Tiết thứ: 81,82
Tên bài:
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
(Trích “Chinh phụ ngâm” – Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm (?))
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi khi chồng đi chinh chiến; thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến và đề cao hạnh phúc lứa đôi.
- Thấy được sự tài hoa, tinh tế trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.
* Trọng tâm: Tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến, đòi quyền được hưởng hạnh phúc lứa đôi thể hiện qua việc miêu tả thế giới nội tâm đầy những mong nhớ, cô đơn, khao khát của người chinh phụ.
B. Phương pháp
Đàm thoại, gợi mở, thuyết trình
C. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp:
10B4:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
70 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 70 đến 90, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h; Nêu ví dụ, giảng giải nguyên nhân kết quả.
- Giới hạn: 2 trang giấy
- Nội dung: thuyết minh một câu chuyện cổ tích, VD: Tấm Cám, Chử Đồng Tử, Cây khế, ...
- Dẫn chứng: Đời sống và tìm qua tư liệu
II. Gợi ý cách làm bài
- Chú ý trọng tâm bài văn thuyết minh: NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ của tác phẩm.
- Có thể giói thiệu đặc trưng thể loại truyện cổ tích nhưng không cần làm rõ.
III. Dàn ý sơ lược
a.ĐVĐ: Giới thiệu về truyện cổ tích sẽ thuyết minh
b. GQVĐ
- Về thể loại:
+ Truyện cổ tích sinh hoạt hay cổ tích về loài vật hay cổ tích thần kì
VD: Tấm Cám là truyện cổ tích thần kì.
+ Đặc trưng thể loại
VD: Truyện cổ tích thần kì thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người. Đặc trưng quan trọng nhất: Sử dụng các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của cốt truyện.
- Nội dung:
+ Giới thiệu nhân vật chính
+ Các sự kiện tiêu biểu
+ Kết cục câu chuyện
- Giá trị
+ Giá trị nội dung
VD: Tấm Cám: Phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ(dì ghẻ con chồng) đặc biệt là mâu thuẫn thiện – ác; Ý nghĩa xã hội: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
+ Giá trị nghệ thuật: Nhiều yếu tố thần kì, thể hiện mô típ quen thuộc của truyện cổ tích: Kiểu nhân vật mồ côi, nghèo khó, bất hạnh, trải qua nhiều khó khăn hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc.
c. KTVĐ: Sưc sống của truyện trong lòng người đọc, người nghe.
III. Tổng kết
Thu bài
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 1 phút
HS học bài, làm bài tập về nhà, nắm vững kiến thức.
Chuẩn bị bài: Tiết 78: Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt.
Ngày soạn: 25/2/2011
Ngày giảng: 4/3/2011
Tiết thứ: 78
Tên bài:
Tiếng Việt
Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Nắm được những yêu cầu sử dung jTieengs Việt ở các phương diện ngữ âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản, phong cách ngôn ngữ...
- Vận dụng được những yêu cầu trên vào việc sử dụng tiếng Việt, phân tích và sửa chữa lỗi về tiếng Việt.
B. Phương pháp
- Phân tích ngôn ngữ
- Thảo luận nhóm
- Luyện tập
C. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp:
10B4:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: 1 phút
Trong đời sống hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng tiếng Việt nhưng không pahir ai cũng ý thức được việc mình sử dụng hay sai. Tiếng Việt cũng có những yêu cầu, những quy định riêng và để nói, viết đúng và hay thì phải ngôn ngữ đúng tôn trọng những yêu cầu ấy.
B. Phương pháp
b. Triển khai bài dạy
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
? Chuẩn mực là gì?
HS: Đúng, chính xác theo các quy định sẵn có
- GV hướng dẫn Hs làm bài tập, GV tổng kết
a. Giặc – giặt: nói và viết sai phụ âm cuối
dáo-ráo : nói và viết sai phụ âm đầu
lẽ, đỗi – lẻ, đổi: nói sai thanh điệu
b. Cần khắc phục những lỗi phát âm địa phương: Dưng mờ(nhưng mà), mờ (mà), bẩu (bảo).
? Về ngữ âm và chữ viết cần tuân theo những yêu cầu nào? (Ghi nhớ)
* Bt1,SGK
? Chữa lỗi chính tả những từ sau (GV đọc, HS ghi lên bảng)
- Sa cơ lỡ bước, sạch sẽ như chùi, say như điếu đổ, sẩy đàn tan nghé, sốt ruột sốt gan, sờ soạng như xẩm tìm gậy, xương sắt da đồng.
* HS làm việc theo nhóm bàn, phân tích và chữa các lỗi trong 2 phần a, b sau đó GV tổng kết.
a.
Từ sai
Nguyên nhân sai
- Chót lọt
- Truyền tụng
- Mắc và chết
- Bệnh nhân được pha chế
- Sai về cấu tạo
- Nhầm lẫn từ H-V gần âm, gần nghĩa.
- Sai kết hợp từ.
- Sai kết hợp từ.
b. Những câu nào đúng?
? Những câu sai chữa như thế nào? Vì sao?
? Phân biệt yếu điểm và điểm yếu?
HS:
+ Yếu điểm = Điểm quan trọng, trọng yếu
+ Điểm yếu: Điểm hạn chế, không phải điểm mạnh.
? Về từ ngữ cần đảm bảo những yêu cầu nào?
(SGK)
* GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 2 bài tập. GV thu phiếu, tổng kết, cho điểm.
GV yêu cầu học sinh chỉ ra lỗi sai, sắp xếp lại, lý giải cách sắp xếp.
? Về ngữ pháp cần đảm bảo yêu cầu gì? (Ghi nhớ)
? Chỉ ra những từ dùng sai, nêu biện pháp sửa chữa?
? Tìm các dấu hiệu thuộc ngôn ngữ nói trong PCNN sinh hoạt?
? Thay thế câu “Con có dám....” bằng 1 câu trong PCNN hành chính?
HS: Tôi xin cam đoan những điều trên là sự thật. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
? Về PCNN cần đảm bảo những yêu cầu gì? (Ghi nhớ)
? Nghĩa gốc của các từ “đứng”, “quỳ”
HS: tư thế thân thể con người
? Trong câu tục ngữ, chế đứng, sống quỳ có nghĩa là gì? So sánh với câu chết vinh còn hơn sống nhục?
Hs:
- Chết đứng: Chết hiên ngang, có khí phách cao đẹp.
- Sống quỳ: Sống quỵ lụy, hèn nhát
* Mang tính hình tượng và giá trị biểu cảm cao.
? Dùng 2 hình ảnh ẩn dụ và so sánh đó có tác dụng gì?
? ĐV dùng phép điệp, phép đối ở chỗ nào?
HS: Điệp cấu trúc, điệp từ; đối 2 vế; nhịp điệu dứt khaots, khỏe mạnh (dùng các câu ngắn).
* GV: Cần sử dụng ngôn ngữ sao cho đạt được tính nghệ thuật để có hiệu quả giao tiếp cao. Muốn thế cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo ngôn ngữ theo các phương thức chuyển hóa, các phép tu từ.
- Yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ. T68
* GV hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà.
I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt
1. Về ngữ âm và chữ viết
- Phát âm theo âm chuẩn của tiếng Việt.
- Viết đúng theo quy tắc hiện hành của chữ quốc ngữ.
VD: Cách viết phiên âm tiếng nước ngoài.
2. Về từ ngữ
a.
Chữa lại
- Bỏ từ lọt
- Truyền thụ, truyền đạt
- Số người mắc các bệnh truyền nhiễm và chết vì các bệnh ấy đã giảm dần
- Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc đặc biệt mà khoa dược đã pha chế
b. Câu đúng: 2,3,4
- Câu sai:
+ C1: yếu điểm – điểm yếu.
+ C5: linh động – sinh động.
3. Về ngữ pháp
a. Chữa lỗi ngữ pháp
- Câu không phân định rõ thành phần trạng ngữ và chủ ngữ
Chữa:
+ C1: Bỏ từ qua
+ C2: Bỏ từ của, thay bằng dấu phẩy
+ C3: Bỏ các từ “đã cho” thay bằng dấu phẩy.
- Chưa đủ các thành phần chính, chỉ là 1 cụm danh từ được phát triển dài
Chữa:
+ Thêm TN làm chủ ngữ
+ Thêm TN làm VN
b. Lựa chọn câu đúng (C2,3,4)
C1: Sai vì không phân định rõ thành phần phụ đầu câu với chủ ngữ.
c. ĐV sai ở mối liên hệ, sự liên kết giữa các câu lộn xộn, thiếu liên kết logic. Cần sắp xếp lại các câu, các vế câu và thay đổi một số từ ngữ để ys của cả đoạn mạch lạc và phát triển theo trình tự hợp lý.
4. Về phong cách ngôn ngữ
a. Từ dùng không hợp PCNN
Hoàng hôn
Buổi chiều
PCNN nghệ thuật
PCNN hành chính
Hết sức là
Rất, vô cùng
PCNN sinh hoạt
VB nghị luận
b. Ngôn ngữ nói
- Các từ xưng hô: bẩm, cụ con
- Thành ngữ: trời tru đất diệt, 1 thước cắm dùi không có.
- Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ: sinh ra, có dám nói gian, quả, về làng về nước, chả làm gì nên ăn...
II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao
a.Câu thành ngữ:
“Chết đứng còn hơn sống quỳ”
b. Hình ảnh ẩn dụ và so sánh
- AD: chiếc nôi xanh
- So sánh: máy điều hòa khí hậu
* Dùng những vật mang lại lợi ích cho con người để biểu thị chức năng cây cối, có tác dụng cụ thể , tạo cảm xúc thẩm mĩ.
c.
Lời kêu gọi có âm hưởng hùng hồn, vang dội, tác động mạnh mẽ đến người nghe, người đọc.
III. Luyện tập
BT1:
BT2:
- Hạng: Phân biệt người theo phẩm chất tốt, xấu = mang nét nghĩa xấu, không phù hợp
- Lớp: Phân biệt theo tuổi tác, không có nét nghĩa xấu = Phù hợp
- Phải: bắt buộc, nặng nề = không phù hợp
- Sẽ: nét nghĩa nhẹ nhàng, phù hợp sắc thái vinh hạnh.
BT3:
C1: những bài nhiều hơn tất cả (cái gì?)
Sửa: bỏ những bài, hơn tất cả
C2: Họ = thiếu liên kết với câu trước
Sửa: thay họ = những con người trong ca dao.
BT4: Câu văn biểu cảm, tính hình tượng cụ thể là nhờ quán ngữ tình thái, từ miêu tả âm thanh và hionhf ảnh, dùng hình ảnh ẩn dụ.
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 1 phút
HS học bài, làm bài tập về nhà, nắm vững kiến thức.
Chuẩn bị bài: Tiết 79,80: Hồi trống Cổ Thành, Đọc thêm : Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
HS chuẩn bị trước nội dung bài đọc thêm.
Ngày soạn: 5/3/2011
Ngày giảng: 7/3/2011
Tiết thứ: 79
Tên bài:
Đọc văn
Hồi trống Cổ Thành
(Trích hồi 28 – Tam Quốc Diễn Nghĩa)
- La Quán Trung –
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Hiểu được tính cách cương trực, biểu hiện lòng trung nghĩa của Trương Phi và tình cảm keo sơn gắn bó của những người anh em kết nghĩa.
- Cảm nhận được không khí chiến trận qua đoạn trích.
B. Phương pháp
- Thuyết trình
- Thảo luận nhóm
- Đóng kịch
C. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp:
10B4:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: 1 phút
Đọc “Tam quốc diễn nghĩa” không ai có thể quên hình ảnh 3 anh em kết nghĩa lập nên nhà Tây Thục: Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi. Tuy “cuộc diện Tam quốc là một cuộc chiến tranh thiên hạ li kì đệ nhất cổ kim” (Kim Thánh Thán) kéo dài gần 100 năm để rồi cuối cùng nằm trong tay cha con Tư Mã. Nhưng ấn tượng về tình nghĩa sâu sắc của 3 anh em Lưu-Quan-Trương không bao giờ phai nhòa trong lòng người đọc.
B. Phương pháp
b. Triển khai bài dạy
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* HS đọc tiểu dẫn
? Em hiểu gì về tác giả và tác phẩm?
(HS tóm tắt vào vở)
* GV giới thiệu một vài câu chuyện trong “Tam quốc diễn nghĩa” để tạo không khí.
* Bối cảnh của câu chuyện là hoàn cảnh loạn lạc. Trong hoàn cảnh ấy, sự liên kết giữa các anh hùng là cần thiết và nền tảng sự liên kết ấy là trung nghĩa – trung tín. Đoạn trích diễn ra như một màn kịch.
* GV chia vai cho HS đọc, chú ý đọc đúng giọng điệu, thái độ các nhân vật.
? Nêu các thành phần cốt truyện?
- Trình bày: Giới thiệu nhân vật, sự việc, hoàn cảnh (.....2 chị...)
- Thắt nút: Mâu thuẫn giữa QC và TP (TP từ khi...theo ra thành)
- Phát triển: Các diễn biến tiếp theo
- Cao trào: Sự xuât hiện của Sái Dương
- Mở nút (kết thúc): QC chém Sái Dương, anh em hòa giải, TP thụp lạy QC.
CÂU 1.SGK
? Tại sao TP nổi giận định đâm chết QC?
* Quan điểm của TP rất nhất quán: Tôi trung không thờ hai chủ. Khi biết QC ở trong doanh trịa Tào, TP không chấp nhận QC, mối quan hệ kết nghĩa trở thành thù địch.
? NHững từ ngữ thể hiện hành động, điệu bộ, động tác, lời nói của TP (Điền vào bảng hệ thống)
Hành động
Chi tiết
- Khi nghe tin QC đến:
+ Chẳng nói năng gì
+ Lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa
+ Dẫn 1000 quân đi tắt ra cửa Bắc
- HĐ cụ thể:
+ 2 lần xông vào đâm QC
+ Ra đk buộc QC phải c/m: đánh 3 hồi trống phải chém được đầu tướng giặc.
NX
- Diễn ra dồn dập, tức thì, không chậm trễ
- Nóng nảy, biểu thị thái độ rõ ràng, kiên quyết
? Như vậy, đặc điểm tính cách nào là nổi bật nhất trong tình huống này?
HS: TP là người bộc trực nóng nảy, có lập trường nhất quán.
? QC bị đặt vào tình huống hiểu nhầm như thế nào?
? Tại sao QC phải tức tốc giết SD chỉ trong 1 hồi trống mà ko phải 3 hồi?
? Em hãy so sánh tính cách 2 nhân vật QC và TP?
HS: cả 2 đều cương quyết và c./m bằng hành động.
Khác:
+ TP: Thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi, đơn giản, lỗ mãng
+ QC: Lấy trung nghĩa làm trọng, ôn tồn, độ lượng
? Tại sao đoạn trích lại có tên là HỒi trống Cổ Thành?
? Hồi trống có ý nghĩa gì?
? Nhận xét nghệ thuật kể chuyện?
HS làm BT 5 phút
? Viết cảm nghĩ về 1 trong 2 nhân vật vừa học.
I. Tìm hiểu chung
* Tác giả:
- Sinh 1330-1400, tên thật : La Bản, ...
- Tính tình: cô độc, lẻ loi, thích 1 mình ngao du.
- Có những đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh – Thanh ở Trung Quốc.
* Tác phẩm
- Ra đời đầu đời Minh, gồm 120 hồi
- Nội dung:
* Đoạn trích:
Thuật lại việc Quan Công đi tìm minh chủ Lưu Bị, qua năm cửa ải, chém 6 tướng Tào, về đến Cổ Thành bị Trương Phi nghi ngờ bội nghĩa, quyết sống mái với mình.
II. Đọc – hiểu
1. Tính cách nhân vật
a. Tính cách Trương Phi
- Nguyên nhân nổi giận:
+ Nghĩa rằng QC là kẻ bội nghĩa, bỏ anh hàng Tào.
+ Định đâm QC để bảo vệ lời thề kết nghĩa.
Điệu bộ, động tác
Lời nói
- Mắt trợn tròn xoe
- Râu hùm vểnh ngược
- Hò hét như sấm
- Thẳng cánh đánh trống
- Xưng hô: mày – tao
- Lập luận: Mày
+ Bỏ anh
+ Hàng Tào
+ Được phong hầu tứ tước
+ Đến đây đánh lừa tao
+ Nói dối
+ Đâu có bụng tốt
+ Lại đây tất là để bắt ta đó
Khẩn trương, dứt khoát
Thẳng thắn, đơn giản, lỗ mãng
- Nóng nảy là bản chất của TP thể hiện tính cách bộc trực, thẳng thắn, nói là làm, không thấy thì không tin.
- Nguyên nhân sự nóng nảy của TP
+ Sự ấm ức bị dồng nén lâu ngày bùng lên khiến TP hành động theo suy nghĩ đơn giản
+ Q/n nhất quán của TP về trung nghĩa: Tôi trung không thờ hai chủ.
+ Cần xác định rõ thực hư việc QC theo Tào, không cần biết bản chất sự việc (suy nghĩ đơn giản, 1 chiều)
b. Tính cách Quan Công
- QC bị đặt vào một tình huống đặc biệt: bị hiểu nhầm bởi chính người em kết nghĩa
- Vẻ đẹp trung tín:
+ Tạm hàng để bảo vệ hai chị dâu
+ GIữ lời hứa và cũng là điều kiện đặt ra để bảo vệ mình: Hàng hán chứ không hàng Tào, biết anh ở đâu thì đi ngay.
+ Bình tĩnh, khôn khéo cầu cứu 2 chị dâu, ôn tồn không cố chấp vì hiểu rõ cốt cách của TP
+ Chấp nhận điều kiện kahwcs nghiệt để minh oan
- Giết Sái Dương chỉ trong 1 hồi trống, thể hiện:
+ tài năng của viên đại tướng đứng đầu ngũ hổ tướng đất Thục
+ Chứng minh bản chất: lấy trung nghĩa làm trọng
2. Hồi trống Cổ Thành
- Gợi không khí trận mạc (ra quân, thu quân) trong đó mở ra các mâu thuẫn
- Hồi trống là điều kiện, là quan tòa phán xét QC trung thành hay phản bội.
- Ý nghĩa:
+ Đặt QC vào thử thách đặc biệt mang ý nghĩa thách thức
+ Ca ngợi tình nghĩa vườn đào giữa 3 anh em kết nghĩa.
+ Ca ngợi cuộc đoàn tụ giữa các anh hùng
= Hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ.
3. Nghệ thuật
- Mâu thuẩn được dẫn dắt nhanh, phát triễn vững chắc, giải quyết đột ngột tạo sức hấp dẫn
- Giàu kịch tính, đậm không khí chiến trận và khí phách anh hùng.
- Lời kể chuyện không tô vẽ, không bình phẩm, dồn nén hành động thông qua các động tác liên tiếp để bộc lộ tính cách nhân vật.
III. Tổng kết
(Ghi nhớ)
VI. Luyện tập
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 1 phút
HS học bài, làm bài tập về nhà, nắm vững kiến thức.
Chuẩn bị bài: Tiết 80: Đọc thêm : Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
HS chuẩn bị trước nội dung bài đọc thêm theo nội dung hướng dẫn trong phần hướng dẫn đọc bài để thuyết trình.
Ngày soạn: 5/3/2011
Ngày giảng: 7/3/2011
Tiết thứ: 80
Tên bài:
Đọc thêm
Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
(Trích hồi 21 – Tam Quốc Diễn Nghĩa)
- La Quán Trung –
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Hiểu được tính cách của Tào Tháo và Lưu Bị
- Thấy rõ được nghệ thuật kể chuyện giàu kịch tính thông qua cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ của từng nhân vật và chi tiết chọn lọc.
B. Phương pháp
- Hướng dẫn đọc thêm
- Thảo luận nhóm
- HS thuyết trình
- Nhận xét, đánh giá
C. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp:
10B4:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
B. Phương pháp
b. Triển khai bài dạy
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
2 phút
3 phút
10 phút
* Trước đoạn “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng”, Đổng Thừa (quốc cữu) va Lưu Bị bàn bạc “họp đủ 10 người trung tín để trừ quốc tặc”, Lưu Bị khuyên “nên thong thả” và đừng để tiết lộ việc lớn.
* GV hướng dẫn HS đọc đoạn trích
* GV chia nhóm thảo luận các câu hỏi trong phần hướng dẫn đọc bài
- GV gọi 2 HS lần lượt lên thuyết trình, đánh giá cho điểm.
? Tâm trạng Lưu Bị khi phải ở nhờ TT như thế nào?
* GV hướng dẫn HS chia bảng để so sánh 2 nhân vật sau khi cung cấp 1 vài câu chuyện về cả 2 nhân vật.
Lưu Bị
Q/niệm
“Ta thà chết chứ không làm điều phụ nghĩa”
Chính sách
- Thong thả, lấy lòng thành đối đãi, dùng nhân nghĩa
- Biết trọng người tài, chiêu hiền đãi sĩ
- Đối xử với tướng lĩnh như người thân trong gia đình.
- Thương dân nên được dân ủng hộ
Tính cách
Có yếu tố quan trọng nhất mà người cầm quân phải có: “nhân hòa” – là nhân vật anh hùng trong tâm trí nhân dân
Ví dụ
- Tam cố thảo lư
- Kết nghĩa vườn đào
- Khi làm quan úy huyện An Hỉ, làm tri huyện Tân Dã không phạm chút gì của dân, cuộc sống nhân dân ấm no
Nhận xét
LB như 1 tấm gương trong suốt có thể soi rõ lòng dạ nham hiểm tâm địa đen tối của Tào Tháo
= ANH HÙNG
? Tào Tháo là anh hùng hay gian hùng? Tác giả khen hay chê TT?
(HS dựa vào bài học để trả lời)
I . Tiểu dẫn
II. Hướng dẫn đọc thêm
1. Tâm trạng Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo
- Hoàn cảnh: Chưa có đất lập nghiệp, phải sống nhờ Tào Tháo, chưa tìm được cách thoát thân
- Tìm cách tự giấu mình, ngày ngày học làm vườn để Tào Tháo khỏi nghi ngờ
- Nhẫn nhịn náu mình chờ thời
+ Gạt phắt thắc mắc của em
+ Giật mình khi bị TT nắn gân
+ Tìm cách thoái thác bằng cách đưa ra các tên tuổi trên võ đài chính trị để bình luận và bác bỏ
+ Giật mình đánh rơi đũa khi nghe TT lật ngửa ván bài nhưng đã nhanh chóng che đậy thái độ.
NX: Thể hiện cuộc đấu trí ngoạn mục, sự đối chọi gay gắt về quan niệm anh hùng
2. Tính cách nhân vật
Tào Tháo
“Ta thà phụ người chứ quyết không để người phụ ta”
- Nhanh chóng
- Dùng âm mưu sảo trá
- Dùng bạo lực
- Quý trọng nhân tài
- Có yếu tố “thiên thời”
- Phẩm chất: Thông minh, cơ trí, ngoan cường, quỷ quyệt
- Chuyện chỉ cho quân sĩ rừng mơ trên đường đánh Trương Tú (Hồi 17)
- Giết cả nhà Lã Bá Xa (hồi 4) khi nghe họ bàn bạc việc giết lợn.
Càng thông minh bao nhiêu càng đa nghi bấy nhiêu, càng cơ trí bao nhiêu càng nham hiểm bấy nhiêu, càng ngoan cường bao nhiêu càng tàn bạo bấy nhiêu
= GIAN HÙNG
3. Nghệ thuật
- Thể hiện nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn
- Ngòi bút khen chê rành rọt, hầu như sắp xếp thành 2 phía trắng đen rõ ràng.
- Xây dựng hình tượng nhân vật TT vừa gian vừa hùng khẳng định thái độ khiển trách và đùa cợt nhân vật TT của tác giả.
III. Luyện tập
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 1 phút
HS học bài, làm bài tập về nhà, nắm vững kiến thức.
Chuẩn bị bài: Tóm tắt văn bản thuyết minh
Ngày soạn: 5/3/2011
Ngày giảng: 11/3/2011
Tiết thứ: 83
Tên bài:
Tóm tắt văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Hiểu mục đích yêu cầu của việc tóm tắt văn bản thuyết minh
- Biết cách tóm tắt văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản.
B. Phương pháp
Phát vấn, so sánh, thực hành
C. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp:
10B4:
2. Kiểm tra bài cũ:? Nêu cảm nhận của em về 3 anh em kết nghĩa Lưu - Quan –Trương?
(Hs dựa vào 2 đoạn trích trong Tam quốc diễn nghĩa để trả lời)
3. Bài mới:
B. Phương pháp
b. Triển khai bài dạy
Tóm tắt một văn bản thuyêt minh có nội dung đơn giản là cơ sở để viết một bài văn thuyết minh. Biết cách tóm tắt là biết cách rút dàn ý cơ bản và từ đó thành thạo hơn các thao tác về văn thuyết minh đã học.
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
? Nhắc lại mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự?
? Theo em ,tóm tắt VBTM để làm gì?
? Khi tóm tắt 1 VBTM, cần có yêu cầu nào?
? So sánh sự giống và khác nhau?
Tiêu chí
Tóm tắt VBTS
Mục đích
Nắm vững tính cách, số phận nhân vật chính, góp phần tìm hiểu, đánh giá tác phẩm văn học sâu sắc hơn
Yêu cầu
- Trung thành với văn bản gốc
- Nhắn gọn, hấp dẫn, gợi dấu ấn của toàn văn.
* Như vậy, về mục đích, yêu cầu không khác nhau nhiều, mục đích của VBTM hẹp hơn nhưng tính hữu ích không thua kém việc tóm tắt VBTS.
?VB thuyết minh về đối tượng nào?
? Đại ý của VB này là gì?
? Em tóm tắt VB này để làm gì?
(Giới thiệu cho người đọc nội dung như đại ý)
* Đọc kĩ VB, gạch chân những ý quan trọng.
? VB được chia thành mấy đoạn? Nêu bố cục VB?
Dựa vào bố cục, em hãy viết 1 đoạn văn tóm tắt trong khoảng 10 câu, GV thu bài để lấy điểm 15 phút.
* GV chia lớp thành 4 nhóm làm BT1, 2
- HS làm bài theo các bước đã nêu
- Hs trình bày kết quả thảo luận trong sổ thảo luận.
VB: “Nhà sàn”
Đối tượng, cách TM
- Công trình kiến trúc
- Giới thiệu cấu tạo, công dụng, nguồn gốc, ý nghĩa.
* GV đọc tóm tắt tham khảo trong SGV, T66.
I. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh
Tóm tắt VBTM
Giúp người đọc, người nghe tiết kiệm thời gian, dễ hiểu, dễ nhớ những điều cơ bản về đối tượng thuyết minh
- Ngắn gọn, rành mạch, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc
II. Cách tóm tắt VBTM
1. VD
a. Đối tượng thuyết minh: Ngôi nhà sàn, một công trình dân dụng quen thuộc của phần lớn cư dân miền núi nước ta và một số dân tộc các nước Đông Nam Á.
- Đại ý: Giới thiệu về cấu tạo, nguồn gốc, công dụng và ý nghĩa của nhà sàn
b. Bố cục
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhà sàn và mục đích sử dụng của nó. (Đ1)
- Thân bài: Thuyết minh cụ thể các mặt khác nhau của nhà sàn
+ Cấu tạo (Đ2)
+ Nguồn gốc, công dụng (Đ3)
- Kết bài: Ý nghĩa sử dụng và ý nghĩa văn hóa- du lịch của nhà sàn (Đ4)
c. Viết tóm tắt
2. Cách tóm tắt 1 VB thuyết minh: 4 Bước
- B1: Xác định mục đích yêu cầu
- B2: Đọc kĩ văn bản gốc, tìm bố cục, có thể gạch dưới những ý quan trọng, lướt qua những đoạn, câu không quan trọng.
- B3: Viết VB tóm tắt (có những câu viết nguyên văn theo VB gốc, có nhứng câu cần diễn đạt theo lời văn của mình.)
- B4: Đối chiếu với VB gốc, kiểm tra, sủa chữa.
III. Luyện tập
BT1:
- Đối tượng thuyết minh: Tiểu sử và sự nghiệp của nhà thơ Ma-su-ô Ba-sô và những đặc điểm của thơ Hai-cư
- Bố cục:
+ DD1: Tóm tắt tiểu sử và giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu
+ DD2: Những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thơ Hai-cư
BT2:
- Đối tượng thuyết minh: Giới thiệu danh lam thắng cảnh đền Ngọc Sơn Hà Nội
Sự khác biệt:
VB: “Đền Ngọc Sơn”
- Danh lam thắng cảnh
- Vừa giới thiệu kiến trúc vừa ca ngợi vẻ đẹp nên thơ, vừa bày tỏ tình yêu và niềm tự hào với di sản văn hóa dân tộc
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 1 phút
HS học bài, làm bài tập về nhà, nắm vững kiến thức.
Chuẩn bị bài: Tiết 81,82: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Ngày soạn: 12/3/2011
Ngày giảng: 14/3/2011
Tiết thứ: 81,82
Tên bài:
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
(Trích “Chinh phụ ngâm” – Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm (?))
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi khi chồng đi chinh chiến; thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến và đề cao hạnh phúc lứa đôi.
- Thấy được sự tài hoa, tinh tế trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.
* Trọng tâm: Tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến, đòi quyền được hưởng hạnh phúc lứa đôi thể hiện qua việc miêu tả thế giới nội tâm đầy những mong nhớ, cô đơn, khao khát của người chinh phụ.
B. Phương pháp
Đàm thoại, gợi mở, thuyết trình
C. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp:
10B4:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
B. Phương pháp
b. Triển khai bài dạy
Khoảng những năm 30, 40 của thế kỉ XVIII, những cuộc nội chiến diễn ra liên miên giữa các tập đoàn phong kiến với nhau, rồi các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra khắp nơi. Tác phẩm chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời vào thời điểm đí thật đúng lúc vì nó đã nói lên được lòng căm ghét chiến tranh, ước mơ về một cuộc sống đoàn tụ trong hạnh phúc của các gia đình. Đó là ước mơ chính đáng của đông đảo tầng lớp nhân dân mà tác giả cảu khúc ngâm chinh phụ đã giúp họ giãi bày.
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
? Cho biết sự khác biệt trong cách ghi đầu bài so với các bài đọc văn đã học? Sự khác biệt đó cho thấy điều gì?
HS: Có ghi tên tác giả và dịch giả ngang nhau, tìm hiểu như nhau, cho thấy vai trò quan trọng của dịch giả.
? Những thông tin nào giúp về tác giả và dịch giả giúp em hiểu thêm về tác phẩm này?
HS:
* Tác giả:
- Có phong cách cao trội (P.Đ.Hổ)
- Ông còn làm thơ, phú chữ Hán
- Tính thích rượu, đềnh đoàn không buộc, trong khaongr trường ốc văn chương, ông tiếng lừng thiên hạ (P.Đ.Hổ)
- Ô là người nổi tiếng chăm học, mặc dù học rất giỏi nhưng vì không đỗ đại khoa nên ông chỉ làm một chức quan nhỏ, sau về hưu dạy học.
* GV:
- Tác phẩm do Đ.T.C cảm thời thế mà làm ra.
- Sơ lược mạch tự tình của tác phẩm:
Đôi vợ chồng trẻ hương lửa đương nồng thì chiến tranh xảy ra. Nửa đêm, nhà vua truyền hịch xuất chinh. Người chinh phu lấy phép công làm trọng đã quyết tâm lên đường. Buổi tiễn đua, lòng người chinh phụ buồn rười rượi nhưng cũng thoáng niền tự hào, hi vọng người chồng sẽ đạt được công danh. Nhưng rồi sự chờ đợi cứ mỏi mòn theo ngày tháng. Người chinh phụ tưởng tượng ra cảnh chiến trường xa xăm và lo lắng cho chồng. Nàng sống lẻ loi, cô đơn, khao khát hạnh phúc lứa đôi trong chờ đợi. Phàn cuối là những tưởng tượng, hi vọng vào ngày chiến tranh kết thúc, chinh phu trở về hiển vinh, gia đình hạnh phúc
* GV đọc bản phiên âm (Sách tác phẩm, Tr45)
* HS đọc bản dịch thơ
* Lưu ý: Giọng đọc thể hiện tâm trạng, chú ý kết cấu đối xứng C7, tiểu đối C8, các từ láy, các câu hỏi.
? Những sắc thái cung bậc nỗi cô đơn của người chinh phụ hiện lên như thế nào trong từng phần đoạn trích?
* GV:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ
(Tiếng thu - LTL)
? Em hãy kể lại câu chuyện của người chinh phụ trong đoạn trich?
HS: Chinh phu đi chiến trường, người chinh phụ nhớ chồng hết đi lại, buông rèm rồi cuốn rèm chờ tin chồng. Bên ngoài chẳng thấy hơi tin, trong phòng chỉ có ngọn đèn mờ tỏ. Nhớ chồng, người chinh phụ ngóng cả 5 canh, chờ cả ngày dài, thời gian đằng đẵng. Chinh phụ gắng gượng làm những việc nữ công nhưng ko thoát khỏi cảm giác lo lắng, cô đơn nên đành nhờ gió xuân chuyển nỗi nhớ và sự chờ đợi thủy chung đến chồng. Cảnh buồn bã và lòng người thì đau đớn.
CÂU 1: Chỉ ra các yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm trạng người chinh phụ và ý nghĩa diễn tả nội tâm của các yếu tố đó?
* GV: So sánh
- Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thờ chồng chẳng quên.
(Đại Nam quốc sử diễn ca)
Miêu tả, kể lại sự kiện d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an 10.doc