Giáo án Ngữ văn 10 tiết 33, 34: Văn học sử Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX

2. Giai đoạn từ TK XV- hết TK XVII :

 a-Lịch sử :

 - Đất nước không còn ngoại xâm , mâu thuẫn giữa các tập đoàn phong kiến ( Lê-Mạc, Trịnh –Nguyễn )

 - Khởi nghĩa nông dân , du nhập đạo Thiên Chúa .

b. Các bộ phận văn học:

- Chủ yếu là hai bộ phận: chữ Hán và chữ Nôm

c-Nội dung : đi từ nội dung yêu nước với âm hưởng ngợi ca đến nội dung phản ánh, phê phánhiện thực xã hội phong kiến.

-Bình Ngô đại cáo; Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ

- Thiên Nam ngữ lục ; -Các sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm

d-Nghệ thuật :

-Văn học chữ Hán phát triển với nhiều thể loại phong phú, đặc biệt là thành tựu của văn chính luận (Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi ); văn xuôi tự sự ( Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục ).

 - Văn học chữ Nôm có sự Việt hóa thể loại, sáng tạo nhiều thể loại văn học dân tộc .

 

doc8 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 33, 34: Văn học sử Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 33 - 34: Văn học sử Ngày soạn: 07/11/2017 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN HẾT THẾ KỶ XIX I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Văn học trung đại bao gồm hầu như mọi văn bản ngôn từ, nghị luận chính trị, xã hội, sử học, triết học, văn hành chính như chiếu, biểu, hịch, cáocho đến văn nghệ thuật như thơ, phú, truyện, kítầng lớp trí thức sáng tác. - Các thành phần, các giai đoạn phát triển, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại. 2. Kĩ năng - Nhận diện một giai đoạn văn học; cảm nhận tác phẩm thuộc giai đoạn văn học trung đại. 3. Thái độ - Trân trọng, yêu quý văn học trung đại Việt Nam 4.Các năng lực hướng tới: - Năng lực thu thập và xử l‎y thông tin trong văn bản - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn - trả lời các câu hỏi ở sgk III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, bình giảng, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Hoạt động khởi động Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn? Yêu cầu: Giáo viên chia lớp thành hai đội chơi: Trong thời gian 2 phút, HS lên bảng ghi nhanh tên những tác phẩm văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX mà em biết? Đội nào tìm được nhiều tác phẩm hơn thì sẽ chiến thắng? Dẫn dắt vào bài: Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch đằng mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc. Từ đây đất nước Đại Việt bắt tay xây dựng chế độ pk độc lập tự chủ. VH bằng chữ viết bắt đầu hình thành từ đó. Bên cạnh VHDG, Văn học viết phát triểnđóng góp vào nền văn học tạo nên diện mạo chung, để thấy dược điều đó chúng ta đi vào tìm hiểu bài học hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC *Tìm hiểu mục I SGK -Em còn nhớ trong chương trình Ngữ văn THCS, văn học trung đại Việt Nam có các bộ phận văn học nào? -Hoàn cảnh chữ Hán xuất hiện ở nước ta ? -Trình bày hiểu biết bản thân về văn học chữ Hán. -Giới thiệu một tác phẩm văn học chữ Hán mà em biết. HS trả lời GV hoàn thiện -Chữ Nôm ra đời trong hoàn cảnh nào? + GV giới thiệu một số truyện trong “Lĩnh Nam chích quái ”: Mộc tinh, Ngư tinh, Hồ tinh, Núi Tản Viên *Tìm hiểu mục II SGK HS thảo luận nhóm, ghi kết quả trên phiếu học tập Các nhóm khác nhận xét, phản biện tích cực. - Giáo viên chốt lại những ý cơ bản. Nhóm 1: -Tình hình LS nước ta TK X-XIV như thế nào? Điều đó có ảnh hưởng gì đến VH ? GV nói thêm về tư tưởng tam giáo thể hiện qua các tác phẩm văn học. -Trong các tác phẩm văn học thời Lý, Trần em đã học tác phẩm nào ? Trình bày nội dung chính . *HS đọc – phân tích một bài thơ tiêu biểu . Nhóm 2: - Nội dung, chủ đề, vảm hứng của văn học giai đoạn này có gì khác, có gì tiếp tục so với giai đoạn văn học trước đó? + GV giới thiệu một số truyện trong” Truyền kỳ mạn lục”: Chức phán sự ở đền Tản Viên, Gã trà đồng giáng sinh, Từ Thức lên cõi tiên Nhóm 3. -Trinh bày những nét chính về lịch sử giai đoạn nửa sau TK XVIII – nửa đầu XIX. -Trình bày những hiểu biết về một số tác gia tiêu biểu trong giai đoạn này . -Em hiểu trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học thời kỳ này như thế nào ? Nhóm 4. -Trinh bày những nét chính về lịch sử giai đoạn nửa cuối TK XIX? -Trình bày những hiểu biết về một số tác gia tiêu biểu trong giai đoạn này . ( Tiết 2 ) *Tìm hiểu mục III SGK -Văn học trung đại Việt Nam phát triển dưới sự tác động của những yếu tố nào? -Những nội dung cảm hứng xuyên suốt và chủ đạo của văn học trung đại là gì và được cụ thể hóa như thế nào ? Dự án: - Nhóm 1: Chủ nghĩa yêu nước - Nhóm 2: Chủ nghĩa nhân đạo - Nhóm 3: Cảm hứng thế sự Dùng thơ văn để minh họa các đặc điểm lớn về nội dung của VHVN thời kỳ này + GV đọc và phân tích một vài câu thơ của các tác giả tiêu biểu. Thế nào là thế sự? Thế sự là cuộc sống con người, là việc đời. Cảm hứng thế sự -> bày tỏ suy nghĩ tình cảm về cuộc sống con người, về việc đời. *Tìm hiểu mục IV SGK -Các đặc điểm về nghệ thuật đã tác động đến văn học Việt Nam giai đoạn này như thế nào ? Thảo luận nhóm – kĩ thuật khăn trải bàn : Nhóm 1,2 -Tính quy phạm là gì? Nội dung của nó? -Thế nào là sự phá vỡ tính quy phạm? - Dẫn chứng ? Nhóm 3,4 - Hiểu thế nào về khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị ? -Dẫn chứng về khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị trong văn học trung đại? Nhóm 5,6 - Văn học Việt Nam 10 thế kỉ này đã tiếp thu và dân tộc hoa tinh hoa văn học nước ngoài như thế nào ? - Đánh giá chung về về sự phát triển của VHVN trong 10 thế kỷ qua ? I-CÁC THÀNH PHẦN CỦA VĂN HỌC TỪ THẾ KỶ X ĐẾN HẾT THẾ KỶ XIX - Văn học Việt Nam thời kỳ này còn gọi là văn học trung đại, gồm 2 thành phần : văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Hai thành phần văn học này không đối lập nhau mà bổ sung cho nhau, tạo thành động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của văn học dân tộc . - Giữa văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm có những điểm giống nhau và khác nhau. 1-Văn học chữ Hán: - Bao gồm các sáng tác bằng chữ Hán của người Việt. - Ra đời sớm, tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại. - Thể loại văn học chủ yếu là những thể loại tiếp thu từ văn học Trung Quốc như : chiếu, biểu, hịch, cáo, truyền kỳ, tiểu thuyết chương hồi, phú, thơ Đường luật, - Ở thơ hay văn xuôi, trữ tình, chính luận hay tự sự đều có những thành tựu nghệ thuật lớn như bài thơ Sông núi nước Nam, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình ngô, Hoàng Lê nhất thống chí, 2- Văn học chữ Nôm: - Bao gồm các sáng tác bằng chữ Nôm - Ra đời muộn hơn văn học chữ Hán (cuối thế kỷ XIII) tồn tại, phát triển đến hết thời kỳ trung đại. - Chủ yếu là thơ, rất ít tác phẩm văn xuôi. - Một số ít thể loại tiếp thu từ Trung Quốc như: phú, văn tế, thơ Đường luật còn phần lớn là thể loại văn học dân tộc như: ngâm khúc (viết theo thể song thất lục bát), truyện thơ (viết theo thể song thất lục bát), hát nói (viết theo thể thơ khá tự do có kết hợp với âm nhạc), hoặc thể thơ Đường luật (đã được Việt hóa phần nào). II-CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC TỪ THẾ KỶ X ĐẾN HẾT THẾ KỶ XIX: Bao gồm 4 giai đoạn lớn4 1. Giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV : a.Về lịch sử : - Thoát khỏi ách thống trị phong kiến phương Bắc - Giai cấp phong kiến Việt Nam lãnh đạo các cuộc kháng chiến chống Tống , Nguyên , Minh xâm lược , xây dựng đất nước vững mạnh. b. Các bộ phận văn học: - Chủ yếu là hai bộ phận: chữ Hán và chữ Nôm. - VH dân gian vẫn còn tồn tại c .Về nội dung : yêu nước với âm hưởng hào hùng Nam Quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt , một số bài kệ , thơ của các thiền sư . -Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải; -Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão ; -Hịch tướng sĩ văn – Trần Quốc Tuấn ; -Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Siêu d.nghệ thuật : có những thànhtựu lớn như văn chính luận (Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ), văn xuôi lịch sử (Đại Việt sử kí), thơ phú (Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu). 2. Giai đoạn từ TK XV- hết TK XVII : a-Lịch sử : - Đất nước không còn ngoại xâm , mâu thuẫn giữa các tập đoàn phong kiến ( Lê-Mạc, Trịnh –Nguyễn ) - Khởi nghĩa nông dân , du nhập đạo Thiên Chúa . b. Các bộ phận văn học: - Chủ yếu là hai bộ phận: chữ Hán và chữ Nôm c-Nội dung : đi từ nội dung yêu nước với âm hưởng ngợi ca đến nội dung phản ánh, phê phánhiện thực xã hội phong kiến. -Bình Ngô đại cáo; Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ - Thiên Nam ngữ lục ; -Các sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm d-Nghệ thuật : -Văn học chữ Hán phát triển với nhiều thể loại phong phú, đặc biệt là thành tựu của văn chính luận (Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi ); văn xuôi tự sự ( Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục ). - Văn học chữ Nôm có sự Việt hóa thể loại, sáng tạo nhiều thể loại văn học dân tộc . 3. Giai đoạn từ TK XVIII - nửa đầu TKXIX a-Lịch sử : Giai đoạn khủng hoảng chế độ phong kiến Khởi nghĩa nông dân à Tây Sơn thống nhất đất nước, sau đó Nhà Nguyễn được thành lập. b. Các bộ phận văn học: - Chủ yếu là hai bộ phận: chữ Hán và chữ Nôm. - VH viết bằng chữ quốc ngữ đã bước đầu xuất hiện nhưng thành tựu chưa đáng kể. c-Nội dung : trào lưu nhân đạo chủ nghĩa Phê phán bản chất xấu xa , tàn bạo giai cấp phong kiến chà đạp con người. -Đề cao quyền sống – nhất là phụ nữ + Chinh phụ ngâm ( Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm ), Cung oán ngâm khúc ( Nguyễn Gia Thiều ), Hoàng Lê Nhất thống chí ( Ngô văn gia phái ) , thơ Nguyễn Du, Bà huyện thanh quan, Hồ Xuân Hương , Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát d-Nghệ thuật: văn học phát triển mạnh cả về văn xuôi và văn vần, cả văn học chữ Hán và chữ Nôm. 4. Giai đoạn VH nửa cuối thế kỉ XIX: a. Lịch sử: - Thực dân Pháp xâm lược. Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng từng bước. Nhân dân cả nước kiên cường chống giặc nhưng gặp phải nhiều thất bại. - XHPK chuyển thành XHTD nửa PK. - Văn hóa phương Tây bắt đầu ảnh hưởng tới đời sống XH. b. Các bộ phận văn học: - Chủ yếu là hai bộ phận: chữ Hán và chữ Nôm. - VH viết bằng chữ quốc ngữ đã bước đầu xuất hiện nhưng thành tựu chưa đáng kể. c. Nội dung: - Chủ nghĩa yêu nước chống xâm lược mang cảm hứng bi tráng. - Tư tưởng canh tân đất nước trong các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ. - Phê phán hiện thực xã hội đương thời trong thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương. - Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu: + Nguyễn Đình Chiểu- tác giả VH yêu nước lớn nhất. + Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... d. Nghệ thuật: - Văn thơ chữ Hán, chữ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương. - Xuất hiện một số tác phẩm văn xuôi bằng chữ quốc ngữ của Trương Vĩnh Kí, Nguyễn Trọng Quản, Huỳnh Tịnh Của,... đem đến những đổi mới bước đầu theo hướng hiện đại hóa. III-NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỚN VỀ NỘI DUNG 1 .Chủ nghĩa yêu nước: là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của văn học trung đại Việt Nam. -Ý thức tự cường dân tộc ( Nam quốc sơn hà ) -Khát vọng xây dựng đất nước hoà bình (Phò giá về kinh ) -Yêu nòi giống , lịch sử , nhân dân , giang sơn gấm vóc . -Căm thù giặc , quyết chiến thắng kẻ thù , bảo vệ đất nước ( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ) 2. Chủ nghĩa nhân đạo: cũng là nội dung lớn, xuyên suốt văn học trung đại Việt Nam. +Tố cáo những thế lực phi nhân, chà đạp quyền sống con người +Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người, đề cao tấm lòng vì nghĩa, đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lý tốt đẹp giữa người với người. +Tỏ lòng thông cảm với những con người khốn khổ, tủi nhục +Nói lên ước mơ và nguyện vọng về quyền sống của con người ( Truyền kỳ mạn lục, Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc , thơ HXH, thơ Bà huyện Thanh Quan, ) 3.Cảm hứng thế sự: biểu hiện khá rõ nét từ văn học thời cuối Trần ( TK XIV ) cho đến sau này. -Nỗi buồn về nhân tình thế thái ( Nguyễn Bỉnh Khiêm ) -Bức tranh về đời sống nông thôn , hiện thực xã hội ( Lê Hữu Trác, Nguyễn Khuyến, ) IV-NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỚN VỀ NGHỆ THUẬT 1.Tính qui phạm và sự phá vỡ tính qui phạm -Tính qui phạm : mục đích giáo huấn, sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu, các thể loại có kết cấu định hình , chặt chẽ -Sáng tạo : lục bát , song thất lục bát ; ngôn ngữ dân gian 2- Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị -Đề tài, chủ đề hướng tới cái cao cả, trang trọng -Hình tượng nghệ thuật hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ -Ngôn ngữ nghệ thuật : cao quý, trau chuốt, hoa mĩ 3. Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài: -Sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán -Việt hóa thơ Đường - Sáng tạo ra các thể thơ dân tộc -Sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân trong sáng tác 3. Hoạt động luyện tập. - Vị trí của văn học trung đại trong nền văn học dân tộc? Gợi ý: - Văn học trung đại Việt Nam ra đời cùng với sự ra đời của quốc gia Đại Việt và phát triển trong mười thế kỉ dưới chế độ phong kiến. - Có vị trí mở đầu cho văn học viết. Bên cạnh VHDG, VHTĐ đóng vai trò to lớn trong việc hình thành, kết tinh những truyền thống quý báu của nền văn học dân tộc. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng( thực hiện ở nhà) - Lập sơ đồ về văn học trung đại Việt Nam - Chứng minh văn học chữ Nôm thể hiện lòng yêu nước và tinh thần nhân đạo? V. Hướng dẫn HS tự học. 1. Hướng dẫn học bài cũ: - Nắm vững kiến thức đã học - Làm bài tập vận dụng 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: - Chuẩn bị bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt + Xem lý thuyết + Làm bài tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet 33 34 khaiquatvhvn.doc
Tài liệu liên quan