Giáo án Ngữ văn 11 tiết 83, 84: Phân môn: Đọc văn Đây thôn vĩ dạ (Hàn Mặc Tử )

I/Tìm hiểu chung

1/ Tác giả Hàn Mậc Tử

a. Cuộc đời :

- Hàn Mặc Tử (1912-1940),tên thật là Nguyễn Trọng Trí

 - Quê quán: Quảng Bình

- Ông có một số phận đau thương và bất hạnh đến nghiệt ngã.

+ Cha mất sớm, ở với mẹ tại Quy Nhơn.

+Năm 24 tuổi (1936), ông mắc bệnh phong. Ông về hẳn

Quy Nhơn để chữa trị.

+ Ông mất khi tuổi đời còn rất trẻ chỉ 28 tuổi (1940)

 Những nghiệt ngã của số phận đã ảnh hưởng rất lớn đến hồn thơ của ông.

 

doc13 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 83, 84: Phân môn: Đọc văn Đây thôn vĩ dạ (Hàn Mặc Tử ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:83, 84 Phân môn: Đọc Văn ĐÂY THÔN VĨ DẠ (Hàn Mặc Tử ) XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ Vấn đề cần giải quyết: kỹ năng đọc hiểu một tác phẩm thơ mới. Văn bản tìm hiểu: “Đây thôn Vĩ Dạ” Hàn Mặc Tử XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC Về kiến thức - Vẻ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống. -Phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua bài thơ: một hồn thơ luôn quằn quại yêu, đau; trí tưởng tượng phong phú; hình ảnh thơ có sự hoà quyện giữa thực và ảo. Về kĩ năng Đọc hiểu tác phẩm Phân tích thơ Phân tích sóng đôi hai đối tượng “cảnh” và “tình” qua từng khổ thơ Về thái độ Giáo dục cho học sinh tình yêu đối với cảnh sắc thiên nhiên. Giáo dục cho học sinh sự đồng cảm với những con người có số phận bất hạnh với niềm khao khát sống, khao khát yêu thương. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh Năng lực cảm thụ văn chương Năng lực cảm xúc thẩm mỹ Năng lực giao tiếp Năng lực tư duy, sáng tạo Năng lực khái quát tổng hợp III. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI/BÀI TẬP Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I/ Tìm hiểu chung -Biết được các nét chính trong cuộc đời và sự nghiệp của Hàn Mặc Tử -Biết được xuất xứ của tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” -Nhận biết được bố cục của bài thơ -Hiểu được phong cách thơ của Hàn Mặc Tử II/ Đọc hiểu văn bản 1.Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vỹ và tình người tha thiết -Nhận diện được những từ ngữ, những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ để miêu tả khung cảnh thiên nhiên -Hiểu và nêu được ý nghĩa của các từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật đó -Hiểu được tình người tha thiết -Phân tích được bức tranh thiên nhiên vào lúc ban mai của thôn Vỹ và tâm trạng của nhân vật trữ tình -Đánh giá được tài năng miêu tả bức tranhh thiên nhiên sống động của Hàn Mặc Tử 2. Khổ 2: Cảnh hoàng hôn thôn Vỹ và niềm đau cô lẻ, chia lìa -Nhận diện được các từ ngữ miêu tả bức tranh phong cảnh. Nhận diện các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ -Giải mã và hiểu được dụng ý nghệ thuật khi miêu tả cảnh vật mang màu sắc ảm đạm, cô lẻ. -Phân tích được cảnh vật thấm sâu nỗi buốn -Phân tích được nỗi cô quạnh, băn khoăn của nhân vật trữ tình 3.Khổ 3: Nỗi niềm thôn Vỹ -Tìm ra các hình ảnh thơ đầy sức gợi mà tác giả đã sử dụng để tạo ra một cõi hư ảo, huyền hoặc -Hiểu được vì sao khổ thơ này lại mang màu sắc huyền ảo như vậy -Phân tích được mạch suy tư dần chìm vào mê sảng của nhà thơ để thấy được nỗi niềm khao khát tình yêu, nỗi băn khoăn về sự “đậm đà” của lòng người -Viết một đoạn văn ngắn nói về nỗi nhiềm băn khoăc của nhân vật trữ tình trong khổ thơ thứ 3 IV. CHUẨN BỊ: · Học sinh Đọc kỹ tác phẩm “ Đây thôn Vỹ Dạ” và soạn bài theo phần hướng dẫn học bài của sách giáo khoa. · Giáo viên Thiết kế bài học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. SGK, SGV, các sildes trình chiếu. V. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT DẠY HỌC: Nêu vấn đề Đặt câu hỏi Trình bày vấn đề Thảo luận nhóm đôi VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số (1 phút) Bài mới (89 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung Kỹ năng / Năng lực cần đạt HOẠT ĐÔNG 1: KHỞI ĐỘNG Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ -Giáo viên đọc cho học sinh nghe ba bài thơ cùng viết về thôn Vỹ +Đêm Vỹ Dạ (Bùi Giáng) – Tặng HMT “Hai chân bỏ xuống một vùng Đêm thưa Vỹ Dạ song trùng lời vâng Dạ thưa Vỹ DẠ về gần Đã từ xa lắm thiên thần nhớ em + Lại về thôn Vỹ (Nguyễn Khôi) “Chẳng hẹn ta lại về thôn Vỹ Vào “Vỹ Dạ xưa” để nhớ xưa Đôi bóng hàng cau chen mái phô Ai người tha thướt dưới ngàn mưa” + “Mơ một lần qua Huế mộng mơ, Lặn trong dịu ngọt những vần thơ, Đây Vỹ Dạ thôn xanh mướt lá”(Dạ Thảo Phương) => Sau khi nghe ba bài thơ về thôn Vỹ, các em co1o cảm nhận ban đầu như thế nào về vùng đất, con người của vùng đất này ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩ và trả lời Bước 3: HS khác bổ sung Gọi một số học sinh khác để bổ sung câu trả lời thêm trọn vẹn Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và tiến hành dẫn dắt và phát vấn -Thứ nhất, cả ba bài thơ trên đều viết về thôn Vỹ. Một vùng đất thanh bình, nên thơ ngoại ô thành phố Huế -Thứ hai, khung cảnh thiên nhiên thôn Vỹ tươi đẹp, xanh mát bóng cây. -Thứ ba, cả ba bài thơ đều lấy nguồn cảm hứng từ thi phẩm “Đây Thôn Vỹ Dạ” của hàn MẠc Tử Và ngày hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau khám phá bài thơ “Đây thôn Vỹ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử - một nhà thơ với phong cách “Điên loạn” và một cuộc sống đầy bi kịch. Để thực hiện một chuyến đi đến Vỹ dạ qua từng câu thơ ý nhị và duyên dáng và cảm nhận những dong2g tâm tư sâu kín, day dứt của nhân vật trữ tình – một sự phóng dụ cái tôi HMT Năng lực tư duy, sáng tạo, giao tiếp HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC NHIỆM VỤ 1: TÌM HIỂU CHUNG 1/Thao tác 1: HDHS tìm hiểu tác giả *Hình thức: HS làm việc cá nhân *Kỹ thuật dạy học: phát vấn Bước 1: GV giao nhiệm vụ Dựa vào phần bài soạn ở nhà và phần tiểu dẫn ở sách giáo khoa, em hãy nêu khái quát những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ HMT? (gợi ý về con người, phong cách sáng tác và các tác phẩm chính của (HMT) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ, trả lời Bước 3: HS khác bổ sung Bước 4: GV khái quát vấn đề Giáo viên khái quát vấn đề và lựa chọn thông tin ghi bảng 2/Thao tác 2: HDHS tìm hiểu tác phẩm *Hình thức: HS làm việc cá nhân *Kỹ thuật dạy học: phát vấn Bước 1: GV giao nhiệm vụ Các em hãy cho Cô biết xuất xứ và bố cục của bài thơ “Đây Thôn Vỹ Dạ” Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ, trả lời Bước 3: HS khác bổ sung Bước 4: GV khái quát vấn đề 1.Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vỹ và tình người tha thiết. 2. Khổ 2: Cảnh hoàng hôn thôn Vỹ và niềm đau cô lẻ, chia lìa. 3.Khổ 3: Nỗi niềm thôn Vỹ NHIỆM VỤ 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN GV yêu cầu một HS đọc diễn cảm bài thơ “ Đây thôn Vỹ Dạ” 1/Thao tác 1: HDHS tìm hiểu Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vỹ và tình người tha thiết *Hình thức: HS làm việc theo nhóm *Kỹ thuật dạy học: phát vấn, gợi mở, hoạt động nhóm đôi Bước 1: GV giao nhiệm vụ -Các em quan sát câu thơ thứ nhất và phân tích nó theo hai điểm nhìn: điểm nhìn của tác giả, điểm nhìn của cô gái thôn Vỹ. -Các em hãy chỉ ra các hình ảnh miêu tả bức tranh thiên nhiên thôn Vỹ buổi ban mai -Hình ảnh “mặt chữ điển” trong câu thơ cuối mang ý nghĩa như thế nào Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiến hành làm nhóm, một số nhóm trình bày Bước 3: HS khác bổ sung Nhóm khác bổ sung, nhận xét Bước 4: GV khái quát vấn đề => Cảnh thôn Vỹ buổi bình minh hiện lên đầy thơ mộng, trong lành, tươi mới, mời gọi 2/Thao tác 2: HDHS tìm hiểu Khổ 2: Cảnh hoàng hôn thôn Vỹ và niềm đau cô lẻ, chia lìa *Hình thức: HS làm việc theo cá nhân *Kỹ thuật dạy học: phát vấn, gợi mở Bước 1: GV giao nhiệm vụ -Các em hãy tìm các hình ảnh miêu tả khung cảnh thiên nhiên buổi hoàng hôn của thôn Vỹ trong khổ 2? -Nhận xét về cảnh thôn Vỹ về chiều - cảm nhận Hình ảnh “sông trăng” -Theo các em, nhân vật trữ tình trong khổ thơ đang có tâm trạng như thế nào trong hai câu thơ cuối. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiến hành làm nhóm, một số nhóm trình bày Bước 3: HS khác bổ sung Nhóm khác bổ sung, nhận xét Bước 4: GV khái quát vấn đề Thôn Vỹ về chiều thấm đẫm nỗi buồn. Nhân vật trữ tình rơi vào khoảng không tâm tưởng, nghi hoặc và dự cảm chia lìa với cuộc sống trần gian, với tình yêu. 3/Thao tác 3: HDHS tìm hiểu Khổ 3: Nỗi niềm thôn Vỹ *Hình thức: HS làm việc theo cá nhân *Kỹ thuật dạy học: phát vấn, gợi mở Bước 1: GV giao nhiệm vụ - Xác định không gian, thời gian trong khổ thơ này? -Tâm lý của nhân vật trữ tình ra sao Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiến hành suy nghĩ một số trình bày Bước 3: HS khác bổ sung HS khác bổ sung, nhận xét Bước 4: GV khái quát vấn đề Tác giả như lạc vào cơn mê sảng, cảnh sương khói thôn Vỹ khiến tâm trạng con người rơi vào những phút giây băn khoăn về sự “đậm đà” trong tình cảm con người. . NHIỆM VỤ 3: TỔNG KẾT *Hình thức: HS làm việc theo cá nhân *Kỹ thuật dạy học: phát vấn, gợi mở, trình bày Bước 1: GV giao nhiệm vụ Các em hãy nêu những đặc sắc về noo6i5 dung và nghệ thuật của “Đây thôn Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HStiến hành suy nghĩ một số trình bày Bước 3: HS khác bổ sung Nhóm khác bổ sung, nhận xét Bước 4: GV khái quát vấn đề, đánh giá I/Tìm hiểu chung 1/ Tác giả Hàn Mậc Tử a. Cuộc đời : - Hàn Mặc Tử (1912-1940),tên thật là Nguyễn Trọng Trí - Quê quán: Quảng Bình - Ông có một số phận đau thương và bất hạnh đến nghiệt ngã. + Cha mất sớm, ở với mẹ tại Quy Nhơn. +Năm 24 tuổi (1936), ông mắc bệnh phong. Ông về hẳn Quy Nhơn để chữa trị. + Ông mất khi tuổi đời còn rất trẻ chỉ 28 tuổi (1940) Những nghiệt ngã của số phận đã ảnh hưởng rất lớn đến hồn thơ của ông. b. Sự nghiệp sáng tác - Ông làm thơ từ năm 14, 15 tuổi với các bút danh: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh, Hàn Mặc Tử. - Ban đầu, Hàn Mặc Tử sáng tác theo khuynh hướng thơ cổ điển Đường luật, sau chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng Thơ mới lãng mạn. - Tác phẩm chính: Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý, Duyên kì ngộ, => Hàn Mặc Tử là nhà thơ có hồn thơ mãnh liệt, gắn bó tha thiết với cuộc đời trong phong trào Thơ mới “ Ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam” (Chế Lan Viên) 2/Tác phẩm “Tràng Giang” a. Xuất xứ: - Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" lúc đầu có tên "Ở đây thôn Vĩ Dạ", - Được sáng tác vào khoảng năm 1938 in lần đầu trong tập "Thơ Điên" về sau đổi thành “Đau thương”. b. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử và người con gái gốc Vĩ Dạ - Hoàng Thị Kim Cúc - Ngoài ra, cảm hứng bài thơ còn qua một tấm thiệp của Hoàng Cúc gửi tặng Hàn Mặc Tử cùng với những lời động viên, an ủi khi bà nghe tin nhà thơ bị bệnh hiểm nghèo. c.Bố cục (3 phần) 1.Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vỹ và tình người tha thiết. 2. Khổ 2: Cảnh hoàng hôn thôn Vỹ và niềm đau cô lẻ, chia lìa. 3.Khổ 3: Nỗi niềm thôn Vỹ II/ Đọc hiểu văn bản 1/ Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vỹ và tình người tha thiết -Không gian: khu vườn thôn Vỹ +Nắng “hàng cau”, “mới lên”=> từ gợi hình=> nắng ban mai, mát lành, thanh khiết, mới mẻ +Vườn ai “mướt”, “xanh như ngọc”=>từ “mướt” gợi sự căng tràn sức sống, so sánh màu xanh của vườn cây với “ngọc”=>vẻ đẹp tươi tắn, ngọc ngà. + “mặt chữ điền”, có thể là mặt một cô gái thôn vỹ đôn hậu; có thể là bức bình phong. Nó ẩn hiện sau cành trúc mảnh mai => Cảnh thôn Vỹ buổi bình minh hiện lên đầy thơ mộng, trong lành, tươi mới, mời gọi -Thời gian: ban mai “nắng mới lên” - Tâm trạng “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”=> câu hỏi tu từ => có lẽ là lời trách móc, có thể là lời gọi mời, cũng có thể là nỗi băn khoăn day dứt. 2/ Khổ 2: Cảnh hoàng hôn thôn Vỹ và niềm đau cô lẻ, chia lìa -Không gian: cảnh sông nước thôn Vỹ + “Gió theo lối gió”, “mây đường mây”=> sử dụng từ khéo léo “theo lối” và “dường”=> tạo ra cảnh chia lìa, dự báo cho một điềm chẳng lành. + Dòng nước “buồn thiu” => BP nhân hóa =>dòng sông lơ đễnh, buồn mênh man, như con người đa cảm, đa sầu. + “hao bắp lay”=> lựa chọn hình ảnh đặc trưng của vùng thôn Vỹ, mang nét đẹp bình dị và thoáng buồn. => cảnh thôn Vỹ buổi hoàng hôn buồn bả, chia lìa,... -Thời gian: thôn Vỹ về đêm. + “Sông trăng” => hình ảnh giàu chất lãng mạn, duyên dáng, ám gợi=> cảm giác hư vô, mộng ảo -Tâm trạng: “Thuyền ai đậu bến...”=> đại từ “ai” thể hiện một sự nghi ngờ, một sự phân vâng. “Có chở trăng về kịp tối nay? “=> câu hỏi tu từ=> lạc vào thinh không, có dự cảm chằng lành, con thuyền không về kịp tối nay => Tâm trạng bất ổn, rơi vào cảm giác nghi hoặc mọi thứ, đặc biệt là dự cảm chia lìa với với cuộc đời, với tình yêu. 3/ Khổ 3: Nỗi niềm thôn Vỹ -Không gian: thôn Vỹ mờ sương khói “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”=> “Mờ nhân ảnh”=> khung cảnh mờ ảo, mơ màng, gợi cảm giác nửa thực nửa mê. -Thời gian: không xác định được -Tâm lý: + “mơ”: đó là trạng thái vô thức, nhà thơ đang đắm chìm trong cõi mộng + Điệp từ “khách đường xa”: đã đẩy người khách xa đến vô vọng, xa đến nỗi không thể nào gặp được. Nhấn mạnh nỗi xót xa của nhà thơ. + “Áo em trắng quá” → từ “quá”: sự choáng ngợp, thảng thốt nhưng đằng sau đó là sự nghẹn ngào, xót xa nuối tiếc. + “nhìn không ra”: cực tả sắc trắng, trắng một cách kỳ lạ và bất ngờ. Đây không còn là màu sắc thực nữa mà là màu của tâm tưởng. + Đại từ phiếm chỉ “ai” lặp lại 2 lần: là tiếng gọi tha thiết đầy khát vọng nhưng “khách đường xa” dường như cứ chập chờn rồi khuất bóng =>nhấn mạnh tâm trạng bâng khuâng, xót xa của một tâm hồn đang khao khát được yêu, khao khát sự đồng điệu, đồng cảm. 1. Giá trị nghệ thuật: - Hình ảnh thơ độc đáo, đẹp, gợi cảm; ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, giàu liên tưởng. - Âm điệu, nhịp điệu thơ tinh tế, thiết tha - Hình ảnh thơ sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo. - Nghệ thuật liên tưởng, so sánh, nhân hóa, cùng với những câu hỏi tu từ xuyên suốt bài thơ, Hàn Mặc Tử đã phác họa ra trước mắt ta một khung cảnh nên thơ, đầy sức sống. 2. Giá trị nội dung - Bài thơ là một bức tranh toàn bích về cảnh vật và con người thôn Vĩ. - Qua đó bộc lộ tình yêu đời, yêu người, niềm ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ. Năng lực thu nhận và xử lý thông tin, khái quát tổng hợp HOẠT ĐỔNG 3: LUYỆN TẬP *Hình thức: HS làm việc theo cá nhân *Kỹ thuật dạy học: phát vấn, gợi mở, trình bày Bước 1: GV giao nhiệm vụ Các em hãy nêu cảm xúc của mình sau khi học bài thơ “Đây thôn Vỹ Dạ” của HMT Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HStiến hành suy nghĩ một số trình bày Bước 3: HS khác bổ sung Nhóm khác bổ sung, nhận xét Bước 4: GV khái quát vấn đề, đánh giá Năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG *Hình thức: HS làm việc theo cá nhân *Kỹ thuật dạy học: Nêu vấn đề Bước 1: GV giao nhiệm vụ GV gợi mở vấn đề tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HStiến hành suy nghĩ một số trình bày Bước 3: HS khác bổ sung Nhóm khác bổ sung, nhận xét Bước 4: GV khái quát vấn đề, đánh giá, ra nhiệm vụ ở nhà cho học sinh Viết một đoạn văn NLXH khoảng 10 đến 15 dòng viết về vẻ đẹp của thôn Vỹ buổi bình minh Năng lực tự học. Giải quyết vấn đề, tư duy, sáng tạo HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG *Hình thức: HS làm việc cá nhân và tự học ở nhà *Cách thức tiến hành và kiểm tra: -GV yêu cầu học sinh tìm đọc thêm những tác phẩm khác của HMT (Chùm thơ trăng ) -GV kết hợp kiểm tra phần làm việc ở nhà của HS ở hai tiết tiếp the Năng lực tự học, năng lực sáng tạo VII. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC -Nắm nội dung bài cũ -Soạn bài tiếp theo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 23 Day thon Vi Da_12492103.doc