Giáo án Ngữ văn 10 tiết 85: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

II. Phong cách ngôn ngữ ngệ thuật

1. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

a) Tính hình tượng

 * VD

- Ngữ liệu 1

- Ngữ liệu 2:

* Nhận xét:

- Điểm tương đồng: cả 2 ngữ liệu đều nói đến hình ảnh loài hoa sen có thực trong đời sống, dùng những chi tiết miêu tả hoa, lá, nhị, môi trường sống và đặc tính của hoa sen.

- Điểm khác biệt:

 + Hoa sen trong ngữ liệu 1 chỉ là hình ảnh một loài hoa có thực.

 + Ngoài ý nghĩa tả thực, hoa sen trong bài ca dao còn biểu tượngcho vẻ đẹp thanh cao, trong sạch của con người trong xã hội.

- Biện pháp điệp từ: “Lá xanh”, “bông trắng”, “nhị vàng”; sử dụng những từ phủ định để khẳng định: “gì đẹp”, “chẳng” => Nhấn mạnh, tô đậmvẻ đẹp thanh cao của hoa sen, và cũng là vẻ đẹp của con người trong xã hội

 

docx12 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 85: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Hoàng Thị Trang Ngày soạn: 11/9/2016 Ngày giảng: 23/9/2016 Tiết 85 : PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Nắm được khái niệm, đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật cũng như phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. - Nắm được ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 2. Kĩ năng: Có kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo PCNNNT, biết nhận diện và chỉ ra đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật. 3. Thái độ: Có ý thức trân trọng và giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ nghệ thuật. 4. Năng lực: Hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt. II. Chuẩn bị Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, thông báo - giải thích, giao tiếp. Phương tiện: Giáo viên: SGK, tài liệu tham khảo, thiết kế bài giảng, máy chiếu... Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn. Hình thức: Học theo lớp, học theo nhóm. III. Tổ chức hoạt động dạy học 1. Hoạt động khởi động Mục đích: + Giúp học sinh có hứng thú đối với bài học. + Có sự móc nối với các đơn vị kiến thức để học sinh nhớ lại kiến thức cũ. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề. Thời gian: 3 phút Giáo viên: Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản GV: Chiếu video cho HS xem. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi. GV: Đoạn video trên bàn về vấn đề gì? HS: Bàn về vấn đề: Bàn về sức “hot” của bộ phim “Hậu duệ mặt trời” ở Châu Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng. GV: Một em hãy nêu ý kiến, đánh giá của mình về vấn đề trên? HS: Trả lời GV: Chốt ý, kết luận: Vừa rồi các em Học sinh nắm được một số kiến thức cơ bản liên quan đến bài học. Hoạt động hình thành kiến thức mới Mục đích: Giúp học sinh nắm được khái niệm phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ. - Thời gian: 20 phút Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1 GV: Đưa ra ngôn liệu, yêu cầu HS đọc ví dụ và trả lời các câu hỏi: Bài ca dao trên nói về sự vật gì? (cây sen). Những ngôn từ này xuất hiện trong loại văn bản nào? Ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương. Bài ca dao trên cho chúng ta biết những thông tin gì về cây sen? HS: Trả lời. + Nơi sống: Trong đầm + Cấu tạo: Thân, lá, bông, nhị. + Màu sắc: xanh của lá, trắng của bông, vàng của nhị. + Sự trong sạch: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Ngôn từ nghệ thuật có chức năng thông tin. GV: Dân gian gửi gắm tư tưởng gì qua bài ca dao này? ( cái đẹp có thể hiện hữu và bảo tồn ngay trong những môi trường có nhiều cái xấu). Ngôn từ nghệ thuật không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Theo em, tại sao tác giả lại viết: Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh HS: Tác giả tổ chức, sắp đặt, miêu tả cây sen từ lá -> bông -> nhị rồi lại từ nhị -> bông để tọa sự tầng tầng lớp lớp của những cây sen. GV: Em có nhận xét về cách so sánh của tác giả dân gian? Trong đầm gì đẹp bằng sen HS: Thông thường trong thực tế đời sống, chúng ta không nói gì đẹp bằng mà chỉ sử dụng cụm từ đẹp bằng -> Tác giả dân gian đã lựa chọn yếu tố bản trong ngôn ngữ hàng ngày để nhào nặn thành ngôn ngữ nghệ thuật theo mục đích thẩm mĩ của mình. ( ngôn ngữ có sự tinh luyện, có giá trị nghệ thuật). GV: Qua phân tích ví dụ trên, em hiểu thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật? HS: Trả lời Hoạt động 2: Tìm hiểu về các đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật 1. Tìm hiểu về tính hình tượng - GV: Sử dụng lại ngữ liệu đã dẫn ở phần trên rồi hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu bằng hệ thống câu hỏi sau: +Em hãy so sánh điểm tương đồng và khác biệt của 2 ngữ liệu trên trong việc thể hiện hình ảnh hoa sen. + Em có nhận xét gì về những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao? GV dẫn giải: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao được gọi là hình tượng nghệ thuật. Vậy, em hiểu thế nào là hình tượng nghệ thuật? GV: Hướng dẫn học sinh quan sát những ví dụ trong sách giáo khoa, làm rõ những biện pháp nghệ thuật bằng việc phân tích ví dụ: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh GV: Vậy từ việc phân tích ví dụ trên, em hãy rút ra nhận xét: Thế nào là tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật? 2. Tìm hiểu về tính truyền cảm: GV: Cung cấp ngữ liệu (trong phần trình chiếu) và hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu bằng hệ thống câu hỏi: + Xét ví dụ và cho biết nội dung ý nghĩa của bài thơ trên? + Ngoài nội dung ý nghĩa, em còn nhận thấy cảm xúc gì thể hiện trong bài thơ? + Bài thơ gợi cho em cảm xúc gì? + Từ đó, em hãy rút ra thế nào là tính truyền cảm của ngôn ngữ nghệ thuật? 3. Tìm hiếu về tính cá thể hóa: GV: Đưa ra ngữ liệu 1 (trong phần trình chiếu) và hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu: + Em hãy nhận xét cách dùng từ ngữ, cách xây dựng hình ảnh, hình tượng của hai nhà thơ? + Từ đó em hãy so sánh sự khác nhau  trong việc sử dung ngôn ngữ của hai nhà thơ? HS: + Làm việc nhóm để thảo luận, cử đại diện phát biểu. + Học sinh khác nhận xét, góp ý . GV: Nhận xét và rút ra kết luận. GV: + Từ đó, em hiểu thế nào về tính cá thể hóa của ngôn ngữ nghệ thuật? HS: Trả lời. GV: Cung cấp ngữ liệu 2 (trong phần trình chiếu) và phân tích ngữ liệu: + Vầng trăng 1: Vẹn tròn, sáng trong minh chứng cho tình yêu son sắt, thủy chung của Kim Trọng – Thúy Kiều. + Vầng trăng 2: Không toàn vẹn mà đã bị chia cắt => Tính cá thể hóa còn được thể hiện ở cấp độ nhỏ hơn, tái hiện nỗi đau chia li giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều. Tính cá thể hóa còn được thể hiện ở cấp độ nhỏ hơn. Ngôn ngữ nghệ thuật Ví dụ “ Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. ( ca dao) Khái niệm Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin nà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và có giá trị nghệ thuật. Phong cách ngôn ngữ ngệ thuật Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. a) Tính hình tượng * VD - Ngữ liệu 1 - Ngữ liệu 2: Nhận xét: Điểm tương đồng: cả 2 ngữ liệu đều nói đến hình ảnh loài hoa sen có thực trong đời sống, dùng những chi tiết miêu tả hoa, lá, nhị, môi trường sống và đặc tính của hoa sen. Điểm khác biệt: + Hoa sen trong ngữ liệu 1 chỉ là hình ảnh một loài hoa có thực. + Ngoài ý nghĩa tả thực, hoa sen trong bài ca dao còn biểu tượngcho vẻ đẹp thanh cao, trong sạch của con người trong xã hội. Biện pháp điệp từ: “Lá xanh”, “bông trắng”, “nhị vàng”; sử dụng những từ phủ định để khẳng định: “gì đẹp”, “chẳng” => Nhấn mạnh, tô đậmvẻ đẹp thanh cao của hoa sen, và cũng là vẻ đẹp của con người trong xã hội * Hình tượng nghệ thuật: là hình ảnh thực, được cảm nhận qua lăng kính chủ quan của tác giả, biểu tượng ý nghĩa sâu xa, gợi suy nghĩ, liên tưởng nơi người đọc. + Tính hình tượng: - Là đặc trưng cơ bản nhất của ngôn ngữ nghệ thuật, có được nhờ việc sử dụng các biện pháp tu từ. Qua đó, xây dựng được những hình ảnh mang ý nghĩa sâu xa, được gọi là hình tượng nghệ thuật. - Tính hình tượng khiến cho ngôn ngữ nghệ thuật trở nên đa nghĩa. - Tính đa nghĩa cũng có quan hệ mật thiết với tính hàm súc: lời ít mà ý nhiều. b) Tính truyền cảm * VD * Nhận xét: + Nội dung ý nghĩa: xây dựng được hình tượng người phụ nữ Việt Nam tảo tần, chịu thương, chịu khó. +Tình cảm cảm thông, trân trọng của nhà thơ với người vợ của mình, đồng thời còn thể hiện sự cay đắng, tự trách mình. + Người đọc cảm thông với tâm trạng dằn vặt của nhà thơ – nhận vật trữ tình. Kết luận: + Tính truyền cảm của ngôn ngữ nghệ thuật là sự thể hiện tình cảm của tác giả, đồng thời khơi gợi tình cảm nơi độc giả với đối tượng được xây dựng. + Nó còn là sự đồng cảm sâu sắc giữa người viết và người đọc. c. Tính cá thể hóa * VD * Nhận xét: + Thơ Hồ Xuân Hương: Từ ngữ dân giã, bình dị: “thân em”, “trắng”, “tròn”, “nước non”, “rắn nát”, “kẻ”; hình ảnh chiếc bánh trôi bình dân, dùng hình ảnh gần để nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.=> mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” + Thơ Bà Huyện Thanh Quan: từ ngữ trang trọng, hoài cổ: “xế tà”, “quốc quốc”, “gia gia”; hình ảnh “đèo Ngang”, “chú tiều”, “chợ”, “sông”; giọng thơ buồn man mác, khắc khoải=> phong cách hoài cổ, trang trọng. Kết luận: + Tính cá thể hóa được thể hiện ở việc lựa chọn sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu riêng có ở mỗi một tác giả, tạo nên phong cách riêng của mỗi người, không thể trộn lẫn. + Trong chính một tác phẩm của  giả, việc lựa chọn hình ảnh, ngôn ngữ cho các nhân vật khác nhau cũng rất khác nhau => Chính tác giả cũng không thể lặp lại mình. + Tác dụng: Tạo nên sự mới lạ, sáng tạo, không trùng lặp ở ngôn ngữ nghệ thuật. Khái niệm Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là phong cách được phân biệt bởi chức năng thẩm mĩ thể hiện ở ba đặc trưng sau: Tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa. *Ghi nhớ (SGK/101) 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục đích: Rèn luyện kĩ năng vận dụng thao tác lập luận bình luận. - Phương pháp: Thực hành - Thời gian: 15 phút Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập 1: III. LUYỆN TẬP Bài tập 1 Bài tập 2 Bài tập 3 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục đích: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn; năng lực tự học; năng lực nghiên cứu, sáng tạo; tăng cường tính thực tiễn cho bài học. - Phương pháp: Tự học, thuyết trình. - Thời gian: 5 phút. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cơ bản GV: Yêu cầu học sinh trình bày bài viết của mình với đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến “Tiền có thể mua được tất cả, trừ hạnh phúc” đã được chuẩn bị ở nhà. HS: Trình bày bài làm của mình. Bài làm trên giấy. 5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục đích: Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng kiến thức trong thực tiễn giao tiếp và học tập. - Phương pháp: Tự học, thực hành. - Thời gian: Làm ở nhà. Nội dung yêu cầu: - Sưu tầm những đoạn văn, bài văn có sử dụng thao tác lập luận bình luận, chỉ ra cách bình luận của tác giả trong các bài văn đó. - Lựa chọn một vấn đề (hiện tượng) xã hội hoặc văn học mà em cảm thấy tâm đắc nhất và xây dựng nó trở thành một đề văn; viết một bài văn (khoảng 600 từ) với đề bài đó, trong đó có sử dụng thao tác lập luận bình luận. - Nhiệm vụ nối tiếp: tìm tòi, nghiên cứu và chuẩn bị cho bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an hoc ki 1_12385803.docx