I. TÌM HIỂU CHUNG:
1/ Tác giả:
a) Cuộc đời: (1912 – 1940)
- Tên khai sinh : Nguyễn Trọng Trí.
- Gia đình công giáo nghèo ở Quảng Bình
- Tốt nghiệp trung học ở Huế – vào Bình Định làm ở sở Đạc Điền, sau đó vào Sài Gòn làm báo.
+ 24 tuổi mắc bệnh phong.
+28 tuổi (1940) ông mất tại trại phong Quy Hòa.
-> Cuộc đời nhiều bi thương.
b. Sự nghiệp sáng tác:
- Nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt.
- Tác phẩm tiêu biểu
- Đặc điểm thơ của Hàn Mặc Tử : Thơ điên (1938), Gái quê (1936),
+ Diện mạo phức tạp, bí ẩn.
+ Hồn thơ vừa trong trẻo, tinh khiết, vừa đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.
=> Những nghiệt ngã của số phận đã ảnh hưởng sâu sắc đến hồn thơ Hàn Mặc Tử.
9 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 85, 86: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
-----&-----
BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN: CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
ĐỀ TÀI: GIÁO ÁN TÁC PHẨM “ĐÂY THÔN VĨ DẠ” (Hàn Mặc Tử)
Họ và tên: Phạm Thị Kim Thoa
Lớp: K59 Sư phạm Ngữ văn
Mã SV: 14011524
Ngày sinh: 08/ 11/ 1996
Hà Nội, ngày 17/ 10/ 2017
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Hàn Mặc Tử
Lớp 11, kì II, tuần 4, tiết 85-86
Số tiết: 2
Người soạn: Phạm Thị Kim Thoa
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Sau khi học xong, học sinh có khả năng:
Kiến thức
Trình bày được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”.
Xác định được thể loại và bố cục của bài thơ.
Phân tích được bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình ở mỗi khổ thơ.
Đánh giá được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ.
So sánh được sự khác biệt giữa phong cách thơ Hàn Mặc Tử với các nhà thơ Mới được học trong chương trình: Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên.
Kĩ năng
* Kĩ năng chuyên biệt:
- Kĩ năng đọc diễn cảm tác phẩm thơ.
- Kĩ năng phân tích tác phẩm thơ.
* Kĩ năng bổ trợ:
- Kĩ năng làm việc nhóm.
- Kĩ năng thuyết trình
Thái độ
Trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và con người.
Quý trọng tình cảm, biết sẻ chia và đồng cảm với những người mắc bệnh hiểm nghèo như Hàn Mặc Tử.
Có thái độ tích cực, sống lạc quan và yêu đời trước mọi khó khăn và thử thách.
Định hướng phát triển năng lực
* Năng lực chuyên biệt:
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
Năng lực đọc – hiểu văn bản.
Năng lực sử dụng tiếng Việt.
* Năng lực chung:
Năng lực tự học.
Năng lực hợp tác.
Năng lực giải quyết vấn đề.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Chuẩn bị của giáo viên
Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
Đĩa CD đọc văn bản.
Nội dung phân chia công việc nhóm.
Chuẩn bị của học sinh
Soạn bài và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn đọc bài.
Thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm đã được giao trước.
Phương pháp dạy học
Phương pháp đọc sáng tạo.
Phương pháp gợi mở.
Phương pháp dạy học nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
Phương pháp giảng bình.
Phương pháp dạy học theo nhóm.
Phương pháp đàm thoại.
Phương tiện dạy học
Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 2.
Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 2.
Đĩa CD và đài.
Giáo án.
Bảng viết.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, tác phong của học sinh, vệ sinh phòng học.
Kiểm tra bài cũ (7’)
Câu hỏi: Đọc và phân tích một khổ thơ trong “Tràng Giang” mà em thích nhất.
Bài học mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
Bước 1: Gợi mở
+ GV: Trong “Thi nhân Việt Nam”, tác giả Hoài Thanh có viết: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.
? đoạn trích này gợi cho em đến những tác phẩm nào của các tác giả này?
Bước 2: HS trả lời.
Bước 3: GV nhận xét, chốt lại và dẫn dắt.
? em có nhớ từ ngữ nào tác giả dùng để miêu tả nhà thơ Hàn Mặc Tử không?
Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học.
- HS liệt kê được các tác phẩm của các tác giả đã được học.
+ Thế Lữ: Nhớ rừng.
+ Chế Lan Viên: Con cò.
+ Xuân Diệu: Vội vàng.
+ Ngoài ra, Lưu Trọng Lư: Chảy thành sông, Có lẽ nào anh chết,
- Từ tác giả dùng để miêu tả thơ Hàn Mặc Tử “điên cuồng”.
=> Ẩn sâu bên trong cái “điên cuồng” ấy là một hồn thơ chất chứa sự cô đơn, khát khao mãnh liệt với tình yêu, con người và cuộc sống.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65’)
2.1. Tìm hiểu chung (8’)
- Hình thức: cả lớp.
- Bước 1: GV nêu lại câu hỏi mà đã yêu cầu HS chuẩn bị trước:
+ nét chính về cuộc đời của Hàn Mặc Tử?
+ nét chính về sự nghiệp sáng tác của tác giả?
+ xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
- Bước 2: GV yêu cầu học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
- Bước 3: GV lần lượt chốt lại các ý kiến của HS.
2.2. Đọc văn bản (7’)
- Hình thức: Cả lớp.
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi.
- Phương pháp: gợi mở, đọc sáng tạo.
- Bước 1: GV cho HS nghe một đoạn CD đọc bài thơ; sau đó nêu câu hỏi.
+ Theo em, đọc bài thơ với giọng điệu như thế đã hợp lí chưa?
+ Xác định bố cục và nội dung chính của từng đoạn?
- Bước 2: HS suy nghĩ trả lời.
- Bước 3: Hs trình bày ý kiến.
- Bước 4: GV chốt lại.
2.2.1. Tìm hiểu khổ 1 (18’)
- Hình thức: Làm việc nhóm.
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi.
- Phương pháp: làm việc nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
- Bước 1: GV nêu câu hỏi
+ Nhóm 1: tìm hiểu câu thơ đầu:
Mở đầu bài thơ là một câu hỏi, em
hãy cho biết đó là câu hỏi của ai? Giọng điệu hỏi như thế nào? Ý nghĩa của câu hỏi?
+ Nhóm 2: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật câu thơ 2,3: Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ:
Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ được miêu tả với những màu sắc như thế nào?
Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Ý nghĩa của những biện pháp nghệ thuật ấy?
Từ đó em nhận xét như thế nào về bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ buổi ban mai?
+ Nhóm 3: tìm hiểu nội dung, nghệ thuật câu 4: Con người thôn Vĩ hiện lên với những nét vẽ nào? “mặt chữ điền” theo em là mặt của ai?
+ Nhóm 4: Em có nhận xét gì về thiên nhiên và con người thôn Vĩ ở khổ thơ này? Qua đó, em cảm nhận thế nào về tâm trạng của thi nhân?
- Bước 2: Các nhóm suy nghĩ trả lời.
- Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày.
- Bước 4: GV chốt lại.
2.2.2. Tìm hiểu khổ 2 (17’)
- Hình thức: làm việc nhóm.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi.
- Phương pháp: dạy học theo nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
- Bước 1: GV yêu cầu 1 HS đọc diễn cảm khổ thơ; sau đó chia nhiệm vụ cho 4 nhóm.
+ Nhóm 1: Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên được hiện lên qua hai câu thơ đầu? Phân tích nét độc đáo trong nghệ thuật của nhà thơ?
+ Nhóm 2: Em hiểu dòng “sông trăng” là dòng sông như thế nào?
+ Nhóm 3: Tại sao TG lại hỏi “Có chở trăng về kịp tối nay” mà không phải là tối mai hay tối nào khác? Qua đó, ta thấy được điều gì qua tâm hồn thi sĩ?
+ Nhóm 4: Từ “kịp” trong câu cuối đã nêu lên tâm thế gì của thi sĩ?
- Bước 2: HS thảo luận.
- Bước 3: HS cử đại diện trình bày.
- Bước 4: GV chốt.
2.2.3. Tìm hiểu khổ 3 (10’)
- Hình thức: cả lớp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi.
- Phương pháp: dạy học nêu vấn đề, giảng bình.
- Bước 1: GV lần lượt đặt câu hỏi.
+ Các hình ảnh và từ ngữ thơ nào gợi lên cảm giác mơ hồ, hư ảo?
+ “khách đường xa” và “em” ở đây là ai?
+ nhận xét tác dụng của việc sử dụng từ ngữ trong câu “Ở đây” đối với việc thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình?
+ hai từ “ai” trong câu thơ cuối nói về nhân vật nào?
- Bước 2: HS suy nghĩ.
- Bước 3: HS lần lượt trả lời.
- Bước 4: GV chốt.
2.2.4. Tổng kết (5’)
- Hình thức: Cá nhân
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi
- Bước 1: GV nêu yêu cầu học sinh nhận xét chung về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn thơ.
- Bước 2: HS thực hiện yêu cầu.
- Bước 3: Hs trả lời.
- Bước 4: Gv chốt đáp án.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1/ Tác giả:
Cuộc đời: (1912 – 1940)
- Tên khai sinh : Nguyễn Trọng Trí.
- Gia đình công giáo nghèo ở Quảng Bình
- Tốt nghiệp trung học ở Huế – vào Bình Định làm ở sở Đạc Điền, sau đó vào Sài Gòn làm báo.
+ 24 tuổi mắc bệnh phong.
+28 tuổi (1940) ông mất tại trại phong Quy Hòa.
-> Cuộc đời nhiều bi thương.
b. Sự nghiệp sáng tác:
- Nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt.
- Tác phẩm tiêu biểu
- Đặc điểm thơ của Hàn Mặc Tử : Thơ điên (1938), Gái quê (1936),
+ Diện mạo phức tạp, bí ẩn.
+ Hồn thơ vừa trong trẻo, tinh khiết, vừa đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.
=> Những nghiệt ngã của số phận đã ảnh hưởng sâu sắc đến hồn thơ Hàn Mặc Tử.
2/ Tác phẩm
Xuất Xứ :
- Sáng tác: 1938 – lúc đầu có tên là “Ở đây thôn Vĩ Dạ”.
- In trong tập “Thơ Điên” (1938) sau đổi thành “Đau thương”
+ Đặc trưng của Thơ Điên: Một trạng thái sáng tạo nặng về siêu thực, tượng trưng, huyền ảo
Hoàn cảnh sáng tác
- Khi Hàn Mặc Tử đã lâm bệnh.
- Khơi nguồn cảm hứng.
+ Từ tấm bưu ảnh mà Hoàng Cúc gửi tặng.
+ Từ mối tình đơn phương với Hoàng Cúc.
+ Từ tình yêu và kỉ niệm với xứ Huế.
d) Bố cục : 3 phần
Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ.
Khổ 2: Cảnh sông nước đêm trăng.
Khổ 3: Tâm tình của thi nhân.
II. ĐỌC – HIỂU:
1/ Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ
a/ Câu thơ mở đầu:
- Hình thức câu hỏi tu từ – nhiều thanh bằng gợi âm hưởng nhẹ nhàng, bâng khuâng, da diết.
- Ý nghĩa:
+ Lời của cô gái thôn Vĩ: Lời trách cứ nhẹ nhàng cũng là lời mời gọi chân thành tha thiết của người con gái thôn Vĩ
+ Lời tự vấn của Hàn Mặc Tử : Lời tự vấn, tự hỏi mình là ước ao thầm kín của nhà thơ .
+ “Không về”- hàm ý vĩnh viễn không thực hiện được => Niềm xót xa day dứt, nuối tiếc, cũng là tiếng nói đầy mặc cảm bởi căn bệnh hiểm nghèo.
=> Câu thơ đa thanh nhưng chiều sâu là tiếng lòng của Hàn Mặc Tử , là ước ao thầm kín, là niềm khát khao được trở về thôn Vĩ, được thăm lại cảnh cũ, người xưa.
b. 3 câu thiếp theo: Cảnh thôn Vĩ trong hoài niệm
+ “Nắng hàng cau”: sự hài hòa trong cách phối màu của ánh nắng vàng rực rỡ trên nền cau xanh tươi -> ánh năng trong trẻo, mát lành.
+ “Nắng mới lên”: ánh nắng ban mai tinh khôi, thanh khiết, trong trẻo, nguyên lành.
- Điệp từ “nắng” => làm bừng sáng không gian Vĩ Dạ, vườn cau tràn ngập nắng sớm.
+ “mướt”: màu xanh, mượt mà, óng ả, mỡ màng.
+ “Mướt quá”: cực tả vẻ non tơ tươi tốt, đầy sức sống của khu vườn, vừa như một tiếng reo ngỡ ngàng ngạc nhiên say đắm.
+ Hình ảnh so sánh “xanh như ngọc”: màu xanh vừa có màu vừa có ánh, đó là sắc xanh lung linh ngời sáng
+ Đại từ “ai” phiếm chỉ -> gợi cảm giác mơ hồ không xác định.
+ “Vườn ai” – Vườn thôn Vĩ nửa gần, nửa xa -> gợi nhớ nhung, ngậm ngùi, xa vắng.
- Hình ảnh con người : “Lá trúc”
+ Mặt chữ điền : đầy đặn, phúc hậu, ngay thẳng và cương trực. Có người cho rằng đó là khuôn mặt của nhà thơ, có người cho rằng đó đó là mặt của Hoàng Cúc. Nhưng có vẻ như cách hiểu đó là gương mặt phúc hậu của người dân xứ Huế được xem là thích hợp nhất.
+ Lá trúc che ngang: Vẻ đẹp kín đáo dịu dàng, duyên dáng.
=> Cảnh trong sáng, người thuần hậu. Thiên nhiên và con người hài hòa trong vẻ đẹp dịu dàng , thắm đượm tình quê, hồn quê.
=> Tình yêu và nỗi nhớ của Hàn Mặc Tử đối với cảnh và người xứ Huế.
2/ Khổ 2: Hình ảnh bến sông trăng
a. Câu 1:”Gió theo lối gió mây đường mây”
- Từ hình tượng, điệp từ, sáng tạo mới lạ và độc đáo => từ ngữ không theo quy luật tự nhiên.
=> sự chuyển động buồn tẻ, tản mạn: gió mây hững hờ, bay mỗi thứ một đường rất ngang trái và phi lí => nhịp 4/3 tách biệt 2 vế.
=> qua hình ảnh thiên nhiên không hòa hợp => tâm trạng mặc cảm, sắp chia lìa.
b. Câu 2:”Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”
- “Dòng nước buồn thiu”: chỉ tâm trạng, nghệ thuật nhân hóa => nhấn mạnh nỗi buồn trĩu nặng tâm tư.
- “hoa bắp lay”: sự chuyển động nhẹ nhàng, khẽ khàng.
=> nhấn mạnh tâm trạng không yên tĩnh của nhà thơ: nỗi buồn, cô đơn, mặc cảm.
c. Câu 3,4:”Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay”
- Nhà thơ cảm thấy như mình đang bị bỏ rơi, quên lãng => trăng là điểm tựa, niềm an ủi và hi vọng duy nhất của tác giả.
- “kịp”: gợi sự đau xót, thi nhân đang chạy đua với thời gian trong quỹ thời gian còn lại ít ỏi của mình.
- “Có chởnay?”: câu hỏi tu từ => tâm trạng phấp phỏng, lo âu, khắc khoải, trăn trở thực và ảo đan xen.
=> KL: Hình ảnh thơ độc đáo, thi vị, giàu sức gợi, tâm trạng hoài nghi, mong ngóng, thể hiện khát vọng muốn bộc lộ tâm sự, hòa mình giao cảm với thiên nhiên và con người => yêu cuộc sống mãnh liệt.
3/ Khổ 3: tâm trạng của con người
a. Câu 1: “Mơ khách đường xa, khách đường xa”
- “Mơ khách đường xa”: điệp từ, nhấn mạnh sự mong đợi tha thiết.
- “xa”: tính từ => người xưa thật xa xôi, tất cả trở thành vô vọng.
b. Câu 2: “Áo em trắng quá nhìn không ra”
- hoán dụ => màu áo tâm tưởng, tràn đầy kỉ niệm xa xăm nhạt nhòa, gợi sự xa cách.
=> “khách đường xa” và “em” ở đây chỉ là một nhân vật trữ tình, đây cũng là người mà nhân vật trữ tình đang hướng tới. Ta có thể hiểu rộng ra “khách đường xa” là tình người trong cuộc đời, ‘em” là nhân vật trữ tình mà tác giả muốn tâm sự.
c. Câu 3: “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”
- “Sương khói – mờ”: lớp từ đa nghĩa => nhấn mạnh sự nhạt nhòa – mở ảo, càng khắc sâu tâm trạng khao khát muốn hòa nhập với thiên nhiên, con người và cuộc sống của nhân vật trữ tình.
d. Câu 4: “Ai biết tình ai có đậm đà”
- “Ai” (1): chủ thể thi sĩ.
- “Ai” (2): khách đường xa (nghĩa hẹp), tình người trong cõi nhân gian.
=> câu hỏi tu từ, điệp từ, đại từ phiếm chỉ “ai” => nhấn mạnh tâm trạng mặc cảm, chứa nhiều uẩn khúc; không dám tin vào sự đậm đà của tình ai.
=> một nỗi niềm hoài nghi, khắc khoải xót xa và mong chờ trong vô vọng.
=> Hàn Mặc Tử vẫn khao khát được sống, được giao cảm và được yêu thương.
III. TỔNG KẾT
1. Giá trị nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ độc đáo, đẹp, gợi cảm; ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, giàu liên tưởng.
- Âm điệu, nhịp điệu thơ tinh HS khái quát lại ý nghĩa tế, thiết tha văn bản.
- Hình ảnh thơ sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
- Nghệ thuật liên tưởng, so sánh, nhân hóa, cùng với những câu hỏi tu từ xuyên suốt bài thơ, Hàn Mặc Tử đã phác họa ra trước mắt ta một khung cảnh nên thơ, đầy sức sống.
2. Nội dung
- Bài thơ “Dây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh đẹp miêu tả cảnh vừa thực vừa ảo đan xen, tạo nên nét độc đáo và đặc sắc. Đó là tiếng lòng của một nhà thơ yêu đời, tha thiết, gắn bó với cuộc sống và tình yêu.
Hoạt động 3: Luyện tập (10’)
- GV ra câu hỏi bài tập:
Câu hỏi: Em hãy nêu ngắn gọn lại hoàn cảnh sáng tác và nội dung của bài thơ? Từ hoàn cảnh sáng tác và nội dung đó gợi cho em những suy nghĩ gì ?
- HS suy nghĩ trả lời ngắn gọn ra giấy (giới hạn thời gian tối đa 7’).
- GV thu lại bài và chốt.
* Gợi ý: Hàn Mặc Tử viết bài thơ này khi cái chết đã kề bên. Đó là hoàn cảnh tuyệt vọng. Song nội dung bài thơ ta bắt gặp một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên, với tình đời và nỗi buồn đầy mặc cảm của riêng mình.
- Từ hoàn cảnh sáng tác và nội dung của bài thơ khiến ta thêm thông cảm và chia sẻ với số phận bất hạnh của tác giả. Đồng thời cảm phục về một tài năng, một nghị lực đã vượt lên hoàn cảnh nghiệt ngã để lại một thi phẩm có giá trị.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (3’)
- Gv nêu câu hỏi. Hs suy nghĩ làm bài tập thu hoạch ở nhà.
- Hs lựa chọn một trong những vấn đề sau:
+ Qua khổ thơ 01 em hiểu thêm gì về nhà thơ Hàn Mặc Tử?
+ Tái hiện lại bức tranh thôn vĩ bằng hình ảnh – vẽ tranh.
* Gợi ý: Hàn Mặc Tử là một người có lòng yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống; một con người với nghị lực phi thường, vượt lên trên nghiệt ngã của số phận để sáng tác, để viết bài ca về tình đời, tình người.
* Tranh vẽ thể hiện sự sáng tạo của học sinh từ những cảm nhận riêng.
DẶN DÒ
Học sinh hoàn thiện một trong hai yêu cầu của hoạt động 4 (Vận dụng, mở rộng) để nộp lại sản phẩm cho giáo viên vào buổi học sau.
Ôn tập bài cũ.
Chuẩn bị những ý kiến đóng góp và thảo luận cho bài tiếp theo: “Trả bài viết số 5”.
NHẬN XÉT, RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
Lấy ý kiến phản hồi của người học.
Tự đánh giá trên các tiêu chí:
+ Tiến độ thời gian.
+ Mức độ đạt mục tiêu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 23 Day thon Vi Da_12510434.docx