II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc:
2. Tìm hiểu bài thơ:
a. Hình tượng bãi cát:
- Bãi cát dài lại bãi cát dài: dài, nối tiếp nhau tưởng như vô tận.
- Đi một bước như lùi một bước: con đường đi trên bãi cát khó đi, nhọc nhằn.
- Ý nghĩa biểu tượng:
+ Bãi cát -> cuộc đời, không gian khó khăn, gian khổ.
+ Con đường: xa xôi, vô tận, mờ mịt, khó xác định phương hướng, chông gai, đầy gian khổ -> Đường đời, đường hành đạo của kẻ sĩ dài vô tận và xa mờ mịt, biết chọn ngã nào, hướng nào.
-> Con đường theo đuổi danh lợi đáng chán ghét của nt.
Hình tượng bãi cát là một sáng tạo riêng có ý nghĩa nghệ thuật độc đáo, mới mẻ, bắt nguồn từ chính cuộc sống hiện thực.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 14, 15: Đọc văn bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) - Cao Bá Quát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/09/2018
TIẾT 14-15: ĐỌC VĂN
BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT
( Sa hành đoản ca ) - Cao Bá Quát -
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Sự bế tắc, chán ghét con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát đổi thay.
- Thành công trong việc sử dụng thơ cổ thể.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu một bài thơ theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích, bình giảng thơ.
3. Thái độ: Có thái độ sống đúng đắn
4. Năng lực hướng tới: cảm thụ văn chương, giao tiếp, thảo luận, thu thập và xử lí thông tin.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn giáo án..
2. Học sinh: Sách giáo khoa sách tham khảo, soạn bài
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Đọc sáng tạo, nêu câu hỏi, đàm thoại, thảo luận.
2. Kĩ thuật dạy học: Động não, hỏi và trả lời
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Hoạt động khởi động: Trình bày những hiểu biết của em về Cao Bá Quát?
Cho HS xem video về thời nhà Nguyễn.
GV dẫn dắt: Sống trong xã hội mục nát của triều Nguyễn, không ít nhà Nho chán ghét cuộc sống mưu cầu danh lợi tầm thường để khát khao một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Cao Bá Quát là một trong những nhà Nho ấy. Để hiểu rõ tâm hồn và nhân cách nhà thơ, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Tìm hiểu chung
HS đọc phần Tiểu dẫn SGK.
? Nêu những nét chính về con người, thơ văn CBQ ?
- HS thực hiện dự án
- GV hoàn thiện
? Cho biết bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Thể hành có đặc điểm gì ?
- HS thực hiện dự án
- GV hoàn thiện
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết.
GV gọi HS đọc bài thơ (phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ), chú thích.
? Hình ảnh bãi cát được miêu tả trong bt có đặc điểm gì?
- HS thảo luận trả lời.
- GV hoàn thiện
? Mượn hình ảnh những bãi cát dài nối tiếp nhau và việc đi trên bãi cát, nt muốn gửi gắm những điều gì?
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện
TIẾT 2
? Dáng điệu và tâm trạng của người đi đường được thể hiện ntn?
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện
? 2 câu thơ 5,6 có giống như lời trách móc? Khách trách ai, về việc gì?
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện
? Đằng sau lời trách móc ấy ta hiểu được điều gì?
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện
? Từ cuộc đời mình, khách đã có những suy ngẫm ntn về hạng người ham danh lợi trong cuộc sống?
- HSthảo luận trả lời.
- GV hoàn thiện
? Thái độ đó càng bộc lộ rõ ở các câu cuối ntn?
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện
? Ý nghĩa của câu hỏi cuối bài thơ ? Tư tưởng sâu sắc, mới mẻ của tg là gì ?
Hướng dẫn học sinh tổng kết toàn bài.
? Khái quát nghệ thuật của bài thơ ?
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện
? Giá trị nội dung của bài thơ ?
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện.
I. TÌM HIỂU CHUNG .
1. Tác giả:
- Cao Bá Quát (1809 - 1855), là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, được người đương thời tôn là Thánh Quát
- Nội dung thơ văn:
+ Phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến bảo thủ, trì trệ.
+ Chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam giai đoạn giữa thế kỉ XIX.
2. Bài thơ.
- Hoàn cảnh sáng tác: Trong những lần nhà thơ vào Huế thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng .
- Thể thơ: thể hành - một thể thơ cổ, có tính cách phóng khoáng, không bị gò bó về niêm luật, độ dài, vần điệu
- Mượn hình ảnh đoàn người khó nhọc đi trên cát để hình dung con đường mưu cầu danh lợi chán ghét làm cho ông phải theo đuổi, cũng như sự bế tắc của triều đình nhà Nguyễn
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc:
2. Tìm hiểu bài thơ:
a. Hình tượng bãi cát:
- Bãi cát dài lại bãi cát dài: dài, nối tiếp nhau tưởng như vô tận.
- Đi một bước như lùi một bước: con đường đi trên bãi cát khó đi, nhọc nhằn.
- Ý nghĩa biểu tượng:
+ Bãi cát -> cuộc đời, không gian khó khăn, gian khổ.
+ Con đường: xa xôi, vô tận, mờ mịt, khó xác định phương hướng, chông gai, đầy gian khổ -> Đường đời, đường hành đạo của kẻ sĩ dài vô tận và xa mờ mịt, biết chọn ngã nào, hướng nào.
-> Con đường theo đuổi danh lợi đáng chán ghét của nt.
à Hình tượng bãi cát là một sáng tạo riêng có ý nghĩa nghệ thuật độc đáo, mới mẻ, bắt nguồn từ chính cuộc sống hiện thực.
b. Người đi đường:
- Cảnh ngộ:
+ lại: tiếng thở dài chán ngán, mệt mỏi
+ Đi một bước như lùi một bước: dáng điệu khó nhọc, nặng nề vì đường đi dài, lại khó khăn.
+ Hết ngày vẫn còn đi, không thể dừng lại được vì trước mặt vẫn còn là cát.
+ Nước mắt rơi lã chã-> tuyệt vọng, chán nản đến cùng cực.
=> Biểu tượng cho kẻ sĩ trên đường danh lợi xa xôi, mờ mịt.
- Trách mình : Không học được ông tiên phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi
-> Trách bản thân mình không học được tiên ông có phép ngủ kĩ, quên sự đời mà cứ tự hành hạ thân xác để theo đuổi công danh, bất chấp mọi khó khăn, gian khổ.
-> Hình ảnh một con người đã mệt mỏi, chán ngán việc theo đuổi lí tưởng, hoài bão về công danh, sự nghiệp.
- Xưa nay phường danh lợi
Tất tả trên đường đời.
-> những kẻ ham danh lợi đều phải chạy ngược chạy xuôi bôn tẩu nhọc nhằn
-> Đường danh lợi là đường thi cử để làm quan, con đường ấy hết sức nhọc nhằn nhưng rồi ai cũng dấn bước, chen chúc trên con đường ấy.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu
Người say vô số, tỉnh bao người?
-> Kẻ hám danh lợi cũng như người đời thấy có quán rượu ngon là đổ xô đến. Mấy ai tỉnh táo thoát khỏi sự cám dỗ của rượu. Danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm say người.
à Nhận ra sự cám dỗ của cái bã công danh đối với người đời.
=> Cao Bá Quát sống ở nửa đầu thế kỉ XIX, khi đã có sự tiếp xúc giữa văn hoá phương Đông với phương Tây. Xã hội rối ren, học thuật, khoa cử thời Nguyễn xuống cấp. Nhìn lại nền văn hoá truyền thống, thi cử là con đường duy nhất của Nho sĩ để làm quan, để mưu cầu danh lợi, ông đã có những cảm nhận bước đầu về sự cần thiết đổi mới trong giáo dục, bất hợp tác với triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ.
à Thái độ chán ghét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường.
- Bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây? -> Tỉnh táo, trăn trở, ông đưa ra câu hỏi như để thúc giục bản thân hãy tìm tòi con đường khác cho mình. Tuy nhiên, con đường ấy như thế nào, câu trả lời còn bỏ ngỏ
- Phía Bắc: núi muôn trùng
Phía Nam: núi Nam, sóng dào dạt.
-> Người đi đã đến bước đường cùng, không đi tiếp được, bế tắc, ngột ngạt.
- Câu hỏi cuối bài thơ: Anh đứng làm chi trên bã cát?
-> Lời nhắc nhở, thúc giục, tìm kiếm lối thoát, tìm kiếm một con đường đi khác để thoát khỏi bãi cát dài.
Đó chính là sự bế tắc của những trí thức Nho sĩ mà Cao Bá Quát đã nhận ra. Đây có thể là bước chuẩn bị về mặt tư tưởng cho hành động khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn sau này của nhà thơ.
à Niềm khao khát thay đổi cuộc sống đương thời, khao khát sự đổi mới của nt.
III. TỔNG KẾT:
1. Nghệ thuật:
- Nhịp thơ đa dạng diễn tả sự gập ghềnh, trúc trắc của những bước đi trên cát.
- Hình ảnh bãi cát mang giá trị nghệ thuật độc đáo.
2. Nội dung :
- Bộc lộ sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường danh lợi tầm thường.
- Khao khát sự thay đổi trong hoàn cảnh nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ.
3. Hoạt động luyện tập:
Thái độ của Cao Bá Quát đối với danh lợi ?
Gợi ý: Coi thường, chán ghét danh lợi, coi danh lợi chỉ như quán rượu ngon đầy cám dỗ...
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng( thực hiện ở nhà)
So sánh hình ảnh “ông ngất ngưỡng” trong bài thơ “ Bài ca ngất ngưỡng”với những câu thơ mang tính chất tự thuật của Nguyễn Công Trứ và hình ảnh con người tài tử trong thơ Cao Bá quát?
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
1. Hướng dẫn học bài cũ
- Nắm vững kiến thức đã học.
- Học thuộc bài thơ, tìm đọc thêm về Cao Bá Quát
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
- Chuẩn bị bài: Luyện tập thao tác lập luận phân tích
+ Xem lại lí thuyết
+ Làm bài tập SGK
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 4 Bai ca ngan di tren bai cat Sa hanh doan ca_12513060.doc