Giáo án Ngữ văn 10 tiết 70 đến 75

Tiết thứ: 72

Tên bài:

PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

A. Mục tiêu bài học

Giúp học sinh:

- Nắm được những kiến thức cơ bản về một số PPTM thường gặp

- Bước đầu vận dụng được những kiến thức đã học để viết được những văn bản thuyết minh có sức thuyết phục cao.

- Thấy được việc nắm vững PPTM là cần thiết không chỉ cho những bài làm văn trước mắt mà còn cho cuộc sống sau này

B. Phương pháp

- Ôn luyện

- Phát vấn

- Thảo luận nhóm

C. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp:

 10B4:

2. Kiểm tra bài cũ:(5p)

? Nêu những tình huống thể hiện nhân cách Trần Thủ Độ

 

doc21 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 70 đến 75, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óp sức, đội quân một lòng như cha con... ? Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi nói về điều này như thế nào? HS: Nhân dân 4 cõi một nhà Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào. ? Kế giữ nước lâu dài là gì? ? Em hiểu khoan thư sức dân là phải làm gì? HS: Giảm thuế khóa, bớt hình phạt, không phiền nhiễu dân, chăm lo để dân có đời sống sung túc. ? Qua lời tâu trình của TQT, em thấy được phẩm chất nào của ông? ? Có những chi tiết nào khác thể hiện tài năng mưu lược của TQT? HS: CT8 (Câu trả lời vua....); CT10(các tác phẩm quân sự có giá trị); Giặc Bắc gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi tên. Bt về nhà: Chứng minh các phẩm chất của TQT qua các chi tiết tìm được. CÂU HỎI 2.T44.SGK ? Cha TQT đã dặn ông như thế nào? HS: “Con mà không vì cha lấy được thiên hạ...” ? Lời dặn ấy có khiến TQT khó xử không? Vì sao? ? TQT đã giải quyết mâu thuẫn ấy như thế nào? ? Tại sao ông lại hỏi ý kiến những người thân tín? Có phải ông hoài nghi quyết định của mình? ? Trước sự phản ứng của mỗi người, TQT có thái độ như thế nào? ? Phép thử ấy cho thấy ông là người như thế nào? * GV: Đoạn văn không làm nhiệm vụ kể bình thường mà còn ghi lại lời lẽ, cử chỉ, ngôn ngữ, phản ứng của nhân vật góp phầm khắc họa chân dung nhân vật lịch sử một cách sinh động, có sức sống mà vẫn khách quan, chân thực. ? Có những chi tiết nào nữa thể hiện hai phẩm chất này ở TQT? HS: CT1,4,5,6,7,9. GV: Về nhà c/m các phẩm chất của TQT qua các chi tiết vừa nêu. CÂU HỎI 5, SGK (Đáp án b+c) ? Theo em việc đưa chi tiết Tráp đựng kiếm có tiếng kêu có làm giảm sự chân thực của chân dung nhân vật lịch sử không? HS: Không, mục đích để tạo sự hấp dẫn, sống động. ? Em nhận xét gì về các tình huống đặt nhân vật vào các mâu thuẫn, xung đột nội tâm? ? Nhân vật được đặt trog các mối quan hệ nào? ? Đây là tác phẩm sử biên niên (bên cạnh thể kỉ sự) nhưng cách kể chuyện có tuân thủ chặt chẽ theo trình tự thời gian không? HS: Đảo thời gian Bố cục: Sao sa, báo hiệu TQT ốm, vua tới thăm TQT là ai? Giới thiệu những nét riêng về nhân vật TQT mất, được tặng những danh hiệu cao quý Vì sao? Đức độ, công lao của ông qua các câu chuyện sinh động Những trước tác ông để lại GV: Cho thấy logic của cách kể này. ?Những nhận xét của người viết? - Ông kính cẩn giữ tiết làm tôi như vậy đấy - Thế là dạy đạo trung đó ... ? Cách kể chuyện như trên có tác dụng gì? ? Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? GV hướng dẫn HS làm bài tập về nhà BT1: 2 cách: tôn trọng mạch kể tác phẩm; tổ chức lại lời kể BT2: Một số tài liệu liên quan: Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu); 10 danh tướng thế giới; Cuộc kháng chiến chống xâm lược nguyên Mông thế kỉ XIII. I. TÌM HIỂU CHUNG - Ngô Sĩ Liên: + Quê: Chương Mĩ, Hà Tây ngày nay + Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn + Đỗ tiến sĩ năm 1442 - Đại Việt sử kí toàn thư: + Là bộ chính sử lớn của Việt Nam thời trung đại hoàn tất năm 1479 gồm 15 quyển. + Ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi (1428). + Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, vừa có giá trị sử học vừa có giá trị văn học. II.ĐỌC HIỂU Nhân vật lịch sử Trần Quốc Tuấn a. Trần Quốc Tuấn với bài học giữ nước - Sách lược cần mềm dẻo , phù hợp thời thế. - Binh pháp chống giặc cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định. - Điều kiện đầu tiên có ý nghĩa quyết định là toàn dân đoàn kết một lòng - Kế sách giữ nước lâu dài sâu rễ bền gốc là : khoan thư sức dân = Bài học có ý nghĩa sâu sắc muôn đời: Thế trận là lòng dân. TQT là người anh hùng mưu lược, có tầm nhìn xa trông rộng, am tường binh pháp, có tình yêu tha thiết đối với đất nước, yêu thương khoan dung đối với nhân dân. b. Trần Quốc Tuấn trước lời cha dặn - Lời cha dặn đặt Trần Quốc Tuấn vào một tình huống mâu thuẫn giữa đạo hiếu với cha và lòng trung với vua. - Cách giải quyết: + Không cho lời dặn ấy là phải = Đặt chữ trung lên hàng đầu. + Hỏi ý kiến những người thân tín: @ Để thử lòng họ, xóa bỏ hiềm khích, tăng mối hòa thuận trong vương tộc, giữ khối đoàn kết cho đất nước. @ Có thái độ: với gia nô: xúc động; với con trưởng: hài lòng; với con thứ: phản ứng quyết liệt Trần Quốc Tuấn là con người trung quân ái quốc, không mảy may tư lọi; là người có đức độ lớn lao. 2. Nghệ thuật kể chuyện và khắc họa nhân vật - Nhân vật được khắc họa trong những tình huống có kịch tính, có độ căng thẳng đầy thử thách. - Phẩm chất nhân vật được thể hiện qua nhiều mối quan hệ, nhiều góc nhìn: + Với nước: Sẵn sàng quên thân. + Với vua: Hết lòng hết dạ + Với dân: Quan tâm lo lắng + Với tướng sĩ dưới quyền: Tận tâm dạy bảo, tiến cử người tài + Với con cái: Nghiêm khắc giáo dục + Với bản thân: Khiêm tốn giữ đạo - Cách kể chuyện: + Không tuân thủ việc tình bày theo thứ tự ngày tháng đơn điệu. + Phía sau các chi tiết được chọn lọc là mạch kể nhất quán , logic của người kể. + Nghệ thuật kể chuyện nhiều chiều thời gian, vừa tăng tiến vừa hồi ức + Kết hợp nhận xét của người viết bộc lộ chính kiến và định hướng cho người đọc. KL: Cách kể chuyện đem lại hứng thú cho người đọc khi tiếp xúc với nhân vật lịch sử qua văn bản đồng thời tạo màu sắc văn chương cho một tác phẩm chính sử. III. TỔNG KẾT Ghi nhó, SGK, T45. IV. LUYỆN TẬP D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 1 phút HS học bài, làm bài tập về nhà, nắm vững kiến thức. Chuẩn bị bài: Đọc thêm “Thái sư Trần Thủ Độ” Ngày soạn: 10/2/2011 Ngày giảng: 14/2/2011 Tiết thứ: 71 Tên bài: Đọc thêm: THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ (Trích: “Đại Việt sử kí toàn thư”) – Ngô Sĩ Liên - A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Hiểu được nhân cách chính trực, chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ vững phép nước của Trần Thủ Độ, qua đó thêm kính trọng, tự hào về truyền thống của cha ông. - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật lịch sử của Ngô Sĩ Liên. B. Phương pháp - Hướng dẫn tìm hiểu - Gợi mở - Thuyết trình C. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp: 10B4: 40/40 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: 1 phút Trần Thủ Độ là nhân vật lịch sử khá đặc biêt từng có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Ông từng được xem là nhà chính trị nhiều mưu mô, thủ đoạn có lúc tàn nhẫn khi dàn xếp đoạt ngôi nhà Lý, bức tử Lý Huệ Tông, sát hại tôn thất nhà Lý để trừ hậu họa. Nhưng sự chuyển đổi từ Lý sang Trần TK XIII là nhu cầu phát triển tất yếu của thời đại. Trần Thủ Độ lại là người hết lòng trung thành, tận tụy, tài năng , mưu trí giúp nhà Trần bảo vệ đất nước, chống ngoại xâm. Do vậy, cần có sự công bằng hơn khi đánh giá Trần Thủ Độ, đặc biệt là phẩm chất chí công vô tư, nghiêm minh, liêm khiết của vị quan đầu triều. b. Triển khai bài dạy THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG 5 phút 5 phút 20 phút 10 Phút 4 phút * GV hướng dẫn cách đọc (như bài trước) ? Linh từ quốc mẫu, thiên cực công chúa là ai? Có quan hệ thế nào với Trần Thủ Độ? SƠ ĐỒ: Lý Huệ Tông - Hoàng hậu (bị bức tử) Lý Chiêu Hoàng – Trần Cảnh Trần Hoảng (Thánh Tông) ? Tìm những chi tiết khắc họa tính cách TTĐ? ? Mỗi tình tiết bộc lộ một khía cạnh nào trong nhân cách của ông? * HS có thể lập bảng Tình huống Cách xử trí Ý nghĩa ? Qua 4 tình huống trên, em thấy TTĐ là người như thế nào? * GV phân tích những bất ngờ, kịch tính ở các sự kiện. (Dân gian: Câu đương ăn nhặn gì đâu Ngón chân bị chặt từ sau xin chừa) ? Thông qua 2 đoạn trích vừa học, theo em người viết sử cần có phẩm chất gì? I. ĐỌC VĂN BẢN II. HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH VĂN BẢN Hoàng hậu nhà Lý (bị giáng) Thiên Cực công chúa – Trần Thủ Độ (được phong) (Chú Trần Cảnh) Linh Từ Quốc mẫu 1. Nhân cách Trần Thủ Độ a. Đối với người hặc tội mình - Tình huống: Người hặc nói ông quyền hơn cả vua. - Cách xử trí: + Thừa nhận người ấy nói đúng = Thẳng thắn, nghiêm khắc với bản thân + Ban thưởng cho anh ta = Khích lệ cấp dưới trung thực, dũng cảm, dám vạch sai lầm của người khác, kể cả cấp trên. b. Đối với người quân hiệu giữ thềm cấm - Tình huống: Người quân hiệu không cho vợ ông qua thềm cấm - Cách xử trí: + Khích lệ để giữ nghiêm phép nước dù có ảnh hưởng đến gia đình riêng + Ban thưởng vàng lụa. c. Đối với kẻ cậy nhờ xin chức tước - Tình huống: Vợ xin cho một người lầm câu đương. - Cách xử trí: + Răn đe kẻ hay ỷ thế mà bản thân không đủ tư cách đảm nhiệm + Răn đe vợ không dựa vào quyền thế của chồng. d. Đối với việc đưa anh mình vào giữ chức vụ quan trọng trong triều - Tình huống: vua muốn cho anh TTĐ làm tướng - Cách xử trí: Không đồng ý = đặt việc công lên trên, không tư lợi, gây bè cánh KL: Trần Thủ Độ là người thẳng thắn, cầu thị, độ lượng nghiêm minh, chí công vô tư, xứng đáng là vị quan đầu triều gương mẫu, là chỗ dựa của quốc gia và đáp ứng lòng tin của nhân dân. 2. Nghệ thuật kể chuyện và khắc họa chân dung nhân vật - Kết quả ngược dự đoán của người đọc - Mở nút sự kiện chỉ bằng 2 câu: một câu kể lại lời nói, một câu kể về hành động của ông. - Không miêu tả, không phân tích tâm lý mà tính cách nhân vật vẫn hiện lên sâu sắc và thái độ khen chê cũng rõ ràng thông qua lời nói, hành động của chính nhân vật. III. TỔNG KẾT Người viết sử: - Tài năng và học vấn rộng: không được hư cấu, chỉ được lựa chọn những sự kiện vừa có ý nghĩa với lịch sử dân tộc, vừa có ý nghĩa mỹ học. - Có dũng khí: Khen chê rõ ràng, không khuất phục trước cường quyền mà bẻ cong sự thật, a dua xu phụ. Ngô Sĩ Liên là người có đủ các phẩm chất đó. D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 1 phút HS học bài, làm bài tập về nhà, nắm vững kiến thức. Chuẩn bị bài: Phương pháp thuyết minh Ngày soạn: 15/2/2011 Ngày giảng: 19/2/2011 Tiết thứ: 72 Tên bài: PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Nắm được những kiến thức cơ bản về một số PPTM thường gặp - Bước đầu vận dụng được những kiến thức đã học để viết được những văn bản thuyết minh có sức thuyết phục cao. - Thấy được việc nắm vững PPTM là cần thiết không chỉ cho những bài làm văn trước mắt mà còn cho cuộc sống sau này B. Phương pháp - Ôn luyện - Phát vấn - Thảo luận nhóm C. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp: 10B4: 2. Kiểm tra bài cũ:(5p) ? Nêu những tình huống thể hiện nhân cách Trần Thủ Độ 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: 1 phút Bên cạnh đặc điểm, tính chất, nội dung, kiểu, thứ tự thuyết minh., PPTM là điều cần tìm hiểu nhiều hơn cả vì nó trực tiếp phục vụ cho việc làm văn thuyết minh. b. Triển khai bài dạy THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG 5 phút 15phút 15phút 2phút 2phút HS giở SGK trang 48, xem đoạn “Ông lại khéo tiến cử.”(1a) ? Ngô Sĩ Liên muốn thuyết minh điều gì? ? Làm thế nào để tác giả đạt được mục đích đó? HS: Cần chọn được cách thuyết minh phù hợp. GV: Các cách TM gọi chung là phương pháp thuyết minh. ? Thế nào là PPTM? ? PPTM và MĐTM có quan hệ như thế nào? HS: Phải có PPTM thì MĐTM mới được hiện thực hoá còn PPTM bao giờ cũng gắn với 1 MĐTM cụ thể. ? Nhắc lại các PPTM đã học? HS: 6 PPTM - Nêu định nghĩa, giải thích - Liệt kê - Nêu ví dụ - Dùng số liệu - So sánh - Phân loại, phân tích * GV yêu cầu HS đọc 4 đoạn văn ở 1a.T48 * GV hướng dẫn khai thác đoạn 1 dựa trên 3 gợi ý: - Nêu mục đích, yêu cầu của từng đoạn văn. - Sử dụng PPTM nào? - Tác dụng, hiệu quả từng PP. * GV chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận sau 3 phút, đại diện nhóm trình bày, GV điền vào bảng hệ thống kết hợp tổng kết. Đoạn MĐ,YC PPTM Tdụng, hiệu quả 1 2 3 4 * So sánh đoạn 1 và đoạn 2 sử dụng PP phân loại khác liệt kê như thế nào? HS: - Phân loại: tiếp tục giới thiệu, trình bày những bộ phận vừa phân chia đó - Liệt kê chỉ cần giới thiệu. * GV: Mỗi văn bản thuyế minh sử dụng 1-2 PPTM khác nhau nhưng đều phù hợp và làm nổi bật mục đích yêu cầu thuyết minh, làm văn bản hấp dẫn, thuyết phục. PPTM có tầm quan trọng đặc biệt với bài văn thuyết minh. * HS xem lại đoạn văn 1a2 ? Điểm giống nhau? HS: Đều có công thức A là B ? Trường hợp nào sử dụng PP định nghĩa, vì sao? HS: Trường hợp 1 vì “ 1 thi sĩ- người hành hương” nói lên được đặc điểm riêng phân biệt Ba-sô với những người khác và những nhà thơ khác. ? Ví sao trường hợp 2 không phải PP định nghĩa? HS: “Bút danh” không đủ nói lên đặc điểm của Ba-sô, chỉ có tác dụng chú thích cho danh xưng Ba-sô *GV: Như vậy có thể nói ở trường hợp này, tác giả đã sử dụng thuyết minh bằng cách chú thích. ? Theo em, PP nào yêu cầu cao hơn? HS: PP định nghĩa * GV: 2 yêu cầu - Đặt sự vật hiện tượng cần thuyết minh vào loại lớn hơn. - Chỉ ra yếu tố nói lên đặc điểm bản chất của sự vật hiện tượng, phân biệt với các Sv-ht khác. ? Từ đó em cho biết PP định nghĩa và chú thích giống nhau và khác nhau như thế nào? * HS đọc BT1, SGK ? Trong văn bản, câu nào sử dụng PP chú thích? HS: Hoa lan đã được người phương đông tôn là “loài hoa vương giả” * HS đọc đoạn văn SGK, T50(2b) ? MĐ,YC của đoạn văn? ? MQH giữa các ý trong đoạn văn là quan hệ gì? ? Trình bày như trên đem lại hiệu quả gì? ? Như vậy ưu điểm của PP này là gì? * Hs đọc câu hỏi SGK, HS trả lời để củng cố bài học (BT về nhà) *GV định hướng: BT1: - Điều kiện cần: Hiểu biết chính xác, khoa học, khách quan về hoa lan ở VN, quan sát trực tiếp, nghe, đọc từ các tài liệu, từ các nhà chuyên môn. - Sử dụng các PPTM phù hợp, khéo léo + Chú thích: Họ lan chia làm 2 nhóm + Nêu VD, dùng số liệu: 10 loài + Miêu tả: Cánh hoa, màu sắc hoa BT2: GV yêu cầu: Chọn đề tài phù hợp, xác định đúng MĐ,YC, tìm kiếm sưu tập tài liệu liên quan, lập dàn ý, chọn PPTM, viết VB nháp, sửa chữa, bổ sung, trình bày. I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh. VD: - MĐ: TM công lao tiến cử người tài giỏi, anh hùng. KL: - PPTM là 1 hệ thống cách thức mà người TM sử dụng để đạt được mục đích mà mình đặt ra. - Mối quan hệ: Không có PPTM thì không đạt được MĐTM, ngược lại, PPTM phụ thuộc vào MĐTM. II. Một số phương pháp thuyết minh 1. Ôn tập các PPTM đã học - Nêu định nghĩa, giải thích: Quy sự vật được địn nghĩa vào loại của nó và chỉ ra đặc điểm, công dụng riêng (Cthức: Alà B) - Liệt kê: Trình bày tri thức theo một trật tự nhất định - Nêu ví dụ: Dẫn những VD cụ thể, đáng tin cậy để minh hoạ cho vấn đề đang TM - Dùng số liệu: Dùng số liệu chính xác để khẳng định độ tin cậy của tri thức được cung cấp. - So sánh: Dùng 2 đối tượng cùng loại hoặc khác loại để làm nổi bật đặc điểm, tính chất của đối tượng. - Phân loại, phân tích: Chia đối tượng thành từng loại, từng mặt, từng khía cạnh để lần lượt làm rõ từng ý. ĐOẠN 1: - Mđ, yêu cầu: Làm nổi bật công lao tiến cử người hiền tài cho đất nước của Trần Quốc Tuấn. - PPTM: Nêu VD (9ví dụ), liệt kê (gia thần – môn khách); nêu định nghĩa, giải thích. - Tác dụng, hiệu quả: Phù hợp, chính xác, nổi bật, hấp dẫn, đầy sức thuyết phục. Đoạn 2: - Mđ, yêu cầu: Nêu những bút danh của thi sĩ Ba-Sô - PPTM: giải thích, phân tích - Tác dụng, hiệu quả: Cung cấp những hiểu biết rõ ràng, cụ thể, thú vị Đoạn 3: - Mđ, yêu cầu: Số lượng tế bào trong cơ thể người - PPTM: Dùng số liệu, so sánh - Tác dụng, hiệu quả: Nội dung thuyết minh hấp dẫn, phong phú, cụ thể, thú vị. Đoạn 4: - Mđ, yêu cầu: Sự giản dị của điệu hát trống quân - PPTM: giải thích, phân tích - Tác dụng, hiệu quả: Giúp hình dung cụ thể, sinh động cấu tạo các nhạc cụ, dụng cụ và cách thức tiến hành điệu hát trống quân. 2. Tìm hiểu thêm một số PPTM a. Thuyết minh bằng cách chú thích So sánh 2 câu văn: - Ba- Sô là thi sĩ - người hành hương danh tiếng. - Ba-sô là bút danh PP định nghĩa PP chú thích Giống Đều theo công thức A là B Khác Chặt chẽ, chuẩn xác hơn Mềm dẻo, dễ sử dụng hơn b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân, kết quả Ngữ liệu: đoạn văn SGK, T50 - MĐ,YC : giới thiệu ý nghĩa bút danh Ba-sô - MQH giữa các ý trong đoạn văn : Quan hệ nguyên nhân kết quả. + Nguyên nhân: Niềm say mê cây chuối của Ba-sô. + Kết quả: Lai lịch bút danh Ba-sô - Hiệu quả: Người đọc hiểu rõ quá trình, nguồn gốc bút danh của Ba-sô một cách rõ ràng, cụ thể, hợp lý. - ưu điểm: Đối tượng TM hiện lên cặn kẽ, có quá trình, nguồn gốc rõ ràng hợp lý. III. yêu cầu đối với việc vận dụng PPTM - MĐTM quyết định việc lựa chọn các PPTM - PPTM được sử dụng cần phải: + Không xa rời mục đích thuyết minh + Làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật- hiện tượng + Làm cho người đọc người nghe tiếp nhận dễ dàng, hứng thú. IV.Tổng kết Ghi nhớ (SGK) V. Luyện tập D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 1 phút HS học bài, làm bài tập về nhà, nắm vững kiến thức. Chuẩn bị bài: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Ngày soạn: 19/2/2011 Ngày giảng: 21/2/2011 Tiết thứ: 73,74 Tên bài: Đọc văn CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN (Tản Viên từ phán sự lục – Trích “Truyền kì mạn lục”) - Nguyễn Dữ - A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Thấy được phẩm chất dũng cảm, kiên cường của nhân vật chính Ngô Tử Văn - đại biểu cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà, qua đó củng cố lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức nước Việt. - Thấy được cái hay của nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả. B. Phương pháp - Đàm thoại - Thuyết trình C. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp: 10B4: 2. Kiểm tra bài cũ:(2p) ? Nhắc lại những PPTM đã học, cho biết cách hiểu về PPTM bằng cách chú thích và bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả? 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: 1 phút Tuy cùng 1 tác giả nhưng Chuyện người con gái Nam Xương là loại truyện có nhân vật chính là những người phụ nữ đức hạnh khao khát cuộc sống yên bình hạnh phúc nhưng lại lâm vào cảnh ngộ éo le, oan khuất. Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên thuộc loại truyện có nhân vật chính là những người trí thức có tâm huyết, không chịu trói mình vào vòng danh lợi chật hẹp. b. Triển khai bài dạy THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG 5 phút * GV gọi HS đọc tiểu dẫn ? Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Dữ ? Đặc điểm tiêu biểu của thể truyền kì? ? Giới thiệu những nét chính về tác phẩm “Truyền kì mạn lục”? * Nguyễn Dữ là người đầu tiên ở nước ta dùng thuật ngữ “truyền kì”. Sau ông, có nhiều tác phẩm khác cùng loại: “Truyền kì tân phả” (Đoàn Thị Điểm), “Tân truyền kì mạn lục”(Phạm Quý Thích). * GV+HS đọc văn bản. Lưu ý: Cần đọc đúng giọng kể chuyện truyền kì thể hiện được tính hấp dẫn, chú ý chú thích. ? Nêu bố cục của truyện? HS: - Đoạn 1: .không cần gì cả: Giới thiệu nhân vật NTV và hoàn cảnh câu chuyện. - Đoạn 2: Đốt đền xongthoát nạn: Cuộc gặp gỡ của NTV với hồn tên tướng giặc họ Thôi và vị Thổ công. - Đoạn 3: Tử Văn vâng lờikhông bệnh mà mất: Cuộc đấu tranh giành công lí ở Minh ti. - Đoạn 4(còn lại): NTV được thưởng công xứng đáng. ? Ngô Tử Văn được giới thiệu là người như thế nào? ? Tìm những hành động, thái độ, lời nói của Ngô Tử Văn chứng minh cho tính cách ấy? * Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm trong 6 sự việc những chi tiết thể hiện tính cách của NTV? CÂU HỎI 1.T60 a. Đúng một phần: TV chỉ đả phá sự ngu tín vào những thần ác, bất chính chứ không đả phá tập tục thờ cúng thần linh nói chung. b. Đúng: Ngay từ mở đầu đã thể hiện tính cách TV- không thể không tức giận- diệt trừ tận gốc cái ác. c. Không đúng: TV không đốt đền vô cớ và không chi tiết nào thể hiện sự hiếu thắng, bất cần. d. Đúng: Trần Bình Trọng: ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc. = Lựa chọn e: b+d ? Cuộc đấu tranh của NTV có kết thúc như thế nào? ? Chiến thắng ấy có tác dụng như thế nào với cuộc sống của nhân dân? ? NTV đại diện cho những ai? Em biết gì về tên hung thần?Từ đó cho biết ý nghĩa chiến thắng của NTV? HS: + TV đại diện cho kẻ sĩ nước Việt; Tên hung thần là giặc Minh xâm lược + TV đại diện cho chính nghĩa; Tên hung thần là kẻ gian ác. CÂU 3 ? Sau chiến thắng ấy, NTV được thưởng công như thế nào? ? Chức phán sự là chức quan gì? (Dựa vào chú thích T55) ? Tại sao chàng được nhậm chức quan này? HS: Vì chàng dũng cảm bảo vệ chân lý,chính nghĩa. ? Việc nhậm chức của NTV có ý nghĩa gì? * Chất hiện thực của thể truyền kì nằm ở ngụ ý phê phán và khuyên răn giáo dục ? Tại sao có vụ xử kiện ơ âm phủ? HS: Vì hồn tên tướng giặc kiện NTV đốt đền. ? Hồn tên tướng giặc đã làm gì? HS: Giả mạo thổ thần hại dân ? Tại sao hồn tên tướng giặc có tội như vậy mà vẫn tồn tại? HS: + Các thần lân cận ăn của đút lót + Các phán quan làm việc chưa hết trách nhiệm, không theo sát thực tế, Diêm Vương bị lấp tai che mắt. ? Như vậy sự phê phán hướng đến những đối tượng nào? ? Từ 2 đối tượng phê phán ấy cho ta thấy 1 hiện thực xã hội như thế nào? HS: Kẻ ác sung sướng, người lương thiện bị oan ức; thánh thần ham của đút lót; Đại diện công lí bị lấp tai che mắt. ? Qua truyện, tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì? (Chú ý lời bình ở cuối truyện) HS: Hãy đấu tranh đến cùng chống cái xấu, cái ác. Chỉ có đấu tranh dũng cảm mới đem lại phần thắng cho chính nghĩa. * GV hướng dẫn HS trả lời câu 2 để tổng kết mục 2 (Đáp án: e - tổng hợp cả 4) CÂU 4: Nghệ thuật ? Căn cứ vào diễn biến các sự kiện lớn xảy ra với NTV, cho biết nhận xét của em về: Chi tiết mở đầu Cách thắt nút, mở nút Cách dẫn dắt các tình huống truyện Kết cấu CÂU 5: Chủ đề = Phần nội dung ở ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ BT1: HS có thể đồng tình hoặc không Gợi ý: + Bỏ câu “Nếu trùng trìnhngười khác mất” - giảm vẻ đẹp nhân vật + Kết thúc: 1. TV sống lâu trăm tuổi, khi mất được thánh Tản Viên mời về giữ chức Phán sự. 2. TV từ chối nhận chức phán sự và thực thi công lí ngay ở trong đời thực ở dương thế. BT về nhà: Tóm tắt truyện cần giữ đầy đủ những chi tiết quan trọng ở ngay phần nghệ thuật kể chuyện. I. Tìm hiểu chung - Tác giả: Nguyễn Dữ, sống khoảng thế kỉ XV, quê. - Đặc điểm thể truyền kì: - Tác phẩm Truyền kì mạn lục + Sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVI, gồm 20 truyện + Đánh dấu bước trưởng thành đột khởi của loại hình truyện ngắn Việt Nam thời trung đại. + Dùng yếu tố kì ảo làm phương thức sáng tác nhưng vẫn mang đậm chất hiện thực(Ngụ ý phê phán, khuyên răn, giáo dục) II. Đọc hiểu * Các chi tiết liên quan đến Ngô Tử Văn 1. NTV đốt đền 2. Tử Văn thấy khó chịu, sốt tồi thấy tên hung thần đến trắch mắng, đe doạ 3. Thổ thần đến báo cho Tử Văn biết sự việc đã trở nên nghiêm trọng và bảo cho Tử Văn biết cách chuẩn bị đối phó. 4. Bệnh Tử Văn nặng thêm rồi bị quỷ sứ bắt đến chỗ nhữn tội nặng với quang cảnh rợn người. 5. Tử Văn bị giải đến trước Diêm Vương, bị Diêm Vương quát mắng nhưng vẫn bình tĩnh dùng lời lẽ cứng cỏi kể đầu đuôi sự việc. 5. Lời Tử Văn được minh chứng, công lý được thực hiện. 1. Sự kiên định chính nghĩa của Ngô Tử Văn. - Ngô Tử Văn + Tên thật: “Tên là Soạn” + Quê quán: “Người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang” + Tính tình: Khảng khái, nóng nảy, cương trực, chính nghĩa. - Tính cách trên được thể hiện qua: + Hành động đốt đền trừ hại cho dân + Thái độ điềm nhiên, không khiếp sợ trước những lời đe doạ của tên hung thần + Sự gan dạ trước bọn quỷ dạ xoa và quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm + Thái độ cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực. - Bằng chính nghĩa và sự dũng cảm, cương trực, đấu tranh cho chính nghĩa, cuối cùng NTV đã chiến thắng. Tác dụng: + Giải trừ tai hoạ, đem lại cuộc sống an lành cho dân + Diệt trừ tận gốc thế lực tàn ác, lám sáng tỏ nỗi oan khuất, phục hồi danh vị cho thổ thần nước Việt. Ý nghĩa: + Khẳng định tinh thần dân tộc mạnh mẽ + Khẳng định niềm tin chính thắng tà + Khẳng định sự đấu tranh đến cùng chống cái xấu, cái ác, bảo vệ dân, bảo vệ chính nghĩa. - Được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên giữ gìn công lý. - Ý nghĩa việc nhận chức của NTV: + Là sự thưởng công xứng đáng + Noi gương cho người sau, khích lệ mọi người dũng cảm bảo vệ công lý, chống cái ác, cái xấu. + Là kiểu kết thúc có hậu của Truyền kì mạn lục. + Công lý, chính nghĩa được bất tử hoá. 2. Ngụ ý phê phán - 2 đối tượng phê phán + Hồn tên tướng giặc xâm lược lúc sống cũng như lúc chết đêùu giữ bản chất tham lam, hung ác, đáng bị trừng trị + Thánh thần quan lại cõi âm ham của đút lót, baoche cho kẻ ác. - Phơi bày hiện thực đầy rẫy bất công ở cõi âm từ đó cho thấy bất công trong xã hội đương thời, nhất là hiện tượng bọn tham quan ô lại tiếp tay cho kẻ ác gây bao nỗi khổ cho người dân lương thiện. 3. Nghệ thuật kể chuyện - Chi tiết mở đầu gây sự chú ý, hồi hộp - Câu chuỵện được thắt nút dần với những xung đột ngày càng căng thẳng, dẫn đến cao trào - Mở nút bằng kết thúc có hậu - Truyện được xây dựng kịch tính với kếtcấu chặt chẽ, logic, thu hút, lôi cuốn người đọc chia sẻ tình cảm, quan điểm với người viết. - Cách dẫn dắt truyện khéo léo, cách kể, tả sinh động, hấp dẫn. III. Tổng kết IV.Luyện tập D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 1 phút HS học bài, làm bài tập về nhà, nắm vững kiến thức. Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh + HS chuẩn bị 1 đoạn văn thuyết minh ra giấy để nộp + Giáo viên chuẩn bị một số đoạn văn tốt và các đoạn văn mắc lỗi để sử dụng.. Ngày soạn: 20/2/2011 Ngày giảng: 26/2/2011 Tiết thứ: 75 Tên bài: Làm văn: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Củng cố vững chắc kĩ năng viết đoạn văn đã học đồng thời thấy được mối liên quan chặt chẽ giữa các kĩ năng đó với kĩ năng lập dàn ý. - Vận dụng các kĩ năng đó để viết được một đoạn văn thuyết minh có đề tài gần gũi với cuộc sống hoặc việc học tập của học sinh. B. Phương pháp - Ô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 2_12524516.doc
Tài liệu liên quan