II. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự.
1. Ví dụ:
Ví dụ 1:
- Đoạn văn nói về dự kiến của nhà văn Nguyên Ngọc sẽ viết đoạn mở đầu và kết thúc truyện ngắn “Rừng Xà Nu”.
- Các đoạn văn trên thể hiện đúng, rõ hay và sâu sắc dự kiến của tác giả.
Nội dung của các đoạn mở đầu và kết thúc giống và khác nhau ở chỗ:
- Giống nhau: tả rừng xà nu thể hiện chủ đề, gợi liên tưởng, suy nghĩ cho người đọc.
- Khác nhau:
+ Đoạn mở đầu: rừng xà nu được tả cụ thể, chi tiết, tạo hình không khí và lôi cuốn người đọc.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 29: Làm văn Luyện tập viết đoạn văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/11/2017
Tiết 29: Làm văn
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được các loại đoạn văn trong văn bản tự sự.
- Biết cách viết một đoạn văn, nhất là đoạn văn phần thân bài, để góp phần hoàn thiện một bài văn tự sự.
2. Kĩ năng: Viết được đoạn văn tự sự
3. Thái độ: Nâng cao ý thức tìm hiểu và học tập cách viết đoạn văn trong văn bản tự sự.
4. Các năng lực hướng tới:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận
- Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, ứng xử.
- Năng lực sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, thiết kế bài dạy, TV
2. Học sinh: Vở ghi, vở soạn, bảng phụ
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp: Phát vấn nêu vấn đề, hoạt động nhóm, dạy học theo dự án.
2. Kĩ thuật: Động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút,...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Hoạt động khởi động
GV: Văn bản sau có mấy đoạn văn? Từ đó cho biết đoạn văn là gì?
“Bà cụ đi ra. Thanh bỗng thấy mệt mỏi. Chàng lặng nằm xuống giường, duỗi chân tay, khoan khoái. Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng; lá cây rung động dưới làn gió nhẹ. Một thân cây vút cao lên trước mặt. Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm: "cây hoàng lan!", mùi hương thơm thoang thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa. Ðã từ lâu lắm, ngày mới có căn nhà này, ngày cha mẹ chàng hãy còn. Rồi đến ngày một bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Bây giờ cây đã lớn.
Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối. Chàng tắm trong cái không khí tươi mát này. Những ngày bận rộn ở tỉnh giờ xa quá. Khu vườn với các cây quen đã nhận biết chàng rồi.” (Dưới bóng hoàng lan-Thạch lam)
HS:
- Văn bản có hai đoạn văn
- Đoạn văn là:
+ Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
+ Về hình thức: Được bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng
+ Về nội dung: Biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
GV: Dẫn dắt bài học - Bất cứ một văn bản nào cũng có thể bao gồm từ một đến nhiều đoạn văn hợp thành nào đó. Văn bản tự sự cũng vậy. Vậy đoạn văn trong văn bản tự sự có đặc điểm như thế nào? Làm thế nào để viết tốt những đoạn văn đó? Đấy chính là nội dung của tiết học hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
2. 1 - Tìm hiểu khái niệm đoạn văn, các loại đoạn văn trong văn bản tự sự
GV:Yêu cầu học sinh đọc mục I sách giáo khoa, trang 97 và tả lời câu hỏi:
- Em hãy trình bày cách hiểu của mình về đoạn văn. Cho ví dụ minh họa?
- Có mấy loại đoạn văn? Nét riêng của mỗi loại?
- Các đoạn văn đều thống nhất ở điểm nào?
HS: Đọc Sgk và trả lời
GV: Nhận xét, gợi ý chung
2. 2 -Tìm hiểu cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự.
Tìm hiểu đoạn 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần 1 trang 97 và trả lời
- Đoạn văn 1 nói lên điều gì?
- Các đoạn văn trên có thể hiện đúng như dự kiến của tác giả không? Nội dung và giọng điệu của các đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống, khác nhau?
HS: Trả lời
GV: Gợi ý chung
Vậy Em học được điều gì ở cách viết đoạn văn của nhà văn Nguyên Ngọc?
HS: Trả lời
GV; Nhấn mạnh - Kinh nghiệm: trước khi viết nên dự kiến ý tưởng các phần của truyện nhất là phần đầu và phần cuối. Phần mở đầu và kết thúc có thể giống, có thể khác nhau nhưng cần hô ứng bổ sung cho nhau và cùng nhau thể hiện sâu sắc và trọn vẹn chủ đề của truyện.
GV: Dựa vào ví dụ em hãy nêu cách viết đoạn văn trong văn bản tự sự?
HS: Trả lời
GV: Chốt ý
I. Đoạn văn trong văn bản tự sự.
1. Đoạn văn là một phần của văn bản. Trong văn bản tự sự, mỗi đoạn văn thường có câu chủ đề. Các câu còn lại có nhiệm vụ thuyết minh, miêu tả, giải thích làm nổi bật ý chính.
2. Các loại đoạn văn trong văn bản tự sự:
- Đoạn của phàn mở bài có nhiệm vụ giới thiệu câu chuyện.
- Đoạn ở phần thân bài kể diễn biến các sự việc.
- Đoạn kết bài: kết thúc câu chuyện, tạo ấn tượng mạnh tới suy nghĩ, cảm xúc người đọc.
3. Nội dung mỗi đoạn văn khác nhau nhưng đều có chung một nhiệm vụ chính là thể hiện chủ đề văn bản.
II. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự.
1. Ví dụ:
Ví dụ 1:
- Đoạn văn nói về dự kiến của nhà văn Nguyên Ngọc sẽ viết đoạn mở đầu và kết thúc truyện ngắn “Rừng Xà Nu”.
- Các đoạn văn trên thể hiện đúng, rõ hay và sâu sắc dự kiến của tác giả.
Nội dung của các đoạn mở đầu và kết thúc giống và khác nhau ở chỗ:
- Giống nhau: tả rừng xà nu thể hiện chủ đề, gợi liên tưởng, suy nghĩ cho người đọc.
- Khác nhau:
+ Đoạn mở đầu: rừng xà nu được tả cụ thể, chi tiết, tạo hình không khí và lôi cuốn người đọc.
+ Đoạn kết thúc: rừng xà nu trong cái nhìn của các nhân vật chính: xa, mờ dần, hút tầm mắt tới tận chân trời. Lắng đọng trong lòng người đọc những suy ngẫm về sự bất diệt của đất nước và con người Tây Nguyên.
2. Nhận xét
Để viết được đoạn văn tự sự:
+ Người viết cần huy động năng lực quan sát, trí tưởng tượng, vốn sống.
+ Vận dụng kỹ năng miêu tả, kể chuyện, biểu cảm.
+ Khi viết có thể dùng câu chủ đề đặt ở đầu đoạn để nêu ý khái quát, sau đó viết các câu tiếp theo thể hiện những nội dung cụ thể.
3. Hoạt động luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
1. Bài tập 1:
Giáo viên cho học sinh làm việc nhóm (chia lớp thành 2 nhóm thảo luận trong thời gian 2 phút).
HS: Làm bài, trình bày
GV: Gợi ý chung
2. Bài tập 2:
Giáo viên cho học sinh đọc lại 9 câu thơ đầu trong đoạn trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu ở SGK để xác định ý bao trùm và những ý cụ thể của đoạn truyện thơ này.
- Học sinh về nhà viết hoàn chỉnh
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1:
1a. Đoạn trích kể lại sự việc Phương Định – cô thanh niên xung phong chống Mĩ – đang phá bom để mở đường ra mặt trân.
1b. Nhầm lẫn ngôi kể. Lẫn lôn giữa ngôi 3 và ngôi 1. Đã dùng ngôi 1 thì không thể dùng ngôi 3 cùng một thời điểm: Đã xưng tôi để kể thì không thể dùng cô, hay Phương Định để chỉ mình.
- Cách sửa: thay cô, Phương Định bằng tôi.
2. Bài tập 2:
- Cử chỉ của cô gái: Quảy gánh qua đồng ruộng, cất bước theo chồng, vừa đi vừa ngoảnh lại, ngoái trông, chân bước xa, tới rừng ớt, ngắt lá ngồi chờ, tới rừng cà ngắt lá ngồi đợi, tới rừng lá ngón ngóng trông, bẻ lá xanh, ngồi, nhủ đôi câu, dặn đôi lời, quay đi.
- Tâm trạng: đau buồn, thất vọng, lưu luyến, tiếc nuối, ngóng trông, đợi chờ.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng (Hướng dẫn HS làm ở nhà)
- Viết đoạn văn hoàn chỉnh bài tập 2:
- Đề bổ sung: "Kể về một câu chuyển xảy ra trong cuộc sống đã để lại cho anh (chị) thật nhiều ấn tượng".
+ Viết đoạn văn mở bài cho đề văn trên.
+ Viết đoạn văn triển khai một ý của thân bài.
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1. Hướng dẫn học bài cũ:
- Nắm được các loại đoạn văn, cách viết đoạn văn trong văn bản tự sự
- Vận dụng kiến thức để làm tốt các bài tập
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Chuẩn bị bài: Trả bài viết số 2
+ Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu
+ Lập dàn ý phần làm văn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet 29 luyen tap viet doan van tu su.doc