b) Sáng tác bằng chữ Nôm: tiêu biểu là Truyện Kiều và Văn chiêu hồn
b.1) Tác phẩm Văn chiêu hồn: viết bằng thể thơ song thất lục bát, thể hiện tấm lòng nhân ái mênh mông của nhà nghệ sĩ hướng tới những linh hồn bơ vơ, không nơi tựa nương, nhất là phụ nữ và trẻ em trong ngày lễ vu lan rằm tháng bảy hằng năm ở Việt Nam.
b.2) Tác phẩm Truyện Kiều
- Nguồn gốc : Từ cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) với tài năng nghệ thuật bậc thầy, nhất là với tấm lòng nhân đạo bao la, Nguyễn Du đã sáng tạo ra một kiệt tác văn chương bất hủ.
- Sự sáng tạo của Nguyễn Du
+ Về nội dung : Từ câu chuyện tình của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã tạo nên một "Khúc ca mới đứt ruột" (Đoạn trường tân thanh), nhấn vào nỗi đau bạc mệnh và gửi gắm những xúc cảm về nhân sinh của nhà thơ trước "những điều trông thấy".
+ Về nghệ thuật : Lược bỏ các tình tiết về mưu mẹo, về báo oán,. (trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân), bằng thể lục bát truyền thống, với một ngôn ngữ trau chuốt tinh vi, chính xác đến trình độ cổ điển, trong một truyện thơ Nôm, Nguyễn Du tập trung thể hiện nội tâm nhân vật một cách tài tình.
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 78: Truyện Kiều (phần một: tác giả ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:20/3/2018
Ngày dạy:23/3/2018
Lớp:10A2
Tiết: 78
Đọc văn: TRUYỆN KIỀU
( Phần một : Tác giả )
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức :
- HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và tác phẩm.
- HS hiểu và lí giải được những yếu tố làm nên thiên tài Nguyễn Du
- Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bày tỏ suy nghĩ về một vấn đề xã hội đặt ra từ cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du;
2. Kĩ năng : Nhìn nhận sự tiếp nhận với mức độ phổ thông một đỉnh cao văn học.
3.Thái độ :
- Đọc hiểu văn bản tác gia văn học;
-Tự tin, sáng tạo khi tìm hiểu về tác gia VH;
-Hình thành nhân cách:
+Biết nhận thức được đóng góp của nhà thơ trong lích sử văn học dân tộc;
+Biết trân quý những giá trị văn hóa truyền thống mà Nguyễn Du đã để lại;
+Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong sáng tác của Nguyễn Du.
B. Chuẩn bị của GV-HS:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
C. Cách thức tiến hành:
- Kết hợp hợp các hình thức phát vấn, gợi tìm, trả lời câu hỏi
D. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định tổ chức lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kể tên những đoạn trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du mà em đã học trong chương trình cấp 2 ?Đọc thuộc một đoạn khoảng 8-10 dòn mà em yêu thích.
3.Bài mới:
Trong lịch sử văn học Việt Nam, mỗi lần nhắc đến Nguyễn Du ta thường dùng cụm từ "Đại thi hào dân tộc". Cụm từ này đã tể hiện rõ được tài năng của ông và những gì mà ông đã đóng góp cho văn học nước nhà.
Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc đời của Nguyễn Du
Trình bày những nét chính về gia đình của Nguyễn Du ?
Ảnh hưởng của gia đình đối với việc hình thành tài năng văn chương Nguyễn Du ?
Nhấn mạnh Nguyễn Du sinh ra ở Thăng Long (thủ đô văn hiến), quê cha ở Hà Tĩnh (nỗi tiếng với truyền thống hiếu học), quê mẹ ở Bắc Ninh (làng quan họ), quê vợ ở Thái Bình (ruộng đồng màu mở). Nguyễn Du được tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê khác nhau.
Trình bày những nét chính về thời thơ ấu và niên thiếu của Nguyễn Du ? Việc sinh trưởng trong gia đình quyền quý và thời gian lưu lạc đem lại cho Nguyễn Du điều gì về sáng tác, vốn sống?
Chốt ý:
- Thời gian sống trong nhung lụa: có thể là “thực tế” về hình ảnh ca nhi, kĩ nữ với tiếng đàn, giọng hát, thân phận đau khổ xuất hiện trong sáng tác của ông.
- Thời gian lưu lạc: học hỏi ngôn ngữ dân gian, cần thiết cho các sáng tác bằng chữ Nôm: “Thôn ca sơ học tang ma ngữ”.
Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Du khi làm quan dưới triều Nguyễn?
GV lưu ý HS: Việc Nguyễn Du đi sứ sang Trung Quốc là điều kiện để ông tiếp xúc văn hóa, nâng tầm khái quát về tư tưởng xã hội, thân phận con người trong sáng tác.
Hoạt động 2: GV: Những yếu tố nào (hoàn cảnh xã hội, thời đại, tiểu sử cá nhân, quê hương, gia đình, vùng đất sống,...) đã ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào tới sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn Du?
I) Tác giả Nguyễn Du
Nguyễn Du (1765- 1802), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
1.Gia đình và quê hương:
a. Gia đình:
- Cha: Nguyễn Nghiễm (1708- 1775), tài hoa, từng giữ chức tể tướng.
- Mẹ: Trần Thị Tần (1740-1778), người con gái xứ Kinh Bắc.
- Dòng họ Nguyễn Tiên Điền có hai truyền thống:
+ Khoa bảng " danh vọng lớn.
+ Văn hóa, văn học.
b. Quê hương:
- Quê cha: Hà Tĩnh- vùng đất thuộc khúc ruột miền trung khổ nghèo, nơi có sông Lam, núi Hồng, sơn thủy hữu tình.
- Quê mẹ: xứ Kinh Bắc hào hoa, cái nôi của dân ca quan họ.
- Nơi sinh ra và lớn lên: kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến.
2. Thời đại và xã hội:
- Cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX:
+ XHPKVN khủng hoảng trầm trọng đầy bóng tối, khổ đau: loạn lạc, khởi nghĩa nông dân, kiêu binh nổi loạn (tính chất bi kịch).
+ Diễn ra nhiều biến cố lớn: Tây Sơn thay đổi sơn hà diệt Lê, Trịnh, diệt Xiêm, đuổi Thanh, huy hoàng một thuở; Nhà Nguyễn lập lại chính quyền chuyên chế và thống nhất đất nước, thiết lập chế độ cai trị hà khắc (1802).
3. Cuộc đời Nguyễn Du:
- Thời thơ ấu và niên thiếu: sống trong không khí một gia đình phong kiến quý tộc bậc nhất ở kinh thành Thăng Long" có điều kiện thuận lợi để:
+ Dùi mài kinh sử, tích lũy vốn văn hóa, văn học, làm nền tảng cho sáng tác văn chương sau này.
+ Hiểu rõ bản chất của hàng quan lại đương thời cùng với cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến " để lại dấu ấn đậm nét trong các sáng tác của Nguyễn Du.
- Đỗ Tam trường năm 18 tuổi (1783).
- Từ 1789 - trước khi ra làm quan cho nhà Nguyễn:
+ Trải qua thời kì hơn 10 năm gió bụi lưu lạc ở quê vợ (Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam - nay thuộc tỉnh Thái Bình), ông rơi vào cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn, cực khổ.
4. Những yếu tố kết tinh nên một thiên tài Nguyễn Du
a/ Thời đại : Đó là một thời đại bão táp của lịch sử. Những cuộc chiến tranh dai dẳng, triền miên giữa các tập đoàn phong kiến đã làm cho cuộc sống xã hội trở nên điêu đứng, số phận con người bị chà đạp thê thảm
b/ Quê hương và gia đình : Quê hương núi Hồng sông Lam cùng với truyền thống gia đình khoa bảng lớn cũng là một yếu tố quan trọng làm nên thiên tài Nguyễn Du
c/ Bản thân cuộc đời gió bụi, phiêu bạt trong loạn lạc chính là yếu tố quan trọng nhất để Nguyễn Du có vốn sống và tư tưởng làm nên một đỉnh cao văn học có một không hai : Truyện Kiều.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự nghiệp văn học của Nguyễn Du
Tìm hiểu các sáng tác chính
Kể tên các sáng tác bằng chữ Hán? Thời gian ra đời của các tập thơ này?
Nội dung chính trong các tập thơ chữ Hán?
GV nhấn mạnh ý chính như SGK (tr.94), lưu ý HS: thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng , tình cảm và nhân cách của ông.
- Kể tên các sáng tác bằng chữ Hán của Nguyễn Du? Nêu những nội dung chính của tập Bắc hành tạp lục?
Gv bổ sung: Thơ chữ Hán Nguyễn Du chủ yếu là những vần thơ tâm tình, khắc họa hình tượng chủ thể trữ tình Nguyễn Du, một tâm trạng rất động trước mọi biến cố của cuộc đời. Đọc thơ ông, người đọc cảm nhận được một cõi lòng đau thwng, tê tái, sâu kín, như ông từng nói: “Ta có một tấc lòng ko biết ngỏ cùng ai”. Bên trong tâm sự đau thương ấy là những suy ngẫm của nhà thơ về con người, xã hội, những chiêm nghiệm sâu sắc đầy trắc ẩn về những biến động của cuộc sống đang diễn ra trước mắt. Làm thơ là cách ông đặt vấn đề trực tiếp về số phận con người trong tương giao với vận mệnh của thời đại, nhất là thời đại ông đang sống.
Hoạt động 4: Tìm hiểu các sáng tác bằng chữ Nôm
Kể tên các sáng tác bằng chữ Nôm của Nguyễn Du?
- Nêu các sáng tác bằng chữ Nôm của Nguyễn Du?...
Trình bày những nét chung nhất về "Truyện Kiều" và “Văn tế thập loại chúng sinh”.
GV nhấn mạnh ý chính:
- Truyện Kiều tuy là được sáng tác trên cơ sở của Kim Vân Kiều Truyện nhưng Nguyễn Du đã viết với cảm hứng mới, nhận thức mới và có những thành công mới.
- Truyện Kiều và Văn chiêu hồn: đều mang giá trị nhân đạo rất cao. Tác giả quan tâm đến cả thân phận những con người thấp bé, dưới đáy xã hội, đặc biệt là người phụ nữ.
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
(Truyện Kiều)
“Đau đớn thay phận đàn bà
Kiếp sinh ra thế biết là tại đây
Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé
Lỗi giờ sinh lìa mẹ, lìa cha
Lấy ai bồng bế vào ra
U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng”
(Văn Chiêu Hồn)
Gv bổ sung: Trong Văn chiêu hồn, Nguyễn Du cất tiếng khóc than cho mười kiếp người nhỏ bé, đáng thương nhất trong xã hội (những tiểu nhi tấm bé, những phụ nữ, kĩ nữ tài hoa bạc mệnh, những học trò nghèo, những người hành khất, những người dân lao động lam lũ “đòn gánh tre chín dạn hai vai”,...
II – Sự nghiệp văn học
1. Các sáng tác chính:
a) Sáng tác bằng chữ Hán
- “Thanh Hiên thi tập: (78 bài): viết trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
- “Nam trung tạp ngâm” (40 bài): thời gian làm quan ở Huế, Quảng Bình, quê hương ông.
- “Bắc hành tạp lục” (131 bài): sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc
b. Nội dung chính
- “Thanh Hiên thi tập + Nam trung tạp ngâm”
+ Tâm trạng buồn đau,day dứt
+ suy ngẫm về cuộc đời, về xã hội.
- “Bắc hành tạp lục”
+ Ca ngợi nhân cách cao thượng, phê phán nhân vật phản diện.
+ Lên án xã hội phong kiến chà đạp con người.
+ Cảm thông với thân phận nhỏ bé trong xã hội.
b) Sáng tác bằng chữ Nôm: tiêu biểu là Truyện Kiều và Văn chiêu hồn
b.1) Tác phẩm Văn chiêu hồn: viết bằng thể thơ song thất lục bát, thể hiện tấm lòng nhân ái mênh mông của nhà nghệ sĩ hướng tới những linh hồn bơ vơ, không nơi tựa nương, nhất là phụ nữ và trẻ em trong ngày lễ vu lan rằm tháng bảy hằng năm ở Việt Nam.
b.2) Tác phẩm Truyện Kiều
- Nguồn gốc : Từ cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) với tài năng nghệ thuật bậc thầy, nhất là với tấm lòng nhân đạo bao la, Nguyễn Du đã sáng tạo ra một kiệt tác văn chương bất hủ.
- Sự sáng tạo của Nguyễn Du
+ Về nội dung : Từ câu chuyện tình của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã tạo nên một "Khúc ca mới đứt ruột" (Đoạn trường tân thanh), nhấn vào nỗi đau bạc mệnh và gửi gắm những xúc cảm về nhân sinh của nhà thơ trước "những điều trông thấy".
+ Về nghệ thuật : Lược bỏ các tình tiết về mưu mẹo, về báo oán,... (trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân), bằng thể lục bát truyền thống, với một ngôn ngữ trau chuốt tinh vi, chính xác đến trình độ cổ điển, trong một truyện thơ Nôm, Nguyễn Du tập trung thể hiện nội tâm nhân vật một cách tài tình.
Hoạt động 5: Tiếp tục tìm hiểu sự nghiệp văn học của Nguyễn Du .
GV: Nêu những điểm chính về nội dung tư tưởng ( giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo) của Truyện Kiều?
HS trả lời
GV: Nêu những điểm chính về thành công nghệ thuật của Truyện Kiều?
HS trả lời
-Tìm hiểu về đặc điểm nội dung nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du
Hoạt động 6: Nội dung cơ bản trong các sáng tác của Nguyễn Du ?
GV: Nét mới, nét khác về nội dung so với các tác phẩm văn học cùng thời?
Định hướng:
- Thơ văn Nguyễn Du gắn chặt với tình người, tình đời bao la: cảm thông sâu sắc với thân phận bất hạnh, nhỏ bé, phê phán xã hội phong kiến tàn bạo.
- Nét mới: thơ Nguyễn Du đề cao chữ “tình” (nhiều nhà nho xưa đề cao chữ “chí”), nêu lên vấn đề thân phận phụ nữ tài hoa, bạc mệnh, trân trọng giá trị tinh thần, chủ thể sáng tạo ra giá trị tinh thần cho xã hội, đề cao hạnh phúc con người tự nhiên, trần thế.
GV dùng tác phẩm “Độc Tiểu Thanh Kí”, “Truyện Kiều”, “Long Thành cầm giả ca”, “Phản Chiêu hồn” để dẫn chứng.
Gọi HS đọc chú thích (1). (SGK tr.95)
Hoạt động 7: Đặc điểm về nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Du ?
Gv: Nhấn mạnh: Nguyễn Du làm thơ ở nhiều thể loại khác nhau. Dù sáng tác bằng chữ Hán hay chữ Nôm thì cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt, đến Truyện Kiều, thể thơ lục bát đã chứng tỏ cái hay, cái đẹp của thể thơ này.
(GV và HS đọc dẫn chứng một số câu trong Truyện Kiều và Vãn chiêu hồn - những câu lời lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu)
-Nghệ thuật
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật ;
+ Nghệ thuật kể chuyện ;
+ Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.
- Kết luận : Truyện Kiều là kiệt tác số một của văn học dân tộc Việt Nam, di sản văn học của nhân loại, là một "tập đại thành" của truyền thống nghệ thuật, văn hoá Việt Nam, tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa, vừa là niềm thương cảm sâu sắc, là tấm lòng "nghĩ tới muôn đời", vừa là thái độ nâng niu, trân trọng những giá trị nhân bản cao đẹp của con người.
- Được viết bằng thể thơ song thất lục bát.
- Tác phẩm thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc.
2. Một vài đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du
a.Đặc điểm nội dung
- Chữ tình.
- Không phải chủ yếu nói chí hướng quân tử mà thể hiện tình cảm chân thành, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người đặc biệt là những con người nhỏ bé, những số phạn bất hạnh, những phụ nữ tài hoa bạc mệnh.
- Triết lí về số phạn đàn bà hai lần vang lên sâu thẳm và bi thiết trong Truyện Kiều và Vãn chiêu hồn: Đau đớn thay phận đàn bà - Lời rằng bạc mệnh cùng là lời chung. Đó là Đạm Tiên và Thuý Kiều, là Tiểu Thanh, là người ca nữ Long Thành,... là những người ăn mày gặp trên đường đi sứ, những người mù hát rong, những ca nhi, kĩ nữ...
- Khái quát bản chất tàn bạo của chế độ phong kiến, bọn vua chúa tàn bạo, bất công chà đạp quyền sống con người, dù là ở Việt Nam hay Trung Quốc (Phản chiêu hồn, Sở kiến hành, Truyện Kiều...).
- Người đầu tiên trong văn học trung đại Việt Nam đặt vấn đề về những người phụ nữ hồng nhan đa truân, tài hoa bạc mệnh với tấm lòng và cái nhìn nhân đạo sâu sắc.
- Đề cao quyền sống con người, đồng cảm và ngợi ca tình yêu lứa đôi tự do, khát vọng tự do và hạnh phúc của con người (dẫn chứng về mối tình Kiều - Kim, về nhân vạt Từ Hải).
b.Đặc sắc nghệ thuật:
- Học vấn uyên bác, thành công trong nhiều thể loại thơ ca: ngũ ngôn, thất ngôn, ca, hành.
- Thơ lục bát, song thất lục bát chữ Nôm lên đến tuyệt đỉnh thi ca cổ trung đại.
- Tinh hoa ngôn ngữ bình dân và bác học Việt đã kết tụ nơi thiên tài Nguyễn Du - nhà phân tích tâm lí bạc nhất, bạc đại thành của thơ lục bát và song thất lục bát.
III) Kết luận :
Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của VHVN giai đoạn nữa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu XIX.
& 3.LUYỆN TẬP ( 5 phút)
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ:
Nét độc đáo trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du là gì ?
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Giá trị nhân bản đặc sắc của tư tưởng Nguyễn Du trước hết được thể hiện ở vấn đề quyền sống của con người, của những người nghệ sĩ, những văn nghệ sĩ. Ông đã thấy ý nghĩa xã hội của người nghệ sĩ, người cống hiến cho cuộc đời những giá trị tinh thần tốt đẹp. Nhà văn nhà thơ không chỉ cần quan tâm, đồng cảm với những nạn nhân của xã hội phong kiến theo nghĩa những người đói cơm rách áo cần được chăm lo bảo vệ mà còn phải biết thương yêu, trân trọng những chủ nhân của các giá trị văn hoá tính thần. Khi những chủ nhân này là người phụ nữ thì sự đồng cảm của nhà thơ lại có ý nghĩa sâu sắc hơn.Điều này được thể hiện rõ nhâ't qua bài thơ chữ Hán : Đọc Tiểu Thanh kí. Với Đọc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du vừa khóc người vừa khóc mình. Bao đời nay, lòng thương người vẫn là một biểu hiện của tấm lòng nhân đạo mênh mông, cao cả. Còn biết tự thương mình là một nét mới mang tính thần nhân bản của thời đại cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, thời đại con người không chỉ ý thức về nhân phẩm, về tài năng cá nhân mà còn thức tỉnh nỗi đau của chính mình. Tự thương cũng là một nét mới trong tinh thần nhân bản của Nguyễn Du vì đó chính là sự tự ý thức, là bằng nước mắt mà thấm in bản ngã của mình để chống lại sự chi phối của quan niệm phi ngã, vô ngã.
Cái độc đáo của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du còn được thê’ hiện ở phương diện : khẳng định con người thức tỉnh, con người ý thức.
4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà
- Kể lại Truyện Kiều và sưu tầm những giai thoại về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
- Dặn dò: học bài, soạn bài “ Trao duyên ”
+ Tâm trạng của Kiều trong đêm trao duyên.
+ Nghệ thuật đoạn trích
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 28 Truyen Kieu_12328240.doc