Giáo án Ngữ văn 10 tiết 3: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

2/ Nhận xét

a. Khái niệm hoạt động giao tiếp: Hoạt động giao tiếp là hoạt động diễn ra giữa người và người trong xã hội

- hoạt động giao tiếp chủ yếu và thông dụng được

tiến hành bằng phương tiện ngôn ngữ

- Hoạt động giao tiếp luôn có mục đích: trao đổi thông tin, xây dựng nhận thức, biểu lộ tình cảm, đi tới hành động

 b. Quá trình hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Hai quá trình:

- Tạo lập văn bản: do người nói (người viết) thực hiện

- Lĩnh hội văn bản: do người nghe (người đọc) thực hiện

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 774 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 3: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/08/2017 Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích (trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành động) và phương tiện (ngôn ngữ) - Hiểu được hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản (nói hoặc viết) và lĩnh hội văn bản (nghe hoặc đọc) - Nắm được các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phượng tiện và cách thức giao tiếp 2. Kĩ năng: - Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp - Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu 3. Thái độ: Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. - Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập - trả lời các câu hỏi ở sgk III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Hoạt động khởi động Gv: Trong cuộc sống con người thường sử dụng những phương tiện gì để giao tiếp ? HS: Giao tiếp có thể tiến hành qua: ngôn ngữ, cử chỉ , điệu bộ, nét mặt, hệ thống tín hiệu. Gv: Vậy phương tiện giao tiếp phổ biến nhất, quan trọng nhất là phương tiện nào? - HS: Phương tiện ngôn ngữ GV dẫn dắt vào bài mới. 2. Hoạt động hình thành kiến thức. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC * HD HS tìm hiểu ngữ liệu HS làm việc nhóm với KT mảnh ghép, tư duy sáng tạo. -HS đọc kỹ văn bản ở mục I.1,2 trong SGK, HS thảo luận theo bàn trả lời các câu hỏi (trang 14, 15) HS thực hiện Nhóm khác bổ sung góp ý GV hoàn thiện * Hướng dẫn HS nhận xét - Qua các ví dụ vừa tìm hiểu, em hãy cho biết hoạt động giao tiếp là gì? HS trả lời Gv hoàn thiện GV: Qua các ví dụ, em hãy cho biết nhân tố giao tiếp là gì? Kể tên các nhân tố trong hoạt động giao tiếp? HS trả lời Gv hoàn thiện 1. Tìm hiểu ngữ liệu Ví dụ: Hội nghị Diên Hồng (Sgk) a/ - Nhân vật: vua Trần và các bô lão. - Nhân vật có vị thế khác nhau " ngôn ngữ giao tiếp khác nhau: xưng hô, thái độ, b/ - Hoạt động giao tiếp diễn ra kế tiếp và thay thế cho nhau. - Nhân vật giao tiếp luân phiên nói (hỏi-đáp) và nghe, người nói trở thành người nghe và ngược lại. c/ Hoàn cảnh: ở diện Diên Hồng trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm. d/ Nội dung: bàn bạc cách thức đối ứng với nạn giặc. e/ Mục đích: vua và các bô lão bàn bạc tìm sách lược chống giặc ngoại xâm. 2/ Nhận xét a. Khái niệm hoạt động giao tiếp: Hoạt động giao tiếp là hoạt động diễn ra giữa người và người trong xã hội - hoạt động giao tiếp chủ yếu và thông dụng được tiến hành bằng phương tiện ngôn ngữ - Hoạt động giao tiếp luôn có mục đích: trao đổi thông tin, xây dựng nhận thức, biểu lộ tình cảm, đi tới hành động b. Quá trình hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Hai quá trình: - Tạo lập văn bản: do người nói (người viết) thực hiện - Lĩnh hội văn bản: do người nghe (người đọc) thực hiện c. Các nhân tố giao tiếp -Nhân tố giao tiếp là các yếu tố tham gia vào hoạt động gaio tiếp, chúng có sự tác động và ràng buộc lẫn nhau. Gồm có các nhân tố giao tiếp sau: + Nhân vật giao tiếp: gồm người nói và người nghe + Hoàn cảnh giao tiếp: là khung cảnh không gian, thời gian... mà cuộc giao tiếp diễn ra + Nội dung giao tiếp: là những sự việc, hoạt động... diễn ra trong cuộc sống (Nói viết cái gì? Về cái gì?) + Mục đích giao tiếp: là điều mà cuộc giao tiếp hướng tới (Nói viết để làm gì? Nhằm mục đích gì?) + Phương tiện và cách thức giao tiếp: cách nói, cách viết và phương tiện dùng để nói, viết 3. Hoạt động luyện tập. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn. Chia lớp làm 2 nhóm, thảo luận bài tập 1, 2 ở Sgk Bài tập 1 ? Nhân vật giao tiếp ở đây là những người ntn? ? Hoạt động giao tiếp này diễn ra vào thời điểm nào? Thời điểm đó thường thích hợp với những cuộc trò chuyện ntn? ? Nhân vật anh nói về điều gì? Nhằm mục đích gì? ? Cách nói của anh có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không? Bài tập 2 ? Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì? ? Có phải các câu trong lời nói của ông già đều là câu hỏi? Nêu mục đích của mỗi câu? ? Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ, và quan hệ trong giao tiếp ntn? HS: Thảo luận theo nhóm, trình bày GV: Hướng dẫn chung. Bài tập 1: a) NVGT: những người nam nữ trẻ tuổi thể hiện qua từ anh và nàng b) HCGT: vào đêm trăng thanh, thích hợp với việc bộc lộ tình cảm yêu đương c) Mượn chuyện tre non đủ lá đan sàng, nhân vật anh bày tỏ ước muốn kết duyên với người con gái d) Cách nói nói của anh phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp, rất ý nhị và kín đáo Bài tập 2: a) Các nhân vật đã thực hiện hành động nói cụ thể là: - Chào (Cháu chào ông ạ!), Chào đáp (A Cổ hả?), Khen, hỏi, đáp lời b) Trong lời ông già, chỉ có câu thứ 3 nhằm mục đích để hỏi do đó A Cổ trả lời đúng câu hỏi này (Thưa ông có ạ!) - Câu 1: Chào đáp; câu 2: khen c) Các từ xưng hô (ông, cháu), các từ tình thái (thưa, ạ hả, nhỉ)→ bộc lộ thái độ kính mến của A Cổ đói với người ông và thái độ yêu quý, trìu mến của ông đối với cháu 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng ( Thực hiện ở nhà) - Vận dụng kiến thức để làm bài tập 4: Luyện tập kĩ năng tạo lập văn bản viết (thông báo) để giao tiếp, cần chú ý đáp ứng các yêu cầu dạng văn bản, nội dung phù hợp... - Tìm thêm những hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ khác trong đời thường và trong tác phẩm văn học V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC. 1. Hướng dẫn học bài cũ: - Nắm vững các kiến thức về hoạt động giao tiếp thông qua việc rèn luyện các bài tập, đặc biệt chú ý về các quá trình của hoạt động giao tiếp, các nhân tố giao tiếp 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: - Chuẩn bị bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam: + Tìm hiểu khái niệm, các đặc trưng của văn học dân gian. + Tìm các ví dụ về các thể loại văn học dân gian. + Tìm hiểu các giá trị của văn học dân gian? Cho ví du minh họa?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet 3 hoat dong giao tiep bang ngon ngu.doc