Giáo án Ngữ văn 11 tiết 100, 101: Về luân lí xã hội ở nước ta (Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây) - Phan Châu Trinh

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- 1872 - 1926, tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ.

- Quê: Tam Lộc, Phú Ninh, Quảng Nam.

- Cuộc đời :

+ 1901 đỗ phó bảng Phan Châu Trinh ra làm quan rồi làm cách mạng.

+ Ông chủ trương cứu nước bằng con đường bất bạo động, cải lương: lợi dụng thực dân Pháp làm cho dân giàu nước mạnh tạo nền độc lập.

+ 1908 ông bị bắt đày ở Côn Đảo, sau khi ra tù ông sang Pháp làm cách mạng nhưng không thành.

+ 1925 ông về Sài Gòn.

+ 1926 khi ông mất đám tang của ông trở thành phong trào vận động ái quốc khắp cả nước.

- Sự nghiệp: ông chủ trương dùng văn chương để làm cách mạng, các tác phẩm của ông thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ.

Các tác phẩm: Đầu Pháp chính phủ thư, Tỉnh quốc hồn ca, Tây Hồ thi tập, Đạo đức và luân lí Đông Tây.

2. Đoạn trích

- Nằm trong phần 3 của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây, được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào đêm 19/11/1925 tại nhà hội thanh niên ở Sài Gòn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 100, 101: Về luân lí xã hội ở nước ta (Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây) - Phan Châu Trinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Tiết 100 -101 Ngày soạn 12/3/2012 Về luân lí xã hội ở nước ta (Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây) - Phan Châu Trinh I. mục tiêu bài học 1. Về kiến thức - Cảm nhận được tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi kêu gọi xây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta. 2. Về kĩ năng - Hiểu được nghệ thuật viết văn chính luận và phong cách chính luận của tác giả. 3. Về tư tưởng - Bồi dưỡng tình yêu nước ở học sinh. II. chuẩn bị của giáo viên và học sinh Giáo viên - SGK, SGV, Giáo án, tài liệu tham khảo,sách chuẩn kiến thức kĩ năng Học sinh - SGK, vở soạn, vở ghi, III. phương pháp dạy học - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp đọc hiểu - Phương pháp thảo luận nhóm III. tiến trình lên lớp 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt - HS đọc Tiểu dẫn. - Tóm tắt những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Phan Châu Trinh? - Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? - HS đọc thể hiện nhiệt huyết của tác giả. - Xác định thể loại và bố cục của đoạn trích? - Nội dung của phần 1? - Luân lí xã hội là gì? - Nhận xét về cách đặt vấn đề của tác giả? - Tác giả phân tích luận điểm như thế nào? - Nội dung của phần 2? - Quan niệm luân lí của tác giả? - Tác giả so sánh luân lí ở châu Âu và ở nước ta như thế nào? - Vì sao dân ta chưa có đoàn thể? - Tác giả kết luận điều gì? - Nội dung của phần 3? - Nghệ thuật viết văn chính luận của Phan Châu Trinh? - Qua đoạn trích, em hiểu gì về tư tưởng của Phan Châu Trinh? I. tìm hiểu chung 1. Tác giả - 1872 - 1926, tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ. - Quê: Tam Lộc, Phú Ninh, Quảng Nam. - Cuộc đời : + 1901 đỗ phó bảng Phan Châu Trinh ra làm quan rồi làm cách mạng. + Ông chủ trương cứu nước bằng con đường bất bạo động, cải lương: lợi dụng thực dân Pháp làm cho dân giàu nước mạnh tạo nền độc lập. + 1908 ông bị bắt đày ở Côn Đảo, sau khi ra tù ông sang Pháp làm cách mạng nhưng không thành. + 1925 ông về Sài Gòn. + 1926 khi ông mất đám tang của ông trở thành phong trào vận động ái quốc khắp cả nước. - Sự nghiệp: ông chủ trương dùng văn chương để làm cách mạng, các tác phẩm của ông thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ. Các tác phẩm: Đầu Pháp chính phủ thư, Tỉnh quốc hồn ca, Tây Hồ thi tập, Đạo đức và luân lí Đông Tây... 2. Đoạn trích - Nằm trong phần 3 của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây, được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào đêm 19/11/1925 tại nhà hội thanh niên ở Sài Gòn. II. đọc - hiểu văn bản 1. Đọc - Đọc văn bản, chú thích. - Thể loại: văn chính luận. - Bố cục: 3 phần theo SGK 2. Tìm hiểu tác phẩm a/ Phần 1 - Nội dung: ở Việt Nam chưa có luân lí xã hội. - Luân lí xã hội là khái niệm chỉ những nguyên tắc, quan niệm , quy định hợp lí hợp lẽ thường chi phối mọi quan hệ, hoạt động và phát triển của xã hội. - Cách đặt vấn đề trực tiếp nhấn mạnh và phủ định: tuyệt nhiên không ai biết đến. - Tác giả phân tích vấn đề bằng cách sửa lại quan điểm phiến diện: quan hệ bạn bè không thể thay thế cho luân lí xã hội mà chỉ là một bộ phận nhỏ của luân lí xã hội. Quan niệm của Nho gia cũng bị hiểu sai lệch: bình thiên hạ không phải là đè nén mọi người cai trị xã hội đem lại quyền lợi cho cá nhân mình mà góp phần làm cho xã hội an cư no đủ. b/ Phần 2 - Nội dung: Tác giả so sánh luân lí xã hội ở châu Âu và ở nước ta. - Tác giả quan niệm luân lí là nghĩa vụ trong quan hệ cộng đồng xã hội, giữa người với người, nước này với nước khác và trong một nước. - So sánh: + Luân lí xã hội ở châu âu rất thịnh hành và phát triển. * Nguyên nhân: có đoàn thể, có ý thức sẵn sàng làm việc chung, có văn hóa, biết nhìn xa rộng,có tinh thần dân chủ. + ở nước ta: người dân chưa hiểu luân lí, điềm nhiên như kẻ ngủ chẳng biết gì. * Nguyên nhân: chưa có đoàn thể, ý thức dân chủ kém. - Nhân dân ta vốn có truyền thống đoàn kết từ xa xưa nhưng bấy lâu nay tình hình đất nước đã thay đổi, truyền thống ấy bị mai một bởi bọn vua quan, bọn học trò sa đọa, trụy lạc tham lam ích kỉ, hám danh lợi quên đạo lí mất hết nhân cách miễn sao được giàu sang. Đoạn văn “dân khôn mà chi phú quý” vừa đau xót vừa mỉa mai vừa cảm thông với nỗi khổ của nhân dân vừa căm phấn bọn vua quan. - Tác giả kết luận bằng 2 câu cảm thán: với thực trạng ấy thì làm sao dân có tư tưởng làm cách mạng, tinh thần dân chủ tinh thân đoàn thể, ý thức cộng đồng làm sao mà có được. c/ Phần 3 Tác giả nêu giải pháp rõ ràng thuyết phục, ngắn gọn để đạt được mục đích cuối cùng là nước Việt Nam được tự do độc lập thì nhân dân phải xây đựng đoàn thể, đẩy mạnh truyền bá tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong nhân dân. III. tổng kết Nghệ thuật - Sự kết hợp giữa yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận, với các dẫn chứng cụ thể câu cảm thán, điệp từ được sử dụng, lập luận lôgic chặt chẽ. 2. Nội dung - Đoạn trích thể hiện tư tưởng dân chủ tiến bộ của Phan Châu Trinh phê phán triệt để chế độ phong kiến, đề cao tư tưởng đoàn thể XHCN, nhiệt huyết sôi sục đấu tranh vì dân vì nước qua từng câu từng chữ của Phan Châu Trinh. Củng cố - Ghi nhớ - Hệ thống kiến thức 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Làm phần Luyện tập. - Soạn bài đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 29 Ve luan li xa hoi o nuoc ta_12510435.doc
Tài liệu liên quan