Giáo án Ngữ văn 11 tiết 22: Đọc văn: Tràng giang (Huy Cận)

II. Đọc – hiểu văn bản

1.Nhan đề

-Từ Hán Việt “Tràng giang”(sông dài)

+ Âm “ang”-> Đọc chệch âm-> Con sông không chỉ có chiều dài mà con có chiều rộng.

+Từ Hán Việt: Tạo sắc thái cổ kính-> gợi chiều sâu về góc độ lịch sử

+Không phải tên riêng mà là tên chung .

 

 

 

 

 

 

docx11 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 22: Đọc văn: Tràng giang (Huy Cận), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Thị Thu Hà Ngày soạn: 17/7/2018 Tiết: 22 Đọc văn: TRÀNG GIANG ( Huy Cận ) I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Về kiến thức: Giúp HS: - Cảm nhận được nỗi buồn, cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, khao khát hòa nhận với cuộc đời và tình cảm với quê hương, đất nước của tác giả Huy Cận. - Thấy được màu sắc của điển trong một bài thơ mới. 2.Về kĩ năng: - Bình giảng một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - So sánh, đối chiếu các tác phẩm, chi tiết, hình tượng nghệ thuật. - Thảo luận, hoạt động nhóm. 3. Về thái độ: - Bồi dưỡng nhân cách, sống có ý chí , nghị lực, tinh thần lạc quan. - Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, đất nước. 4.Năng lực: - Thu thập thông tin liên quan đến văn bản. Viết đoạn văn Phân tích bài thơ, cảm nhận, bình giảng II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1.Phương pháp: Thuyết giảng, pháp vấn, nêu vấn đề, thảo luận nhóm 2.Phương tiên: Máy chiếu, loa, SGK, SGV, giấy III.SỰ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1.Giáo viên: GV: SGK, chuẩn KT – KN, giáo án, tài liệu tham khảo, thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 – tập 2; Bài tập Ngữ văn 11 – tập 2. 2.Học sinh: Vở soạn, vở ghi, SGK, soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK. IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt 5’ -GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Lucky Number” -Mục đích: Tạo tâm thế vui vẻ, hào hứng cho học sinh trước khi bắt đầu vào giờ học - Luật chơi: GV cho sẵn các con số từ 1 đến 8. Trong số 8 con số đó, sẽ có 2 con số là con số may mắn. GV sẽ gọi HS mở các ô số. Nếu vào ô số may mắn, HS sẽ không phải trả lời câu hỏi. Nếu không vào, HS sẽ trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức của buổi trước. -HS chọn và trả lời các câu hỏi - Nắm được hai thành phần tạo nên nghĩa của câu. -Nắm được khái niệm nghĩa sự việc và nghĩa tình thái và lấy được ví dụ. - Lời vào bài: Nếu như buổi trước, các bạn đã được biết đến nhà thơ Xuân Diệu. Ông là một người luôn mang trong trong mình nỗi ám ảnh về thời gian. Thì hôm nay, chúng ta sẽ đến với một nhà thơ mới, nhà thơ Huy Cận. Tuy là bạn rất thân với nhau nhưng khác với Xuân Diệu, thơ của Huy Cận luôn mang trong nó một nỗi ám ảnh không gian. Nỗi ám ảnh không gian ấy được thể hiện rất rõ trong bài thơ “Tràng Giang”. Bài thơ không chỉ nổi tiếng, làm nên tên tuổi cho nhà nhà thơ Huy Cận mà cho cả phong trào Thơ mới nói chung những năm 1930 – 1945. Sau đây, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài thơ nhé! Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC 10’ 5’ I.Đọc, tìm hiểu chung 1. Tác giả - Hoạt động nhóm; GV chia lớp thành 4 nhóm theo 4 tổ. Mỗi nhóm sẽ trả lời một câu hỏi. +Nhóm 1: Nêu vài nét về cuộc đời của nhà thơ Huy Cận? GV nhấn mạnh: Cái nôi gia đình, quê hương là một điều kiện thuận lợi để ông phát triển năng lực của mình. +Nhóm 2: Nêu vài nét về sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật của nhà thơ Huy Cận? GV nhấn mạnh cho HS thấy sự khác nhau giữa hai giai đoạn sáng tác của nhà thơ Huy Cận. Nếu như giai đoạn đầu, thơ Huy Cận mang một nỗi buồn, một nỗi cơ đơn khó có thể diễn tả hết bằng lời: Từng tiếng lệ ấy mộng sầu úa lá Chim vui đâu cây đã gãy vài cành Ôi chiều buồn sao nắng quá mong manh Môi táu nhạt nào cười mà héo vậy? Ai chết đấy nhạc buồn chi lắm thế Chiều mồ côi đời rét mướt ngoài đường Phố đìu hiu màu đã cũ lên sương Sương hay chính bụi bay tàn lả tả? Thì giai đoạn sau, thơ của Huy Cận đã tìm được nguồn cảm hứng mới, nguồn cảm hứng của sự hoàn hợp giữa cá nhân và xã hội: Ta hát bài ca gọi cá vào Gió thuyền đã có nhịp trăng cao Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự thuở nào (Đoàn thuyền đánh cá) - GV có thể liên hệ so sánh chung với thơ Nguyễn Bính. Nguyễn Bính được mệnh danh là nhà thơ của hồn quê Việt Nam. Các bài thơ của ông viết theo thể lục bát về làng quê, trong đó có những tâm trạng của những chàng trai, cô gái khi yêu: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông ..” 2. Tác phẩm: + Nhóm 3: Em hãy cho biết xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Tràng Giang” +Nhóm 4: Em hãy nêu bố cục của bài thơ và nội dung chính của từng đoạn? - GV nhấn mạnh với HS: Người ta đánh giá, mỗi khổ của bài thơ có thể tách riêng, tạo thành một bài thơ hoàn chỉnh. Mỗi khổ là một bức tranh thiên nhiên, đằng sau bức tranh thiên nhiên là bức tranh tâm trạng của tác giả. Tuy nhiên, nó cũng vô cùng thống nhất trong một chỉnh thể, cho chúng ta thấy bức tranh tràng giang lúc chiều tà và tâm trạng cô đơn, đơn độc của thi nhân. - GV khuyến khích và khen ngợi HS tìm kiếm được những thông tin ngoài lề, không có trong SGK. I. Đọc, tìm hiểu chung 1. Tác giả *Cuộc đời: - Tên: Cù Huy Cận (1919 – 2005) - Quê hương: Làng Ân Phú, Hương Sơn, Hà Tĩnh, nay là Vũ Quang, Hà Tĩnh. -Gia đình: Xuất thân trong gia đình nhà nho yêu nước. có truyền thống học hành. - Bản thân: +Được học hành bài bản + Tham gia Cách mạng từ sớm +Giữ nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước * Sự nghiệp sáng tác: - Trước Cách mang: Lửa thiêng (1937 – 1940), Kinh cầu tự (1942), Vũ trụ ca (1940 – 1942) - Sau Cách mạng: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973) * Phong cách nghệ thuật: - Là một trong số ít nhà thơ đã định hình cho mình phong cách nghệ thuật. - Thơ ông có sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại: + Về mặt nội dung: Có sự đan xen giữa nội sầu vũ trụ của thế nhân với nỗi cô đơn mang tính thời đại của cá nhân tác giả. + Về hình thức: Hòa trộn giữa hệ thống thi pháp thơ Đường và một số nét thi pháp của thơ tượng trưng Pháp 2. Tác phẩm a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: - Xuất xứ: Lửa thiêng (1940) - Hoàn cảnh sáng tác: 1939. Ban đầu có tên là “Chiều trên sông”. Sau nhà thơ viết lại và đổi tên là “Tràng giang” b. Đọc, bố cục: 4 phần -Khổ 1: Bức tranh sông nước buồn văng -Khổ 2: Cảnh cồn, bãi hoang văng - Khổ 3: Bãi bờ quạnh quẽ hai bên +Khổ 4: Không gian tầng bậc 5’ 5’ 15’ II. Đọc – hiểu văn bản 1 Nhan đề - GV hỏi: Nhan đề của bài thơ gợi cho em cảm giác gì? - HS trả lời - GV hỏi sâu : - Tại sao tác giả không đặt là “Chiều trên sông”, hay “Trường giang”? - HS trả lời: +Gọi “Tràng giang” để tránh nhầm lẫn với “Trường giang”- dòng sông chảy dài trong Đường thi. +“Tràng giang” gợi hình ảnh con sông có cả chiều dài con sông, chiều rộng của không gian, chiều sâu của lịch sử còn “Trường giang” chỉ là con sông dài, không nói lên hết cái thần thái của vũ trụ rộng lớn. + Nhan đề “Chiều trên sông “ quá “lành”, quá cụ thể, bình thường, ít gợi ấn tượng. 2, Lời đề từ - GV giới thiệu khái niệm lời đê từ: Là câu văn, câu thơ, khổ thơ được đặt sau nhan đề và trước văn bản có chức năng làm rõ nghĩa cho nhan đề, gợi mở cho người đọc cảm hứng bao trùm tác phẩm. - GV hỏi: Lời đề từ gợi cho em những cảm nhận gì về bài thơ? - GV nhấn mạnh: Câu đề từ giản dị nhưng đã thâu tóm được cảm xúc chủ đạo của cả bài. Từ láy "bâng khuâng" được sử dụng rất đắc địa, nó nói lên được tâm trạng của chủ thể trữ tình, buồn bã, u sầu, cô đơn, lạc lõng. Và con "sông dài", nghe miên man tít tắp ấy cứ vỗ sóng đều đặn khắp các khổ thơ, cứ cuộn sóng lên mãi trong lòng nhà thơ làm rung động trái tim người đọc. => Cảm xúc chung của những người Việt Nam thời bấy giờ 3. Khổ 1 - GV: Trong khổ thơ đầu, xuất hiện những hình ảnh thơ nào?Tác dụng? - GV: Trong câu thơ thứ nhất, có mấy đối tượng hiện lên? -HS: 2 đối tượng - GV nhấn mạnh cho HS: +Hai vế trong câu 1có một liên kết ngầm. Có bao nhiêu gợn sóng trên sông tràng giang, thì có bấy nhiêu nỗi buồn ấy trong lòng người “Chiều chiều bước xuống ghe buôn Sóng bao nhiêu gợn dạ em buồn bấy nhiêu” + “điêp điêp”: Vốn là từ dùng để tả cảnh, nay lại được dùng để tat tâm trạng của con người = > Hữu hình => Tầng tầng, lớp lớp, trùng trùng, điệp điệp, dai dẳng, thường trực. b. Câu 2 - GV: Hình ảnh con thuyền gợi cho em cảm nhận gì? - GV so sánh giữa hình ảnh con thuyền trong ca dao và con thuyền trong “Tràng Giang” c. Câu 3 GV: Mời các bạn phát hiện cặp từ ngược hướng trong câu thơ? Tác dụng? GV so sánh với nỗi “buồn điệp điệp” ở trên. Nếu như ở trên chúng ta thấy nỗi buồn lan tỏa trên bề mặt, theo những nếp song lăn tăn. Còn ở đây, nỗi buồn lan tỏa theo nhiều hướng: trên bề mặt, trong không gian, dưới tầng sâu => Nỗi buồn cụ thể, sâu sắc, vô cùng, vô tận d. Câu 4 - GV: Hình ảnh cành củi khô lạc giữa dòng gợi cho em điều gì? - GV nhấn mạnh: Để có đượccâu thơ hoàn chỉnh, Huy Cận đã chỉnh sửa không dưới 7 lần L1: Một cánh bèo trôi đã lạc dòng L2: Một cánh bèo đơn lạc giữa dòng L3: Một chút bèo đơn lạnh giữa dòng L4: Một cánh bèo đơn lạnh giữa dòng III. Củng cố -GV: Nêu nét đặc trưng về nội dung và nghê thuật của khổ 1? IV. Dặn dò -GV: Về nhà, các em tim hiểu những khổ còn lại của bài thơ để tiết sau chúng ta cùng nhau làm rõ những vấn đề liên quan. II. Đọc – hiểu văn bản 1.Nhan đề -Từ Hán Việt “Tràng giang”(sông dài) + Âm “ang”-> Đọc chệch âm-> Con sông không chỉ có chiều dài mà con có chiều rộng. +Từ Hán Việt: Tạo sắc thái cổ kính-> gợi chiều sâu về góc độ lịch sử +Không phải tên riêng mà là tên chung . 2, Lời đề từ -Khái niệm: - Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ bài thơ “Nhớ hờ” Lâng lâng chiều nhẹ ghé muôn tai Trong bóng chiều như mờ tiếng ai Thổi lạc hương rừng cơn gió đến Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài - Không gian: Viết về không gian rộng lớn, mang tầm vũ trụ. - Cảm xúc: bâng khuâng, nhớ 3.Khổ 1: Bức tranh sông nước buồn văng a. Câu 1 - Đối tượng 1: Thiên nhiên +“Gợn”: nhẹ, hơi lăn tăn -Đối tượng 2: Tâm trạng: +”Buồn điệp điệp”: buồn, cô đơn, dai dẳng, triền mien, thường trực b. Câu 2 - Nhịp ¾: Nổi bật hình ảnh con thuyền - Hình ảnh: Con thuyền + Xuất hiện nhiều trong ca dao, dân ca VD: Cánh buồm nâu + Xuất hiện giữa dòng -> nhỏ bé, đơn độc +”xuôi mái”: Bị động, phụ thuộc, phó mặc cho dnfg chảy => Ước lên cho sự lênh đênh, trôi dạt, gợi tâm lí có phần chán nản, buông xuôi của người Việt Nam đương thời. c. Câu 3 - Động từ ngược hướng: “Thuyền về - nước lại” => Sự nghịch hướng, chia lìa - “Sầu trăm ngả: Nỗi buồn lan tỏa theo nhiều nhiều hướng =>Vô cùng, vô tận d. Câu 4 - Hình ảnh cành củi khô: + Hình ảnh mới lạ trong thơ ca +Phép đảo ngữ => Nhấn mạnh sự nhỏ bé, tầm thường, vô giá trị - Ý nghĩa hàm ẩn: Biểu hiện cho những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa cuộc đời. III. Củng cố 1, Nội dung - Cảnh sông nước buồn vắng lúc chiều tà - Nỗi sầu nhân thế, tâm trạng cô đơn, lẻ loi của thi nhân 2, Nghệ thuật - Có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại - Sự dụng nhiều từ láy có sức biểu cảm IV. Dặn dò

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 22 Trang giang_12397371.docx
Tài liệu liên quan