Giáo án Ngữ văn 11 tiết 88: Tôi yêu em (Puskin)

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Puskin (1799 – 1837)

- Sinh ra trong một gia đình quý tộc lâu đời tại Macxcova

- Là thiên tài văn học trên nhiểu thể loại : Tiểu thuyết thơ, trường ca, truyện ngắn, tiểu thuyết lịch sử, đặc biệt thành công ở thể loại thơ

+ Nội dung : Ca ngợi tự do; tố cáo chế độ chuyên chế Nga hoàng; bày tỏ lòng yêu mến thiên nhiên xứ sở; ca ngợi tình yêu.

+ Nghệ thuật : trong sáng , giản dị, chân thực

- Các tác phẩm chính (SGK)

→ Toàn bộ sáng tác của Puskin được đánh giá là cuốn “bách khoa toàn thư” của xã hội Nga đầu thế kỉ XIX.

=>Puskin được tôn vinh là “Mặt trời của thi ca Nga”, là “người đặt nền móng cho cho chủ nghĩa hiện thực Nga, người xây dựng ngôn ngữ Nga vĩ đại”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tác phẩm Tôi yêu em

a. Hoàn cảnh sáng tác:

 

- 1939, được khơi gợi từ một mối tình có thật nhưng không thành của nhà thơ với Ô – lê – nhi – a, con gái của Chủ tịch viện Hàn lâm Nghệ thuật Nga.

b. Nhan đề

- Bài thơ không có tên, “Tôi yêu em” là do người dịch đặt

c. Bố cục: 2 phần:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Đọc - hiểu bài thơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Bốn câu thơ đầu

a. Hai câu thơ đầu

 

- Ba tiếng “tôi yêu em” mở đầu như một tín hiệu thẩm mĩ, giãi bày chân thành, tự nhủ, trực tiếp, ngắn gọn, giản dị => tình yêu đơn phương âm thầm nhưng mãnh liệt

 

+ Tôi – chị: trang trọng quá mức, khó gần.

+ Tôi – cô: thể hiện quan hệ xa lạ, có khoảng cách lớn giữa hai người

+ Anh – em: thể hiện quan hệ gần gũi, thân thiết và không có sự cách trở nào.

- Cách xưng hô: Tôi – em

→ Cách xưng hô này gợi cho ta cảm vừa gần, vừa xa, vừa đằm thắm, vừa dở dang

 

doc10 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 88: Tôi yêu em (Puskin), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 88 TÔI YÊU EM (Puskin) A. Mục tiêu cần đạt - Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của một tâm hồn Nga, một tâm hồn thơ; - Nắm bắt được những đặc sắc về nghệ thuật thơ cổ điển Puskin: giản dị, tinh tế, hàm xúc. B. Trọng tâm kiến thức, kỉ năng 1. Kiến thức - Một tình yêu đơn phương nhưng nồng nàn, chân thành và cao thượng. - Đặc sắc của nghệ thuật thiên tài Puskin 2. Kĩ năng - Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại - Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ: cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ. C. Phương tiện thực hiện, phương pháp tiến hành 1. Phương tiện thực hiện - Giáo viên: Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỉ năng; sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án, sách kham khảo. - Học sinh: sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi 2. Phương pháp tiến hành Giáo viên kết hợp các phương pháp diễn giảng, vấn đáp và nêu vấn đề. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Những chuyển biến tình cảm trong tâm hồn của Tố Hữu được thể hiện như thế nào trong khổ thơ thứ ba của bài thơ “Từ ấy” . 3. Bài mới 3.1. Dẫn vào bài mới Từ khi loài người biết yêu và làm thơ đã có thơ về tình yêu. Tình yêu là đề tài muôn thuở của thi ca và luôn mới mẻ. Mỗi thi nhân khi đến với đề tài này đều có những phát hiện riêng. Những bài thơ tình hay nhất không hẳn đã là bài thơ có hình thức đẹp đẽ, ngôn từ bóng bẩy, mà điều quan trọng là tiếng nói chân thành nơi trái tim yêu, nó làm rung động bao trái tim khác khi họ đến với tình yêu. Tôi yêu em của Puskin là một bài thơ như vậy. Bằng một cách nói giản dị, chân thành, Puskin đã cho người đọc thấy được một tình yêu cao thượng và nhân văn, một trái tim yêu đơn phương nồng nàn, say đắm nhưng cũng sẵn sàng chấp nhận ra đi để người mình yêu được hạnh phúc. Để hiểu rõ hơn về bài thơ này, hôm nay cô và trò chúng ta cùng nhau đi khám phá nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 3.2. Giảng bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm TT1: Tìm hiểu tác giả GV: Gọi HS đọc phần tiểu dẫn GV: Trình bày những nét chính về cuộc đời Puskin? HS: Trả lời GV : Nhận xét, bổ sung. - A.X.Puskin sinh ngày 6/6/1799 tại Matxcơva trong một gia đình dòng dõi quý tộc lâu đời và có truyền thống văn chương nhưng ông lại mâu thuẫn sâu sắc với chế độ nông nô chuyên chế. - Thời niên thiếu, Puskin vào học tại trường Li-xê. Trường Li-xê là trường trung học dành cho con em quý tộc. Tại đây, Puskin được tiếp xúc với nhiều thầy giáo, bạn bè có tư tưởng tự do, cấp tiến. - Thời thanh niên, Puskin sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ và cũng sớm nổi tiếng với nhiều bài thơ yêu nước. - 1820 - 1826: Vì những bài thơ nêu cao tinh thần tự do và chống đối chế độ nông nô, Puskin bị Nga hoàng đày xuống phương Nam rồi lên phương Bắc. - Năm 1827, hạn đi đày được giảm, Puskin được trở về kinh đô. Năm 1831: Puskin lập gia đình. Vợ của ông-Natalia Gônsarôva là một phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu xinh đẹp và quý phái, được nhiều người ái mộ, trong đó có cả Sa hoàng. Trong khi đó Puskin, lại có một bề ngoài không mấy bắt mắt, Puskin rất khó chịu. Năm 1837 do những tin đồn thất thiệt về quan hệ ngoại tình của vợ mình và một sĩ quan trong quân đội Sa hoàng, Puskin đã thách đấu súng với viên sĩ quan này. Sau cuộc đấu súng, Puskin trọng thương và qua đời hai ngày sau đó. lúc ông mới ở tuổi 38. Cái chết của Puskin đã làm cho cả đất nước Nga tiến bộ đau buồn, phẫn nộ. Mặt trời của thi ca Nga đã tắt. TT2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ Tôi yêu em GV: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? HS: Trả lời GV : Nhận xét, bổ sung: GV: Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? HS: Trả lời GV : Nhận xét, bổ sung Trong nguyên bản: Bài thơ được sắp xếp liền mạch 8 câu, không chia thành các khổ thơ. Toàn bài có 2 câu thơ lớn, mỗi câu gồm 4 dòng. Như vậy, trên thực tế bài thơ như gồm hai phần, cả hai phân đều bắt đầu bằng một cụm từ tôi yêu em. Thoạt nhìn tưởng như ý quẩn, trùng lặp, đọc kĩ mới thấy ý thơ ào ạt trào lên, con sóng sau dữ dội, mãnh liệt hơn con sóng trước. Hình thức tuy lặp lại nhưng cảm xúc có sự khác biệt. - Bốn câu đầu: Lời giả từ và giãi bày về một tình yêu đơn phương, không thành - Bốn câu sau: Lời giãi bày tiếp và lời nguyện cầu cho người mình yêu HĐ2: Hướng dẫn đọc -hiểu bài thơ - GV hướng dẫn và gọi HS đọc bài thơ HS đọc bài thơ GV: Nhận xét, đọc mẫu. - GV: Hãy nêu cảm nhận chung của em khi đọc bài thơ này? HS trả lời GV nhận xét, bổ sung. * là lời bộc bạch chân thành của một trái tim yêu tha thiết, mãnh liệt và cao thượng, dù đó là tình yêu trong vô vọng. * gửi gắm thông điệp về một thái độ ứng xử văn hóa trong tình yêu. TT1: Tìm hiểu bốn câu đầu GV đọc 4 câu thơ đầu GV: Cách mở đầu bài thơ có gì đặc biệt? HS: Trả lời GV nhận xét, bổ sung: So sánh hai cụm từ “tôi yêu em” và “tôi đã yêu em” - GV: Cho học sinh thảo luận: Cách xưng hô trong bài thơ như thế nào? So sánh với các cách xưng hô khác? HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung: -GV: Nhận xét của em về cách đặt dấu ":" ở dòng thơ đầu? HS trả lời GV nhận xét bổ sung. - Dấu “:” : sự ngập ngừng trong khi giải bày GV: ngọn lửa tình? Chưa hẳn đã tàn phai gợi cho em những ý nghĩ gì? HS trả lời GV nhận xét và bổ sung - GV: Sau lời khẳng định tình yêu ở 2 dòng thơ đầu, mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình ở 2 dòng thơ sau có gì thay đổi? Đó là tiếng nói của lí trí hay tình cảm? HS trả lời GV nhận xét và bổ sung GV: Từ nào trong câu thơ thể hiện sự thay đổi đó? HS trả lời GV nhận xét và bổ sung GV: sử dụng những từ “không”, “chẳng muốn” nhân vật tôi muốn nhắn nhủ điều gì? HS trả lời. GV nhận xét bổ sung GV: Theo em, bên trong những lời nặng ý chí đó, tâm trạng của tôi như thế nào? HS trả lời. GV nhận xét bổ sung. - GV: 4 dòng thơ đầu cho em thấy nét gì đáng quý ở nhân vật tôi? HS trả lời GV nhận xét bổ sung. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Puskin (1799 – 1837) - Sinh ra trong một gia đình quý tộc lâu đời tại Macxcova - Là thiên tài văn học trên nhiểu thể loại : Tiểu thuyết thơ, trường ca, truyện ngắn, tiểu thuyết lịch sử, đặc biệt thành công ở thể loại thơ + Nội dung : Ca ngợi tự do; tố cáo chế độ chuyên chế Nga hoàng; bày tỏ lòng yêu mến thiên nhiên xứ sở; ca ngợi tình yêu. + Nghệ thuật : trong sáng , giản dị, chân thực - Các tác phẩm chính (SGK) → Toàn bộ sáng tác của Puskin được đánh giá là cuốn “bách khoa toàn thư” của xã hội Nga đầu thế kỉ XIX. =>Puskin được tôn vinh là “Mặt trời của thi ca Nga”, là “người đặt nền móng cho cho chủ nghĩa hiện thực Nga, người xây dựng ngôn ngữ Nga vĩ đại”. 2. Tác phẩm Tôi yêu em a. Hoàn cảnh sáng tác: - 1939, được khơi gợi từ một mối tình có thật nhưng không thành của nhà thơ với Ô – lê – nhi – a, con gái của Chủ tịch viện Hàn lâm Nghệ thuật Nga. b. Nhan đề - Bài thơ không có tên, “Tôi yêu em” là do người dịch đặt c. Bố cục: 2 phần: II. Đọc - hiểu bài thơ 1. Bốn câu thơ đầu a. Hai câu thơ đầu - Ba tiếng “tôi yêu em” mở đầu như một tín hiệu thẩm mĩ, giãi bày chân thành, tự nhủ, trực tiếp, ngắn gọn, giản dị => tình yêu đơn phương âm thầm nhưng mãnh liệt + Tôi – chị: trang trọng quá mức, khó gần. + Tôi – cô: thể hiện quan hệ xa lạ, có khoảng cách lớn giữa hai người + Anh – em: thể hiện quan hệ gần gũi, thân thiết và không có sự cách trở nào. - Cách xưng hô: Tôi – em → Cách xưng hô này gợi cho ta cảm vừa gần, vừa xa, vừa đằm thắm, vừa dở dang - Hình ảnh so sánh “ngọn lửa tình” + Chưa hẳn =>diễn tả tình yêu âm ỉ, day dứt, vẫn còn=> một tình yêu chân thành, mãnh liệt. b. Hai câu sau - Nhưng tạo mâu thuẫn trong tâm trạng cảm xúc, kìm nén, dằn lòng, tự vượt mình, đấu tranh với mình. + Từ phủ định “không”, “chẳng muốn” :nhấn mạnh dứt khoát dập tắt ngọn lửa tình yêu (dù âm thầm dai dẳng) vì sự thanh thản của “hồn em”. Bên trong những lời nói điềm tĩnh ấy là một quá trình tự đấu tranh, dằn vặt nội tâm của nhân vật tôi Tiểu kết: Bốn câu thơ đầu cho thấy vẻ đẹp nhân cách của nhân vật trữ tình đang dần được hé lộ: chàng trai có tình yêu trung thực, chân thành, biết vượt qua thói vị kỉ để dành sự thanh thản cho người mình yêu. 4. Củng cố GV: Nêu câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1.Trong bốn câu đầu bài Tôi yêu em của Puskin ,ngoài tình yêu nhân vật trữ tình còn thể hiện tình cảm nào khác ? A. Sự cảm phục với người mình yêu . B. Sự đồng cảm với người mình yêu . C. Tình thương với người mình yêu. D. Sự tôn trọng tình cảm của người mình yêu. Câu 2. Cách xưng hô Tôi – Em trong bài thơ thể hiện mối quan hệ gì? A. Mối quan hệ trang trọng, khó gần B. Mối quan hệ vừa gần, vừa xa, vừa đằm thắm, vừa dở dang C. Mối quan hệ xa lạ, có khoảng cách lớn giữa hai người. D. Mối quan hệ gần gũi, thân thiết và không có sự cách trở nào. Câu 3.Tác phẩm nào của Puskin mở đầu cho chủ nghĩa hiện thực Nga? a. Rutxlan và Liutmila. b. Epghênhi Ônhêghin. c. Con gái viên đại úy. d.Người tù Capcadơ. Câu 4: Bài thơ Tôi yêu em được sáng tác vào năm nào a.Năm 1839 b. Năm 1849 c. Năm 1829 Câu 5. Nhan đề bài thơ Tôi yêu em là do ai đặt? a. Do nhà xuất bản đặt b. Do tác giả đặt c. Do người dịch đặt 5. Dặn dò - Học thuộc bài thơ và phân tích bón câu thơ đầu - Chuẩn bị bốn câu thơ sau và những bài đọc thêm: Bài thơ số 28 của Tago

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 26 Toi yeu em_12513731.doc
Tài liệu liên quan