Giáo án Ngữ văn 10 tiết 87: Làm văn Lập dàn ý bài văn nghị luận

I- Tác dụng của việc lập dàn ý:

1. Khái niệm :

 Lập dàn ý là công việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản.

2. Tác dụng :

 - Bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận.

 - Bài viết đúng trọng tâm, mạch lạc

 - Người viết chủ động được thời gian, tránh được việc triển khai lạc ý, thiếu ý, mất cân đối

II- Cách lập dàn ý bài văn nghị luận :

1. Tìm ý cho bài văn :

 Tìm ý là tìm hệ thống luận điểm, luận cứ cho bài văn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 87: Làm văn Lập dàn ý bài văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 87– Làm văn: Ngày soạn: 21/03/2018 LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được cách lập dàn ý bài văn nghị luận, tác dụng yêu cầu của việc lập dàn ý bài văn nghị luận. - Các bước lập dàn ý bài văn nghị luận 2. Kĩ năng - Vận dụng những kiến thức đãhọc vềvawn nghị luận để lập dàn ý cho một đề văn nghị luận. - Thực hành lập dàn ý cho một số đề văn nghị luận. 3. Thái độ - Nghiêm túc. 4. Các năng lực hướng tới: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp, II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : 1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn - trả lời các câu hỏi ở sgk III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, bình giảng, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1.Hoạt động khởi động: - Khi làm văn các em có nên lập dàn ý không? Vì sao? - Trình bày cách lập dàn ý một bài văn thông thường? Gv dẫn dắt: Thao tác lập dàn ý cho bài văn nghị luận là thao tác quan trọng,cần thiết đối với mỗi chúng ta.Nó giúp chúng ta có sự định hướng về nội dung và cách thức giải quyết khi đứng trước một vấn đề văn học.Vậy việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận có tác dụng gì? Và cách thức tiến hành ra sao? 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 2.1 Tác dụng của việc lập dàn ý - HS trình bày khái niệm về dàn ý. - GV : Giải thích rõ nội dung cơ bản gồm các luận điểm, luận cứ. - Việc lập dàn ý có tác dụng gì khi viết văn nghị luận ? Hs thảo luận trả lòi Gv nhận xét 2. 2 : Cách lập dàn ý bài văn nghị luận - GV : Giải thích nội dung tìm ý ? - HS : đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề về nội dung, hình thức. + Xác định luận đề + Xác định luận điểm + Xác định luận cứ - GV : Căn cứ vào đề bài ® yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK. Hs thảo luận trả lòi Gv nhận xét GV : Cho HS sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo bố cục. I- Tác dụng của việc lập dàn ý: 1. Khái niệm : Lập dàn ý là công việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản. 2. Tác dụng : - Bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận. - Bài viết đúng trọng tâm, mạch lạc - Người viết chủ động được thời gian, tránh được việc triển khai lạc ý, thiếu ý, mất cân đối II- Cách lập dàn ý bài văn nghị luận : 1. Tìm ý cho bài văn : Tìm ý là tìm hệ thống luận điểm, luận cứ cho bài văn. a) Xác định luận đề : Bài văn cần làm sáng tỏ vấn đề gì? Quan điểm của chúng ta về vấn đề đó như thế nào ? b) Xác định các luận điểm : 3 - Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người. - Sáchmở rộng những chân trời mới. - Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách. c) Tìm luận cứ cho các luận điểm. * Luận điểm 1: 3 luận cứ. + Sách là sản sẩm tinh thần của con người. + sách là kho tàng tri thức. + Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian. * Luận điểm 2 : 2 luận cứ. + Giúp ta hiểu biết về tự nhiên và xã hội. + Là người bạn tâm tình, giúp ta tự hoàn thiện mình về nhân cách. * Luận điểm 3 : 3 luận cứ. + Đọc và làm theo sách tốt, phê phán sách có hại. + Tạo thói quen chọn sách, hứng thú đọc và học theo sách có nội dung tốt. + Học những điều hay trong sách và học trong thực tế cuộc sống. 2- Lập dàn ý : 3 phần. - Mở bài. - Thân bài. - Kết bài. 3. Hoạt động luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hs thảo luận làm bài tập + Nhóm 1, 2 :bài tập 1 + Nhóm 3,4: bài tập 2. Thời gian 5 phút Cử đại diện trình bày Các nhóm bổ sung Gv hoàn thiện 1. Bài 1 : a) Bổ sung ý : - Đức và tài có quan hệ khắng khít với nhau trong mỗi con người. - Phải thường xuyên rèn luyện, phấn đấu để có cả tài và đức. b) Lập dàn ý : * Mở bài : + Giới thiệu lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh + Định hướng tư tưởng của bài. * Thân bài : + Giải thích câu nói của HCM + Ý nghĩa sâu sắc của lời dạy đối với việc rèn luyện, tu dưỡng của cá nhân. * Kết bài : Cần phải thường xuyên rèn luyện, phấn đấu để có cả tài và đức. 2- Bài 2 : Dàn ý : * Mở bài : - Lời mở đầu ® dẫn câu tục ngữ - Giá trị của câu tục ngữ? Ta hiểu và vận dụng vào duộc sống như thế nào cho đúng. * Thân bài : - Ý nghĩa câu tục ngữ. - Bài học của câu tục ngữ. - Đánh giá + Mặt đúng + Mặt chưa đúng - Rút ra bài học bản thân. * Kết bài : Khẳng định nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ. 4. Hoạt động vận dụng mở rộng (học sinh thực hiện ở nhà) - Làm bài tập còn lại SGK - Lập dàn ý cho đề văn sau: Cảm nhận của anh chị về 8 câu cuối của đoạn trích Trao duyên? V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC 1. Hướng dẫn học bài cũ - Nắm vững kiến thức đã học. - Làm bài tập vận dụng 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới Soạn: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật + Nhóm 1: Đặc trưng 1 + Nhóm 2: Đặc trưng 2 + Nhóm 3: Đặc trưng 3 + Làm bài tập SGK

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet 87 lap dan ý BVNL.doc
Tài liệu liên quan