GV đưa ra câu hỏi trắc nghiệm dẫn nhập vào vấn đề tìm hiểu tác giả và tác phẩm:
1. Nhận xét nào sau đây là đúng về nhà thơ Hàn Mạc Tử:
a) Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới
b) Nhà thơ lạ nhất trong các nhà thơ mới
c) Nhà thơ quen nhất trong các nhà thơ mới
d) Nhà thơ cổ điển nhất trong các nhà thơ mới
10 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 85: Đây thôn Vĩ Dạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
-----&-----
BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN: CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN
Họ và tên: Lê Thị Thảo
Lớp: K59 - Sư phạm Ngữ văn
Mã SV: 14011524
Ngày sinh: 12/ 02/ 1996
Hà Nội ngày 19/10/2017
Giáo án số: Thời gian thực hiện: Tuần 24 tiết 85
Thực hiện ngày 19 tháng 10 Năm 2017
Tên bài học: ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong, học sinh có khả năng:
1.Kiến thức
- Trình bày được những nét chung về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả
- Trình bày những nét chung về tác phẩm
- Phân tích được mạch nội dung và diễn biến tâm trạng của nhân vật
- Phân tích được đề tài, chủ đề tư tưởng, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm văn học
- Đánh giá được những đóng góp quan trọng của các tác phẩm trong nền văn học.
- Sáng tạo được những hình thức mới để truyền đạt nội dung tác phẩm.
2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu, cảm thụ các tác phẩm văn học.
- Phân tích tổng hợp: nhân vật, biện pháp nghệ thuật, nội dung, thể loại trong tác phẩm văn học.
- Tìm kiếm, thu thập tài liệu về phong cách nghệ thuật và quan điểm nghệ thuật của các tác giả.
- Vẽ sơ đồ tư duy về đề tài, chủ đề, nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học
- Các kỹ năng bổ trợ: tự học, thuyết trình, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, trải nghiệm sáng tạo
3. Thái độ
- Yêu thích bộ môn ngữ văn
- Tình yêu thiên nhiên và trân trọng cuộc sống
- Tích cực, chủ động, ham học hỏi
- Sống trách nhiệm, yêu thương và hòa đồng
4. Các năng lực hướng tới của bài học.
4.1. Các năng lực chung:
* Năng lực giải quyết vấn đề:
- Tìm hiểu thông tin kiến thức về tác giả.
- Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau về nội dung kiến thức của văn bản thông qua sách giáo khoa, sách tham khảo và mạnh Internet.
* Năng lực hợp tác:
- Làm việc cùng nhau, thống nhất, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin kiến thức trong các nhóm chuẩn bị và ghi nhớ cá nhân.
* Năng lực tự quản lý:
- Quản lí bản thân: Thực hiện công việc theo đúng thời gian, nhiệm vụ của mỗi nhóm.
- Quản lí nhóm: Biết phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.
* Năng lực tự học:
- Học sinh tự tìm hiểu và có đóng góp cho hoạt động nhóm
- Học sinh lập và thực hiện được kế hoạch học tập bài học
* Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:
- HS biết khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là mạng internet.
4.2. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tiếp nhận văn bản( Năng lực nghe, đọc): Tiếp thu, nắm bắt các thông tin, câu hỏi.
- Năng lực giao tiếp: Sử dụng các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, quan sát và phản hồi thông tin một cách chính xác, nhanh chóng.
+ Quan sát trên máy chiếu.
+ Nghe, nhìn, đọc yêu cầu câu hỏi.
+ Phản hồi thông tin bằng cách đưa ra đáp án chính xác.
Phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực
Các phương pháp dạy học sẽ sử dụng
Phương pháp thuyết trình tích cực
Phương pháp nêu vấn đề
Phương pháp làm việc nhóm
Phương tiện dạy học
Giấy A0, bút màu,...
Máy tính, máy chiếu đa năng, loa máy..
Nhiệm vụ học tập
Giáo viên:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm tìm hiểu trước ở nhà về tác giả Hàn Mạc Tử. GV hướng dẫn HS trình bày bằng sơ đồ tư duy và gợi ý tìm hiểu về tác giả trên hai phương diện: Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
- Khuyến khích học sinh tìm ý tưởng sáng tạo cho phần chuyển thể nội dung tác phẩm.
2. Học sinh:
Hoạt động
Nhóm (Chia lớp thành 3 nhóm)
Cá nhân
Chuẩn bị
- Chuẩn bị giấy AO, bút dạ, dụng cụ hoạt động.
- Chuẩn bị công việc đã được phân công.
Hoạt động nhóm tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Hàn Mạc Tử, thể hiện kết quả hoạt động nhóm qua bản đồ tư duy trên giấy A0.
Tự đọc tài liệu, thu thập những dữ liệu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả.
Tìm hiểu, sáng tạo 1 số hình thức chuyển thể nội dung mới cho tác phẩm
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Thời gian: Tiết 85 tuần 24
STT
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỜI GIAN
NGƯỜI DẠY
NGƯỜI HỌC
1
Khởi động
gợi mở trao đổi, tạo tâm thế cho người học
GV đưa ra câu hỏi trắc nghiệm dẫn nhập vào vấn đề tìm hiểu tác giả và tác phẩm:
Nhận xét nào sau đây là đúng về nhà thơ Hàn Mạc Tử:
Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới
Nhà thơ lạ nhất trong các nhà thơ mới
Nhà thơ quen nhất trong các nhà thơ mới
Nhà thơ cổ điển nhất trong các nhà thơ mới
Tái hiện về đặc điểm của các nhà thơ đã học như: Xuân Diệu, Nguyễn Bính và lựa chọn đáp án đúng về nhà thơ Hàn Mạc Tử
2 phút
2
Hình thành Kiến thức
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả Hàn Mạc Tử
GV giới thiệu 1 nhóm HS thuyết trình về sản phẩm hoạt động nhóm: Tìm hiểu về tác giả Hàn Mạc Tử trình bày trên giấy A0 theo sơ đồ tư duy.
Gv chốt lại về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hàn Mạc Tử:
Hàn Mạc Tử (1912 – 1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Phú
Chịu nhiều bất hạnh: Cha mất sớm, sống với mẹ và lớn lên ở Quy Nhơn, Tình yêu trắc trở, mất năm 28 tuổi.
Sự nghiệp thơ ca: Lạ nhất trong phong trào thơ mới, làm thơ năm 14,15 tuổi với các bút danh: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Duệ Thanh
Tác phẩm chính: Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý
Nhóm 1 cử đại diện trình bày phần chuẩn bị của nhóm.
Các nhóm còn lại nhận xét và góp ý bổ sung.
8 phút
2.Tác phẩm
a) Hoàn cảnh sáng tác
GV cho hs tự đọc phần tiểu dẫn và trình bày về hoàn cảnh sáng tác tác phẩm:
Ban đầu có tên “Ở đây thôn Vĩ Dạ” viết 1938 In trong tập Thơ điên sau đổi tên thành Đau thương lấy cảm hứng từ mối tình đơn phương.
Thôn Vĩ Dạ: Làng quê ngoại ô thành phố Huế
HS đọc sgk, tìm hiểu và trình bày về hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
8 phút
b) Đề tài bài thơ
GV nêu vấn đề: Có người cho rằng đây là bài thơ về tình quê, có ý kiến cho rằng đề tài bài thơ là tình yêu thiên nhiên, có người lại cho rằng bài thơ là tình yêu đôi lứa?
Vậy em hiểu đề tài bài thơ là gì?
Hs suy nghĩ và trả lời
c) Bố cục
Gợi ý Hs chia bố cục theo nội dung, hình thức:
Khổ 1: Cảnh khu vườn thôn Vĩ buổi sớm mai
Khổ 2: Cảnh sông Hương buổi chiều tối nơi xứ Huế
Khổ 3: Hình ảnh con người trong khung cảnh mờ ảo
II. Đọc hiểu tác phẩm
Gv hướng dẫn Hs đọc bài đúng theo âm điệu bài thơ.
Xác định âm điệu của bài thơ và đọc diễn cảm
3 phút
Khổ 1: Cảnh khu vườn thôn Vĩ
GV cho hs đọc lại khổ thơ.
Câu thơ 1:
Chủ thể: Có ý kiến cho rằng đây là lời của Cô gái, nhưng có ý kiến cho rằng nếu đây là cô gái thì không hợp với tính cách cô gái xứ Huế. Vậy suy nghĩ của em như thế nào, ở đây ai là người hỏi?
Nhà thơ tự hỏi, giãi bày, nuối tiếc, hay lời giới thiệu về thôn Vĩ hết sức tự nhiên.
HS suy nghĩ và trả lời
8 phút
3 câu tiếp: GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm và trình bày trên giấy về hình thức câu, sắc thái, ngôn ngữ, nghệ thuật trong khổ thơ
Không gian thôn Vĩ đẹp, thoáng đãng, gần gũi.
Ngôn ngữ tinh tế: “Mướt”, “ngọc”
Hình ảnh: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
HS trao đổi theo nhóm và trình bày trên giấy về hình thức câu, sắc thái, ngôn ngữ, nghệ thuật trong khổ thơ để thấy tâm trạng thi nhân. Cử 1 đại diện nhóm thuyết trình về sản phẩm nhóm.
8 phút
3
Luyện tập, thực hành
Gv củng cố kiến thức bằng việc đưa ra 5 câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ trích trong tập thơ nào của Hàn Mạc Tử?
Gái quê
Thơ điên
Xuân như ý
Câu 2: Cảnh thôn Vĩ được giới thiệu miêu tả theo trình tự nào?
Khái quát đến cụ thể, cao xuống thấp
Cụ thế đến khái quát, thấp lên cao
Quá khứ đến hiện tại, thấp lên cao
Hiện tại về quá khứ, cao xuống thấp
Câu 3: Nhận xét nào sau đâu đúng với phong cảnh thôn vĩ:
Tươi tắn trong trẻo, tràn đầy ánh sáng, sức sống
Trong trẻo tươi sáng rộn ràng âm thang
Thanh nhẹ, thơ mộng man mác, buồn đau
Câu 4: Nhận xét nào đúng với cách miêu tả người thôn vĩ trong khổ thơ 1:
Chi tiết cụ thể rõ nét
Tập trung miêu tả hình dáng
Khắc họa nét thần thái
Chú ý về tính cách
Câu 5: Tâm trạng của thi nhân gửi gắm trong khổ thơ 1 là:
Say đắm thiết tha khao khát trở về
Say đắm thiết tha rạo rực niềm vui
Say đắm thiết tha bâng khuâng thổn thức
Học sinh tái hiện kiến thức đã học và lựa chọn đáp án đúng nhất.
3 phút
4
Vận dụng và ứng dụng
Gv Khuyến khích hs có cách thể hiện tác phẩm theo sự sáng tạo: có thể chuyển thể thành bài hát, đóng kịch Cộng điểm cho những ý tưởng độc đáo, hấp dẫn.
Hs trình bày ý tưởng sáng tạo của mình
phút
Định hướng học tập
Học sinh chuẩn bị: Tìm hiểu trước ở nhà 2 khổ thơ cuối của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ về phương diện nội dung và nghệ thuật.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 23 Day thon Vi Da_12510433.docx