Giáo án Ngữ văn 10 tiết 51: Trình bày một vấn đề

Giao thông và giới trẻ.

1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay?

2. Hậu quả của vấn đề:

+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh, viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.

+ Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.

 3. Nguyên nhân của vấn đề:

+ Ý thức tham gia giao thông của học sinh sinh viên còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm.).

+ Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông

+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn.).

4. Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:

 

doc7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 51: Trình bày một vấn đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 51 TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Tầm quan trọng và yêu cầu của việc trình bày một vấn đề trước tập thể. - Các bước chuẩn bị để trình bày một vấn đề. 2. Về kĩ năng: - Nhận ra các tình huống cần trình bày một vấn đề trước tập thể. - Lập đề cương và trình bày một vấn đề trước tập thể. 3. Về thái độ: - Hình thành thói quen: Lập đề cương khi trình bày một vấn đề trước tập thể - Hình thành tính cách: mạnh dạn, bình tĩnh, tự tin khi trình bày một vấn đề. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến các bước chuẩn bị để trình bày một vấn đề; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân khi trình bày một vấn đề; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về quá trình trình bày một vấn đề; - Năng lực tự học, tạo lập văn bản. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 1) soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. - Ghi ra các thắc mắc của bản thân (nếu có). - Đọc văn bản trong SGK, dựa vào ghi nhớ và sự hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi trong các phần. - Tìm hiểu những nhà diễn thuyết nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. - Chia lớp thành 5 nhóm, bốc thăm chủ đề, trình bày trước lớp: (có thể làm trên giấy A0, ppt) + Thần tượng của tuổi học trò + Thời trang học đường + Có nên yêu hay không ở tuổi học trò + Giao thông và giới trẻ. + Gian lận trong thi cử. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp, kĩ thuật: Trực quan, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: Quan sát màn hình và trả lời câu hỏi: - Họ là ai? Họ có điểm chung là gì? - Jack Ma – diễn giả người Trung Quốc là người sáng lập và là chủ tịch điều hành của tập đoàn Alibaba - Adam Khoo – diễn giả người Singapore sinh ngày 8/4/1974. Khi mới chỉ 26 tuổi, anh đã trở thành 1 trong 25 triệu phú trẻ dưới 40 tuổi của Singapore, - Nick Vujicic – diễn giả người Úc, diễn giả nổi tiếng của thế giới trong lĩnh vực truyền cảm hứng về động lực của cuộc sống và về giá trị con người. - Lê Thẩm Dương, diễn giả chuyên nghiệp, giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh, đại học Ngân hàng Họ đều là những diễn giả nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. Họ rất thành công trong cuộc sống - Theo em trong cuộc sống, học tập trình bày một vấn đề có quan trọng không?Vì sao? Trình bày một vấn đề là kĩ năng giao tiếp quan trọng trong cuộc sống giúp bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, nhận thức đồng thời thuyết phục người nghe đồng tình, ủng hộ hoặc cảm thông với vấn đề người nói trình bày. GV giới thiệu bài mới: Vậy làm thế nào để trình bày một vấn đề có hiệu quả, chúng ta ... b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + Nhận ra các tình huống cần trình bày một vấn đề trước tập thể. + Lập đề cương và trình bày một vấn đề trước tập thể. - Phương pháp: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Các nhóm trình bày đề tài đã chuẩn bị trong thời gian 25 phút Thần tượng của tuổi học trò - Thế nào là thần tượng? (là người mà mình yêu mến và cảm phục vì tài năng, nhân cách hay một năng lực đặc biệt nào đó,). - Thần tượng có ích gì ? (là mục tiêu để chúng ta phấn đấu và hướng tới hoặc đơn thuần là tấm gương, là động lực cho chúng ta học tập). - Thần tượng của giới trẻ hôm nay là gì? + Chủ yếu là các ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, thể thao, + Cách thức “tôn thờ” thần tượng của giới trẻ hôm nay có nhiều thái quá (nhiều khi vượt qua cả những giới hạn đạo đức). + Ngày nay việc tôn thờ thần tượng có khi lại có hại cho việc học hành. - Cần phải quan niệm thế nào cho đúng về thần tượng: + Yêu quý là không sai nhưng cần có cách thể hiện văn hóa. + Cần phải coi đó là một động lực để học hành hoặc ít ra thần tượng cũng phải có những điểm khiến ta ham mê và khâm phục thực sự. + cần tránh lối thần tượng theo kiểu a dua Giao thông và giới trẻ. 1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay? 2. Hậu quả của vấn đề: + Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh, viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng. + Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.  3. Nguyên nhân của vấn đề: + Ý thức tham gia giao thông của học sinh sinh viên còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm...). + Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông + Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...). 4. Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông: Gian lấn trong thi cử 1, Giải thích thế nào là gian lận trong thi cử. 2, Các hình thức gian lận trong thi cử. + Coi bài của bạn. + Sử dụng tài liệu. + Mua điểm. + Nhờ người thi hộ. 3, Nguyên nhân dẫn đến việc gian lận trong thi cử. + Do hỏng kiến thức. + Do lười nhác. 4, Hậu qủa của việc gian lận trong thi cử. 5, Cách khắc phục. + Về phía nhà trường. + Về phía học sinh. Có nên yêu hay không ở tuổi học trò - Thế nào là tình yêu? - Tình yêu của HS hiện nay + Tích cực + Tiêu cực - Người lớn nghĩ gì? - Ý kiến của người trẻ - Nên yêu hay không ?Lí do ? Trang phục học đường Vai trò của trang phục học đường? Trang phục học đường - người bạn thân của học sinh, sinh viên Trang phục học đường - niềm tự hào của sinh viên, học sinh 2. Thế nào là trang phục học đường đẹp? a) Một số vấn đề chưa tốt của trang phục học đường hiện nay. b) Những tiêu chuẩn để đánh giá trang phục học đường đẹp. 2. Các nhóm lắng nghe, nhận xét, phản hồi, đánh giá vào phiếu đánh giá 3. Hướng dẫn HS tổng kết Từ việc đã chuẩn chuẩn bị, và trình bày trên lớp hãy trả lời một số câu hỏi: - Trước khi trình bày em cần làm những việc gì? - Các bước trình bày theo thứ tự như thế nào? - Để trình bày hiệu quả, cần lưu ý những điều gì? Các bước trình bày một vấn đề: Bước 1: Công việc chuẩn bị - Chọn vấn đề trình bày - Lập dàn ý cho bài trình bày Bước 2: Trình bày vấn đề - Bắt đầu trình bày - Trình bày nội dung chính - Kết thúc và cảm ơn Để trình bày hiệu quả, cần đảm bảo các yêu cầu của giao tiếp khẩu ngữ (nội dung, âm thanh lời nói, cử chỉ, điệu bộ) để bài trình bày có sức thuyết phục. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học  nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Câu 1. Tình huống nào trong những tình huống sau không cần thiết phải sử dụng các thao tác của việc trình bày một vấn đề? A. Trong một buổi báo cáo kinh nghiệm học tập. B. Bạn đến gặp công an về một vụ cháy. C. Trong buổi sinh hoạt lớp. D. Trong đại hội Đoàn trường. Câu 2. Trước khi trình bày một vấn đề, điều gì dưới đây cần phải được chuẩn bị một cách tốt nhất? A. Nội dung trình bày C. Cử chỉ, điệu bộ B. Ngôn ngữ trình bày D. Phản ứng của người nghe Câu 3. Để bài nói được thành công thì yếu tố nào trong những yếu tố sau đây là quan trọng nhất? A. Tính biểu cảm C. Tính thuyết phục B. Tính cởi mở D. Tính chân thực Câu 4. Yêu cầu nào trong những yêu cầu sau đây không chi phối việc chuẩn bị nội dung bài nói? A. Nội dung bài nói phải được người nghe quan tâm. B. Nội dung bài nói phải có ý nghĩa thiết thực. C. Nội dung bài nói phải giàu thông tin và bám sát thực tế. D. Là vấn đề mà người nói yêu thích. Câu 5. Trong khi trình bày một vấn đề, người nói nên tránh điều gì trong những điều sau? A. Trình bày tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc. B. Trình bày có trọng tâm, trọng điểm. C. Đặt ra nhiều câu hỏi để người nghe tập trung vào bài thuyết trình. D. Trình bày sinh động, biểu cảm. Câu 6. Trình tự nào sau đây phù hợp với một bài trình bày một vấn đề? A. Lời chào trình bày nội dung tự giới thiệu kết thúc cảm ơn B. Lời chào tự giới thiệu trình bày nội dung kết thúc cảm ơn C. Lời chào kết thúc cảm ơn trình bày nội dung tự giới thiệu D. Tự giới thiệu lời chào trình bày nội dung kết thúc cảm ơn Câu 7. Những sự chuẩn bị về người nghe, ngôn ngữ, chỉ chỉ điệu bộ trong khi nói có ý nghĩa với việc trình bày một vấn đề hay không? A. Có C. Không Câu 8. Để bài thuyết trình được thành công, lỗi nào trong những lỗi dưới đây cần thiết phải khắc phục ngay? A. Thông tin của bài nói chưa phong phú. B. Ấp úng trong khi trình bày. C. Hình ảnh minh hoạ chưa sinh động. D. Các phần chuyển tiếp chưa tự nhiên. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: Áp dụng thực hành, luyện tập trình bày một vấn đề trong các tình huống học tập và sinh hoạt. 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị bài Lập kế hoạch cá nhân + SGK Ngữ văn 10 (tập 1), cá nhân đọc SGK. + Ghi ra các thắc mắc của bản thân (nếu có). PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRÌNH BÀY ĐỀ TÀI Việc chuẩn bị (2 điểm) Nội dung trình bày (3 điểm) Kĩ năng trình bày (4 điểm) Các bước trình bày (1 điểm) Tổng điểm (10 điểm) Nhận xét (ưu, nhược) Nhóm ...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12400017.doc
Tài liệu liên quan