sao dày gió dạn sương Thân sao bướm chán ong chường bấy thân” Truyện Kiều-Nguyễn Du. ->Đáp án: +Phép diệp: .Điệp từ “sao” .Điệp cấu trúc câu hỏi tu từ :Khi sao?....giờ sao?...Mặt sao?...Thân sao?... ->Tác dụng : Biểu hiện rõ nỗi niềm day dứt,đau xót của Kiều. +Phép đối : Đối xứng giữa hai câu thơ lục bát Khi sao.../giờ sao... Mặt sao.../Thân sao... Câu 4:Hãy ra một vài vế đối cho các bạn cùng đối? Hs:Suy nghĩ trả lời - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết - Phát triển năng lực tư duy, NL thẩm mĩ Đáp án đúng :B Đáp án đúng :D ->Đáp án: +Phép diệp: .Điệp từ “sao” .Điệp cấu trúc câu hỏi tu từ :Khi sao?....giờ sao?...Mặt sao?...Thân sao?... ->Tác dụng : Biểu hiện rõ nỗi niềm day dứt,đau xót của Kiều. +Phép đối : Đối xứng giữa hai câu thơ lục bát Khi sao.../giờ sao... Mặt sao.../Thân sao... ->Tác dụng :Nhấn mạnh ý câu nói,tạo nên niềm cảm thương,cảm thông sâu sắc cho thận phận Thúy Kiều HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Thời gian: Về nhà - PP và KTDH: Phát vấn HĐ của thầy, trò Chuẩn KT-KN cần đạt, năng lực cần phát triển Thầy giao nv:Viết một đoạn văn có sử dụng phép điệp và phép đối. - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết - Phát triển năng lực tư duy, NL thẩm mĩ HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, tìm tòi - Thời gian: Về nhà - PP và KTDH: Phát vấn HĐ của thầy, trò Chuẩn KT-KN cần đạt, năng lực cần phát triển Thầy giao NV:Tìm hểu về các phép tu từ trong cá tác phẩm văn học. - NL tư duy - NL tự học Bước 4: Dặn dò V. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 31 Thuc hanh cac phep tu tu phep diep va phep doi_12338235.doc