Lịch sử 11 - Tiết 5 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rôma

Nhóm 1: Nguyên nhân, tổ chức của thị quốc

- Do địa hình chia cắt, đất đai nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập trung đông dân cư ở một nơi. Hơn nữa nghề buôn bán và làm nghề thủ công là chính nên mỗi bộ lạc sống ở từng mỏm bán đảo, khi hình thành xã hội có giai cấp thì đây cũng hình thành nhà nước (Thị quốc).

- Tổ chức của thị quốc: Chủ yếu là thành thị với vùng đất đai trồng trọt bao quanh. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng là có bến cảng.

=> Yêu cầu HS rút ra khái niệm thị quốc

Câu hỏi bổ trợ:

+ Nước ở Phương Tây với Phương Đông khác nhau ở điểm nào?

+ Tên gọi khác của Thị quốc là: Thành bang, thành thị quốc gia.

 

doc6 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử 11 - Tiết 5 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rôma, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/9/2018 Tiết 5 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rôma(Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Giải thích được tác động của điều kiện tự nhiên vùng Địa Trung Hải đến sự phát triển kinh tế - xã hội các quốc gia cổ đại Phương Tây. - Từ cơ sở kinh tế - xã hội đã dẫn đến việc hình thành thể chế nhà nước dân chủ - cộng hòa( Hy Lạp – Rô ma). 2. Kỹ năng - Biết sử dụng bản đồ để phân tích những thuận lợi, khó khăn và vai trò của điều kiện địa lý ở các quốc gia cổ đại phương Tây. - Biết khai thác tranh ảnh, hình thành khái niệm. 3. Thái độ - Có thái độ ủng hộ chế độ dân chủ, bình đẳng, đấu tranh chống áp bức bóc lột. 4. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực chuyên biệt: - Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác, sử dụng tư liệu, tranh ảnh lịch sử. - So sánh, phân tích sự khác nhau giữa các quốc gia cổ đại Phương Đông và Phương Tây về thời gian ra đời, điều kiện hình thành, chính trị, kinh tế và xã hội. - Qua việc khai thác tư liệu để rút ra khái niệm lịch sử, hiểu được bản chất của nền dân chủ chủ nô tại các quốc gia cổ đại Phương Tây. - Biết vận dụng kiến thức liên môn các bộ môn Văn học, Địa lí giải quyết vấn đề bài học, lĩnh hội kiến thức mới. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - GV chuẩn bị bản đồ các quốc gia cổ đại phương Tây và sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học. 2. Học sinh - HS chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của GV: Điền thông tin vào phiếu( cá nhân) và hoàn thành các bảng biểu( nhóm). 3. Phương pháp, kĩ thuật - Phương pháp dạy học nêu vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật tia chớp. III. Tiến trình bài học 1. Ổn định tổ chức: Ngày dạy Lớp Sĩ số Tên HS vắng 10A6 2. Kiểm tra bài cũ: Cho học sinh làm nhanh bài tập trắc nghiệm: Hãy điền vào chỗ chấm: - Các quốc gia cổ đại Phương Đông hình thành ở................................................................. - Thời gian hình thành nhà nước ở các quốc gia cổ đại Phương Đông từ............................. - Nền kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại Phương Đông............................................... - Xã hội cổ đại Phương Đông gồm các giai cấp.................................................................... - Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Phương Đông là................................................ 3. Bài mới Hoạt động 1: khởi động - GV cho HS quan sát một số hình ảnh tiêu biểu về khu vực Địa Trung Hải. Học sinh nêu tên kênh hình và rút ra nội dung bài học cần tìm hiểu. 1. Đấu trường Cô-li-dê( Rô-ma) 2. Đền thờ Pac-tê-nông( Hy Lạp) 3. Tượng Người lực sĩ ném đĩa 4. Châu Âu trên bản đồ thế giới Hoạt động 2: hình thành kiến thức mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản Hoạt động 1 (Cả lớp - Cá nhân): Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và đời sống của cư dân phương Tây cổ đại. - GV sử dụng bản đồ và vận dụng kiến thức liên môn môn Địa lí để giới thiệu khu vực ĐTH và các quốc gia thuộc khu vực này. - Gợi lại bài học ở các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành sớm nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi. Còn điều kiện tự nhiên ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải có những thuận lợi và khó khăn gì? GV: Do chất đất ở đây khô và rắn nên công cụ bằng đồng không có tác dụng mà những khó khăn ở khu vực này được giải quyết khi công cụ bằng sắt ra đời vào đầu thiên niên kỉ I TCN. GV: Theo em, công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với khu vực Địa Trung Hải? HS: Tìm hiểu SGK và trả lời ý nghĩa: + Diện tích trồng trọt tăng lên. + Năng suất tăng. + Một số nghề mới ra đời như luyện kim, đóng thuyền + Phân hóa giai cấp và hình thành nhà nước. GV: Dựa vào điều kiện tự nhiên và công cụ bằng sắt, ở ven biển Địa Trung Hải người ta phát triển ngành kinh tế chủ yếu nào? Hoạt động 2 (Hoạt động nhóm): Tìm hiểu về thị quốc Địa Trung Hải. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV chia lớp thành 4 nhóm( phần việc này GV đã hướng dẫn và cho tư liệu hỗ trợ để học sinh chuẩn bị ở nhà. Lên lớp, các nhóm kiểm tra lại sản phẩm lần nữa, nhóm trưởng lên trình bày). + Nhóm 1: Tìm hiểu nguyên nhân ra đời, miêu tả tổ chức của Thị quốc. + Nhóm 2: Thể chế chính trị của thị quốc? Biểu hiện của nền dân chủ tại A-ten( Hy Lạp). + Nhóm 3: Nêu những hoạt động kinh tế chủ yếu của các thị quốc ( Thủ công nghiệp và thương nghiệp). + Nhóm 4: Vẽ cơ cấu xã hội của các thị quốc phương Tây. Chỉ ra vai trò của Nô lệ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến và trình bày sản phẩm của nhóm (Tại lớp học, buổi chiều ngày 24/9/2018). Bước 3: Báo cáo kết quả. - Đại diện nhóm lần lượt trình bày. Thời gian cho mỗi nhóm là 3 phút. Bước 4: Nhận xét, Đánh giá. - Các nhóm khác góp ý, có câu hỏi để nhóm đang thuyết trình giải đáp một số nội dung còn chưa rõ cuối cùng GV nhận xét; chốt ý. - HS bổ sung, chỉnh sửa vào phiếu học tập đã chuẩn bị làm tài liệu học tập. Nhóm 1: Nguyên nhân, tổ chức của thị quốc - Do địa hình chia cắt, đất đai nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập trung đông dân cư ở một nơi. Hơn nữa nghề buôn bán và làm nghề thủ công là chính nên mỗi bộ lạc sống ở từng mỏm bán đảo, khi hình thành xã hội có giai cấp thì đây cũng hình thành nhà nước (Thị quốc). - Tổ chức của thị quốc: Chủ yếu là thành thị với vùng đất đai trồng trọt bao quanh. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng là có bến cảng. => Yêu cầu HS rút ra khái niệm thị quốc Câu hỏi bổ trợ: + Nước ở Phương Tây với Phương Đông khác nhau ở điểm nào? + Tên gọi khác của Thị quốc là: Thành bang, thành thị quốc gia. Nhóm 2: Thể chế chính trị của thị quốc: Dân chủ. Biểu hiện: + Không chấp nhận có vua. + Quyền lực không nằm trong tay quý tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân(30.000 người). + Hội đồng 500 ( Quốc hội). + Bầu ra 10 viên chức (Chính phủ). + Mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia. Câu hỏi bổ trợ: + Vì sao không cần vua? + Đánh giá của em về thể chế dân chủ này. + So với Phương Đông, em ủng hộ thể chế nhà nước Phương Đông hay Phương Tây cổ đại? Vì sao? Nhóm 3: Mô tả những hoạt động kinh tế chủ yếu: - Thủ công nghiệp: + Sản xuất nho, ô liu, cam, chanh, đồ mĩ nghệ, đồ gốm. + Sản xuất chuyên môn hóa ở các xưởng, quy mô lớn: mỏ bạc Át-tích: 2000 lao động. Xưởng chế biến dầu ô-liu khoảng 40 chum-6000 lít dầu ăn. + Thương nghiệp: buôn bán với nhiều nơi: Phương Đông, Ai Cập( Châu Phi); Họ bán đồ mĩ nghệ, nho, ô liu, cam, chanh mua về lúa mì, súc vậtĐặc biệt là buôn nô lệ- món hàng hóa quan trọng nhất, nhiều lợi nhuận nhất. + Có tiền riêng. + Thị quốc A-ten: Kinh tế giàu mạnh, minh chủ của vùng Địa Trung Hải nên miễn thuế cho mọi công dân và trợ cấp cho dân nghèo. Câu hỏi bổ trợ: + Em biết gì về Pe-ri-cơ-ret( Hy lạp) + Dựa vào lược đồ Hình 8-SGK Lịch sử lớp 10-trang 24 để nhận xét về lãnh thổ của đế quốc Rô-ma? Nhóm 4: Xã hội cổ đại Phương Tây gồm có 3 bộ phận. Vai trò của nô lệ - Chủ nô - Bình dân - Nô lệ - Nô lệ là lực lượng sản xuất chính, không có quyền, bị bóc lột, là tài sản của chủ nô. Câu hỏi bổ trợ: + Sự bóc lột của chủ nô và cách biệt giàu nghèo càng lớn giữa chủ nô và nô lệ sẽ dẫn tới điều gì? + Bản chất của nền dân chủ ở A-ten? - GV bổ sung phân tích và chốt ý để học sinh rút ra được bản chất của nền dân chủ. Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma: + Đó là nền dân chủ chủ nô( Nô lệ, Phụ nữ, kiều dân không có quyền công dân). + Vai trò của chủ nô rất lớn trong xã hội vừa có quyền lực chính trị vừa giàu có dựa trên sự bóc lột nô lệ (là các ông chủ, sở hữu nhiều nô lệ). + Đó cũng là nguyên nhân làm bùng phát các cuộc đấu tranh của nô lệ. 1. Thiên nhiên và đời sống của con người * Điều kiện tự nhiên - Vị trí: ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo nhỏ. - Đất đai: Đất canh tác ít, khô cằn. - Khí hậu: Ấm, mưa ít. + Thuận lợi: Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển. + Khó khăn: Đất ít và xấu, nên chỉ thích hợp loại cây lâu năm, do đó lương thực thiếu luôn phải nhập. * Đời sống của con người - Thiên niên kỉ I TCN, vùng Địa Trung Hải bắt đầu chế tạo công cụ bằng sắt.=> nhà nước cổ đại Phương Tây ra đời. => Nền kinh tế công thương nghiệp và hàng hải phát triển mạnh ở Địa Trung Hải. 2. Thị quốc Địa Trung Hải * Nguyên nhân ra đời: - Do điều kiện tự nhiên: địa hình bị chia cắt, dân cư ít có điều kiện sống tập trung. - Do nền kinh tế chủ yếu là nghề thủ công, thương nghiệp. * Tổ chức thị quốc: - Về đơn vị hành chính là một nước (nhỏ). Trong thị quốc, thành thị là chủ yếu. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát, bến cảng. => Thị quốc là một nước, lấy thành thị làm trung tâm. * Thể chế chính trị: Dân chủ. Biểu hiện: + Không chấp nhận có vua. + Quyền lực không nằm trong tay quý tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân. + Hội đồng 500 có vai trò như Quốc hội. + Bầu ra 10 viên chức như chính phủ. + Mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia. * Kinh tế: - Thủ công nghiệp: Nhiều nghề, có quy mô lớn và chuyên môn hóa. - Thương nghiệp phát triển, nhất là trao đổi hàng hải. Nô lệ là thứ hàng hóa quan trọng bậc nhất. Các nước đều có đồng tiền riêng. * Cơ cấu xã hội: gồm 3 bộ phận + Chủ nô + Bình dân( công dân và kiều dân) + Nô lệ ( số lượng đông nhất, là lực lượng sản xuất chính nhưng không có quyền gì, là tài sản của chủ nô, là công cụ biết nói). - Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ. => Cuộc đấu tranh của nô lệ: - Nô lệ không ngừng đấu tranh phản kháng chế độ chiếm nô (trễ nải trong lao động, chốn việc.., khởi nghĩa). Hoạt động 3: luyện tập Cho HS hai dãy 2 bảng phụ có tiêu chí so sánh về các nội dung : Điều kiện ra đời, thời gian, kinh tế chính, thể chế chính trị, cơ cấu xã hội ở các quốc gia cổ đại Phương Đông và Phương Tây. Sau đó GV cho HS chọn các câu trả lời để củng cố và chốt lại bài. Nội dung Phương Đông Phương Tây Thời gian ra đời Hình thành ở Kinh tế chính Thể chế chính trị Cơ cấu xã hội Hoạt động 4: vận dụng Đã lồng ghép vào các bộ câu hỏi nhanh ở mục 2. Dành cho học sinh khá để giải thích một số vấn đề khó sử dụng kĩ năng so sánh, vận dụng, liên hệ. Hoạt động 5: tìm tòi, mở rộng Dành cho học sinh khá, giỏi tìm hiểu và nghiên cứu mở rộng thêm: 1. Nền dân chủ ở một số nước Âu – Mĩ ngày nay có những biểu hiện như thế nào? Có kế thừa gì từ mô hình dân chủ kiểu mẫu sơ khai thời A-ten ( Hi lạp). 2. Quá trình bành trướng và mở rộng lãnh thổ của đế quốc Rô – ma ( đế chế La Mã). 3. Tại sao người ta chỉ đề cập tới nền dân chủ ở A-ten ( Hi lạp)? Còn ở quốc gia Rô-ma là thể chế gì? 4. Chỉ ra một số điểm khác biệt thú vị về con người Phương Đông và Phương Tây. 5. Hướng dẫn về nhà - Tổ 1, 3: Tìm hiểu những thành tựu về Lịch và chữ viết, chỉ ra những thành tựu cơ bản và so sánh với Phương Đông. - Tổ 2,4 : Tìm hiểu những thành tựu về khoa học, văn học, nghệ thuật. Tại sao đến thời kỳ này, những hiểu biết khoa học mới trở thành khoa học thực sự ?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLịch Sử- Nguyễn T Phương Tuấn.doc
Tài liệu liên quan