II. Đọc – hiểu văn bản
1. . Nhan đề đoạn trích
- Tầng nghĩa 1: Chỉ sự việc Gia – ve khôi phục uy quyền trước Giăng Van – giăng (trước khi Giăng Van – giăng là thị trưởng Ma – đơ – len, Gia - ve buộc phải phục tùng
- Tầng nghĩa 2: Mặc dù Giăng Van – giăng là đối tượng săn đuổi của Gia – ve, nhưng bằng sự bất khuất và sức mạnh của tình thương, ông vẫn có thể đẩy lùi và chiến thắng được hắn, khiến hắn khuất phục, run sợ -> Giăng Van – giăng khôi phục uy quyền
17 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 3422 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích Những người khốn khổ) - V. Huy – gô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
(Trích Những người khốn khổ)
- V. Huy – gô –
I. Mục tiêu cần đạt
1. Về kiến thức:
Thông qua bài học, giúp học sinh:
- Cảm nhận được thông điệp về tình thương mà V.Hugo gửi gắm: tình thương là một trong những giải pháp cứu vãn, thay đổi xã hội.
- Hiểu ý nghĩa thẩm mĩ của các thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn trích.
2. Về kĩ năng
- Rèn kĩ năng cảm thụ, tìm hiểu một tác phẩm văn học nước ngoài.
- Phân tích được nghệ thuật đối lập giữa các tuyến nhân vật
3. Về thái độ
- Có sự phân định cái ác và điều thiện.
- Đề cao tình thương và coi trọng sức mạnh của tình thương.
II. Phương pháp, phương tiện dạy học
1. Phương pháp
- Phương pháp đọc - hiểu, đọc diễn cảm.
- Phân tích bình giảng kết hợp so sánh tái hiện
2. Phương tiện
- Bảng, phấn, giáo án
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Tìm đọc những bài viết về tác giả V. Huy - gô và tác phẩm, phần tóm tắt của tiểu thuyết Những người khốn khổ
- Đọc và soạn bài ở nhà
IV. Năng lực Năng lực thu thập thông tin đến văn bản
- Năng lực giải quyết các tình huống liên quan đến văn bản
- Năng lực đọc – hiểu văn bản thơ nước ngoài
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống.
Bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề bài thơ “Người cầm quyề khôi phục uy quyền” theo định hướng phát triển năng lực:
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
-Tác giả ,hoàn cảnh sáng tác ,xuất xứ
Xác định thể loại của tác phẩm
-Xác định bố cục của tác phẩm
-Phát hiện các chi tiết, biện pháp nghệ thuật đặc sắc của từng văn bản.
--Hiểu được đặc điểm thể loại truyện ngắn
-Hiểu được ý của tác phẩm
-Hiểu được cảm xúc của tác giả thông qua tác phẩm
-Lý giải ý nghĩa, tác dụng của từng biện pháp nghệ thuật.
Đánh giá nét đặc sắc của tác phẩm về phương diện nội dung nghệ thuật của bài .
Vận dụng thể loại để lý giả giá trị nghệ thuật của tác phẩm
Vận dụng những hiểu biết về tác phẩm để viết bài làm văn nghị luận về 1 đoạn trích.
Hiểu được nội dung của các tác phẩm khác cùng thể loại không nằm trong chương trình SGK.
Đánh giá được đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm cùng thể loại không có trong chương trình SGK.
V. Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức lớp học
Kiểm tra bài cũ
Khởi động
Trò chơi:” Nhìn hình đoán tên”
Giáo viên sẽ trình chiếu những hình ảnh, đoạn video liên quan đến tác giả Huygo và tác phẩm “ Người cầm quyền khôi phục uy quyền”
Giới thiệu bài mới
Đã hơn một thế kỉ trôi qua, văn hào lỗi lạc V.Hugo vẫn như cây đại thụ đổ bóng xuống nền văn chương nhân loại. Những trang sách của ông là hơi thở ấm nóng về tình người, là cái nhìn bao dung đối với lớp người khốn khổ của xã hội đầy ba động. Và hơn ai hết, ông luôn nhận thức rõ giá trị của những trang văn máu thịt của cuộc đời mình
Hôm nay, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu xem V.Hugo đã gửi gắm thông điệp lớn lao nào trên những trang viết, thông qua một đoạn trích trong tác phẩm nổi tiếng Những người khốn khổ: Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Nội dung bài mới
Hoạt động của GV
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần Tiểu dẫn
GV: Dựa vào SGK, em hãy trình bày những nét cơ bản về cuộc đời của V.Hugo
HS: dựa vào SGK để khái quát lại những ý chính cần nắm.
- GV giải thích:
+ mâu thuẫn gia đình: mẹ ông theo tư tưởng bảo hoàng, cha ông theo tư tưởng cộng hòa.
+ thời đại đầy biến động: cách mạng tư sản đã đập tan chế độ phong kiến nhưng cuộc sống của nhân dân thì vẫn sống đau khổ, khốn cùng dưới sức ảnh hưởng của chính quyền tư sản-> nhiều cuộc đấu tranh đã nổ ra.
=> Ở V.Hugo, con người chính trị và con người nhân văn thống nhất với nhau, nhân dân Pháp đã coi ông là biểu tượng của tự do và nhân đạo. Với tất cả những gì mà V.Hugo cống hiến, ông đã trở thành một danh nhân văn hóa của nhân loại (1985).
GV: Nêu những hiểu biết về sự nghiệp của bậc thiên tài này?
HS: Dựa vào SGK để nêu những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn
GV: - Những người khốn khổ là tác phẩm có giá trị nhất trong sự nghiệp văn chương của V. Huy- gô. Tác phẩm được thai nghén gần 30 năm.
- Ngay từ 1829,V.Huy- gô đã có ý định viết một cuốn tiểu thuyết về người tù khổ sai. Sau năm 1830 Huy gô đặc biệt chú ý đến các vấn đề xã hội( phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, những bất công xã hội, sư xa đoạ của con người). Huy-gô bắt tay vào việc sưu tầm tài liệu và bắt đầu viết bộ tiểu thuyết này vào năm 1840, thoạt đầu gọi là “ Những cảnh cùng khổ” và hoàn thành nó vào năm 1861
GV: Khái quát nội dung của tác phẩm.
- Hướng dẫn đọc bài: Xen kẽ, thể hiện được không khí căng thẳng của tình huống: sự đắc thắng, ngạo mạn, thỏa mãn, tàn nhẫn có phần e dè, sợ hãi của Gia – ve. Thái độ bình thản cương quyết, cam chịu của Giăng Van – giăng đối với Gia – ve, đầy xót thương chân thành của ông đối với Phăng – tin. Thái độ sợ hãi đến khủng khiếp của Phăng – tin. Những lời thoại ngắn thể hiện tính cách và hoàn cảnh của các nhân vật. Người kể chuyện giọng khách quan.
GV: Gọi 4 HS đọc phân vai: Người kể chuyện, Phăng – tin, Gia – ve, Giăng Van – giăng.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Cuộc đời
- Vích – to Huy gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm và rọi sáng từ đầu thế kỉ XIX cho đến nay.
- Ông là một người suốt đời có những hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ đến những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại
b. Sự nghiệp
- Để lại nhiều tác phẩm có giá trị với nhiều thể loại khác nhau
+ Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức bà Pa – ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín ba mươi (1874)
+Thơ: Lá thu (1831), Tia sáng và bóng tối (1840),
+Kịch: Ec – na – ni (1830)
=> Ông là nhà văn đầu tiên của nước Pháp sau khi mất được đưa vào chôn cất ở điện Păng – tê – ông, nơi trước đó chỉ dành cho vua, chúa.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
Tiểu thuyết Những người khốn khổ: xuất bản năm 1862
- Được chia làm 5 phần
+ Phần thứ nhất: Phăng tin
+ Phần thứ hai: Cô – dét
+ Phần thứ ba: Ma – ri - uýt
+ Phần thứ 4: Tình ca phố Pơ – luy – mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ – ni.
+ Phần thứ 5: Giăng Van – giăng
b. Nội dung
- Tái hiện lại khung cảnh Pari và nước Pháp ba thập kỉ đầu thế kỉ XIX, xoay quanh số phận nhân vật Giăng Van – giăng, từ khi được ra tù đến lúc qua đời trong lãng quên thầm thầm lặng với thông điệp: Trên đời, chỉ còn một điều ấy thôi, đó là yêu thương nhau.
c. Giá trị
- Tư tưởng
+ Tác phẩm đã ghi lại những nét hiện thực về xã hội Pháp vào khoảng năm 1830 - cái xã hội tư sản tàn bạo và tình trạng cùng khổ của người dân lao động.
- Nghệ thuật
+ Tác phẩm chứng tỏ được tài năng của Huy-gô qua bút pháp mang khuynh hướng nghệ thuật lãng mạn.
3. Đoạn trích
a. Vị trí đoạn trích
Người cầm quyền khôi phục uy quyền nằm ở cuối phần thứ nhất. Vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia – ve bắt oan, Giăng Van – giăng buộc phải tự thú mình là ai
b. Bố cục đoạn trích: 2 phần
+ Gia – ve đến bắt Giăng Van – giăng khiến Phăng – tin đang bị bệnh càng khiếp sợ đến chết.
+ Giăng Van – giăng từ biệt Phăng – tin, thầm hứa với linh hồn người phụ nữ bất hạnh.
Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
GV: Nhan đề “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” có nghĩa là gì?
GV: Hình ảnh nhân vật Gia - ve được miêu tả qua chi tiết nào?
HS: Tìm dẫn chứng, phân tích dẫn chứng.
GV: Hình ảnh Gia - ve không chỉ biểu hiện ở bên ngoài mà ngay cả nội tâm hắn cũng không hơn không kém. Điều này được thể hiện thông qua những hành động của hắn với Giăng-van-giăng và Phăng - tin.
GV: Vậy em hãy cho biết thái độ của Gia - ve được miêu tả như thế nào khi phát hiện ra ngài Thị trưởng chính là Giăng-van-giăng?(Chú ý thái độ đó được thể hiện qua hành động nào?)
GV: Bên cạnh một Gia – ve được miêu tả như một con chó dữ trung thành cuẩ chính quyền tư sản Pháp đương thời, nhà văn đã xây dựng nên hình tượng một con người có tấm lòng cao cả: Giăng Van – giăng.
GV: Giăng Van – giăng lúc này đang ở trong một hoàn cảnh khá ngặt nghèo khi ông muốn tiếp tục trong danh nghĩa của thị trưởng Ma – đơ – len để cứu giúp mẹ con Phăng – tin. Thế nhưng ông lại thấy day dứt khi một người vô tội suýt vì mình mà chết oan
- Hình ảnh Giăng Van – giăng lúc này hiện lên như thế nào?
HS: Tìm dẫn chứng trong SGK để trả lời
GV: Trong hoàn cảnh như vậy, thái độ của Giăng Van – giăng đối với Gia – ve và Phăng – tin như thế nào?
GV: Nếu như ở phần trước, thái độ và hành động của Gia – ve thể hiện sự hống hách, đê tiện và không có tính người của một con ác thù thì sau khi gián tiếp gây ra cái chết của Phăng – tin, hành động và thái độ của Gia – ve như thế nào?
HS: Dựa vào dẫn chứng SGK
GV: Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ và nhịp điệu câu văn ở đoạn miêu tả hành động của Giăng Van – giăng trước cái chết của Phăng – tin?
GV: Khi Phăng – tin qua đời, Giăng Van – giăng đã thay đổi thái độ với Gia – ve như thế nào?
GV: Bình luận ngoại đề: Một trong những yếu tố ngoài cốt truyện, một trong nhũng bộ phận của ngôn ngữ người kể chuyện trong đó tác giả bộc lộ những tư tưởng, tình cảm, quan niệm của mình đối với cuộc sống và nhân vật. Nó cũng là phương tiện quan trọng giúp tác giả soi sáng thêm nội dung, tư tương tác phẩm.
GV: Lời bình luận ngoại đề của tác giả ở gần cuối đoạn trích có ý nghĩa gì?
GV: Câu nói cuối cùng của Giăng Van – giăng chứng tỏ điều gì ở ông?
GV: Nhân vật phăng tin là người phụ nữ người mẹ như thế nào?
II. Đọc – hiểu văn bản
1. . Nhan đề đoạn trích
- Tầng nghĩa 1: Chỉ sự việc Gia – ve khôi phục uy quyền trước Giăng Van – giăng (trước khi Giăng Van – giăng là thị trưởng Ma – đơ – len, Gia - ve buộc phải phục tùng
- Tầng nghĩa 2: Mặc dù Giăng Van – giăng là đối tượng săn đuổi của Gia – ve, nhưng bằng sự bất khuất và sức mạnh của tình thương, ông vẫn có thể đẩy lùi và chiến thắng được hắn, khiến hắn khuất phục, run sợ -> Giăng Van – giăng khôi phục uy quyền
2. Sự đối lập giữa Giăng-văng- giăng và Gia- ve
*Khi Phăng- tin còn sống
Đặc điểm
Giăng-văn giăng
Gia-ve
Ngoại hình
Giọng nói: nhẹ nhàng điềm tĩnh
Biết cảm thông lắng nghe và chia sẻ
Là một người không sợ cường quyền
Giọng nói: man rợ, điên cuồng như tiếng thú gầm
- Cặp mắt nhìn như cái móc sắt từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ, đi thấu vào xương tủy.
- Cái cười ghe tởm phô tất cả hai hàm răng. Dùng từ thô lỗ, đầy vẻ khinh miệt, ác ý, độc địa.
=> đại diện cho giai cấp thống trị ở nước pháp lúc bấy giờ: nham hiểm, độc ác, mất nhân tính như một loài ác thú không hơn không kém
Thái độ
* Với Gia-ve
- Nhã nhặn khiêm nhường của một người muốn giữ hòa khí không muốn gây xung đột
- Lời nói lịch sự từ tốn:” Thưa ông,” để xin thêm 3 ngày đi tìm con cho Phăng-tin
=> xuất phát từ lòng yêu thương, sự chở che và bảo vệ con người nhất là Phăng- tin
* Với Phăng-tin
Yêu thương, trân trọng:
+ Ông cầu xin Gia – ve gia hạn để tìm con cho Phăng – tin. Ông muốn giữ lời hứa với chị, vì không muốn chị đau khổ thêm nữa. Chứ thực sự, ông có một sức khỏe siêu việt, có thể trốn thoát khỏi tay Gia – ve bất cứ lúc nào
*Với Giăng- văn- giăng
- Lao đến giữa phòng nắm lấy cổ áo
=> hành động hùng hổ hách dịch, như một con thú không hơn không kém
* Với Phăng- tin
-Giave không hề quan tâm đến người bệnh là Phăng-tin
- Hắn quát tháo làm náo loạn cả phòng bệnh.
- Hắn không dấu điều mà Giăng-van-giăng phải bí mật với Phăng-tin đó là tìm đứa con Cô- dét của Phăng- tin
=>Thái độ hống hách, quát nạt trịch thượng, coi khinh con người
*Khi Phăng-tin đã chết
Giăng- văng-giăng
Gia-ve
Hành động
- Ngồi yên lặng, nâng đầu đặt ngay ngắn, thắt lại dây rút áo, vén gọn tóc, vuốt mắt cho chị
-> Động thái trang nghiêm, từ tốn, đầy tình thương
- Rút gãy thanh giường lăm lăm tiến lại gần Gia-ve
=> Hành động dứt khoát, mạnh mẽ sẵn sàng trở thành người hùng bảo vệ người yếu đuối nhỉ bé như Phăng- tin
- Phát khùng hét lên, toan gọi lính tráng
- Đứng lại, tay nắm lấy đầu can, lưng tựa vào khung cửa
- Mắt không rời Giăng Văn – giăng
=> Trước những hành động của Giăng Van – giăng, Gia – ve đã phải run sợ.
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ của sự giận dữ
Lời thoại điềm tĩnh vì biết mình không sợ Giave
Vẫn giữ ngôn ngữ hống hách như lúc đầu tuy nhiên đã có phần e dè run sợ
Thái độ
Mạnh mẽ dứt khoát đẩy tay Giave
Người lúc đầu không có úy quyền dân lấy lại được uy quyền của mình
Đại diện cho tòa án lương tâm
Gia - ve lạnh lùng tàn nhẫn. Trước tình máu mủ thiêng liêng hắn không một chút động lòng thương xót.
+ Trái tim hắn không một chút tình người, hắn là một kẻ vô tình - một kẻ lòng lang dạ thú.
+ Trước hành động cao thượng và tình người của Giăng Van – giăng, hắn đã lùi bước trong run sợ
=> sự vô cảm của Gia – ve bị đẩy đến tột cùng thì hắn ta đã không còn thuộc về thế giới loài người mà trở thành một loài ác thú. Tất cả chứng tỏ bản chất Gia – ve cũng rất bạc nhược và yếu hèn
=> người có uy quyền dần dần mất đi uy quyền
=> đại diện cho tòa án công lý
3. Nhân vật Phăng-tin
Là một người mẹ hết lòng vì con
Bán thân bán tóc, bán răng để lo cho con
Hi vọng cuối cùng trước khi nhắm mắt là được nhìn thấy con mình
4.Lời bình luận ngoại đề của tác giả:
- Một loạt các câu hỏi liên tiếp
+ Khẳng định niềm tin vào sức mạnh của cái thiện
+ Như một niềm trân trọn, an ủi của tác giả
+ Thể hiện tư tưởng, quan điểm của nhà văn trong bất kì khó khăn và tuyệt vọng nào, con người chân chính bằng ánh sáng tình thương có thể đánh đuổi được cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai
5. Lời nói cuối
- Thục tế đời sống khắc nghiệt
-Sự tương phản giữa lí tưởng và hiện thực
Hoạt động 3: Tổng kết
GV: Nêu tóm tắt nội dung và kể tên biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích?
? GV hỏi: Sau khi học xong đoạn trích này,, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Bút pháp lãng mạn của Huy – gô
- Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, phóng đại.
- Sử dụng yếu tố hư cấu
- Nghệ thuật đối lập khi xây dựng hình tượng nhân vật
Gia-ve > < Giăng-van-giăng
(ác) (thiện)
- Bình luận ngoại đề: Tác giả đã sử dụng lời bình luận ngoại đề: với hàng loạt câu hỏi. “Ông nói gì với chị? Người đàn ông bị ruồng bỏ ấy có nghe thấy có nghe thấy không?” , “Chết là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại” để thể hiện một hình tượng Giăng Van – giăng phi thường, lãng mạn.
2. Nội dung
Thông qua hình ảnh Giăng Van-giăng, tác giả thể hiện, quan điểm, tư tưởng, niềm tin vào con đường cải tạo xã hội. Cho dù trong hoàn cảnh nào, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai
* Bài học:
- Luôn yêu thương, trân trọng con người.
- Luôn có niềm tin vào con người, vào lòng tốt và tình yêu thương đồng loại của con người.
4. Củng cố, luyện tập
1. Phân tích nghệ thuật khắc họa nhân vật Phăng – tin: Trong tình thế tuyệt vọng, ngôn ngữ và hành động của Phăng – tin có gì chứng tỏ một sức mạnh khác thường và sức mạnh ấy là gì?
2. Vai trò của Phăng – tin trong diễn biến cốt truyện?
3. Sự phân tuyến nhân vật ở đây có nét gì gần gũi với hệ thống nhân vật của văn học dân gian?
5. Dặn dò
- Soạn bài” Luyện tập thao tác lập luận bình luận”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 2_12538878.doc