Giáo án Ngữ văn 10 tiết 81: Làm văn Tóm tắt văn bản thuyết minh

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH

1.Mục đích:

 - Để ghi nhớ những nội dung cơ bản của văn bản thuyết minh.

- Để giới thiệu với người khác về đối tượng, về văn bản thuyết minh.

2.Yêu cầu: ngắn gọn, rành mạch, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc.

II.CÁCH TÓM TĂT MỘT VĂN BẢN THUYẾT MINH

1.Ngữ liệu: văn bản “Nhà sàn”

*Đối tượng thuyết minh: ngôi nhà sàn - một công trình xây dựng gần gũi, quen thuộc của bộ phận khá lớn người dân miền núi nước ta và một số dân tộc khác ở Đông Nam Á.

*Đại ý: giới thiệu nhà sàn về các mặt: kiến trúc, nguồn gốc, ý nghĩa xã hội, văn hoá.

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 81: Làm văn Tóm tắt văn bản thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 81: Làm văn Ngày soạn: 06/03/2018 TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được mục đích, yêu cầu của văn bản thuyết minh. - Thấy được vai trò và tầm quan trọng của việc tóm tắt thuyết minh trong quá trình học tập môn ngữ văn nói riêng và trong cuộc sống nói chung. - Biết cách tóm tắt được một văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản. 2. Kĩ năng - Tóm tắt được một văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản. - Trình bày văn bản tóm tắt trước tập thể. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong học tập 4. Các năng lực hướng tới: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp, II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn - trả lời các câu hỏi ở sgk III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, bình giảng, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1.Hoạt động khởi động: Yêu cầu Hs đọc lại phần Tiểu dẫn bài Thơ Hai-cư của Ba-sô và tóm tắt phần thuyết minh về thơ Hai-cư? Hs trả lời. Gv nhận xét, hoàn thiện GV dẫn dắt: Trong thực tế, do điều kiện thời gian và công việc, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đọc nguyên văn (hoặc đọc cho người khác nghe) một văn bản thuyết minh, đôi khi ta phải tóm tắt ngắn gọn, đủ ý để nắm bắt thông tin chính về đối tượng. Nói cách khác, tóm tắt văn bản thuyết minh vừa là một hệ thống các thao tác, kĩ năng làm văn, vừa là yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết tóm tắt văn bản thuyết minh 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt *2.1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản thuyết minh - HS đọc SGK (69). - GV hỏi: + Mục đích của việc tóm tắt văn bản thuyết minh? + Yêu cầu của việc tóm tắt văn bản thuyết minh? HS trả lời. GV nhấn mạnh *2. 2: Tìm hiểu cách tóm tắt một văn bản thuyết minh -GV yêu cầu HS đọc văn bản “Nhà sàn” SGK (69+70). - GV hỏi: + Văn bản thuyết minh về đối tượng nào? + Đại ý của văn bản? + Bố cục của văn bản? HS lần lượt trả lời các câu hỏi. GV chuẩn xác + Viết tóm tắt văn bản trong khoảng 10 câu? HS làm việc theo nhóm. Cử đại diện nhóm trình bày Các nhóm bổ sung Gv hoàn thiện. - GV yêu cầu: qua khảo sát ngữ liệu, hãy rút ra cách tóm tắt văn bản thuyết minh. HS trả lời. GV chuẩn xác, lưu ý HS sau khi viết phải kiểm tra lại văn bản gốc để đảm báo các yêu cầu tóm tắt - HS đọc ghi nhớ SGK (70) - GV củng cố bài học I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH 1.Mục đích: - Để ghi nhớ những nội dung cơ bản của văn bản thuyết minh. - Để giới thiệu với người khác về đối tượng, về văn bản thuyết minh. 2.Yêu cầu: ngắn gọn, rành mạch, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc. II.CÁCH TÓM TĂT MỘT VĂN BẢN THUYẾT MINH 1.Ngữ liệu: văn bản “Nhà sàn” *Đối tượng thuyết minh: ngôi nhà sàn - một công trình xây dựng gần gũi, quen thuộc của bộ phận khá lớn người dân miền núi nước ta và một số dân tộc khác ở Đông Nam Á. *Đại ý: giới thiệu nhà sàn về các mặt: kiến trúc, nguồn gốc, ý nghĩa xã hội, văn hoá. *Bố cục: 3 phần - Mở bài (từ đầu đến “ văn hoá cộng đồng”): định nghĩa và nêu mục đích sử dụng của nhà sàn. - Thân bài (tiếp đến “cũng phải là nhà sàn”): giới thiệu về cấu tạo, nguồn gốc, công dụng của nhà sàn. - Kết bài (còn lại): đánh giá, ngợi ca vẻ đẹp, sự hấp dẫn của nhà sàn ở Việt Nam. *Tóm tắt 2.Cách tóm tắt văn bản thuyết minh: 4 bước: - Bước 1: xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt. - Bước 2: đọc kĩ văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh. - Bước 3: tìm bố cục của văn bản. - Bước 4: viết tóm lược các ý để hình thành văn bản tóm tắt. *Ghi nhớ: SGK(70) 3. Hoạt động luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - GV yêu cầu HS đọc bài tập 2 (72+73) - GV hỏi: + Đối tượng thuyết minh của văn bản “Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội” ? + Nội dung thuyết minh của văn bản “Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội” ? HS trả lời. GV chuẩn xác - GV yêu cầu HS viết đoạn tóm tắt giới thiệu cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên. HS làm việc độc lập, trình bày, nhận xét. Bài tập 2 (73) a.Văn bản “Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội” -Đối tượng: thuyết minh một thắng cảnh. - Nội dung: + Vừa tập trung vào những đặc điểm kiến trúc. + Vừa ca ngợi vẻ đẹp nên thơ của đền Ngọc Sơn. + Bày tỏ tình yêu, niềm tự hào đối với một di sản văn hoá đặc sắc của dân tộc. b.Viết tóm tắt đoạn giới thiệu cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên. 4. Hoạt động vận dụng mở rộng (học sinh thực hiện ở nhà) - Làm bài tập còn lại SGK - Tóm tắt văn bản thuyết minh ở bài viết số 5 V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC 1. Hướng dẫn học bài cũ - Nắm vững kiến thức đã học. - Làm bài tập vận dụng 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới - Soạn bài: Truyện Kiều (phần I: tác giả) + Nhóm 1: cuộc đời + Nhóm 2: các sáng tác chính + Nhóm 3: đặc điểm nội dung thơ văn Nguyễn Du + Nhóm 4: đặc điểm nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet 81 tomtat van ban thuyet minh.doc
Tài liệu liên quan