Giáo án Ngữ văn 10 tiết 91, 92, 93

Tiết 92: Làm văn

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hoàn thiện các kiến thức về đoạn văn, các yêu cầu viết đoạn văn nói chung.

- Vai trò và các yêu cầu viết đoạn văn trong bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng:

- So sánh để nhận ra những điểm khác nhau giữa đoạn văn tự sự, đoạn văn thuyết minh và đoạn văn nghị luận.

- Vận dụng những kiến thức, kĩ năng về đoạn văn, về văn nghị luận để viết được đoạn văn ngắn phù hợp với vị trí và chức năng của chúng trong bài văn nghị luận.

3. Thái độ: Tích cực, chủ động

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.

- Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực tự học, sáng tạo.

 

doc12 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 91, 92, 93, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/04/2018 Tiết 91: LLVH VĂN BẢN VĂN HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nắm vững các tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học. - Cấu trúc của văn bản văn học với các tầng ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa. 2. Kĩ năng: - Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại. - Cảm thụ tác phẩm có chiều sâu. 3. Thái độ: Yêu quý các tác phẩm văn học 4. Năng lực hướng tới - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. - Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận. - Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực tự học, sáng tạo. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn - trả lời các câu hỏi ở sgk III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, bình giảng, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động khởi động: GV: Kể tên một số văn bản văn học mà em biết? Từ đó em hiểu văn bản văn học là gì? HS: Trả lời GV dẫn dắt: Theo nghĩa rộng VBVH là tất cả các VB sử dụng ngôn từ 1 cách nghệ thuật: có hình ảnh, nhịp điệu, biểu hiện tình cảm của người viết. VD: Ánh trăng (Nguyễn Duy), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), + Theo nghĩa hẹp VBVH chỉ bao gồm các sáng tác có hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu.VD: TCT - Tấm Cám, Thạch Sanh, Vậy để hiểu rõ hơn về văn bản văn học chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC 2.1- Tìm hiểu các tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học GV: Đưa ví dụ: VD: Văn bản Lão Hạc của Nam Cao (1943) phản ánh hình ảnh khách quan gì? HS: Trả lời. + Phản ánh bức tranh hiện thực xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám (1945). + Thể hiện sự đồng cảm với người nông dân, nhân dân lao động nghèo khổ. (nhà văn đã biết nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn cao khiết của người nông dân ngay cả khi họ bước vào đường cùng) GV đưa ví dụ cho HS so sánh: cùng viết về sự chuyển đổi của thời tiết: VD1: “Khu vực Đông Nam Bộ hôm nay trời hửng nắng, nhiệt độ từ 32-340C. Khu vực Tây Nam Bộ trời nắng nóng, nhiệt độ từ 38-40 oC.” VD2. “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sóng được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ, Vắt nửa mình sang thu” (Sang thu – Hữu Thỉnh) Nhận xét: + VD1: Thông báo cụ thể, rõ ràng, đơn nghĩa. VD2: Mang tính biểu cảm, từ ngữ trau chuốt, đa nghĩa, thể hiện rõ cảm xúc của người viết. GV: Hãy xác định thể loại của các văn bản sau? (Chiếu dời đô, Cảnh ngày hè, Hịch tướng sĩ, Truyện Kiều). HS: Trả lời. + Chiếu dời đô: chiếu + Cảnh ngày hè: thơ + Hịch tướng sĩ: hịch + Truyện Kiều: truyện thơ Nôm. 2.2- Tìm hiểu cấu trúc của văn bản văn học GV đưa ra ví dụ, yêu cầu HS trả lời để thấy được cấu trúc của văn bản văn học: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”. (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) GV: Em có nhận xét gì về ngôn từ trong ví dụ? HS: Trả lời. + Nhịp thơ: Chậm rãi -> thể hiện cảm xúc suy tư, tự hào pha lẫn nỗi xót xa, nuối tiếc. + Thể thơ: thơ tám chữ. + Lời thơ tha thiết, nhẹ nhàng, chan chứa cảm xúc. GV: Dựa vào ví dụ trên, GV cho HS tìm hiểu được nghĩa tường minh và hàm ẩn của hình ảnh “mặt trời”và “bảy mươi chín mùa xuân”? HS: Trả lời. “Mặt trời”: + Tầng nghĩa 1: mặt trời của tự nhiên, của muôn loài, soi sáng cho muôn loài, đem lại sức sống cho thế giới. + Tầng nghĩa 2: Bác nằm trong lăng với ánh sáng đỏ xung quanh như một mặt trời. Bác tồn tại vĩnh cửu trong lòng mỗi người dân Việt Nam như sự tồn tại của một mặt trời thật. “Bảy mươi chín mùa xuân” + Tầng nghĩa 1: tuổi của Bác. +Tầng nghĩa 2: Ca ngợi sự cống hiến, hi sinh cao cả của người. Cuộc đời người là “bảy chín mùa xuân tươi đẹp” cống hiến trọn vẹn cho đất nước, dân tộc. GV: Hình tượng em cảm nhận được qua khổ thơ? (Mặt trời). HS: Trả lời. GV: Có phải tác giả chỉ muốn nói đến hình tượng mặt trời không hay còn muốn nói đến đối tượng nào khác? Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ? HS: Trả lời. (Biện pháp tu từ ẩn dụ nhằm ngợi ca sự vĩ đại của Người, thể hiện lòng thành kính với vị Cha già). GV: Hình tượng trong văn học là gì? Được lấy từ đâu? Thông qua hình tượng văn học, tác giả muốn gửi gắm điều gì? HS: Phát hiện, trả lời. GV: Chốt ý GV: Chỉ ra hàm nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc? (thông qua hình tượng mặt trời). HS: Trả lời. Hình ảnh mặt trời là hình ảnh ẩn dụ cho hình ảnh Bác Hồ, so sánh Bác với hình ảnh mặt trời thể hiện sự vĩnh hằng của Bác trong lòng người dân Việt Nam. Bác giống như mặt trời thiên nhiên ngày ngày vẫn soi sáng, vẫn trường tồn cùng dân tộc. Đem nguồn sáng đến cho nhân dân. Đồng thời cũng thể hiện tấm lòng biết ơn, tôn kính với vị cha già dân tộc. GV: Hàm nghĩa của VBVH là gì? HS: Trả lời. 2. 3- Tìm hiểu từ văn bản đến tác phẩm văn học Thảo luận nhóm, câu hỏi: - Khi nào thì một văn bản văn học trở thanh tác phẩm văn học? HS: Thảo luận, trả lời GV: Hoàn thiện I. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học: 1. VBVH là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. 2. VBVH được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao. 3. Mỗi văn bản đều thuộc về một thể loại nhất định tuân theo những quy ước, cách thức của thể loại đó. II. Cấu trúc của văn bản văn học. 1. Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa. Tầng ngôn từ (hay là tầng hiển thị) có nghĩa là nội dung, tri thức mà văn bản cung cấp ngay trên bề mặt của ngôn từ. a. Ngữ âm. Nhịp điệu, âm thanh được gợi bởi ngôn từ nghệ thuật. b. Ngữ nghĩa. Từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn, nghĩa đen đến nghĩa bóng. 2. Tính hình tượng. Ví dụ. Khái niệm. + Hình tượng văn học là mọi hình ảnh đời sống được nhà văn đưa vào tác phẩm bằng ngôn từ nghệ thuật – mang thông điệp. + Hình tượng văn học có thể là hình ảnh thiên nhiên, tự nhiên, sự vật, con người. + Hình tượng văn học do tác giả sáng tạo ra, không hoàn toàn giống như sự thật của cuộc đời, nhằm gửi gắm ý tình sâu kín của mình với người đọc, với cuộc đời. 3. Tầng hàm nghĩa. Ví dụ. Khái niệm. Hàm nghĩa của VBVH là ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng của văn bản. Đọc tác phẩm văn học, xuất phát từ tầng ngôn từ, tầng hình tượng, dần dần người đọc nhận ra tầng hàm nghĩa của văn bản. III. Từ văn bản đến tác phẩm văn học. + Một văn bản văn học trở thành một tác phẩm chỉ khi có sự tiếp nhận của người đọc và khi người đọc hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó thì văn bản văn học đã trở thành TPVH sống động, có ích, có ý nghĩa với người đọc, hoàn thành được tâm nguyện của người viết. + Người đọc càng trải nghiệm sâu sắc cuộc sống càng hiểu biết thấu đáo quy luật của nghệ thuật, nội dung tác phẩm càng thể hiện đầy đủ hơn, phong phú hơn trong tâm trí người đọc. 3. Hoạt động luyện tập HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Bài 1/122. Học sinh thảo luận bài tập theo 2 nhóm: a. Tìm hai đoạn có cấu trúc câu, hình tượng tương tự như nhau của bài “Nơi dựa”? b. Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống? HS: Thảo luận GV: Gợi ý chung Bài 1/122. Gợi ý: Câu mở đầu và câu kết của mỗi đoạn có cấu trúc giống nhau. + Mỗi đoạn đều có hai nhân vật có đặc điểm giống nhau. + Đoạn một là một người đàn bà và một đứa nhỏ, đoạn hai là một người chiến sĩ và một bà cụ. + Tác giả tạo nên cấu trúc đối xứng cốt làm nổi bật tính tương phản, từ đó làm nổi bật ý nghĩa của hình tượng. + Người mẹ dựa vào đứa bé đang chập chững + Anh bộ đội dựa vào bà cụ già đang run rẩy trên đường. + Nơi dựa: thuộc về tinh thần và tình cảm: nơi con người tìm thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống. => Tầng hàm nghĩa: sống với hi vọng vào tương lai, nhớ ơn quá khứ làm nên phẩm giá nhân văn của con người. Giúp con người vượt qua những trở ngại. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng (HS thực hiện ở nhà) - Bài tập 2, 3 SGK - Hãy khám phá hàm nghĩa của câu chuyện sau: Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại, vì vậy không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài. Cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn. Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn. Chúng ta có thể thoát khỏi những điều bất hạnh nhất, khó khăn nhất chỉ đơn giản bằng cách đừng bao giờ đầu hàng. V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC: 1. Hướng dẫn học bài cũ - Nắm vững các tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học. - Cấu trúc của văn bản văn học với các tầng ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa. - Làm bài tập vận dụng và mở rộng 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Soạn: Luyện tập viết đoạn văn nghị luận + Tìm hiểu nội dung trong Sgk + Làm bài tập luyện tập. Ngày soạn: 07/04/2018 Tiết 92: Làm văn LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hoàn thiện các kiến thức về đoạn văn, các yêu cầu viết đoạn văn nói chung. - Vai trò và các yêu cầu viết đoạn văn trong bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng: - So sánh để nhận ra những điểm khác nhau giữa đoạn văn tự sự, đoạn văn thuyết minh và đoạn văn nghị luận. - Vận dụng những kiến thức, kĩ năng về đoạn văn, về văn nghị luận để viết được đoạn văn ngắn phù hợp với vị trí và chức năng của chúng trong bài văn nghị luận. 3. Thái độ: Tích cực, chủ động 4. Năng lực hướng tới - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. - Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận. - Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực tự học, sáng tạo. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn - trả lời các câu hỏi ở sgk III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, bình giảng, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động khởi động: GV: Cách lập dàn ý bài văn nghị luận? HS: Trả lời GV dẫn dắt: Muốn viết bài văn nghị luận tốt thì trước hết là phải biết cách tìm hiểu đề, lập dàn ý. Nhưng không thể thiếu một nhiệm vụ quan trọng là viết đoạn văn.... 2. Hoạt động hình thành kiến thức HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC 2.1- Tìm hiểu dàn ý GV viết đề bài : Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới (Gorki) *HS tìm hiểu dàn ý được trình bày trong SGK - tổ chức thảo luận nhóm để nhận xét, bổ sung, GV: Hướng dẫn cách tìm hiểu dàn ý chung 2.2- Hướng dẫn HS viết đoạn văn nghị luận GV: Yêu cầu HS chọn một ý trong dàn ý đã lập để viết đoạn văn HS: Viết đoạn văn và trình bày GV: Nhận xét chung ? Vậy khi viết đoạn văn cần lưu ý điều gì? HS: Trả lời GV: Hoàn thiện I- Tìm hiểu dàn ý 1. Mở bài: - Nêu vai trò của sách từ xưa đến nay trong đời sống tinh thần của con người. - Trích dẫn câu nói của M.Gorki. 2. Thân bài: a- Sách là sản phẩm tinh thần kỳ diệu của con người. * Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại. * Sách là kết quả của lao động trí tuệ. * Sách có sứcmạnh vượt thời gian và không gian. b- Sách mở rộng những chân trời mới. * Sách cung cấp những hiểu biết về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, * Sách giúp hiểu biết về cuộc sống con người qua các thời kỳ khác nhau, hiểu biết đời sống văn hóa , tâm tư, tình cảm , khát vọng của con người những nơi xa xôi. * Sách giúp con người tự khám phá dân tộc mình, bản thân mình và chắp cánh những ước mơ, nuôi dưỡng tham vọng. c- Cần có thái độ đúng với sách và việc đoc sách. * Đọc sách mang lại lợi ích nên phải biết chọn sách mà đọc, biết học hỏi và làm theo những điều tốt đẹp trong sách. * Sách rất quan trọng nhưng chỉ học trong sách vở thì vẫn chưa đủ mà phải biết học cả trong thực tế. 3-Kết bài - Khẳng định tác dụng to lớn của sách và việc đoc sách. - Nêu phương hướng hành động của cá nhân. II. Viết đoạn văn nghị luận - Chọn ý để hoàn thành đoạn văn. - Thực hành viết đoạn văn nghị luận. - Đánh giá đoạn văn Lưu ý: Khi viết đoạn văn nghị luận cần: Có sự liện kết với các đoạn văn trước nó. Cần có một chủ đề chung. Các lí lẽ và dẫn chứng mạch lạc, hợp lí 3. Hoạt động luyện tập HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC GV: Yêu cầu HS thảo luận bài tập theo nhóm và trình bày dàn ý HS: Thảo luận, trả lời GV: Hướng dẫn chung ?  Hãy viết một đoạn (hoặc một số đoạn) văn để diễn đạt từng ý trong bài phân tích của mình. HS: Viết đoạn văn GV: Thu một số bài và nhận xét Bài tập. Lập dàn ý cho bài văn: Phân tích những giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Gợi ý: 1. Mở bài: – Giới thiệu tác giả - Giới thiệu xuất xứ của truyện. 2. Thân bài – Tóm tắt cốt truyện - Nội dung tác phẩm: + Thái độ phê phán hiện thực xã hội; đề cao phẩm chất cương trực, khảng khái, kiên quyết chống gian tà của Ngô Tử Văn. + Đề cao ý thức dân tộc. - Nghệ thuật: + Kết hợp thành công bút pháp hiện thực và bút pháp kì ảo. + Khắc họa tính cách nhân vật đặc sắc 3. Kết luận – Đây là áng văn chương hay nhất trong Truyền kì mạn lúc được lưu lại đến muôn đời sau. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng (HS thực hiện ở nhà) - Viết đoạn văn về tinh thần tự học - Lập dàn ý cho đề bài: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Chọn một ý trong dàn ý để viết đoạn văn nghị luận. V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC: 1. Hướng dẫn học bài cũ - Nắm vững các kiến thức về đoạn văn, các yêu cầu viết đoạn văn nói chung. - Vai trò và các yêu cầu viết đoạn văn trong bài văn nghị luận. 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Soạn: Nội dung và hình thức của văn bản văn học + Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi trong Sgk + Làm bài tập luyện tập. Ngày soạn: 07/04/2018 Tiết 93: LLVH NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Các khái niệm về nội dung văn bản văn học: đề tài, chủ đề, tư tưởng của văn bản, cảm hứng nghệ thuật. - Các khái niệm về hình thức của văn bản văn học: ngôn từ, kết cấu, thể loại. 2. Kĩ năng: - Xác định được các khái niệm về nội dung và hình thức văm bản văn học khi đọc một truyện ngắn hay một bài thơ ngắn. - Cảm nhận có chiều sâu văn bản văn học. 3. Thái độ: Trân trọng di sản văn hoá dân tộc. 4. Năng lực hướng tới - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. - Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận. - Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực tự học, sáng tạo. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn - trả lời các câu hỏi ở sgk III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, bình giảng, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: động não, khăn phủ bàn, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động khởi động: GV: - Kể tên một số văn bản mà em vừa học? - Cấu trúc của văn bản văn học? HS: Trả lời GV dẫn dắt: Việc tìm hiểu nội dung và hình thức của một văn bản văn học nhằm giúp các en hình thành ý thức chủ động, tích cực trong tư duy hình tượng, bồi dưỡng tinh thần tự học, tinh thần khám phá cái mới để các em yêu hơn các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ 2. Hoạt động hình thành kiến thức HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC 2.1- Tìm hiểu các khái niệm của nội dung và hình thứctrong văn bản văn học1 Hs đọc phần I- SGK. Gv định hướng: Khái niệm nội dung bao gồm những gì? HS: Trả lời Thảo luận nhóm: Chia lớp làm ba nhóm - Nhóm 1: Thế nào là đề tài? Trong những tác phẩm sau, tác phẩm nào cùng đề tài về người nông dân: Những ngôi sao xa xôi, Bến quê, LãoHạc, Viếng lăng Bác, Tắt đèn? HS: Thảo luận, trả lời GV: Định hướng - Nhóm 2: Thế nào là chủ đề? Nét khác giữa Tắt đèn và Lão Hạc? HS: Thảo luận, trả lời GV: Gợi ý - Chủ đề trong Tắt đèn là sự mâu thuẫn giữa nông dân và bọn cường hào, quan lại trong nông thôn Việt Nam. Chủ đề trong Lão Hạc là phẩm chất tốt đẹp của người nông dân dù ở hoàn cảnh khốn cùng. - Nhóm 3: Thế nào là tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật là gì? Ví dụ HS: Trả lời GV: Ví dụ - Cảm hứng trong Tắt đèn là lòng căm phẫn, là sự tố cáo bọn hào lí quan lạiở nông thôn cũng như chính sách dãman của thực dân pháp. GV tổng kết: Giữa đề tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ thụât có mối liên hệ mât thiết với nhau, bổ sung làm nổi bật nhau. Chúng thể hiện một cách thống nhất trong văn bản. Người đọc phải đọc kĩ để hiểu. Trong các yếu tố nội dung thì 2 yếu tố tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật là quan trọng nhất. HS đọc văn bản. Nêu các khái niệm thuộc phạm trù hình thức? GV: Các khái niệm ngôn từ, kết cấu, thể loại được thể hiện ntn trong vbvh? HS: Trả lời GV: Phân biệt bố cục và kết cấu. Bố cục là biểu hiện bên ngoài của kết cấu: chương, đoạn GV: Kể tên các thể loại văn học mà em biết? Thế nào là thể loại? HS: Trả lơi GV: Dẫn giải - Mỗi thể loại được thể hiện đổi mới theo thời đại và mang sắc thái cá nhân nhà văn. VD thơ lục bát mang màu sắc riêng của thời đại và tác giả: Nguyễn Du-Truyện Kiều: Long lanh đáy nước in trời/ Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng. 2. 2- Tìm hiểu ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học GV: Văn bản văn học có ý nghĩa như thế nào về mặt nội dung và hình thức HS: Trả lời GV: Nhấn mạnh ý I. Các khái niệm của nội dung và hình thứctrong văn bản văn học 1. Khái niệm của nội dung + Đề tài:- Là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhân thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. - Đề tài có thể rộng hay hẹp (một con người haycả xã hội) + Chủ đề: - Là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Nó thể hiện sự quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống. - Tầm quan trọng của chủ đề không phụ thuộcvào khuôn khổ của văn bản. - Mỗi văn bản có thể có một hoặc nhiều chủ đề. Có những văn bản đề tài có thể đồng nhất vớichủ đề. + Tư tưởng: - Là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhậnthức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đốithoại với người đọc. - Là linh hồn của văn bản. + Cảm hứng nghệ thuật: - Là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản. - Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhậnđược tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu lên trongvăn bản 2. Khái niệm hình thức .+ Ngôn từ: - Ngôn từ hiện diện trong câu, trong hình ảnh, trong giọng điệu của văn bản. - Ngôn từ thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn. VD: Thơ Hồ Xuân Hương + Kết cấu: - Là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bảnthành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. - Kết cấu hàm chứa dụng ý của tác giả sao chophù hợp với nội dung văn bản - Có nhiều kiểu kết cấu: kết cấu theo thời gian,không gian, tâm lý + Thể loại: - Là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản: thơ, tiểu thuyết, kịch - Thể loại cũng biến đổi theo thời đại và mang màu sắc riêng của tác giả II. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học - VH có những chức năng chủ yếu : nhận thức, giáo dục, giao tiếp, thẩm mĩ -> VBVH cần phải có sự hài hòa, thống nhất giữa nội dung và hình thức. - Nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức ngôn từ hoàn mĩ là phẩm chất của các văn bản ưu tú. v Ghi nhớ: SGK/129. 3. Hoạt động luyện tập HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC GV: Yêu cầu HS thảo luận bài tập theo nhóm: Phân tích tư tưởng bài thơ Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm) HS: Nêu được ý nghĩa tư tưởng của văn bản GV: Gợi ý cách làm chung Bài tập 2/ Sgk: Phân tích tư tưởng bài thơ Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm) - Ca ngợi công lao và tình cảm của người mẹ- người trồng cây, chăm quả- người sinh con, nuôi con- người mẹ Tổ quốc. - Băn khoăn, lo lắng, sọ rằng mình không xứng đáng với sự trông đợi, momg mõi của mẹ. - Ý thức đền đáp công lao của mẹ, của Tổ quốc. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng (HS thực hiện ở nhà) - Bài tập 1/Sgk - Tìm một vài tác phẩm và nhận diện tác phẩm văn học đúng yêu cầu về hình thức và nội dung. V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC: 1. Hướng dẫn học bài cũ - Nắm vững các khái niệm thuộc nội dung và hình thức của văn bản văn học. - Làm bài tập vận dụng. 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Soạn bài: Các thao tác nghị luận: + Ôn lại các thao tác lập luận đã học. + Làm các bài tập theo yêu cầu SGK.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet 91 93 van ban van học nọi dung hinh....doc
Tài liệu liên quan