Giáo án Ngữ văn 10 tiết 93: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối

- Điệp phụ âm đầu: l

- Điệp cách quãng

- Tác dụng: gợi hình tượng (sự chuyển động của sóng nước ao ngậm đầy trăng: vừa lấp lánh, vừa loang khắp mặt ao)

Điệp phụ âm đầu hay được các nhà thơ sử dụng để gợi hình, biểu cảm:

(Nỗi niềm chi rứa Huế ơi

Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên

 (Tố Hữu)

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòa đâm bông

(Nguyễn Du)

- Điệp thanh điệu:

Dòng trên: điệp thanh trắc, dòng dưới điệp thanh bằng

- Điệp liên tiếp

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 93: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 93 THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI A. MỤC TIÊU BÀI HỌC - Giúp học sinh: 1. Về kiến thức: Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối trong việc sử dụng tiếng Việt 2. Về kĩ năng: Có kỹ năng nhận diện, phân tích cấu tạo và tác dụng của hai phép tu từ trên và có khả năng sử dụng được các phép tu từ đó khi cần thiết. 3. Về thái độ: Thấy được vẻ đẹp của tiếng Việt để yêu quý, tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, vấn đáp C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, máy tính, bảng phụ... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1) Ổn định lớp 2) Kiểm tra bài cũ: lồng ghép trong quá trình thực hành 3) Bài mới: Khi chúng ta đọc hoặc học các tác phẩm văn chương, ta thấy các nhà văn, nhà thơ đã sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ để làm tăng hiệu quả diễn đạt, làm cho lời văn hay hơn, hấp dẫn hơn, gợi hình, gợi cảm hơn. Ở lớp 7, các em đã học biện pháp điệp ngữ, hôm nay chúng ta sẽ thực hành để củng cố về phép điệp. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Để cho giờ học thêm sôi nổi, chúng ta sẽ tổ chức tiết học hôm nay dưới dạng chương trình Đường lên đỉnh Olimpia các em có đồng ý không? GV đóng vai một MC: Xin chào mừng quý vị và các bạn đã đến tham dự chung kết chương trình Đường lên đỉnh Olimpia phiên bản 10A3 với chủ đề Đi tìm phép điệp. Giới thiệu với quý vị và các bạn, đến với chương trình của chúng ta hôm nay có 4 đội chơi rất xuất sắc đã vượt qua rất nhiều vòng thi tuần, thi tháng, thi quý: đó là đội Tia chớp, đội Sóng thần, đội Niềm tin và đội Hi Vọng. Xin quý vị một tràng pháo tay cổ vũ tinh thần cho các đội chơi. Luật chơi của chúng ta như sau: sẽ có 4 vòng thi: Khởi động, Vượt chướng ngại vật, Tăng tốc và Về đích. Điểm số sẽ được tích qua các vòng thi. Khi một đội trả lời, các đội khác sẽ chú ý lắng nghe, nhận xét, góp ý nếu cần và cho điểm. Các đội chú ý cho điểm chẵn tới hàng chục hoặc lẻ đến 5. Sẽ có 3 đội chấm điểm 1 đội, và cô sẽ lấy điểm của đội đứng giữa. Hoạt động 1: Nhắc lại khái niệm (Vòng 1 Khởi động) Dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết thế nào là phép điệp? Hoạt động 2: Luyện tập về phép điệp. (Vòng 2 Vượt chướng ngại vật) Gồm 4 gói câu hỏi dành cho 4 đội, các đội suy nghĩ trong 4 phút, trả lời đúng, rõ ràng, đảm bảo thời gian: số điểm tối đa là 100 Đội Tia chớp (Ngữ liệu 1) Trèo lên.anh tiếc lắm thay. Biện pháp tu từ nào được sử dụng? Xác định dạng và tác dụng của phép tu từ đó? Đội Sóng thần (Ngữ liệu 1) Chim vào lồng, cá mắc câu, nếu không lặp lại như thế thì sự so sánh đã rõ nghĩa chưa? Xác định dạng điệp và tác dụng của phép điệp trên? Đội Niềm tin (Ngữ liệu 2) Việc lặp từ có phải là phép tu từ không? Vì sao? Đội Hi vọng So sánh việc lặp ở ngữ liệu 1 và ngữ liệu Vòng Tăng tốc Gồm 4 gói câu hỏi cho 4 đội, các đội tự chọn gói câu hỏi cho mình, có thể chọn ngôi sao hi vọng. Sau 4 phút suy nghĩ các đội sẽ trả lời. Chọn ngôi sao hi vọng nếu trả lời đúng sẽ nhân đôi điểm số, trả lời sai sẽ bị trừ số điểm tương ứng. Đội Tia chớp Xác định hình thức điệp, dạng điệp và tác dụng của phép điệp trong các ngữ liệu sau: - Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương. (Ca dao) - Lá bàng đang đỏ ngọn cây  Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời. (Tiếng hát sang xuân – Tố Hữu)  Đội Sóng thần Xác định hình thức điệp, dạng điệp và tác dụng của phép điệp trong các ngữ liệu sau: Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. (Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh) Đội Niềm tin Xác định hình thức điệp, dạng điệp và tác dụng của phép điệp trong các ngữ liệu sau: - Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. (Thu ẩm- Nguyễn Khuyến) Tài cao phận thấp chí khí uất Giang hồ mê chơi quên quê hương (Thăm mả cũ bên đường-Tản Đà) Điệp tahnh điệu cũng hay được các nhà thơ sử dụng để tạo nhạc tính và gợi cảm xúc cho thơ (Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi (Xuân Diệu) Đội Hi vọng Xác định hình thức điệp, dạng điệp và tác dụng của phép điệp trong các ngữ liệu sau: Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bôn hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý. (Đường đi Sa Pa – Nguyễn Phan Hách) Khi tỉnh rượu lúc tàn canh Giật mình mình lại thương mình xót xa (Truyện Kiều- Nguyễn Du) Vòng Về đích Mỗi đội sẽ có một câu hỏi, trả lời đúng và nhanh trong vòng 15 giây được 100 điểm, trả lời sai, các đội khác có quyền trả lời, nếu đúng được cộng 50 điểm. Đội Tia chớp GV cho HS nghe bài hát Bụi phấn Nghe bài hát và xác định yếu tố điệp. Cho biết hình thức và tác dụng của phép điệp đó? Đội Sóng thần Kể tên những hình thức điệp? Đội Niềm tin Có mấy dạng điệp? Đội Hi vọng Chúng ta thường gặp phép điệp ở những loại văn bản nào? Tác dụng của phép điệp? A. THỰC HÀNH VỀ PHÉP ĐIỆP I. Nhắc lại khái niệm Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ , cụm từ, câu ) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật. II. Thực hành Bài tập 1 - Ngữ liệu 1: Bài ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa” + Trèo lênanh tiếc lắm thay à điệp ngữ: nụ tầm xuân à Điệp vòng (điệp chuyển tiếp) Tác dụng: tạo nhịp điệu, nhấn mạnh tình cảnh trớ trêu, đau khổ, tiếc nuối của chàng trai khi người anh yêu đã đi lấy chồng. + Ba đồng một mớ trầu cay. chim vào lồng, cá cắn câu chim vào lồng, cá cắn câu: thể hiện sự trói buộc, mất tự do, đau khổ - Lặp lại hai câu “chim vào lồng, cá cắn câu” => làm rõ hoàn cảnh của cô gái (nhấn mạnh tình thế phụ thuộc của nhân vật). + Không lặp lại thì chưa rõ ý, không thể thoát ý được. - Dạng điệp: + Chim vào lồng: điệp cách quãng. + Cá cắn câu: điệp vòng. Tác dụng: + Cụ thể hóa hoàn cảnh của cô gái (nhấn mạnh tình thế bị phụ thuộc). + Tạo âm điệu xót xa, tiếc nuối. - Ngữ liệu 2 Gần thì: nhấn mạnh sự tác động của môi trường sống đối với sự hình thành nhân cách của con người. Có có: khẳng định nguyên nhân (sự kiên trì, bền bỉ), kết quả (thành công). Vì vì: khẳng định, nhấn mạnh về đạo lý làm người. - Các từ được lặp lại: “gần, thì, có, vì”. - Tác dụng: để nhấn mạnh, tạo sự liên kết ý giữa các vế câu, không gợi hình ảnh và biểu cảm => Là lặp từ, không phải điệp tu từ. Giống nhau : Có các từ ngữ được lặp lại. Khác nhau: Có tác dụng gợi hình, biểu cảm -> phép điệp. Có tác dụng liên kết, nhấn mạnh; không gợi hình, biểu cảm -> lặp từ. 2. Bài tập 2 - Điệp từ: anh, nhớ -> điệp cách quãng - Tác dụng: nhấn mạnh và làm rõ nỗi nhớ da diết của anh dành cho quê hương. Điệp âm: ang -> điệp nối tiếp, cách quãng Tác dụng: làm tăng nhạc tính cho câu thơ (âm hưởng mênh mang, xao xuyến trong phút giao mùa) -Điệp cấu trúc cú pháp: P (thành phần phụ tình thái) – C– V1chứ không phải V2, khẳng định ở vế đầu và bác bỏ ở vế sau. Điệp cách quãng. -Tác dụng: Tạo âm hưởng hùng hồn, đanh thép, và khẳng định mạnh mẽ Điệp phụ âm đầu: l Điệp cách quãng Tác dụng: gợi hình tượng (sự chuyển động của sóng nước ao ngậm đầy trăng: vừa lấp lánh, vừa loang khắp mặt ao) Điệp phụ âm đầu hay được các nhà thơ sử dụng để gợi hình, biểu cảm: (Nỗi niềm chi rứa Huế ơi Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên (Tố Hữu) Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòa đâm bông (Nguyễn Du) Điệp thanh điệu: Dòng trên: điệp thanh trắc, dòng dưới điệp thanh bằng Điệp liên tiếp Tác dụng: điệp thanh trắc: thể hiện sự uất ức của một người có ý thức cái tài của mình nhưng không được thoả nguyện. + Dòng dưới điệp thanh bằng: gợi cảm giác nhẹ nhàng, buông xuôi, mê chơi quên sự đời của thi nhân Điệp ngữ: Thoắt cái” Điệp cách quãng Tác dụng gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng và nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh của thời tiết, thời gian ở Sa Pa. Điệp từ: mình Dạng điệp: cách quãng, liên tiếp Td: gợi tả sự cô đơn, tủi hổ bẽ bàng, xót xa của Kiều khi ở Lầu Xanh của Tú Bà Bài tập 3 Điệp khúc: đó là câu hay đoạn được lặp lại trong một bài hát, một bài thơ Tác dụng: tạo điểm nhấn cảm xúc. Ở bài hát này chính là tình cảm mến yêu, trân trọng người thầy của các thế hệ học trò. Điệp ngữ cũng hay được sử dụng trong thơ, trong nhạc: (VD: Tiếng gà trưa trong bài thơ của Xuân Quỳnh; Hai câu Gì sâu bằng những trưa tương nhớ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò – Nhớ đồng của Tố Hữu) Kết luận: Các hình thức điệp: + Cấp độ ngữ âm: điệp phụ âm đầu, điệp vần, điệp thanh. + Cấp độ từ vựng: điệp từ, điệp ngữ + cấp độ câu: điệp cấu trúc cú pháp + Cấp độ văn bản: điệp khúc Có 3 dạng điệp: điệp nối tiếp, điệp cách quãng và điệp vòng Thường gặp trong thơ, văn biểu cảm và văn chính luận. Tác dụng: nhấn mạnh, tạo nhạc điệu, gợi hình, biểu cảm Hoạt động 3: Củng cố kiến thức Tìm những ví dụ có phép điệp tu từ? III. Dặn dò Về nhà tập viết một đoạn văn có sử dụng điệp ngữ Chuẩn bị phần thực hành về phép đối. Rút kinh nghiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 31 Thuc hanh cac phep tu tu phep diep va phep doi_12476091.doc
Tài liệu liên quan