3. Tìm hiểu
a. Bốn câu đầu :
- Hai câu 1 và 2 : tả chung khung cảnh thu ở Quỳ Châu.
+ Hình ảnh : Sương móc trắng xóa tiêu điều, tang thương cả rừng phong Núi Vũ, Kẽm Vu : hơi thu hiu hắt, ảm đạm.
+ Không gian : 3 chiều.
Chiều dài, rộng : rừng phong.
Chiều cao : núi Vu.
Chiều sâu : Hẽm Vu.
Sự tiêu điều, hiu hắt, bi thương lan tỏa khắp không gian khác với không khí êm dịu mơ màng của mùa thu trong thơ ca truyền thống.
- Hai câu 3 và 4 :
+ Cảnh thu chuyển động dữ dội tạo nên một cảnh tượng vừa hùng vĩ vừa bi tráng.
+ Hình ảnh đối lập :
Giang (lòng sông) >< tái thượng (cửa ải)
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2371 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 45: Đọc văn Cảm xúc mùa thu (Thu hứng ) Đỗ Phủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45: Đọc văn Ngày soạn: 08/12/2017
CẢM XÚC MÙA THU
(Thu hứng )
Đỗ Phủ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Cảnh buồn mùa thu và tâm trạng con người cũng buồn như cảnh.
- Qua việc tiếp nhận văn bản, củng cố những kiến thức đã học, hình thức và đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường Luật.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ và giọng điệu thơ.
3. Thái độ
- Yêu quý, trân trọng tài năng của nhà thơ Đỗ Phủ
4. Các năng lực hướng tới:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp, năng lực thưởng thức văn học
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 (cơ bản), sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài thiết kế dạy học, giáo án.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, các tư liệu tham khảo khác.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
2. Kĩ thuật: động não, trình bày một phút, mảnh ghép.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1 .Hoạt động khởi động:
Cho HS xem một số hình ảnh lịch sử xã hội Trung Quốc thời Đỗ Phủ sống. Gv đặt câu hỏi: Cảm nhận của em sau khi xem xong một số hình ảnh này?
Gv dẫn dắt vào bài mới: Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực tiêu biểu của đời Đường và của VHTQ. Thơ ông mang âm hưởng của nỗi buồn ai oán, triền miên về những cảnh đời đau khổ bất hạnh, những bất công ngang trái trong xã hội mà chính ông cũng đã nếm trải trong cuộc đời của mình. “Cảm xúc mùa thu” thể hiện cảm xúc về nỗi nhớ quê hương, về c/s cô đơn của tác giả.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
2.1 : Đọc – tìm hiểu phần tiểu dẫn
HS trình bày dự án về tác giả Đỗ Phủ và bài thơ.
Các nhóm nhận xét
Gv góp ý
2. 2 : Đọc - hiểu văn bản
- HS đọc bài
- Bài thơ này bố cục có điểm gì khác biệt ? Ý mỗi phần ?
Hs phát hiện trả lời
Gv chốt ý
Hs thảo luận tìm hiểu
-Nhóm 1,3: Cảnh thu trong 2 câu đầu được khắc họa như thế nào?
- Chú ý các từ : điệu thương, tiêu sâm, các chiều không gian được miêu tả.
Hs thảo luận trả lời
Các nhóm nhận xét
Gv hoàn thiện
- Nhóm 2,4: Cảnh thu trong câu 3 và 4 có gì thay đổi so với 2 câu 1 và 2 ? Nghệ thuật thể hiện ? Hãy phân tích ?
- Sự chuyển động dữ dội của thiên nhiên mà nhà thơ miêu tả còn mang nghĩa hàm ý nào?
Hs thảo luận trả lời
Các nhóm nhận xét
Gv hoàn thiện
- Hình ảnh mùa thu trong câu 5,6 được miêu tả qua những hình ảnh nào? Cảm nhận của em về tâm trạng của tác giả trong 2 câu thơ?
Hs thảo luận nhóm nhỏ, phân tích trả lời
Đại diện trình bày
Gv tổng hợp
- Nhận xét về nét độc đáo của 2 câu thơ kết ? So sánh bản dịch với nguyên tác
GV: Thông thường bộc lộ cảm xúc, tình cảm chủ quan nhưng ở đây là tả khách quan cảnh sinh hoạt.
Hs thảo luận trả lời
Các nhóm nhận xét
Gv hoàn thiện
2. 3 : Tổng kết.
- Hướng dẫn HS đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật.
HS phát hiện trả lời
Gv chốt ý
Nội dung cần đạt
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả : Đỗ Phủ (712 – 770)
+ Nhà thơ hiện thực lớn nhất trong đời Đường và thời cổ Trung Quốc.
+ Cuộc đời Đỗ Phủ là cả một chuỗi dài những biến cố thăng trầm của thời buổi loạn li đời Đường.
+ Thơ Đỗ Phủ phản ánh hiện thực sinh động và chứa chan tình yêu nước, tinh thần nhân đạo. Ông được nhân dân Trung Quốc mệnh danh là “Thi thánh” (Thánh thơ)
2. Bài thơ:
- Vị trí và hoàn cảnh sáng tác bài thơ :
+ Là bài thơ mở đầu cho chùm thơ thu gồm 8 bài của Đỗ Phủ.
+ Thời gian này, Đỗ Phủ ngụ cư tại Quỳ Châu.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc- giải thích
2. Bố cục: Chia làm 2 phần :
+ 4 câu đầu : miêu tả cảnh thu
+ 4 câu sau : nỗi lòng nhà thơ.
3. Tìm hiểu
a. Bốn câu đầu :
- Hai câu 1 và 2 : tả chung khung cảnh thu ở Quỳ Châu.
+ Hình ảnh : Sương móc trắng xóa ® tiêu điều, tang thương cả rừng phong Núi Vũ, Kẽm Vu : hơi thu hiu hắt, ảm đạm.
+ Không gian : 3 chiều.
* Chiều dài, rộng : rừng phong.
* Chiều cao : núi Vu.
* Chiều sâu : Hẽm Vu.
Þ Sự tiêu điều, hiu hắt, bi thương lan tỏa khắp không gian khác với không khí êm dịu mơ màng của mùa thu trong thơ ca truyền thống.
- Hai câu 3 và 4 :
+ Cảnh thu chuyển động dữ dội tạo nên một cảnh tượng vừa hùng vĩ vừa bi tráng.
+ Hình ảnh đối lập :
* Giang (lòng sông) >< tái thượng (cửa ải)
* Ba (sóng) >< Vân (mây)
* Thiên (trời) >< địa (đất)
Þ Sự chuyển động chao đảo của cảnh vật cũng là sự chao đảo của xã hội tao loạn lúc bấy giờ. Lời thơ thể hiện nỗi lòng trước thời thế vì tình cảm nhớ thương đến tuyệt vọng của nhà thơ.
Tóm lại : Bốn câu thơ tả cảnh thu tiêu điều ảm đạm và hùng vĩ, bi tráng. Cảnh thu mang bóng dáng xã hội, cuộc đời và nổi lòng con người.
b. Bốn câu sau : Nỗi lòng nhà thơ.
- Câu 5 và 6 : Tả hoa cúc và dây buộc thuyền
+ Giọt lệ năm nay - giọt lệ năm trước - giọt lệ cũ ® Tác giả đồng nhất hóa hiện tại và quá khứ.
+ Sự vật và con người (dây buộc thuyền với vườn cũ và dây buộc lòng người với cố hương).
+ Tình và cảnh (hoa cúc nở mà tưởng là nước mắt, dây buộc thuyền mà liên tưởng đến dây buộc lòng người, mảnh vườn cũ và nỗi lòng thương quê hương)
® Nhà thơ đã thể hiện một cách sinh động sâu lắng và hàm xúc tình cảm thương nhớ quê hương da diết.
- Câu 7 và 8 : Tả cảnh sinh hoạt ở thành Bạch đế.
Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước
Thành Bạch chày vang bóng ác tà.
+ Cảnh : nhộn nhịp may áo rét.
+ Âm thanh : tiếng chày đập (giặt) áo cũ.
® Có sức gợi cảm, đặc biệt đối với khách tha hương. việc sửa soạn may, giặt áo rét gợi cảnh đoàn tụ, đầm ấm. Câu kết là tiếng chày đập áo dồn dập làm lung lây cả bóng chiều thu, tiếng chày như thúc giục nhà thơ – càng khơi dậy trong lòng người nỗi nhớ thương khôn nguôi ® Câu kết tạo nên một dư âm vang vọng, lan xa, thấm sâu.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật : - Tính chất đặc biệt hàm súc của thơ Đỗ Phủ.
- Từ ngữ, hình ảnh gợi tả, gợi cảm với nhiều lớp ý nghĩa.
2. Nội dung : - Bài thơ là nỗi lòng của Đỗ Phủ và cũng chính là nỗi lòng của bao người trong cảnh lầm than, li biệt.
- Bài thơ không phản ảnh trực tiếp xã hội mà vẫn có giá trị hiện thực và ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
3. Hoạt động luyện tập
* Dòng nào sau đây không nói về Đỗ Phủ ?
A. Ông sống trong nghèo khổ, chết trong bệnh tật.
B. Là nhà thơ hiện thực vĩ đại Trung Quốc.
C. Được người Trung Quốc gọi là “thi tiên”.
D. Giọng thơ trầm uất nghẹn ngào.
* Hình ảnh “cô chu” (con thuyền lẻ loi) không gợi đến điều gì ?
A. Cuộc đời lênh đênh, phiêu bạt của nhà thơ.
B. Ước vọng được trở về quê hương của tác giả.
C. Tâm trạng lẻ loi, cô đơn của tác giả.
D. Khát vọng lên đường, du ngoạn khắp nơi của tác giả.
4. Hoạt động vận dung, mở rộng (Thực hiện ở nhà)
- Sưu tầm những bài thơ cùng đề tài mùa thu của các nhà thơ Việt Nam đã học hoặc đã đọc
- Có ý kiến cho rằng : “Bài thơ tuy không miêu tả trực tiếp tình hình xã hội nhưng vẫn có ý nghĩa hiện thực rộng lớn”. Ý kiến của anh chị?
V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1. Hướng dẫn học bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ
- Nắm vững kiến thức đã học
- Làm bài tập vận dụng
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Chuẩn bị bài mới: Lập kế hoạch cá nhân
+ Tìm hiểu về lí thuyết
+ Lập kế hoạch ôn thi cho cá nhân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet 45 cam xuc mua thu.doc