Giáo án Ngữ văn 11 tiết 15, 16

Tiết 16

TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.

- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.

- Ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra lời nói, còn lời nói hiện thực hóa ngôn ngữ và tạo điều kiện cho ngôn ngữ biến đổi, phát triển.

2. Về kĩ năng:

- Nhận diện và phân tích những đơn vị và quy tắc ngôn ngữ chung trong lời nói.

- Phát hiện và phân tích nét riêng, nét sáng tạo của cá nhân trong lời nói.

- Sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng những chuẩn mực của ngôn ngữ xã hội.

- Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ chung để tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và có nét riêng của cá nhân.

3. Về thái độ:

Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của XH, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân để giao tiếp có hiệu quả.

 - Năng lực hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ để tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt.

- Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.

 

doc18 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 743 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 15, 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dẫn Sgk, em hãy nêu những nét chính về tác giả Cao Bá Quát ? Sau đó Gv chốt lại một số vấn đề về cuộc đời CBQ, về hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, về đặc điểm thơ văn CBQ. Cho HS xem những hình ảnh về bãi cát miền Trung - Bài ca ngắn đi trên cát ra đời trong hoàn cảnh nào ? Bối cảnh rộng: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn khủng hoảng, xã hội trì trệ; Chế độ khoa cử dưới triều Nguyễn rất nghiệt ngã, nhiều bất công. - Bài thơ được làm theo thể loại nào? Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm bài thơ. Nêu yêu cầu đọc bài thơ : Chú ý cách ngắt nhịp do các câu dài ngắn khác nhau để thấy được các hình ảnh thơ và tâm trạng của tác giả. - Gọi 1 học sinh đọc phần phiên âm, 1 học sinh đọc phần dịch thơ. - Giáo viên nhận xét việc đọc của học sinh và đọc lại phần dịch thơ I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả (1809 - 1855) - CBQ tự Chu Thần, hiêụ Mẫn Đường, Cúc Hiên - Từng tham gia cuộc khởi nghĩa chống triều đình nhà Nguyễn và mất vào năm 1855 trong một trận đánh. - Đường thi cử lận đận, chỉ đỗ cử nhân vào năm 1831, nhiều lần vào kinh đô Huế thi Hội nhưng không đỗ. - Là nhà thơ có tài năng, bản lĩnh và có cá tính - Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổ mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỷ XIX. 2. Bài thơ - Hoàn cảnh sáng tác: Được làm trong những lần đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị. - Thể loại: thể hành, một thể thơ cổ có tính chất tự do phóng khoáng, không gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu. - Đọc văn bản và giải nghĩa từ khó: + Đường cùng: Xưa Nguyễn Tịch thời Ngụy Tấn thường ngồi xe mặc cho ngựa kéo, không theo đường nào cả, đến chỗ hết đường thì khóc lớn mà trở về. Sau đó Dĩu Tín có thơ: “Chỉ có kẻ khóc nơi đường hết/Mới biết ta đường khó đi” -> tâm trạng bế tắc của kẻ sĩ. + “Phía bắc ...” Theo sách Hậu Hán thư, Pháp Chân bảo viên Thái thú rằng: “ Nếu ông cứ bắt tôi ra làm quan thì tôi sẽ đi ẩn ở phía bắc núi Bắc hoặc phía nam núi Nam” -> tỏ ý kiên quyết từ chối không nhận lời. - Bố cục: + 4 câu đầu: ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người đi trên bãi cát. + Phần còn lại: Tâm trạng lữ khách và tầm tư tưởng của Cao Bá Quát. 2. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu bài thơ - Cảm nhận chung của em sau khi đọc xong bài thơ? bài thơ thể hiện cảm xúc, suy tư của con người đi trên bãi cát. - Những cảm xúc suy tư ấy được thể hiện qua những hình ảnh, chi tiết nào trong bài thơ? hình ảnh bãi cát; người đi trên cát và con đường. - Hãy tìm trong bài thơ những câu thơ nêu lên hình ảnh và đặc điểm của bãi cát? - Hình ảnh bãi cát gợi lên cho chúng ta những cảm nhận gì? - Hình ảnh bãi cát trong bài thơ không chỉ là hình ảnh tả thực mà còn mang ý nghĩa tượng trưng. Ý nghĩa tượng trưng đó là gì? - Gv có thể giới thiệu thêm trong thi ca Trung Quốc và Việt Nam thời trung đại, hình tượng con đường (chữ Hán : lộ, đồ) khá phổ biến nhưng ý nghĩa ở mỗi trường hợp cụ thể lại khác nhau. - Gv :có thể nói bãi cát không chỉ tượng trưng về con đường đời, con đường công danh nhọc nhằn của trí thức đương thời mà cho cả trí thức mọi thế hệ. Những điều mà CBQ đặt ra thời bấy giờ đến này vẫn còn ý nghĩa. Tích hợp: Giáo dục bảo vệ môi trường Mối liên hệ giữa môi trường và tâm lí nhân vật thông qua hình ảnh “Trường sa phục trường sa”, “ Trường sa, trường sa, nại cứ hà?” II. Đọc - hiểu bài thơ 1. Bốn câu đầu: Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người đi trên bãi cát. * Hình ảnh bãi cát: - Hình ảnh tả thực: + Điệp ngữ: bãi cát + Từ ngữ: lại, dài => Hình ảnh bãi cát dài, rộng mênh mông, dường như bất tận, nóng bỏng. Đó là hình ảnh thiên nhiên đẹp dữ dội, khắc nghiệt của miền trung nước ta. - Ý nghĩa tượng trưng: Con đường công danh của tácgiả Bãi cát Đường đời bế tắc đối với tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến . → Bãi cát là hình ảnh tượng trưng về con đường đời, con đường công danh nhọc nhằn của tác giả và của biết bao trí thức đương thời . * Hình ảnh người đi trên cát: - Hình ảnh thực: + Bước đi trầy trật, khó khăn(Đi một bước như lùi một bước) + Đi không kể thời gian (mặt trời lặn chưa nghỉ) + Mệt mỏi, chán ngán, cô đơn (nước mắt rơi) => Người đi trên cát thật khó nhọc, thật mệt mỏi, cô đơn - Hình ảnh người đi trên cát: Tượng trưng cho con người buộc phải dấn thân trong cuộc đời để mưu cầu sự nghiệp, công danh cho bản thân, cho gia đình, dòng họ -> Triết lí nhân sinh: Đường đời không hề bằng phẳng mà lắm chông gai Đang từ xúc động, đau khổ (nước mắt rơi), dòng tâm trạng và suy nghĩ của nhà thơ chuyển biến như thế nào? "Không học được tiên ông phép ngủ Trèo non, lội suối giận khôn vơi!" - Câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Ý nghĩa của bpnt đó? - Cảm xúc của nhân vật trữ tình ? Tại sao lại có cảm xúc đó? - Bốn câu thơ tiếp theo tác giả tiếp tục đề cập đến danh lợi (gv đọc 4 câu thơ tiếp theo). Qua 4 câu thơ ấy tác giả muốn nói gì về danh lợi? Bãi cát dài, bãi cát dài ơi! Câu thơ sử dụng bpnt gì? Thái độ của tác giả? Trước những phường danh lợi như vậy tác giả đã thể hiện thái độ như thế nào? Cách dùng những câu hỏi, câu cảm thán trong bài thơ có tác dụng gì? - Hình ảnh thiên nhiên trở lại: Phía Bắc, phía Nam đều đẹp hùng vĩ nhưng cũng đầy khó khăn hiểm trở. Đi mà thấy phía trước là đường cùng, là núi là biển khó xác định phương hướng Thể hiện mâu thuẫn giữa lí tưởng khát vọng sống cao đẹp với hiện thực đen tối mù mịt. Từ đó tác giả nhận thấy cần phải thoát khỏi vòng danh lợi vô nghĩa; cần phải từ bỏ lối thi cử truyền thống là đỗ đạt để làm quan. Tầm tư tưởng cao của Cao Bá Quát chính là ở chỗ đã nhận thấy rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con người công danh theo lối cũ. - Câu hỏi kết thúc bài thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả? - Nhịp điệu trong bài thơ được tạo nên bởi những yếu tố nào? Nó có ý nghĩa gì trong việc thể hiện cảm xúc, suy tư của tác giả? Em có nhận xét gì về cách xây dựng hình ảnh trong tp? 2. Tâm trạng lữ khách và tầm tư tưởng của Cao Bá Quát. a. Thái độ coi thường danh lơi. - Sử dụng điển tích + từ phủ định + từ cảm thán -> Tự cảm thấy giận mình không có phép ngủ kĩ như ông Tiên được thảnh thơi để xa lánh chốn trần ai mà phải tự hành hạ mình dấn thân vào con đường khoa cử - “Xưa nay phường danh lợi/ Tất tả trên đường đời” bao kẻ phải chạy ngược chạy xuôi vất vả vì danh lợi + “Đầu gió hơi men thơm quán rượu/ Người say vô số tỉnh bao người” à So sánh: người đi tìm công danh như kẻ nghiện rượu, không còn ai thoát khỏi cám dỗ để quay về. Danh lợi cũng là thứ rượu dễ làm say lòng người. => Tầm tư tưởng của tác giả: nhận thấy rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. b. Tâm trạng bế tắc. - Điệp ngữ + câu cảm thán -> Sự đau đớn, chán nản tăng lên gấp bội khi nhân vật trữ tình đứng trước không gian bao la, hoang vắng . - Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít? câu hỏi tu từ thể hiện nỗi lòng, sự băn khoăn, phân vân trong lòng tác giả? + Có nên đi tiếp - Hay từ bỏ + Nếu đi tiếp – không biết phải đi thế nào - Tính sao đây? → Những câu hỏi, những câu cảm thán thể hiện nỗi lòng, sự băn khoăn, phân vân trong lòng tác giả. Nỗi bế tắc và tuyệt vọng phủ trùm lên cả người đi cả bãi cát dài. Phía Bắc núi Bắc, núi muôn trùng, Phía Nam núi Nam, sóng dào dạt - Người đi đường không chỉ nhận ra mình cô độc mà còn lâm vào cảnh bế tắc, cùng đường => Con đường công danh mà người lữ khách đang đi cũng đã tới bước đường cùng không lối thoát. - “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?” + Câu hỏi tu từ: như một lời thúc giục không thể đi trên bãi cát như vậy nữa, mà phải chọn con đường khác, lối đi khác à Thể hiện niềm khát khao thay đổi cuộc sống ngột ngạt, bế tắc -> tâm trạng tuyệt vọng, cô đơn bế tắc của t/g đồng thời thể hiện khát vọng đổi thay cuộc sống hiện tại, khao khát một sự đổi mới. ² Vẻ đẹp của nhân cách, của lí tưởng sống ở một con người ý thức được bản thân mình trong cuộc đời. 3. Vài nét về nghệ thuật: - Xây dựng hình ảnh vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng: => cớ sức khái quát sâu sắc hình ảnh cuộc đời rộng lớn phức tạp đầy nghịch lí và người đi tìm chân lí đang kiếm tìm trong bế tắc. - Nhịp thơ linh hoạt: Dài ngắn xen kẽ nhau, diễn tả sự gập ghềnh, trắc trở của người đi trên cát, của con đường đời - Dùng điển cố, điển tích 3. Hướng dẫn học sinh củng cố bài học - Yêu cầu hs khát quát lại những nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ. - Nhấn mạnh cho hs về việc sau khi học xong bài thơ này ta học được gì về nhân cách của nhà thơ Cao Bá Quát. III.Tổng kết bài học Bài ca ngắn đi trên cát thể hiện tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ trước đường đời bế tắc, hiểm trở, mờ mịt, phản ánh một xã hội đen tối, đầy hiểm họa đối với người tài hoa, đánh dấu sự thức tỉnh, nhìn lại con đường công danh truyền thống. Những câu hỏi, những câu cảm thán, nhịp điệu của bài thơ góp phần diễn tả thành công những cảm xúc suy tư của nhân vật trữ tình về con đường danh lợi gập ghềnh, trắc trở. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học  nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn Qua bài thơ này, anh (chị) thử lí giải vì sao Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn. - Cao Bá Quát hăm hở say mê đi tìm lí tưởng nhưng không thành + Chín năm cứ ba năm một lần đi thi không đỗ Tiến sĩ + Mãi mới được nhận chức tập sự ở bộ Lễ. + Tình thương, trọng người tài đã gây nên tội, bị đầy đi phục vụ đoàn người đi công cán ở Singapo, về lại bị thải hồi. + Được cử làm giáo thụ của một huyện (tài cao, phận thấp) - Từ sự bế tắc ấy, ông nhận ra nhiều ngang trái của triều đình Huế trong việc bóc lột dân lành. + Cùng nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình Đó là một con người, một nhân cách cứng cỏi khiến chúng ta phải học tâp suốt đời. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: - Từ hình tượng người trí thức phong kiến trong bài thơ, em có suy nghĩ gì về hình tượng người trí thức trong xã hội hiện nay? - Tìm hiểu thêm về bi kịch nhà Nho cuối tK XIX qua các sáng tác của Nguyễn Khuyến, Tú Xương, CBQ và Nguyễn Công Trứ? Đâu là điểm giống và khác nhau giữa các tác giả? 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân + Đọc văn bản, trả lời câu hỏi: Giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có mối quan hệ như thế nào? + Làm bài tập phần luyện tập Lớp 11B2: Tổng số: Vắng: Tiết 16 TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN (tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. - Những biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. - Ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra lời nói, còn lời nói hiện thực hóa ngôn ngữ và tạo điều kiện cho ngôn ngữ biến đổi, phát triển. 2. Về kĩ năng: - Nhận diện và phân tích những đơn vị và quy tắc ngôn ngữ chung trong lời nói. - Phát hiện và phân tích nét riêng, nét sáng tạo của cá nhân trong lời nói. - Sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng những chuẩn mực của ngôn ngữ xã hội. - Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ chung để tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và có nét riêng của cá nhân. 3. Về thái độ: Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của XH, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân để giao tiếp có hiệu quả. - Năng lực hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ để tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt. - Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập - Tư liệu tham khảo: Tiếng Việt thực hành (NXB Giáo dục 2002) 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc văn bản, trả lời câu hỏi: Giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có mối quan hệ như thế nào? - Làm bài tập phần luyện tập III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp, kĩ thuật: Trực quan, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: Câu 1: Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng không được thể hiện ở phương diện nào dưới đây? A. Những quy tắc nhất định trong việc kết hợp âm và thanh. B. Quy tắc cấu tạo các kiểu câu. C. Việc tạo ra các từ mới dựa trên những chất liệu có sẵn và các phương thức chung. D. Các phương thức chuyển nghĩa từ. Câu 2: Dấu ấn của cá nhân không được thể hiện ở phương diện nào dưới đây? A. Việc chuyển đổi, sáng tạo trong nghĩa từ, trong cách kết hợp từ ngữ. B. Việc tạo ra những quy tắc chung của ngôn ngữ. C. Việc tạo ra các từ mới. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 3: Trong các cách kết hợp sau, cách kết hợp nào thể hiện rõ nhất dấu ấn riêng của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ ? A. Vì trời mưa nên chúng tôi được nghỉ học. B. Tôi muốn tắt nắng đi. C. Công ti đã đầu tư hàng tỉ đồng cho công trình thế kỉ ấy. D. Chúc anh lên đường thuận buồm xuôi gió. Câu 4: Cho đoạn văn sau: - Tiếng ngựa quan châu thì không kể mùa hồi hay mùa lúa. Quan đi bắt phu làm đường, xẻ núi hầm xe lửa. Quanh năm. (Tô Hoài) Dấu ấn cá nhân trong đoạn văn sau được thể hiện ở điểm nào ? A. Sự chuyển đổi sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc. B. Việc tạo ra các từ mới. C. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những quy tắc chung, phương thức chung. D. Gồm A và B. Câu 5: Điền lần lượt những cụm từ còn thiếu vào nhận định sau. Thông qua..., những “hạt ngọc ngôn ngữ mới nhất” ra đời, góp phần làm phong phú thêm..., thúc đẩy.... phát triển. A. lời nói cá nhân/ ngôn ngữ chung/ ngôn ngữ chung. B. lời nói cá nhân/ lời nói cá nhân/ ngôn ngữ chung. C. ngôn ngữ chung/ lời nói cá nhân/ lời nói cá nhân. D. lời nói cá nhân/ ngôn ngưc chung/ lời nói cá nhân. GV giới thiệu bài mới: b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 12 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. + Những biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. + Ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra lời nói, còn lời nói hiện thực hóa ngôn ngữ và tạo điều kiện cho ngôn ngữ biến đổi, phát triển. - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu - Xác định nghĩa của từ mặt trời trong mỗi câu thơ? Chỉ ra sự sáng tạo của mỗi nhà thơ? 2. Hướng dẫn tìm hiểu quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân - Giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có quan hệ với nhau như thế nào? - Hãy lấy ví dụ làm sáng tỏ mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. III. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân 1. Tìm hiểu ngữ liệu: Cùng là từ mặt trời trong ngôn ngữ chung, nhưng mỗi tác giả sử dụng theo những cách khác nhau, tạo nên những ý nghĩa riêng, khác nhau: a. Mặt trời được dùng với nghĩa gốc, nhưng dùng theo phép nhân hóa nên có thể xuống biển b. Mặt trời chỉ lí tưởng cách mạng c. –mặt trời (1) dùng với nghĩa gốc - mặt trời (2) à ẩn dụ: đứa con của của mẹ. Đối với người mẹ, đứa con là niêmd hạnh phúc, niềm tin, mang lại ánh sáng cho cuộc đời người mẹ. 2. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân - Ngôn ngữ chung(bao gồm toàn bộ ngữ liệu về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp....) là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác. ( Phân tích) -Lời nói cá nhân: là thực tế sinh động, hiện thực hoá những yếu tố chung, những qui tẳc và phương thức chung của ngôn ngữ -> Giữa ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội và lời nói của cá nhân có mối quan hệ hai chiều c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 25 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học  nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm Nhóm 1: Từ nách là một từ phổ biến, quen thuộc với mọi người nói tiếng Việt với nghĩa "mặt dưới chỗ cánh tay nối với ngực" (Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê chủ biên). Nhưng trong câu thơ dưới đây, Nguyễn Du đã có sự sáng tạo riêng khi dùng từ nách như thế nào? Bài tập 1 - Từ nách trong câu thơ trên của Nguyễn Du chỉ góc tường. - Trong câu thơ này, Nguyễn Du đã chuyển nghĩa cho từ nách từ mang nghĩa chỉ vị trí trên thân thể con người sang nghĩa chỉ vị trí giao nhau giữa hai bức tường tạo nên một góc. Như thế từ nách trong câu thơ của Nguyễn Du được dùng theo nghĩa chuyển. Nó được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. Nếu thay từ nách tường bằng góc tường thì giá trị của câu thơ sẽ giảm đi rất nhiều. Nhóm 2: Trong mỗi câu thơ sau, từ xuân được dùng theo sự sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ như thế nào? Hãy phân tích nghĩa của từ xuân trong lời thơ của mỗi người? Bài tập 2: Từ xuân vốn mang nghĩa phổ quát là: "Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của năm" (Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê chủ biên) nhưng xuất hiện trong văn chương, từ xuân lại mang nhiều nghĩa khác nhau: - Trong câu thơ: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại (Hồ Xuân Hương). Từ xuân thứ nhất chỉ tuổi xuân, còn từ xuân thứ hai lại chỉ mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân càng khiến cho nhà thơ thêm buồn tủi, chán chường - Trong câu thơ sau của Nguyễn Du: Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay. Từ xuân trong cành xuân chỉ vẻ đẹp, tuổi xuân của người con gái. - Từ xuân (bầu xuân) trong câu thơ của Nguyễn Khuyến: Chén quỳnh tương ám ắp bầu xuân, có nghĩa chỉ chất men say nồng của rượu ngon, đồng thời cũng có nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào của tuổi trẻ, chỉ tình cảm bạn bè thắm thiết. - Trong câu thơ của Hồ Chí Minh: Mùa xuân là tết trồng cây,/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Từ xuân thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa xuân, mùa đầu tiên của năm, trong khi đó từ xuân thứ hai chỉ sức sống mới và sự tươi đẹp. Nhóm 3: Cùng là từ mặt trời trong ngôn ngữ chung, nhưng mỗi tác giả trong những câu thơ sau đã có sáng tạo như thế nào khi sử dụng. Bài tập 3 Từ "mặt trời" trong từ điển có nghĩa là: "Thiên thể nóng sáng, ớ xa Trái Đất, là nguồn chiếu sáng và sưởi ấm chủ yếu cho Trái Đất". Trong khi đó ở những câu thơ dưới đây, nó lại được dùng đế chỉ những hàm nghĩa khác nhau: a) Trong hai câu thơ của Huy Cận: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Từ mặt trời được dùng với nghĩa gốc. b) Trong khi đó, ở hai câu thơ của Tố Hữu: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, Mặt trời chân lí chói qua tim. Từ mặt trời lại mang ý nghĩa chỉ chân lí, lí tưởng cách mạng. c) Trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm viết: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng. Trong hai câu thơ này, từ mặt trời thứ nhất cũng được dùng với nghĩa gốc, từ mặt trời thứ hai được dùng với nghĩa ẩn dụ, chỉ đứa con của người mẹ. Đối với người mẹ, đứa con là cả một niềm hạnh phúc, niềm tin, mang ánh sáng cho cuộc đời của mẹ Nhóm 4: Theo anh (chị), trong những câu sau, từ nào là từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây? Chúng được tạo ra dựa vào những tiếng nào có sẵn và theo phương thức cấu tạo từ như thế nào? Bài tập 4: Trong ba câu đã cho (SGK Ngữ vân 11, tập 1, trang 36), các câu a, b có hai từ do cá nhân tạo ra, chưa có trong ngôn ngữ chung của xã hội. Chúng được tạo ra trên cơ sở một tiếng đã có sẵn cùng với quy tắc cấu tạo chung hoặc chỉ dựa vào quy tắc (mô hình, kiểu) cấu tạo chung.a) Ở câu a, từ mọn mằn được cá nhân tạo ra khi dựa vào: - Tiếng mọn với nghĩa là "nhỏ đến mức không đáng kể". - Những quy tắc cấu tạo chung như: + Quy tắc tạo từ láy hai tiếng, lặp lại phụ âm đầu (âm m). + Trong hai tiếng, tiếng gốc (mọn) đặt trước, tiếng láy đặt sau. + Tiếng láy lặp lại phụ âm đầu, nhưng đổi vần thành vần ăn. Đây là quy tắc tạo từ láy phổ biến trong tiếng Việt. Các từ cùng loại như: nhỏ nhắn, xinh xắn, đều đặn, may mắn, khoẻ khoắn, lành lặn, thẳng thắn, vừa vặn,... Từ những phân tích trên, có thể thấy, từ mọn mằn trong trường hợp này được dùng với nghĩa: nhỏ nhặt, tầm thường, không đáng kể. b Trong câu b, từ giỏi giắn cũng được tạo ra theo những quy tắc như trên: láy phụ âm đầu, tiếng thứ hai mang vần ăn. Từ giỏi giắn cũng có nghĩa: rất giỏi (sắc thái biểu cảm thể hiện sự mến mộ, thiện cảm). c)Trong câu c, từ nội soi được tạo ra từ hai tiếng có sẵn trong ngôn ngữ là nội và soi, đồng thời dựa vào phương thức cấu tạo từ ghép chính phụ có tiếng chính chỉ hoạt động (đi sau) và tiếng phụ bổ sung ý nghĩa (đi trước). Phương thức cấu tạo từ này giống với phương thức tạo ra các từ như: ngoại xâm, ngoại nhập,... d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: BT1: Chỉ ra phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ và xác định ý nghĩa của phương thức Em tưởng nước giếng sâu Em nối sợi gầu dài Ai ngờ nước giếng cạn Em tiếc hoài sợi dây (Ca dao) b) Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (Ca dao) c) Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông (Nguyễn Trãi) d) Sen tàn cúc lại nở hoa Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân (nguyễn Du) Bài số 2: Chỉ ra phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ và xác định ý nghĩa của phương thức ấy Đầu xanh đã tội tình gì Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi (Nguyễn Du) b. Cầu này cầu ái cầu ân Một trăm con gái rửa chân cầu này (Ca dao) c. Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ Bắp chân đầu gối vẫn săn gân (Tố Hữu) d. Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhơ mười mong một người (Nguyễn Bính) 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị nội dung bài : Luyện tập thao tác lập luận phân tích + Xem lại cách phân tích + Làm bài tập trang 43 Lớp 11B2: Tổng số: Vắng: Tiết 11 LUYỆN TẬP: THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH. I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: + Củng cố và nâng cao tri thức về thao tác lập luận phan tích. + Biết cách vận dụng phân tích một vấn đề chính trị, xã hội, hoặc văn học. 2. Về kĩ năng: - Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách phân tích trong các văn bản. - Viết các đoạn văn phân tích phát triển một ý cho trước. - Viết bài văn phân tích một vấn đề xã hội hoặc văn học. 3. Về thái độ: Vận dụng được những hiểu biết trên vào việc xây dựng thao tác lập luận phân tích trong một đoạn (một bài) văn nghị luận. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về các vấn đề văn học hoặc xã hội. - Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận về các vấn đề văn học hoặc xã hội. - Năng lực giao tiếp, xử lí tình huống. - Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập - Tư liệu tham khảo: Kĩ năng làm văn nghị luận (NXB Giáo dục). 2. Chuẩn bị của học sinh: + Xem lại cách phân tích + Làm bài tập trang 43 III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp, kĩ thuật: đàm thoại, phát vấn; kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút * Hình thức tổ chức hoạt động: GV tổ chức cho HS trò chơi: Đi tìm đáp số qua các câu hỏi sau: Đây là thao tác lập luận gì? 1.Ba bài thời thu của Nguyễn Khuyến, nhìn gộp lại, là thành công tốt đẹp của quá trình dân tộc hoá nội dung mùa thu cho thật là thu Việt Nam, trên đất nước ta, và dân tộc hoá hình thức lời thơ, câu thơ cho thật là nôm; mà ở đây, dân tộc hoá cũng thống nhất với quần chúng hoá” (Xuân Diệu) 2. ''Nói về thiên nhiên, trong văn học cổ có rấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 4 Bai ca ngat nguong_12410707.doc
Tài liệu liên quan