Câu 1. Đây là tác phẩm nào?
1. Đây là tên một bài thơ Nôm vừa vịnh cảnh, vừa tả tình.
2. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả.
3. Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 2. Đây là tác phẩm nào?
1. Bài thơ được viết theo thể thơ cổ, có tính chất tự do phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu.
2. Bài thơ được lấy cảm hứng từ sự đi đường vất vả, nhọc nhằn của chính tác giả.
3. Bài thơ biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời.
Bài ca ngắn đi trên bãi cát- Cao Bá Quát
Câu 3. Đây là nhà thơ nào?
1. Ông xuất thân trong gia đình nhà Nho
2. Thơ văn của ông thể hiện hai nội dung lớn là lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa và lòng yêu nước, thương dân
3. Ông là tác giả của những bài văn tế nổi tiếng cuối thế kỉ XIX.
Nguyễn Đình Chiểu
Câu 4. Đây là hai câu thơ nào?
1. Thể hiện tâm trạng cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình.
2. Mở đầu cho một trong 3 bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương
3. Thời điểm câu thơ nói đến là lúc đêm khuya.
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
(Tự tình II)
14 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 881 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - 5 hoạt động đầy đủ, chi tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28
Tự học có hướng dẫn: THỰC HÀNH NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
Củng cố và nâng cao những hiểu biết về sự chuyển nghĩa và tính nhiều nghĩa của từ trong sử dụng: Trong hoạt động giao tiếp, từ thường có sự chuyển nghĩa theo hai phương thức chủ yếu là ẩn dụ và hoán dụ. sự chuyển nghĩa của từ diễn ra đồng thời với sự chuyển tân gọi từ đối tượng này sang đối tượng khác, khi nhận ra mối quan hệ nào đó ( tương đồng hoặc tương cận) giữa các đối tượng. Kết quả từ có nhiều nghĩa- có nghĩa ổn định, có nghĩa lâm thời. Các nghĩa có mối quan hệ với nhau. Khác với nghĩa của từ nhiều nghĩa, từ đồng âm không có quan hệ về nghĩa.;Củng cố và nâng cao sự hiểu biết về hiện tượng đồng nghĩa và từ đồng nghĩa. Các từ đồng nghĩa có hình thức âm thanh khác nhau, nhưng nghĩa cơ bản giống nhau, chỉ khác về sắc thái biểu cảm, sắc thái phong cách hoặc phạm vi sử dụng. Khi sử dụng cần lựa chọn trong số những từ đồng nghĩa từ nào có ý nghĩa và sắc thái thích hợp với ngữ cảnh giao tiếp
2. Về kĩ năng:
Rèn kĩ năng nhận biết và phân tích các nghĩa khác nhau của từ. Lĩnh hội và phân tích sự khác biệt cùng giá trị của từ trong nhóm từ đồng nghĩâ khi từ được chọn sử dụng ở lời nói. Biết cách dùng từ theo nghĩa mới phù hợp với ngữ cảnh, lựa chọn từ đồng nghĩa khi sử dụng.
3. Về thái độ:
- Có ý thức sử dụng thành ngữ điển cố vào thực tế giao tiếp.
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
- Năng lực đọc – hiểu văn bản có sử dụng từ đồng nghĩa, chuyển nghĩa.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân sử dụng từ đồng nghĩa, chuyển nghĩa.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận về cách sử dụng từ đồng nghĩa, chuyển nghĩa.
- Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
- Tư liệu tham khảo: Tiếng Việt thực hành (NXB Giáo dục 2002)
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, SBT Ngữ văn 11 (tập 1 soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
+ Xem lại hiện tượng chuyển nghĩa của từ, quan hệ giữa các từ đồng nghĩa
+ Làm bài tập trang 74, 75.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động)
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Trong dịp hát đố, các cô gái quê thách thức các chàng trai làng như sau:
Trăm thứ dầu, dầu gì không thắp?
Trăm thứ bắp, bắp gì không rang?
Trăm thứ than, than gì không quạt?
Trăm thứ bạc, bạc gì không mua? Nếu là các chàng trai làng, em sẽ trả lời như thế nào? Hãy xác định xem chìa khoá để giải những câu đố có phần lắc léo là ở chỗ nào?
Trăm thứ dầu, dầu khuynh diệp không thắp?
Trăm thứ bắp, bắp chuối (chân,cải) không rang?
Trăm thứ than, than than(than phận) không quạt?
Trăm thứ bạc, bạc tình(bạc nghĩa) không mua?
GV giới thiệu bài mới: Trong hoạt động giao tiếp, từ thường có sự chuyển nghĩa theo hai phương thức chủ yếu là ẩn dụ và hoán dụ. sự chuyển nghĩa của từ diễn ra đồng thời với sự chuyển tân gọi từ đối tượng này sang đối tượng khác, khi nhận ra mối quan hệ nào đó ( tương đồng hoặc tương cận) giữa các đối tượng.
b. Hoạt động 2: Thực hành. ( 37phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Củng cố và nâng cao những hiểu biết về sự chuyển nghĩa và tính nhiều nghĩa của từ trong sử dụng
- Phương pháp: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1. Hướng dẫn HS thực hành
HS thảo luận nhóm lớn thời gian 7p
Chia lớp thành 5 nhóm – Bốc thăm hoàn thành các bài tập
Nhóm 1:
1.
a. Trong câu thơ "Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo", từ lá được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy xác định nghĩa đó.
b. Trong tiếng Việt, từ lá còn được dùng theo nhiều nghĩa khác trong những trường hợp sau: lá gan, lá phổi,... Hãy xác định nghĩa của từ lá trong mỗi trường hợp kể trên, cho biết cơ sở và phương thức chuyển nghĩa của từ lá.
Bài tập 1:
a. Trong câu thơ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo (Nguyễn Khuyến - Thu điểu), từ lá được dùng theo nghĩa gốc. Đó là nghĩa: Chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay trên cành cây, thường có màu xanh, hình dáng mỏng, có bề mặt. Đây là nghĩa có ngay từ khi từ lá xuất hiện trong tiếng Việt.
b.
Trong tiếng Việt, từ lá còn được dùng theo nhiều nghĩa khác như:
- Trong các từ: Lá gan, lá phổi, lá mỡ, lá lách,... từ lá được dùng với các từ chỉ các bộ phận trong cơ thể người.
- Trong các từ: Lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài,... từ lá dùng với các từ chỉ vật bằng giấy.
- Trong các từ: Lá buồm, lá cờ,... từ lá dùng để chỉ các vật bằng vải.
- Trong các từ: Lá cót, lá chiếu, lá chắn, lá thuyền,... từ lá dùng với các từ chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ,...
- Trong các từ: Lá tôn, lá đồng, lá vàng,... từ lá dùng với các từ chỉ kim loại.
Trong tất cả các trường hợp trên, từ lá tuy được dùng với các trường nghĩa khác nhau, nhưng vẫn có điểm chung, đó là:
- Khi dùng với các nghĩa đó, từ lá gọi tên các sự vật khác nhau, nhưng các vật đó có điểm giống nhau (tương đồng): Đều là các vật có hình dáng mỏng, dẹt, có bề mặt như cái lá cây.
- Do đó các nghĩa của từ lá có quan hệ với nhau trên cơ sở nét nghĩa chung (đều chỉ các vật có hình dáng mỏng như lá cây).
Nhóm 2. Các từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người (đầu, chân, tay,...) có thể chuyển nghĩa để chỉ cả con người. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chỉ cả con người.
Bài tập 2:
Nó là một chân hậu vệ chắc chắn trong đội bóng của lớp.
Mỗi đầu học sinh được nhận một bộ sách.
Lớp tôi có nhiều tay đàn ghi-ta hấp dẫn.
Nhà nó đông miệng ăn.
Thật là một bộ óc siêu việt.
Nguyễn Du là một trái tim yêu thương lớn lao.
Nhóm 3:
Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm âm thanh, chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chuyển.
Nhóm 4:
Tìm từ đồng nghĩa với từ cậy, từ chịu trong câu thơ. Giải thích lí do tác giả chọn dùng từ cậy, chịu mà không dùng các từ đồng nghĩa với nó.
Bài tập 4:
Trong hai câu thơ:
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồì lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Nguyễn Du dùng rất đắt hai từ cậy và chịu
- Từ cậy có từ nhờ là từ đồng nghĩa. Hai từ này có sự giống nhau về nghĩa (bằng lời nói tác động đến người khác với mong muốn họ giúp mình làm một việc gì đó). Nhưng cậy khác từ nhờ ở nét nghĩa: Dùng từ cậy thì thể hiện được niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ và hiệu quả giúp đỡ của người khác.
- Từ chịu có các từ đồng nghĩa là nhận, nghe, vâng. Các từ này đểu có chung nét nghĩa chỉ sự đồng ý, sự chấp thuận với người khác. Tuy nhiên, mỗi từ lại có những nét nghĩa riêng:
+ Nhận: Sự tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường (nghĩa biểu cảm trung tính).
+ Nghe, vâng: đồng ý, chấp nhận của kẻ dưới đối với người trên, thể hiện thái độ ngoan ngoãn, kính trọng.
+ Chịu (lời): Thuận theo người khác theo một lẽ nào đó mà mình có thể không hài lòng. Dùng từ "chịu", Kiều tỏ được thái độ vừa tôn trọng em gái mình vừa nài ép, đồng thời coi trọng tình cảm cao quý đối với Kim Trọng.
Nhóm 5:
Đánh dấu X trước từ ngữ thích hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trống trong mỗi câu sau và giải thích lí do lựa chọn.
Bài tập 5:
a) Chọn dùng từ canh cánh vì:
- Từ này khắc hoạ tâm trạng day dứt triền miên của Bác. Khi kết hợp với từ canh cánh thì cụm từ làm chủ ngữ "Nhật kí trong tù" được chuyển nghĩa: Không chỉ thể hiện tác phẩm, mà còn biểu hiện con người Bác Hồ (nhân hoá Nhật kí trong tù).
- Các từ khác, nếu dùng, chỉ nói đến một tấm lòng nhớ nước như là một đặc điểm nội dung của tập thơ Nhật kí trong tù.
b) Trong các từ đã cho, chỉ có thể dùng liên can . Các từ còn lại không phù hợp về ngữ nghĩa hoặc sự kết hợp ngữ pháp.
c) Trong trường hợp này cần dùng từ bạn. Các từ bầu bạn, bạn hữu, bạn bè đều có nghĩa chung là bạn, nhưng khác nhau ớ chỗ:
- Bầu bạn, có nghĩa khái quát, chỉ cả một tập thể nhiều người, lại có sắc thái gần gũi của khẩu ngữ. Với câu đã nêu chủ ngữ “Việt Nam” (số ít, trang trọng) nên không thế dùng từ bầu bạn.
- Bạn hữu: Có ý nghĩa cụ thể, chỉ những người bạn thân thiết nên không phù hợp để nói về quan hệ quốc tế.
- Bạn bè vừa có nghĩa khái quát vừa có sắc thái thân mật, suồng sã nên cũng không phù hợp để nói về quan hệ quốc tế.
2. Hướng dẫn HS ôn tập, củng cố kiến thức đã học
- Theo em, có mấy cách chủ yếu để chuyển nghĩa của từ?
- Kết quả của sự chuyển nghĩa nhằm mục đích gì?
- Thế nào là từ nhiều nghĩa?
- Điều gì cần lưu ý khi dùng từ có nhiều nghĩa?
- Thế nào là từ đồng nghĩa?
- Điều gì cần lưu ý khi dùng từ đồng nghĩa?
1. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Có 2 cách chủ yếu để chuyển nghĩa:
Ẩn dụ:
Là cách chuyển nghĩa của từ dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa các đối tượng được gọi tên.
(2) Hoán dụ:
Là cách chuyển nghĩa của từ dựa trên mối quan hệ tương cận giữa các đối tượng được gọi tên.
Kết quả của sự chuyển nghĩa nhằm tạo nên những từ nhiều nghĩa(lâm thời hoặc ổn định).
- Từ nhiều nghĩa là những từ ngoài nghĩa gốc- nghĩa có đầu tiên đầu- còn có nhiều nghĩa khác(nghĩa phát sinh, nghĩa chuyển, nghĩa bóng..)
- Cân nhắc nghĩa khi dùng;dùng đúng nghĩa, phù hợp với mục đích nói, nội dung và ý nghĩa của câu, đoạn.
2. Từ đồng nghĩa là những từ khác nhau về hình thức âm thanh nhưng biểu hiện cùng một nội dung ý nghĩa cơ bản.
- Cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp nhất với ngữ cảnh.
- Cần phân biệt giá trị khác nhau của các từ để lĩnh hội thích đáng nội dung được biểu hiện.
c. Hoạt động 3: ( 5 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề,
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn.
- Tại sao trong hai câu thơ sau:
Kính yêu từ trước đến sau
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời
Nguyễn Khuyến không viết “mến yêu”, “thương yêu”, “quý yêu” mà lại là “kính yêu”?
d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:
- Thử thay từ “về chơi” bằng các từ đồng nghĩa và giải thích tại sao Hàn Mặc Tử lại dùng “về chơi” trong hai câu thơ sau:
Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
(Đây thôn Vỹ Dạ- Hàn Mặc Tử)
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút )
- Ghi nhớ nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài "Ôn tập văn học trung đại"
+ Lập bảng hệ thống chương trình VHTĐ trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
STT
Tên tác giả
Tên tác phẩm
Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật
+ Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 76 - 77
Lớp 11B2: Tổng số: Vắng:
Tiết 29
ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 11.
+ Các tác giả, tác phẩm đã học.
+ Những nội dung yêu nước và nhân đạo mới.
+ Những giá trị nghệ thuật truyền thống và những manh nha của sự thay đổi để hiện đại hoá VH.
2. Về kĩ năng:
Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức, nhận diện, phân tích, cảm nhận những tác phẩm văn học thời trung đại.
3. Về thái độ:
- Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản về tác giả văn học
- Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về tác gia, tác phẩm văn học
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm văn học.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm văn học.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm văn học .
- Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 12; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh:
SGK, SBT Ngữ văn 11 (tập 1), soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở + Lập bảng hệ thống kiến thức các tác phẩm đã học trong chương trình học kì 1
STT
Tác phẩm (đoạn trích)
Tác giả
Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật
+ Trả lời các yêu cầu trong bài ôn tập.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động)
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 10 phút)
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp, kĩ thuật: trực quan, động não
* Hình thức tổ chức hoạt động: Mỗi đội được trả lời 4 câu hỏi ĐÚNG/SAI.
Trả lời đúng được 10 điểm, sai không bị trừ.
Đội 1:
Câu 1. Văn học viết Việt Nam được tính mốc từ thế kỉ X .
Câu 2. Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác là một tác phẩm văn học.
Câu 3. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn được diễn Nôm ra thể thơ lục bát.
Câu 4. Xuân Diệu nhận định “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến điển hình hơn cả cho mùa thu làng cảnh Việt Nam.
Đội 2:
Câu 1. Giai đoạn văn học từ thế kỉ X đến XIV được coi là giai đoạn văn học cổ điển.
Câu 2. Nguyễn Trãi là đại thi hào của dân tộc Việt Nam
Câu 3. Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ được viết theo thể ca hành.
Câu 4. .“Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ được đánh giá là “thiên cổ hùng văn”
Đội 3:
Câu 1. Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn ở thế kỉ XVI.
Câu 2. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm văn học lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 3. Bài thơ Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
Câu 4. Tú Xương là nhà thơ trào phúng xuất sắc ở nửa sau thế kỉ XIX.
Đội 4:
Câu 1. Văn học trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây.
Câu 2. Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát bộc lộ sự chán ghét con đường danh lợi tầm thường .
Câu 3. Thơ thất ngôn bát cú gieo vần lưng (vần ở giữa câu thơ).
Câu 4. Thơ Tú Xương gồm hai mảng trào phúng và trữ tình
b. Hoạt động 2: Thực hành. ( 32 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 11.
+ Các tác giả, tác phẩm đã học.
+ Những nội dung yêu nước và nhân đạo mới.
+ Những giá trị nghệ thuật truyền thống và những manh nha của sự thay đổi để hiện đại hoá VH.
- Phương pháp: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1. Tổ chức trò chơi: Vượt chướng ngại vật
GV trình chiếu câu hỏi với các slide tương ứng
- Chướng ngại vật là một ô chữ gồm 8 ô hàng ngang.
Mỗi đội được chọn 2 ô hàng ngang, trả lời đúng được 20 điểm; các đội khác trả lời đúng được 10 điểm.
- Tìm được từ chìa khoá sau khi mở 2 hàng ngang được 80 điểm; sau khi mở 4 hàng ngang được 40 điểm; sau khi mở tất cả hàng ngang được 30 điểm.
- Trả lời sai từ chìa khoá sẽ bị loại khỏi vòng thi.
2. Phần thi tăng tốc
Gồm có 8 câu hỏi 3 dữ kiện.
Trả lời đúng ở dữ kiện thứ nhất, được 30 điểm.
Trả lời đúng ở dữ kiện thứ hai, được 20 điểm.
Trả lời đúng ở dữ kiện thứ ba, được 10 điểm.
Câu 1. Đây là tác phẩm nào?
1. Đây là tên một bài thơ Nôm vừa vịnh cảnh, vừa tả tình.
2. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả.
3. Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 2. Đây là tác phẩm nào?
1. Bài thơ được viết theo thể thơ cổ, có tính chất tự do phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu..
2. Bài thơ được lấy cảm hứng từ sự đi đường vất vả, nhọc nhằn của chính tác giả.
3. Bài thơ biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời.
Bài ca ngắn đi trên bãi cát- Cao Bá Quát
Câu 3. Đây là nhà thơ nào?
1. Ông xuất thân trong gia đình nhà Nho
2. Thơ văn của ông thể hiện hai nội dung lớn là lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa và lòng yêu nước, thương dân
3. Ông là tác giả của những bài văn tế nổi tiếng cuối thế kỉ XIX.
Nguyễn Đình Chiểu
Câu 4. Đây là hai câu thơ nào?
1. Thể hiện tâm trạng cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình.
2. Mở đầu cho một trong 3 bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương
3. Thời điểm câu thơ nói đến là lúc đêm khuya.
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
(Tự tình II)
Câu 5. Đây là nhân vật văn học nào?
1 . Nhân vật được xây dựng như một người anh hùng..
2. Nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lí tưởng hóa.
3. Đây là nhân vật trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
Nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Câu 6. Ông là ai?
1. Ông là người nổi tiếng tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội.
2. Có hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hi Văn
3. Là người có lối sống ngất ngưởng.
Nhà thơ Nguyễn Công Trứ
Câu 7. Đây là chi tiết nghệ thuật nào?
1. Diễn ra trong một hoàn cảnh đầy bi kịch của nhân vật trữ tình.
2. Mở đầu cho một câu chuyện khó nói, đầy tế nhị.
3. Là cử chỉ hạ mình hết sức khác thường của người chị đối với em.
Thuý Kiều đề nghị Thuý Vân:
“Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”.
Câu 8. Đây là nhân vật văn học nào?
1. Một người phụ nữ trẻ tuổi, nhan sắc mà bất hạnh.
2. Nàng cất lên tiếng nói khát khao hạnh phúc lứa đôi trong tình cảnh lẻ loi, cô độc.
3. Nàng so sánh nỗi sầu của mình “dằng dặc tựa miền biển xa”.
Người chinh phụ (“Chinh phụ ngâm”)
3. Phần thi về đích
GV trình chiếu các slide tương ứng từ 50 - 58
Gồm có:
- 4 câu hỏi dễ, trả lời đúng được 10 điểm .
- 4 câu hỏi khó, trả lời đúng được 20 điểm.
Mỗi đội được 2 lần chọn câu hỏi (1câu dễ, 1câu khó), trả lời sai sẽ bị mất điểm cho đội trả lời đúng.
d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:
- Ghi lại những nội dung khó hoặc không hiểu vào phiếu học tập
ĐIỀU EM ĐÃ BIẾT
ĐIỀU EM KHÔNG HIỂU
ĐIỀU EM MUỐN BIẾT
3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút )
- Hoàn thành bảng hệ thống kiến thức
- Hoàn thành các câu hỏi ôn tập
Mình có đề cương lớp 10, đề cương ôn 11, 12 (GV dùng làm bài soạn ôn cho HS) , giáo án ôn 12, giáo án ôn 12 theo 5 hoạt động, đề cương 12 (mỗi tác phẩm từ 5- 7 đề, trong đó có đề liên hệ với 11) , giáo án 10, 11, 12 SOẠN THEO 5 hoạt động, tài liệu ôn HSG, Bạn nào cần có thể liên hệ nhé (tài liệu có tính chút phí thôi nhé)
Gmail: hongloantq75@gmail.com
https://www.facebook.com/Ninhhongloan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12395130.doc