Giáo án Ngữ văn 10 tiết 63: Đọc văn Hiền tài là nguyên khí quốc gia - Thân Nhân Trung

II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN

1. Đọc

2. Tìm hiểu chi tiết

3. 2.1.Tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia:

 -“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”: người tài cao học rộng là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước hiền tài có quan hệ lớn đối với sự thịnh suy của đất nước

 -Nhà nước đã từng trọng đãi hiền tài: đề cao danh tiếng, phong chức tước, cấp bậc, ghi tên bảng vàng, ban yến tiệc chưa xứng với vai trò, vị trí của hiền tài, cần phải khắc bia tiến sĩ để lưu danh sử sách

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 63: Đọc văn Hiền tài là nguyên khí quốc gia - Thân Nhân Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 63 : Đọc văn Ngày soạn: 11/01/2018 HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA Thân Nhân Trung I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Thấy được quan niệm đúng đắn về vai trò của người hiền tài đối với vận mệnh đất nước : "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", mối quan hệ giữa hiền tài và vận mệnh nước nhà, và ý nghĩa của việc khắc bia biểu dương họ. - Hiểu được cách viết văn chính luận sắc sảo, lập luận, kết cấu chặt chẽ, thuyết phục người đọc, người nghe. - Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ. - Cách lập luận, kết cấu chặt chẽ, sử dụng ngôn ngữ chính luận. 2.Kĩ năng - Đọc- hiểu bài văn chính luận theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ - Trân trọng hiền tài. - Tha thiết với việc rèn luyên và học tập để trở thành hiền tài. 4. Các năng lực hướng tới - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp, năng lực thưởng thức văn học II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn - trả lời các câu hỏi ở sgk III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, bình giảng, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1.Hoạt động khởi động: - Kể tên một số nhân tài mà em biết? Gv giới thiệu thêm GV dẫn dắt vào bài mới: Một đất nước muốn phát triển cần người có tài và đức. Để hiểu hơn về vấn đề này, hôm nay chúng ta cùng tìm hểu đoạn trích: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 2. 1: HS đọc tiểu dẫn sgk - Giới thiệu những nét chính về tác giả? HS trả lời GV hoàn thiện - Em biết gì về xuất xứ của bài kí? HS trả lời GV hoàn thiện 2. 2:Tìm hiểu văn bản HS đọc văn bản HS thảo luận nhóm Nhóm 1: Hiền tài có vai trò quan trọng đối với đất nước ntn? Nhóm 2: Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ đối với đương thời và thế hệ sau?(dẫn chứng sgk) Hs thảo luận trả lời Gv hoàn thiện -CHTH: Theo em, bài học lịch sủ rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ là gì? Hs phát hiện trả lời Gv hoàn thiện - Nêu những nét nghệ thuật chủ yếu của văn bản? - Ý nghĩa dược rút ra? Hs thảo luận trả lời Gv hoàn thiện I. TÌM HIỂU CHUNG 1.Tác giả:( 1418-1499) -Người làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng( Bắc Giang) -Đỗ tiến sĩ 1469, được Lê Thánh Tông tin dùng -Là người giỏi văn chương 2. Bài kí: -Xuất xứ:1 trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu(Hà Nội), do Thân Nhân Trung soạn 1484 -Nội dung: Bài kí khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia, ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩvà bài học lịch sử được rút ra II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN Đọc Tìm hiểu chi tiết 2.1.Tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia: -“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”: người tài cao học rộng là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước hiền tài có quan hệ lớn đối với sự thịnh suy của đất nước -Nhà nước đã từng trọng đãi hiền tài: đề cao danh tiếng, phong chức tước, cấp bậc, ghi tên bảng vàng, ban yến tiệcchưa xứng với vai trò, vị trí của hiền tài, cần phải khắc bia tiến sĩ để lưu danh sử sách 2. Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ: - Khuyến khích nhân tài - Noi gương hiền tài, ngăn ngừa điều ác - Làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững dài lâu 3. Bài học lịch sử được rút ra từ việc khằc bia ghi tên tiến sĩ: -Thời nào “hiền tài cũng là nguyên khí quốc gia”, phải biết quí trọng nhân tài -Hiền tài có mối quan hệ sống còn, thịnh suy của đất nước(triều đại Lê Thánh Tông rất quí trọng hiền tài, biết dùng nhân tài nên đây cũng là triều đại hoàng kim nhất trong lịch sử chế độ phong kiến VN) -Thấm nhuần quan điểm của nhà nước ta: giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài -Thấm nhuần quan điểm Hồ Chủ Tịch: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. 4. Nghệ thuật:Lập luận chặt chẽ, có luận điểm rõ ràng, lời lẽ sắc sảo, thấu lí đạt tình. 5. Ý nghĩa của văn bản: Khích lệ kẻ sĩ đương thơì luyện tài, rèn đức; thể hiện tấm lòng của thân Nhân Trung đối với quốc gia 3.Hoạt động luyện tập - Trách nhiệm bản thân sau khi học xong văn bản này? Gợi ý: Cố gắng học tập, rèn đức luyện tài..... 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng( thực hiện ở nhà) - Tìm đọc toàn bộ bài kí - Lập sơ đồ kết cấu bài văn bia V. Hướng dẫn HS tự học. 1. Hướng dẫn học bài cũ: - Nắm vững kiến thức đã học - Làm bài tập vận dụng 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Bài viết số 5: Văn thuyết minh - Xem lại kĩ năng đọc- hiểu văn bản - Rèn kĩ năng viết bài văn thuyết minh + Cách lập dàn ý bài văn thuyết minh + Các hình thức kết cấu của bài văn thuyết minh + Tính chuẩn xác hấp dẫn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet 63 hien tai là.doc
Tài liệu liên quan