Giáo án Ngữ văn 10 tiết 11, 12: Đọc văn: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy (Truyền thuyết)

II. Đọc hiểu văn bản

 1. Nhân vật An Dương Vương:

 a. An Dương Vương xây thành, chế nỏ, chiến thắng Triệu Đà (An Dương Vương dựng và giữ nước).

*Xây thành Cổ Loa ở đất Việt thường:

- Thành đắp đến đâu lại lở đến đó.

- Lập đàn cầu đảo bách thần, trai giới.

- Nhờ cụ già mách bảo, sứ T.Giang giúp  xây thành xong trong nửa tháng  gọi Loa thành.

 

docx8 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 11, 12: Đọc văn: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy (Truyền thuyết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 04 Tiết PPCT: 11-12 Ngày soạn: 07-05-2018 Đọc văn: TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY (Truyền thuyết) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ảnh trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ. - Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng. - Sự kết hợp hài hoà giữa cốt lõi lịch sử với tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật của dân gian. 2. Kĩ năng - Đọc (kể) diễn cảm truyền thuyết dân gian. - Phân tích văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ Có ý thức cảnh giác với mọi âm mưu của kẻ thù trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. 4. Năng lực cần đạt được - Năng lực làm chủ và phát triển bản thân bao gồm: Năng lực học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực quản lí bản thân. - Năng lực xã hội bao gồm: Năng lực giao tiếp: Năng lục hợp tác. - Năng lực công cụ bao gồm: Năng lực sử dụng ngôn ngữ. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Tài liệu bao gôm: Chuẩn kiến thức lớp 10; Sách giáo viên; Sách giáo khoa... 2. Học sinh - Học sinh soạn bài theo các câu hỏi của sách giáo khoa. - Kết hợp đọc diễn cảm trao đổi-thảo luận, trả lời các câu hỏi. III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học 1. Phương pháp - Phương pháp vấn đáp - Phương pháp giảng bình - Phương pháp phân tích - Phương Pháp gợi tìm - Phương pháp thảo luận nhóm... 2. kĩ thuật - Kĩ thuật chia nhóm - Kĩ thuật giao nhiệm vụ - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật trình bày 1 phút... IV. Tiến trình bài học 1. Ổn đinh lớp Báo cáo sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ Cảm nhận của em về vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săm qua đoạn trính “Chiến thắng Mtao Mxây”? 3. Bài mới a. Hoặt động khởi động & giới thiệu bài mới Từ xưa đến nay thắng lợi mà dựa vào cũ khí đơn thuần khiến con người sinh ra chủ quan mất cảnh giác. Thất bại cay đắng làm cho kẻ thủ nảy ra nhiều mưu sâu kế độc. Đó là nguyên nhân trả lời cho câu hởi vì sao vua An Dương Vương mất nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hôm nay chúng ta học bài truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. b. Hoặt động hình thành kiến thức TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoặc động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác phẩm. (15 phút) - Phương pháp: đọc diễn cảm, vấn đáp, diễn giảng. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ. - Phương tiện: sách, máy chiếu. Tiến trình thực hiện: GV đề cập yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài học cho học sinh. Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh đọc tiểu dẫn sách giáo khoa. * Nhắc lại khái niệm truyền thuyết? Các đặc trưng cơ bản của truyền thuyết? Giáo viên: Truyền thuyết Dân gian thường có cái lõi sự thật lịch sử mà Nhân dân đã lí tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình của mình cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên Tác phẩm văn hóa mà đời đời con cháu ưa thích Thao tác 2: Hướng dẫn học văn bản tìm nguồn góc và bố cục của truyện. * Học sinh tìm nguồn góc truyện có từ đâu? * Học sinh đọc văn bản và tìm bố cục truyện? * Nội dung câu chuyện? I. Tìm hiểu chung 1. Truyền thuyết - Là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa. - Thể hiện nhận thức, quan điểm đánh giá, tình cảm của nhân dân lao động đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử ấy àYếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng thần kì hòa quyện. - Tồn tại và lưu hành trong diễn xướng dân gian: Lễ hội và các di tích lịch sử (Đền thờ An Dương Vương- Mỵ Châu ở Cổ loa; Triệu Đà ở Đồng Lâm, Kiến Xương, Thái Bình). 2. Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy: 3 bản kể: - Truyện Rùa Vàng- trong Lĩnh Nam chích quái (Những chuyện quái dị ở đất Lĩnh Nam) do Vũ Quỳnh và Kiều Phú sưu tập, biên soạn bằng chữ Hán vào cuối thế kỉ XV, được Đinh Gia Khánh và Nguyễn Ngọc San dịch. - Thục kỉ An Dương Vương - trong Thiên Nam ngữ lục. - Mị Châu- Trọng Thủy- truyền thuyết ở vùng Cổ Loa. 3. Bố cục - An Dương Vương xây thành, chế nỏ và chiến thắng Triệu Đà. - Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ thần.Triệu Đà lại phát binh xâm lược, An Dương Vương thất bại, chém Mị Châu, theo Rùa Vàng xuống biển. - Kết cục bi thảm của Trọng Thủy, hình ảnh ngọc trai- nước giếng. èBài học dựng nươc, giữ nước và bài học mất nước của An Dương Vương. Đồng thời thể hiện tình cảm thái độ của nhân dân với từng nhân vật. Hoặt động 2: Giáo giáo viên hướng dẫn học sinh đi vào phần đọc hiểu văn bản. (15 phút) - Phương pháp: phân tích, giảng bình, nêu câu hỏi, đặt vấn đề, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày 1 phút. - Phương tiện: sách, giấy nháp. Tiến trình thực hiện: Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu quá trình xây thành và chế tạo nỏ của ADV. * ADV đã lập nên những chiến công nào? * Quá trình xây thành của An Dương Vương được miêu tả như thế nào? * Ý nghĩa của các chi tiết thần kì? * Tại sao An Dương Vương lại dễ dàng chiến thắng kẻ thù xâm lược trong giai đoạn này? Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu bi kịch mất nước nhà tan của truyện. Do mắc phải nhiều sai lầm nên An Dương Vương không mãi đứng trên đỉnh vinh quang của chiến thắng mà đã gặp phải những thất bại cay đắng... Vì sao An Dương Vương thất bại thê thảm? Hành động điềm nhiên chơi cờ và cười, nói lên điều gì về nhân vật này? - Thực hiện nhiệm vụ( nhóm đôi) - Thảo luận, báo cáo - Đánh giá nhận xét * Hoạt động cá nhân Sau lời phán quyết của Rùa Vàng, vua tự tay chém Mỵ Châu à thái độ, tình cảm của nhân dân? * Hoạt động cá nhân: HS thảo luận: So sánh chi tiết An Dương Vương xuống thủy phủ với hình ảnh Thánh gióng bay về trời? GV: Sừng tê-vật quý, kị nước, thần kì; biểu tượng của quyền lực, sự oai hùng của nhà vua. An Dương Vương bước vào thế giớ vĩnh cửu của thần linh, nơi Lạc long Quân ngự trị. II. Đọc hiểu văn bản 1. Nhân vật An Dương Vương: a. An Dương Vương xây thành, chế nỏ, chiến thắng Triệu Đà (An Dương Vương dựng và giữ nước). *Xây thành Cổ Loa ở đất Việt thường: - Thành đắp đến đâu lại lở đến đó. - Lập đàn cầu đảo bách thần, trai giới. - Nhờ cụ già mách bảo, sứ T.Giang giúp à xây thành xong trong nửa tháng à gọi Loa thành. è An Dương Vương là vị vua yêu nước có ý thức trách nhiệm với nước do qúa trình xây thành gian nan, khó nhọc. à Nhân dân ngưỡng mộ, ngợi ca việc xây thành nên đã sáng tạo các chi tiết thần kì để lí tưởng hóa việc xây thành. Ca ngợi nét đẹp của truyền thống: cha ông luôn ngầm giúp đỡ con cháu đời sau trong công cuộc dựng và giữ nước. Con cháu nhờ có cha ông mà trở nên vĩ đại. *An Dương Vương giữ nước: Khi Rùa Vàng từ biệt, An Dương Vương cảm tạ nhưng băn khoăn:Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống? - Được móng vuốt Rùa Vàng làm lẫy, Cao Lỗ làm nỏ àÝ thức trách nhiệm với đất nước và tinh thần cảnh giác cao của An Dương Vương àchiến thắng. - An Dương Vương chiến thắng do:Có thành ốc kiên cố.Có nỏ thần kì diệu. Đặc biệt là có tinh thần cảnh giác cao độ. 2. Bi kịch mất nước nhà tan - Nguyên nhân: + Chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, không nhận ra dã tâm nham hiểm của kẻ thù. + Phạm nhiều sai lầm: Nhận lời cầu hoà của Triệu Đà, cho Trọng Thuỷ ở rể tại Loa Thành. Lơ là ko phòng thủ, ham hưởng lạc. Chủ quan khinh địch. - Hậu quả: Mất nước, tự tay giết Mỵ Châu, đi xuống biểnà Kết cục đau đớn của An Dương Vương và đất nước. èCác sai lầm liên tiếp à An Dương Vương tự đánh mất mình, ko còn anh minh, oai hùng mà quá chủ quan, tự mãn, mất cảnh giác, không hiểu được kẻ thù à tự chuốc lấy bại vong. - Chém Mỵ Châu: là sự thức tỉnh của An Dương Vương, trong lúc nguy cấp đó đặt nghĩa nước lên tình nhà à chém người có tội với đất nước. - Ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật: + Thể hiện lòng kính trọng của nhân dân với thái độ dũng cảm, kiên quyết đặt nghĩa nước lên trên tình nhà của An Dương Vương. + Là lời giải thích lí do mất nước à xoa dịu nỗi đau của một dân tộc yêu nước à khẳng định An Dương Vương và dân tộc Việt nam mất nước bởi kẻ thù quá nham hiểm, dùng thủ đoạn hèn hạ và vô nhân đạo (lợi dụng tình yêu nam nữ). à Rùa Vàng- hiện thân của trí tuệ sáng suốt, là tiếng nói phán quyết mạnh mẽ của cha ông. - An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng xuống biển à Sự bất tử của An Dương Vương à Lòng kính trọng, biết ơn của nhân dân trước công lao to lớn của An Dương Vương. Hình ảnh An Dương Vương rẽ nước xuống biển khơi không rực rỡ, hào hùng bằng Thánh Gióng bay về trời. Bởi ông đã để mất nước. Một người, ta phải ngước nhìn ngưỡng vọng. Một người, ta phải cúi xuống thăm thẳm mới thấy à Thái độ công bằng của nhân dân ta. Hoặt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần luyện tập. (8 phút) - Phương pháp: đặt vấn đề, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ - Phương tiện: sách, máy tính. * Triển khai nhiệm vụ: Tìm các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương? Thực hiện nhiệm vụ:(Hoạt động nhóm đôi) Thảo luận, báo cáo. * Làm bài tập 1/sgk IV. Luyện tập - Thực hiện bài tập giáo viên giao - làm bài tập 1/sgk 4. Cũng cố (2 phút) Giáo viên đưa sơ đồ tư duy về quá trình giữ nước và bi kịch mất nước của An Dương Vương. 5. Hướng dẫn về nhà (1 phút) a. Bài cũ - làm bài tập 1/sgk - tìm các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương b. Bài mới Tiếp tục hiểu về các nhân vật: An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy cho tiết sau.. V. Rút ra kinh nghiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 4 Truyen An Duong Vuong va Mi Chau Trong Thuy_12410337.docx
Tài liệu liên quan