Giáo án Ngữ văn 10 tiết 77, 78: Đọc văn Hồi trống cổ thành (Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa) - La Quán Trung

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Tình huống đoạn trích

- Cuộc gặp gỡ giữa 2 anh em chí thiết và một mâu thuẫn không thể dung hòa.

- Lòng trung nghĩa chỉ có thể chứng minh bằng hành động quyết liệt chỉ trong ba hồi trống.

2. Hồi trống cổ thành

2.1 Hồi trống thử thách

- Nguyên nhân: Sự hiểu lầm.

- Cao trào: Sự xuất hiện của Sái Dương.

- Hướng giải quyết: Chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống

* Sự thử thách càng quyết liệt hơn khi Trương Phi thẳng tay đánh trống.

 - Chi tiết Sái Dương đến đã củng cố thêm sự nghi ngờ vốn tốn tại trong suy nghĩ của Trương Phicho rằng Quan công đem quân vào thế bí, bị nghi ngờ nhiều hơn, nó như một bằng chứng buộc tội Quan Công. Đến lúc này, mâu thuẫn đạt đến đỉnh điểm, nó thúc đẩy cho tình huống truyện diễn ra nhanh hơn, buộc các nhân vật phải có những hành động để giải quyết. Nó là tình huống bất lợi nhưng đồng thời lại tạo cơ hội cho Quan công được chứng tỏ sự trong sạch của mình. Quan Công chém đầu Sái Dương để minh oan. Nếu như Sái Dương không đến thì mâu thuẫn này sẽ chưa thể giải quyết ngay được.

 

doc10 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 77, 78: Đọc văn Hồi trống cổ thành (Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa) - La Quán Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Thực hành Cao Nguyên Tuần: 26 Tiết: 77-78 Giáo viên hướng dẫn: TS. Đoàn Tiến Dũng Ngày soạn: 28/02/2018 Giáo sinh thực tập: H’ Thêu Ngày dạy: ĐỌC VĂN HỒI TRỐNG CỔ THÀNH (Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa) - La Quán Trung - MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp học sinh hiểu được: 1. Kiến thức: - Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa cao đẹp của ba anh em kết nghĩa, một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa. - Đoạn trích mang màu sắc sử thi anh hùng, hồi trống đã gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng. 2. Kỹ năng: - Giúp cho học sinh có được kỹ năng phân tích một tác phẩm tiểu thuyết Trung Hoa cổ điển. - Củng cố cho học sinh kỹ năng tìm kiếm, khai thác và tổng hợp thông tin. - Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm. Thái độ: - Nhận thức được vị trí của tác phẩm đối với nền tiểu thuyết Trung Quốc nói chung và thế giới nói riêng. - Giúp cho học sinh thấy được tầm quan trọng của chữ tín, nghĩa trong xã hội. - Dạy cho học sinh biết quý trọng tình anh em, sống chung thủy với bạn bè. 4. Về năng lực: - Năng lực đọc hiểu tiểu thuyết Trung Hoa theo đặc điểm thể loai. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. - Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên: - SGK, SGV, thiết kế bài giảng, giáo án, bảng phụ. - Thiết bị trình chiếu, bút chiếu. - Chân dung nhà văn La Quán Trung. - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi. - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp. - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. Học sinh: - Đọc bài và soạn bài ở nhà. - Đồ dùng học tập. - SGK, SBT, vở ghi, vở soạn. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH - Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, thực hành. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: 2. Bài mới: Lời vào bài: Văn học thời Minh - Thanh là giai đoạn phát triển cuối cùng của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Đây là thời kỳ nền văn học Trung Quốc khá đa dạng và phong phú, đạt nhiều thành công về nghệ thuật. Trong đó có sự lên ngôi của tiểu thuyết. Có thể kể đến những đỉnh cao tiêu biểu của tiểu thuyết Minh - Thanh như: Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, Thủy Hử của Thi Nại Am Trong đó Tam Quốc Diễn Nghĩa là tác phẩm phản ánh một thời kỳ dài đầy biến động của lịch sử Trung Quốc thời Tam quốc. Đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” có kết cấu hoàn chỉnh và đầy kịch tính. Mặc dù dung lượng của nó rất ngắn so với dung lượng của tác phẩm nhưng đã thể hiện được một đặc trưng bút pháp nghệ thuật của La Quán Trung cũng như đặc điểm chung của tiểu thuyết cổ điển Minh -Thanh. (Gv nói rõ: Tiêu đề “Hồi trống Cổ Thành” do người soạn sách đặt tên) Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt *Hoạt động 1: Khởi động B1: GV tiến hành chia học sinh thành 4 nhóm tham gia trả lời câu hỏi. B2: GV Trình chiếu video/ hình ảnh liên quan đến tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”. B3: HS thảo luận suy nghĩ, thống nhất đáp án. B4: HS cử đại diện trả lời câu hỏi của nhóm và GV nhận xét, đánh giá chốt lại. - Nội dung trả lời các câu hỏi liên quan đến tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”. - Sau khi học sinh trả lời hoàn thành các câu hỏi, giáo viên chốt lại câu trả lời và hình thành kiến thức mới. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 1. Đọc - tìm hiểu chung 1.1 Tác giả: Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả và tác phẩm. Phương pháp: trình chiếu, vấn đáp, thảo luận nhóm. GV yêu cầu cá nhân học sinh làm việc cá nhânđể trả lời câu hỏi. B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập ? Em hãy cho biết đôi nét cơ bản về tác giả La Quán Trung? - GV củng cố về thời đại, về tính tình, đóng góp và tác phẩm tiêu biểu của tác giả. ? Hãy cho biết một vài giai thoại mà em biết về tác giả? ? Nêu một số tác phẩm tiêu biểu? - HS trả lời cá nhân. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS dựa vào SGK và trả lời câu hỏi. B3: Báo cáo kết quả học tập - Gọi cá nhân học sinh trả lời câu hỏi. - HS chú ý lắng nghe theo dõi, nhận xét và bổ sung. B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá bổ sung. - GV kết luận. 1.2 Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” Phương pháp: phân tích, trình chiếu, vấn đáp. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được thể lọa, đề tài, tóm tắt đượccốt truyện của tác phẩm. GV yêu cầu cá nhân học sinh làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi. B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV: Yêu cầu học sinh giới thiệu chung về tác phẩm: . Thể loại . Thời điểm sáng tác . Đề tài . Yêu cầu học sinh tóm tắt đoạn trích. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS dựa vào SGK và bài soạn ở nhà trả lời các câu hỏi. B3: Báo cáo kết quả học tập - Gọi cá nhân học sinh trả lời câu hỏi. - HS chú ý lắng nghe theo dõi, nhận xét và bổ sung. B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá bổ sung. - GV kết luận. + GV Thuyết giảng thêm : Thế lớn trong thiên hạ cứ hợp rồi lại tan, tan rồi lại hợp. Cuối đời nhà Chu, bảy nước tranh giành xâu xé lẫn nhau rồi lại hợp về nhà Tần, thế lớn lại tan, Hán - Sở tranh hùng, nhà Hán triều chính đổ nát, lòng người náo loạn giặc cướp nổi lên như ong => Đã xuất hiện ba tập đoàn phong kiến quân phiệt, cát cứ phân tranh, chịu sự chi phối của tư tưởng “Ủng Lưu phản Tào” của tác giả. - Tóm tắt tác phẩm. 1.3 Đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” GV yêu cầu cá nhân học sinh làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi. B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Hướng dẫn học sinh phân vai đọc sáng tạo (Chú ý giọng điệu Quan Công từ tốn, bình tĩnh, giọng điệu Trương Phi hấp tấp, nóng nảy). + Dựa vào SGK và bài soạn yêu cầu học sinh chia bố cục của đoạn trích. + GV: Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích Hồi 28? + GV: Yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa nhan đề đoạn trích? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS dựa vào SGK, bài soạn và trả lời câu hỏi. B3: Báo cáo kết quả học tập - Gọi cá nhân học sinh trả lời câu hỏi. - HS chú ý lắng nghe theo dõi, nhận xét và bổ sung. B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá bổ sung. - GV kết luận. II. Đọc - hiểu văn bản Mục tiêu: - Giúp học sinh phân tích được tình huống truyện. - Phân tích được những nét tính cách riêng độc đáo của từng nhân vật. - Tìm ra được các chi tiết quan trọng tạo nên sự thành công cho tác phẩm. Phương pháp: trình chiếu, vấn đáp. GV yêu cầu cá nhân học sinh làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi. B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Hãy nêu và trình bày những tình huống cơ bản của đoạn trích? GV: Tìm nguyên nhân, kịch tính lên cao và cácg giải quyết mâu thuẫn của tác giả trong đọan trích? GV: Theo em, chi tiết Sái Dương xuất hiện có tác dụng gì? GV: Nhắc HS chú ý đến cụm từ “thẳng tay đánh trống”. Gv: Cho hs đọc một số dẫn chứng và tìm xem có mấy cách minh oan? GV Nhắc học sinh chú ý đến thời gian chém Sái Dương: Chưa xong một hồi trống. Ý nghĩa của chi tiết đó? GV: Sự đòan tụ mang ý nghĩa gì? GV cho hs tìm những nét tính cách cơ bản của hai nhân vật . GV cho hs rút ra bài học từ hai nhân vật trên, nhất là nhân vật Trương Phi. GV: Tại sao nói nếu không có tiếng trống, đọan trích sẽ tẻ nhạt? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS dựa vào SGK, bài soạn và trả lời câu hỏi. B3: Báo cáo kết quả học tập - Gọi cá nhân học sinh trả lời câu hỏi. - HS chú ý lắng nghe theo dõi, nhận xét và bổ sung. B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá bổ sung. - GV kết luận. *Hoạt động 3: Hoạt động thực hành, luyện tập GV yêu cầu cá nhân học sinh làm việc nhóm để trả lời câu hỏi. B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: yêu cầu học sinh - Cảm nhận về đoạn trích. - Cảm nhận về tình huynh đệ giữa Trương Phi và Quan Công. - Chia làm 3 nhóm và đóng vai diễn theo cảnh trong đoạn trích. - Vẽ tranh về hai nhân vật Trương Phi và Quan Công. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS tiến hành lựa chọn theo các phương án GV đưa ra và bắt đầu làm việc. B3: Báo cáo kết quả học tập - HS lên trình bày sự lựa chọn của nhóm hoặc cá nhân và bắt đầu thực hiện nhiệm vụ. - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đánh giá.. B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá. * Hoạt động 4: Hoạt động tổng kết GV yêu cầu cá nhân học sinh làm việc và trả lời các câu hỏi. B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Hãy nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS dựa vào SGK, bài soạn và trả lời câu hỏi. B3: Báo cáo kết quả học tập - Gọi cá nhân học sinh trả lời câu hỏi. - HS chú ý lắng nghe theo dõi, nhận xét và bổ sung. B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá bổ sung. - GV kết luận. - GV hướng dẫn hs tự tổng kết theo mục Yêu cầu cần đạt ở đầu SGK và phần Ghi nhớ. * Hoạt động 5: Hoạt động vận dụng và mở rộng GV yêu cầu cá nhân học sinh làm việc trả lời câu hỏi và làm việc nhóm để mở rộng trao dồi kĩ năng thâm nhâp vào nhân vật để có kiến thức sâu hơn về tác phẩm. B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Yêu cầu học sinh rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng vào cuộc sống thông qua đoạn trích. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS dựa vào SGK, bài soạn bài học ở trên và trả lời các câu hỏi. B3: Báo cáo kết quả học tập - Gọi cá nhân học sinh trả lời câu hỏi. - HS chú ý lắng nghe theo dõi, nhận xét và bổ sung. B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá bổ sung. - GV kết luận. Mở rộng GV: Gv yêu cầu học sinh tiến hành lụa chọn một trong hai hoạt động sau: + Quay video làm thành một đoạn phim diễn toàn bộ cảnh trong đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” +Tìm và sưu tầm các bài thơ, bài văn viết về tác giả La Quán Trung và tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa“. Đây là bộ phim nào? Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết nào? Tác giả của tiểu thuyết đó là ai? Em biết gì về bộ phim về nội dung. Em thích nhân vật nào nhất? Tình tiết nào em cho là hấp dẫn nhất? Cảm nhận của em về tác phẩm? Gía trị của tác phẩm đối với cuộc sống? Đáp án: 1. Bộ phim có tên là Tam quốc diễn nghĩa. 2. Bộ phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết “Tam quốc diễn” nghĩa của nhà văn La Quán Trung. 3. Kể chuyện đất nước Trung Quốc bị chia cắt làm 3, gọi là “cắt cứ phân tranh” từ năm 184 đến năm 280. Đó là cuộc phân tranh giữa ba tập đoàn phong kiến quân phiệt: Nhà Ngụy do Tào Tháo cầm đầu cắt cứ phía Bắc, từ Trường Giang trở lên (Bắc Ngụy), nhà Thục do Lưu Bị lãnh đạo cắt cứ phía Tây Nam (Tây Thục), nhà Ngô do Tôn Quyền đứng đầu cắt cứ phía Đông Nam (Đông Ngô). Đến năm 280, Tư Mã Viêm cướp ngôi nhà Ngụy, diệt Thục, Ngô và thống nhất Trung Quốc. 4.Tùy vào cẩm nhận của học sinh về các nhân vật trong tác phẩm. 5. Tùy vào cẩm nhận của học sinh . 6. Tùy vào cẩm nhận của học sinh . 7. Bài học về sự tỉnh táo, sáng suốt trong những thời khắc khó khăn nhất. - Bài học về sự đoàn kết, lòng trung nghĩa đối với anh em, gia đình, người lãnh đạo của mình. - Bài học về sự thẳng thắn, hướng thiện, mạnh mẽ. - Bài học về lòng dũng cảm, sự hi sinh. - Bài học về sự lựa chọn thời cơ đúng đắn, khả năng suy luận. II. Hình thành kiến thức mới 1. Tìm hiểu chung 1.1 Tác giả: - La Quán Trung (1330-1400?) tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân, người vùng Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây cũ, ông lớn lên vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh. - Tính cô độc, lẻ loi, thích ngao du đây đó. - Ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử. - Là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho trường tiểu thuyết lịch sử thời Minh - Thanh. - Tác phẩm tiêu biểu: Tam quốc diễn nghĩa. - Một số tác phẩm khác: Tuỳ Đường lưỡng triều chí truyện, Tân Đường, Bình yêu truyện... Ông sáng tác tất cả khoảng 17 tiểu thuyết và đa số đã bị thất truyền. 1.2 Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” - Thể lọai: Tiểu thuyết chương hồi. Tác phẩm ra đời vào đầu đời Minh (1368- 1644) gồm 120 hồi. - Đề tài: Ba tập đoàn phong kiến quân phiệt, cát cứ phân tranh, chịu sự chi phối của tư tưởng “Ủng Lưu phản Tào” của tác giả. - Hoàn cảnh ra đời: Ra đời vào đầu đời Minh (thế kỉ XIV) * Tóm tắt tác phẩm Kể chuyện đất nước Trung Quốc chia ba, gọi là “Cát cứ phân tranh” từ năm 184 đến năm 280. Đó là cuộc phân tranh giữa ba tập đoàn phong kiến quân phiệt: Nhà Nguỵ với Tào Tháo cát cứ phía bắc, từ Trường Giang trở lên (Bắc Ngụy), nhà Thục do Lưu Bị cát cứ phía tây nam (Tây Thục), Nhà Ngô với Tôn Quyền cát cứ phía đông nam (Đông Ngô). Đến năm 280, Tư Mã Viêm cướp ngôi Nguỵ, diệt Thục, Ngô và thống nhất Trung Quốc. 1.3 Đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” SGK Vị trí: Nửa sau Hồi 28. * Bố cục đoạn trích: chia làm 5 phần - phần 1: phần trình bày (từ đầu đến bảo Trương Phi ra đón hai chị): Giới thiệu nhân vật, sự việc, hoàn cảnh. - phần 2: phần triển khai (từ Trương Phi từ khi trốn... đến... cũng phải theo ra thành): Mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Công bắt đầu. - phần 3: phần phát triển (từ “Quan Vũ trông thấy Trương Phi ra đến không phải quân mã là gì kia): Các biến cố tiếp diễn. - Phần 4: phần đỉnh điểm (từ Quan Công ngoảnh lại đến thừa tướng đến bắt mày): Sự xuất hiện của Sái Dương. - Phần 5: phần mở nút (còn lại): Quan Công chém rơi đầu Sái Dương. b. Nội dung Sau khi ba anh em thất tán ở Từ Châu mỗi người mỗi ngả, Trương Phi chạy về núi Mang Đãng, tập hợp quân sĩ và qua huyện Tể Thánh vay lương thực, quan huyện không cho vay, Trương Phi cướp ấn tín, đuổi quan huyện đi. Thời gian này Quan Vũ cùng hai chị dâu nương nhờ đất Tào. Nghe tin Lưu Bị đang ở Hà Bắc, Quan Vũ bỏ Tào Tháo đưa hai chị dâu qua 5 ải chém 6 tướng Tào ngăn trở, về tới Cổ Thành gặp Trương Phi. Đoạn trích này bắt đầu từ đó. c. Ý nghĩa nhan đề Trong đoạn trích, hồi trống ở đoạn cuối là một điểm sáng, chứa đựng linh hồn cả đoạn. Nó ngân vang trong đoạn trích và dường như trong cả tác phẩm, thể hiện khí thế hào hùng của chiến trận. Hồi trống đó vang lên cũng chính là lúc lời giải đáp cho câu hỏi ngay từ đầu đoạn trích được tìm thấy. Nó tạo nên vầng hào quang xung quanh các nhân vật, tôn thêm vẻ đẹp của các anh hùng. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Tình huống đoạn trích - Cuộc gặp gỡ giữa 2 anh em chí thiết và một mâu thuẫn không thể dung hòa. - Lòng trung nghĩa chỉ có thể chứng minh bằng hành động quyết liệt chỉ trong ba hồi trống. 2. Hồi trống cổ thành 2.1 Hồi trống thử thách - Nguyên nhân: Sự hiểu lầm. - Cao trào: Sự xuất hiện của Sái Dương. - Hướng giải quyết: Chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống * Sự thử thách càng quyết liệt hơn khi Trương Phi thẳng tay đánh trống. - Chi tiết Sái Dương đến đã củng cố thêm sự nghi ngờ vốn tốn tại trong suy nghĩ của Trương Phicho rằng Quan công đem quân vào thế bí, bị nghi ngờ nhiều hơn, nó như một bằng chứng buộc tội Quan Công. Đến lúc này, mâu thuẫn đạt đến đỉnh điểm, nó thúc đẩy cho tình huống truyện diễn ra nhanh hơn, buộc các nhân vật phải có những hành động để giải quyết. Nó là tình huống bất lợi nhưng đồng thời lại tạo cơ hội cho Quan công được chứng tỏ sự trong sạch của mình. Quan Công chém đầu Sái Dương để minh oan. Nếu như Sái Dương không đến thì mâu thuẫn này sẽ chưa thể giải quyết ngay được. 2.2 Hồi trống minh oan - Nỗi oan đặc biệt giữa hai huynh đệ kết nghĩa là Trương Phi và Quan Công. - Cách minh oan: + Tự minh oan và nhờ người khác. +Bằng lời nói và bằng hành động. * Hành động quyết liệt: Chưa xong một hồi trống đầu Sái Dương đã rớt xuống đất. 2.3 Hồi trống đoàn tụ - Lòng trung nghĩa tỏa sáng. - Tình huynh đệ chân thành. 2.4 Tính cách nhân vật Quan Công và Trương Phi - Quan Công: Điềm tĩnh, trung nghĩa “thân tại Tào doanh, tâm tại Hán”, tình thế bắt buộc phải ở doanh trại của Tào nhưng chưa từng xuất hiện ý nghĩ phản Hán. - Trương Phi: Nóng tính, suy nghĩ đơn giản, trung nghĩa, phục thiện. Trương Phi không chỉ là người nóng nảy, thô lỗ mà còn là người tế nhị và cẩn trọng nữa. Tế nhị và thô lỗ là hai nét tính cách trái ngược nhau, vậy mà lại thống nhất trong con người Trương Phi. Điều đó cũng giống như Quan Công vừa tự cao lại vừa khiêm nhường vậy. Cái tài của tác giả là đã tạo được tình hướng cho cả hai nhân vật chính của tác phẩm đã bộc lộ sự thống nhất của những nét tính cách đối lập trong bản thân một nhân vật. Vì vậy đoạn trích có kịch tính và rất hấp dẫn đối với người đọc. 2.5 Âm vang tiếng trống cổ thành - Gợi không khí chiến trận: Mâu thuẫn giữa Quan Công- Trương Phi và mâu thuẫn giữa Quan Công- Sái Dương. - Hồi trống còn là điều kiện phán xét lòng trung thành hay phản bội của Quan Công, phải chém được đầu Sái Dương, tướng giỏi của Tào Tháo. Hồi trống Cổ Thành khác trống trận thông thường, nó là biểu tượng của lòng trung nghĩa, thẳng thắn, mạnh mẽ và lòng dũng cảm phi thường. III. Thực hành, luyện tập GV theo dõi và nhận xét phần thực hành của học sinh. IV. Tổng kết Giá trị nội dung 1.1 Giá trị hiện thực Phản ánh một thời kì lịch sử đầy biến động của giai đoạn Tam quốc, đồng thời nói lên những chuyện xoay vần của trời đất, nêu lên cái lý hợp rồi tan của Tống Nho, kêu gọi con người tôn trọng thiện đức, đề cao nghĩa khí. 1.2 Giá trị nhân đạo Tác phẩm đã thể hiện quan điểm của tác giả là ủng Lưu phản Tào, toát lên nguyện vọng thiết tha có một ông vua anh minh, một xã hội thanh bình để an cư lạc nghiệp, đồng thời tái hiện cuộc sống bằng cách hư cấu, tả thực, phóng đại. Nghệ thuật - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, kịch tính. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, sinh động. - Nghệ thuật miêu tả chiến tranh sắc nét, kịch tính, sinh động. 3. Củng cố - Ý nghĩa hồi trống. - Nhân vật Trương Phi và bài học cuộc sống. 4. Dặn dò - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. V. Vận dụng và mở rộng 1. Bài học vận dung - Bài học về sự tỉnh táo, sáng suốt trong những thời khắc khó khăn nhất. - Bài học về sự đoàn kết, lòng trung nghĩa đối với anh em, gia đình, người lãnh đạo của mình. - Bài học về sự thẳng thắn, hướng thiện, mạnh mẽ. - Bài học về lòng dũng cảm, sự hi sinh. - Bài học về sự lựa chọn thời cơ đúng đắn, khả năng suy luận . 2. Mở rộng GV theo dõi và nhận xét bài làm của học sinh. VI. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................... ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ VII. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ......................................................................................................................................... ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập (kí và phê duyệt) (kí và ghi rõ họ tên) TS. Đoàn Tiến Dũng H Thêu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 26 Hoi trong co Thanh_12307626.doc