II. Đọc hiểu văn bản
1. Tình huống truyện.
2. Nhân vật Huấn Cao – chân dung người nghệ sĩ – anh hùng
a) Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao (30 phút)
* Vẻ đẹp tài hoa
- Qua lời nói:
+ của quản ngục với thơ lại: người mà khắp vùng .rất đẹp đó không?
+ Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm
+ Có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở đời.
+ Nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những hoài bão tung hoành của một đời con người.
- Qua thái độ và hành động: quản ngục liều chết biệt nhỡn Huấn Cao (nói năng lễ phép, đãi Huấn Cao rượu thịt), từng bước bày tỏ khát vọng xin chữ.
=> Thái độ, lời nói của quản ngục là phép đòn bẩy để Nguyễn Tuân ca ngợi vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao. Nét chữ của Huấn Cao đẹp đến nỗi làm người ta có thể đặt cao hơn sinh mạng và danh dự. Nét đẹp trong chữ viết của Huấn Cao là nét đẹp có ý nghĩa lớn với cuộc đời, tồn tại vì con người
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 34: Đọc văn: Chữ người tử tù (tiết 2) - Nguyễn Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/10/2018 Ngày dạy: 17/10/2018
Nguyễn Thị Vân Oanh Lớp dạy: 11B
TIẾT 34 ĐỌC VĂN:
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (Tiết 2)
-NGUYỄN TUÂN –
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, đồng thời hiểu thêm quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua nhân vật này.
- Hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc đáo, không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh giàu giá trị tạo hình.
2. Kĩ năng:
- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Nhận diện phong cách của một tác giả qua sáng tác tiêu biểu của họ.
3. Thái độ:
- Biết trân trọng quá khứ, trân trọng những danh nhân trong lịch sử dân tộc.
- Biết yêu quý cái Đẹp của “thiên lương” trong sang, cái Đẹp trong tâm hồn, nhân cách, trong cách ứng xử trọng nghĩa, trọng tình của con người Việt Nam.
- Hướng tới những giá trị tinh thần cao quý và nếp sống Văn minh thanh lịch cho học sinh.
B. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
- Đọc sáng tạo, gợi tìm.
- Trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
- Nêu vấn đề, kết hợp kĩ năng phân tích, bình luận, tổng hợp vấn đề.
C. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, tài tiệu tham khảo, hệ thống câu hỏi,
- Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, đồ dùng học tập,
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: 3 phút
Phân tích tình huống truyện của tác phẩm “ Chữ người tử tù”
3. Bài mới:
3.1. Đặt vấn đề: 1 phút
3.2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV: Hướng dẫn hs đọc hiểu văn bản
GV hỏi: Thông qua việc chuẩn bị bài ở nhà, em có cảm nhận đầu tiên về nhân vật Huấn Cao như thế nào?
HS trả lời
Gv tổng kết: Là nhân vật trung tâm của tác phẩm, Huấn Cao hội tụ những nét đẹp rực rỡ nhất và cũng là nơi nhà văn gửi gắm thông điệp nghệ thuật sâu xa của mình. Những điểm sáng ở nhân vật này là: tài hoa – khí phách – thiên lương. Tất cả được chạm khắc qua ngòi bút tài hoa, điêu luyện mà thấm đẫm màu sắc lãng mạn của Nguyễn Tuân.
Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cụ thể từng nét đẹp này trong nhân vật.
GV: Nguyễn Tuân đã miêu tả tài năng của Huấn Cao thông qua những chi tiết nào?
Gv mở rộng: Với Chữ người tử tù, ta có cơ hội hiểu thêm về một nghệ thuật cổ truyền của người phương Đông nói chung và của dân tộc nói riêng qua tài năng của Huấn Cao: nghệ thuật thư pháp (nghệ thuật viết chữ đẹp). Chữ ở đây là chữ Hán – thứ chứ khối vuông, được viết bằng bút long, nên có nét đậm nét nhạt, vừa mềm mại, vừa sắc sảo, rắn rỏi, chẳng những có tính chất tạo hình mà còn ít nhiều mang dấu ấn cá nhân. Người viết chữ đẹp trở thành nghệ sĩ và viết chữ là một hành vi sáng tạo nghệ thuật. Hơn nữa, thư pháp còn là ngành nghệ thuật của nhân cách, của tinh thần. Người viết chữ đẹp còn là người có trình độ uyên bác, học vấn uyên thâm, có cốt cách thanh cao, đáng kính trọng.
-> có vốn hiểu biết về môn nghệ thuật thư pháp càng hiểu hơn về tài hoa và nhân cách của nhân vật Huấn Cao
GV:Có người cho rằng Huấn Cao không chỉ là một nghệ sĩ thư pháp tài hoa mà còn là một trang anh hùng dũng liệt, khí phách hiên ngang, bất khuất. Ý kiến của em thế nào?
HS chứng minh tính đúng đắn của nhận định
- Tìm các chi tiết thể hiện khí phách hiên ngang của Huấn Cao?
+ Khi vừa vào nhà giam, Huấn Cao đã có hành động gì?
+ Trong khi bị giam cầm, Huấn Cao đã đối xử lại sự dịu dàng của quản ngục như thế nào?
GV mở rộng:
- Sự độc đáo trong việc miêu tả người anh hùng của Nguyễn Tuân so với văn học cổ: không chú trọng ngoại hình >< Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn èVẻ đẹp khí phách có sức tỏa sáng bề lâu
- Phản ánh khí phách bằng hình tượng ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ: một ngôi sao Hômtừ biệt vũ trụ
GV dẫn: Thiết tưởng chỉ với hai nét đẹp trên, Huấn Cao đã đủ tạo nên ấn tượng sâu đậm, bất tử trong lòng độc giả. Nhưng Nguyễn Tuân chưa dừng lại ở đó. Ông tiếp tục hoàn thiện bức tranh chân dung về nhân vật bằng vẻ đẹp của thiên lương bền vững. Đây cũng là nét đẹp làm nên tầm vóc cao quý của ông Huấn, làm cho Huấn Cao “người” hơn mà cũng phi thường hơn bởi đó chính là con người biết nâng niu và trân trọng những nhân cách sáng đẹp, “những tấm lòng trong thiên hạ”.
- Tìm các chi tiết thể hiện thiên lương trong sáng của Huấn Cao?
( Gợi ý: So sánh thái độ của Huấn Cao trước và sau khi hiểu ước nguyện xin chữ của quản ngục?)
Em có nhận xét gì về câu nói của Huấn Cao?
Gv: Không chỉ thế, thiên lương của Huấn Cao còn có khả năng làm bừng sáng vẻ đẹp của người khác. Em hãy tìm chi tiết để chứng minh điều đó
Thông qua nhân vật Huấn Cao vừa được tìm hiểu em hãy nêu quan niệm thẩm mĩ của nhà văn Nguyễn Tuân.
II. Đọc hiểu văn bản
Tình huống truyện.
Nhân vật Huấn Cao – chân dung người nghệ sĩ – anh hùng
a) Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao (30 phút)
* Vẻ đẹp tài hoa
- Qua lời nói:
+ của quản ngục với thơ lại: người mà khắp vùng.rất đẹp đó không?
+ Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm
+ Có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở đời.
+ Nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những hoài bão tung hoành của một đời con người.
- Qua thái độ và hành động: quản ngục liều chết biệt nhỡn Huấn Cao (nói năng lễ phép, đãi Huấn Cao rượu thịt), từng bước bày tỏ khát vọng xin chữ.
=> Thái độ, lời nói của quản ngục là phép đòn bẩy để Nguyễn Tuân ca ngợi vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao. Nét chữ của Huấn Cao đẹp đến nỗi làm người ta có thể đặt cao hơn sinh mạng và danh dự. Nét đẹp trong chữ viết của Huấn Cao là nét đẹp có ý nghĩa lớn với cuộc đời, tồn tại vì con người
* Vẻ đẹp khí phách
- Lý tưởng sống cao cả: dám phất cờ dấy binh chống lại triều đình, hi sinh hạnh phúc riêng vì sự nghiệp lớnè đi tù và chịu án tử hình.
- Tư thế, hành động:
+ Có tài bẻ khóa vượt ngục è vào tù ra tội, từng trài
+Ung dung, đường hoàng:
+) Lúc vừa vào nhà giam: cùng các đồng sự ung dung thúc gông đánh thuỳnh một cái rồi đường hoàng bước vào nhà giam
-> Tự do, ngông nghênh, kiêu bạc, con người đứng ngoài mọi luật lệ
+) Kiêu ngạo, thách thức, coi thường cái chết: Thản nhiên nhận rượu thịt, khinh thường quản ngục (Ta chỉ muốn một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.)
+) Khinh bạc: tính khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ít chịu cho chữ.
=> Vẻ đẹp của Huấn Cao là vẻ đẹp của khí phách bất khuất, anh hùng. Đó là hình mẫu tiêu biểu đẹp đẽ của bậc hào kiệt “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”
* Vẻ đẹp thiên lương
- Thiên lương tự tỏa sáng từ con người Huấn Cao
+ Tỏ rõ thái độ lạnh lùng, kiêu bạc, thậm chí coi thường những trò “tiểu nhân thị oai” của bọn lính lệ cũng như hành động kì lạ của viên quản ngục.
+ Sau khi hiểu tấm lòng của quản ngục:
+) “mỉm cười với thầy thơ lại” -> chân thành, cởi mở
+) “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”
-> Câu nói vừa thoáng một chút ân hận vì đã đối xử khinh bạc với quản ngục, lại vừa rưng rưng niềm cảm động. Đó là cách ứng xử đầy tôn trọng và trân trọng của một tấm lòng trước một tấm lòng, của một thiên lương trước một thiên lương.
Là một người tài hoa, độc đáo, sống mạnh mẽ, phóng khoáng vậy mà ông Huấn lại dành cho “kẻ thù” của mình những lời tri ân cảm động như thế, quả là hiếm và đáng quý.
Nói như Cao Bá Quát: “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” (Cả cuộc đời chỉ cúi đầu trước hoa mai), ở đây, Huấn zCao cũng đã “cúi đầu” trước nhân cách và sở thích cao quý của quản ngục và thơ lại. Cái cúi đầu ấy làm con người trở nên lớn lao hơn, đẹp đẽ, giàu chất nhân văn hơn.
- Thiên lương có khả năng làm bừng sáng vẻ đẹp của người khác
+ Lời khuyên với quản ngục: Ở đây lẫn lộnmất cái đời lương thiện đi -> Lời khuyên khuyến khích con người hướng thiện
+ Quản ngục cúi đầu trước Huấn Cao và nói những lời cảm động: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
-> Bằng chứng rõ nhất về khả năng cảm hóa và làm bừng sáng thiên lương ở người khác của nhân vật Huấn Cao. Điều mà con người này ban tặng cho cuộc đời không chỉ là cái đẹp của nghệ thuật thư pháp mà còn là khả năng cứu rỗi những cuộc đời khác.
b) Quan niệm thẩm mĩ của nhà văn (7 phút)
+ Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau
+ Một nhân cách đẹp bao giờ cũng là sự thống nhất giữa cái tâm và cái tài.
- Thái độ của nhà văn: Yêu mến, ca ngợi Huấn Cao, tiếc nuối những người như ông Huấn -> tình cảm yêu nước thầm kín, trân trong những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
=> Tiểu kết: Huấn Cao là người vừa có tài vừa có tâm, bất khuất trước cái ác cái xấu nhưng mềm lòng trước cái thiện, cái đẹp.
4. Củng cố: 2 phút
- Cảm nghĩ của e về hình tượng Huấn Cao.
5. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập, soạn tiếp tác phẩm ( tiết 3)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 13 Chi Pheo_12516371.docx