2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận.
- Ngôn ngữ chính luận tồn tại ở hai dạng:
+ Dạng nói: Diễn thuyết, phát biểu, báo cáo trong hội nghị, chính sách.
+ Dạng viết: Lời kêu gọi, tuyên ngôn, xã luận
- Mục đích ngôn ngữ chính luận:
Trình bày ý kiến hay bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, chủ trương, chính sách, văn hóa, xã hội theo quan điểm chính trị.
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11: Tiếng việt Phong cách ngôn ngữ chính luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ LỢI
TỔ NGỮ VĂN
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
TIẾT: 3
GVHD: TRẦN THỊ NGỌC HÀ
Ngày soạn: 3/3/2018
Phân môn: Tiếng Việt
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
I. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT / MỤC TIÊU
- Hiểu được khái niệm ngôn ngữ chính luận, các loại văn bản chính luận.
- Biết phân tích và viết bài văn nghị luận chính trị
- Nắm được các phương tiện diễn đạt, đặc trưng các phong cách ngôn ngữ chính luận
1. Kiến thức
- Nắm bắt được lý thuyết về ngôn ngữ chính luận, các loại văn bản chính luận cơ bản và đặc điểm phong cách ngôn ngữ chính luận
- Nắm các phương tiện diễn đạt, đặc trưng các phong cách ngôn ngữ chính luận
- Biết cách phân tích, trình bày và viết một bài văn theo phong cách ngôn ngữ chính luận
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng nhận diện các phong cách ngôn ngữ tiếng Việt qua ngữ liệu
- Rèn luyện khả năng phân tích văn bản nghị luận chính trị
3. Thái độ
- Coi trọng vai trò của việc học phong cách ngôn ngữ tiếng Việt
- Chú ý học tập biết vận dụng vào thực tiễn
4. Định hướng góp phần hình thành năng lực
Năng lực viết và trình bày vấn đề phong cách ngôn ngữ chính luận
Năng lực thẩm mĩ
Năng lực tự học
II. Phương pháp giảng dạy
Phương pháp phân tích, giải thích, đàm thoạị.
Phương pháp tư duy, vấn đáp.
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án/thiết kế bài học
- Các slides trình chiếu (nếu có)
- Các phiếu học tập, bao gồm: các sơ đồ để HS điền thông tin, bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh
Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu sau:
- Chuẩn bị đầy đủ vở soạn và dụng cụ học tập
- Đọc kĩ bài phong cách ngôn ngữ chính luận
- Soạn kĩ bài phong cách ngôn ngữ chính luận SGK
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số
- Kiểm tra bài cũ
- Dạy bài mới
1. Hoạt động 1: Khởi động (Sử dụng vốn kiến thức đã có để vận dụng vào bài mới tạo sự hứng thu cho học sinh) ( 2 phút)
- GV: Chúng ta đã được học rất nhiều các phong cách ngôn ngữ ở các lớp dưới như phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ, phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ báo chívv và hôm chúng ta đã sẽ được học một phong cách mới đó là phong cách ngôn ngữ chính luận. Nó có những đặc điểm như thế nào, đặc trưng ra sao cô và trò của chúng ta hôm nay sẽ cùng tìm hiểu. Có lẽ các em đã từng nghe đến bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh nó cũng được viết dưới dạng văn bản chính luận.
- Bạn nào có thể cho cô biết Tuyên ngôn độc lập viết ra nhằm mục đích gì và thái độ của người viết thế nào?
HS: Tuyên ngôn độc lập viết ra nhằm mục đích khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tuyên bố hòa bình dân tộc với thái độ chẵng chạc, đầy tự hào và hùng hồn.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (Chiếm lĩnh hệ thống thông qua quá hệ thống câu hỏi và bài tập) 20 phút
Hoạt động của giáo viên
và học sinh
Nội dung ghi bảng
Kĩ năng
Năng lực
- GV: Văn chương chính luận thời xưa được viết theo dạng nào?
- HS: trả lời ( Cáo, chiếu, biểu, hịch viết bằng chữ Hán)
- GV: Em hãy kể tên 1 số tác phẩm trung đại em đã được học viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận mà em biết?
- HS: Bình Ngô đại cáo,Hịch tướng sĩ, Thiên đô chiếu
- Gv: Nhận xét và chốt ý. Phong cách ngôn ngữ chính luận được sử dụng rất nhiều trong văn học trung đại. Vậy ở văn học hiện đại thì được viết theo thể loại nào?
-HS: trả lời ( tuyên ngôn, xã luận, phát biểu, lời kêu gọi)
-GV: Hãy kể tên 1 số tác phẩm mà em biết?
-HS: Tuyên ngôn độc lập, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
- GV: Nhận xét (dù là văn học trung đại hay hiện đại thì phong cách ngôn ngữ chính luận vẫn giữ được những mục đích, vai trò trọng đại của mình.
- HS: ghi chép vào vở
- GV: Giao nhiệm vụ ở nhà cho 2 dãy lớp. Dãy 1 gồm 2 tổ (1,2) và dãy 2 gồm (3,4) thực hiện nội dung sau: Tìm thể loại? mục đích viết văn bản? thái độ và quan điểm của người viết đối với đoạn trích b ( cao trào chống Nhật cứu nước); c ( Việt Nam đi tới)? Để thuyết trình trước lớp.
- HS: Làm việc theo nhóm.
- GV: Nhận xét và chốt ý
+ Mục đích văn bản chính luận: thuyết phục người nghe người đọc về một vấn đề mang tính chính trị bằng những lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Thái độ: Rõ ràng, dứt khoát, thể hiện quan điểm chính trị.
Quan điểm chính trị rõ ràng, không mơ mồ, ba phải.
- GV: Cho học sinh xem văn bản “ Tuyên ngôn độc lập ” và 1 đoạn video trích tuyên ngôn độc lập Bác đọc tại quảng trừơng Bà Đình từ đó cho biết các dạng tồn tại của ngôn ngữ chính luận là gì?
- HS: Trả lời có 2 dạng là nói và viết.
-GV: Nhận xét và ghi chú ( chỉ những bài phát biểu mang tính chất chính trị mới xem là phong cách ngôn ngữ chính trị)
- GV: Em hãy cho biết phạm vi thể hiện của phong cách ngôn ngữ chính luận.
- HS: Trả lời dùng trong văn bản chính luận và tài liệu chính trị
- GV: Trình bày sự khác nhau giữa ngôn ngữ chính luận và ngôn ngữ trong văn bản khác là gì?
- HS trả lời
-GV: Trình bày khái niệm ngôn ngữ chính luận?
- HS trả lời qua hệ thống kiến thức.
-GV: Xem đoạn trích Tuyên ngôn độc lập và trả lời cho cô những câu hỏi sau:
+ Những từ nào trong đoạn trích là từ liên quan đến chính trị?
- HS: Bình đẳng, tự do, hạnh phúc, quyền sống, dân tộc, quyền lợi
-GV: Ngữ pháp của đoạn trích trong Tuyên ngôn độc lập ra sao?
-HS: chuẩn mực, logic, câu trước câu sau có tính suy luận chặt chẽ.
Ví dụ: “Đó là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được”
-GV: nhận xét và bổ sung.
+ Văn bản chính luận sử dụng nhiều từ ngữ chính trị
+ Đơn giản, dễ hiểu và mang tính phổ biến toàn dân tộc
+ Ngoài ra sử dụng các biện pháp tu từ để làm cho văn bản trở nên mềm mại hơn và dễ đi vào lòng người ví dụ (Chúng tắm những cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta trong những biển máu). Ngoài ra cần phải chú trọng cách phát âm phải rõ ràng, dứt khoát, mạch lạc.
-GV: Lấy đoạn trích “ Bình Ngô đại cáo” làm ví dụ:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.
=> Từ đây ta thấy sự bình giá một cách công khai và rất khách khách quan.
GV: Vậy thì người viết viết theo cảm nghĩ của mình và sử dụng từ địa phương được không?
- Học sinh: Không
-GV: Ví dụ trong tuyên ngôn độc lập Bác hồ đã đưa ra trích đoạn 2 bản tuyên ngôn độc lập của Pháp Và Mỹ để khẳng định quan điểm chính trị. Bác bỏ luận điệu sai trái, giả tạo của 2 đế quốc khi đặt chân lên xâm lược đất nước ta. Các luận cứ nhằm cung cấp ý tạo sự thuyết phục cho các luận điểm chính, câu văn chặt chẽ, rõ ràng suy luận logic.
-HS: ghi chép
-GV: giảng bài
Phải có sự truyền cảm và thuyết phục bởi văn bản chính luận nhằm phục vụ chính trị nếu không truyền cảm sẽ trở nên khô khan, nếu không thuyết phục thì sẽ làm giảm giá trị truyền đạt.
I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận
1. Tìm hiểu văn bản chính luận
a. Văn bản chính luận trung đại và hiện đại
- Văn bản chính luận thời xưa được viết theo thể loại: Hịch, cáo, sách, chiếu, biểu được viết bằng chữ Hán.
VD: Bình ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ, chiếu dời đô
- Văn bản chính luận hiện đại gồm: Tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài xã luận, tham luận, phát biểu,
- VD: Tuyên ngôn độp lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
=> Dù văn học trung đại hay hiện đại thì phong cách ngôn ngữ chính luận vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với vấn đề chính trị của dân tộc.
b) 1 số văn bản chính luận
* Bình luận thời sự
- Cao trào chống nhật cứu nước
+ Thể loại: Chính luận
+ Mục đích: Tổng kết một giai đoạn cách mạng ( Trình bày sách lược, xác định kẻ thù là Phát xít Nhật.
+ Thái độ: Đứng trên lập trường người cộng Sản, hào sảng khi Pháp hàng, hả hê.
* Xã luận
- Việt Nam đi tới
+ Thể loại: Chính luận
+ Mục đích: Thành tựu của đất nước, vị trí cả đất nước trên trường quốc tế.
+ Thái độ: Tự hào, Tin tưởng vào sức mạng của dân tộc.
=> Tiểu kết:
- Mục đích văn bản chính luận: thuyết phục người nghe người đọc về một vấn đề mang tính chính trị bằng những lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Thái độ: Rõ ràng, dứt khoát, thể hiện quan điểm chính trị. Thể hiện quan điểm chính trị đúng mực, rõ ràng (thể hiện qua từ ngữ, các lớp từ chính trị thể hiện rõ lập trường, quan điểm cách mạng không mơ hồ, ba phải, máy mốc).
2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận.
- Ngôn ngữ chính luận tồn tại ở hai dạng:
+ Dạng nói: Diễn thuyết, phát biểu, báo cáo trong hội nghị, chính sách.
+ Dạng viết: Lời kêu gọi, tuyên ngôn, xã luận
- Mục đích ngôn ngữ chính luận:
Trình bày ý kiến hay bình luận, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị, chủ trương, chính sách, văn hóa, xã hội theo quan điểm chính trị.
- Phạm vi sử dụng: Văn bản chính luận và tài liệu chính luận khác.
- Ngôn ngữ chính luận: Trình bày quan điểm chính trị với 1 số vấn đề thuộc lĩnh vực chính trị
- Ngôn ngữ văn bản khác: Bình luận, nêu ý kiến về một vấn đề trong đời sống và xã hội.
Kết luận: Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hay lời nói miệng trong các hội nghị, hội thỏa , nói chuyện thời sự, nhằm mục đích trình bày , bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng Theo quan điểm chính trị nhất định.
II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
1. Các phương tiện diễn đạt
a) Về từ ngữ
- Sử dụng nhiều từ ngữ chính trị: Độc lập, đồng bào, tự do, quyền lợi, kháng chiến, công bằng, dân chủ.
-> Từ ngữ mang sắc thái chính trị
b) Về ngữ pháp
- Kết cấu câu văn chuẩn mực, gắn với những phán đoán logic trong lập luận, câu sau bổ sung ý cho câu trước và được liên kết một cách chặt chẽ.
c) Về biện tu từ
- Thể hiện các biện pháp tu từ (ẩn dụ, điệp ngữ, phóng đại làm cho câu văn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn tránh khô khan và khuôn mẫu.
=> Phương tiện diễn đặt làm cho văn bản trở nên thuyết phục hơn qua lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục.
2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
a) Tính công khai về quan điểm chính trị
- Thông tin trong các văn bản chính luận khách quan, nhằm ban bố hay thể hiện quan điểm chính trị nên mang tính công khai, không mờ ám, không dài dòng, mơ mồ
- Từ ngữ sử dụng rõ ràng, chọn lọc kĩ lưỡng, dễ hiểu mang tính toàn dân, thể hiện quan điểm của người viết.
b) Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
- Phong cách ngôn ngữ chính luận thể hiện tính chặt chẽ trong suy luận.
- Sử dụng những từ nối để liên kết câu ( và, nhưng, đối với, để, mà, tuy, bởi vậy làm cho câu văn trở nên gắn kết hơn.
c) Tính truyền cảm, thuyết phục
- Tạo sự hấp dẫn cho người tiếp nhận
- Thể hiện ở giá trị giọng văn, hùng hồn tha thiết, thái độ nhiệt tình của người viết.
- Năng tự tư duy, ghi nhớ.
- Kĩ năng chọn lọc thông tin
3. Hoạt động 3: Luyện tập (Vận dụng kiến thức học được thực hiện các nhiệm vụ)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Kĩ năng năng lực
-GV: em nào có thể phân biệt cho cô khái niệm nghị luận và chính luận?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV: Nhận xét và chốt ý
Nghị luận:
+Là một phương pháp tư duy và trình bày ý kiến
+ Sử dụng ở tất cả những lĩnh vực trong cuộc sống
-Chính luận:
+ Là phong cách ngôn ngữ độc lập với ngôn ngữ khác
+ Chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bày một vấn đề chính trị
Bài tập 1: Khái niệm nghị luận và chính luận?
- Nghị luận:
+Là một phương pháp tư duy và trình bày ý kiến
+ Sử dụng ở tất cả những lĩnh vực trong cuộc sống ( tư tưởng đạo lý, tác phẩm văn học, xã hội)
-Chính luận:
+ Là phong cách ngôn ngữ độc lập với ngôn ngữ khác
+ Chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bày một vấn đề chính trị
- Kĩ năng tư duy
Vận dụng kiến thức
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Kĩ năng
Năng lực
-GV: Từ những ngữ liệu trên đây hãy sắp xếp các phong cách ngôn ngữ phù hợp.
+ Ngữ liệu: Chiều tối, Bình Ngô đại cáo, định luật bảo toàn khối lượng, đơn xin việc?
+ Ngữ liệu 2: Chiếc lược ngà, Thiên đô chiếu, nhật ký, đơn xin ly hôn, biển đảo ngày nay là vấn đề khá quan ngại, nhức nhối và chưa đi đến hồi kết ( Trích Quân đội nhân dân số 66)
GV: Bài tập vận dụng
- Vận dụng lý thuyết
5. Hoạt động 5: Mở rộng và nâng cao ( 3 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Kĩ năng năng lực
-GV: Căn cứ vào kiến thức của mình em có thể trình bày đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận và phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có gì khác nhau.
- GV hướng dẫn hs trả lời.
- Đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận:
+ Tính Bình giá công khai
+ Tính luận luận chặt chẽ
+ Tính truyền cảm mạnh mẽ
- Đặc trưng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
+ Cá thế hóa
+ Cụ thể hóa
+ Cảm xúc
- Kiến thức nâng cao
V: Củng cố và hướng dẫn học sinh tự học
Củng cố
Ghi nhớ SGK
Hướng dẫn học sinh tự học
Năm chắc khái niệm, đặc điểm phong cách ngôn ngữ chính luận.
Soạn bài tiếp theo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 2_12351517.docx