GVYC:
Chia nhóm: 4 nhóm
Phân công nhiệm vụ:
Nhóm 1: Tìm hiểu câu 2
- từ nắng, mới
- hình ảnh nắng hàng cau, nắng mới lên
- điệp từ nắng
Nhóm 2: Tìm hiểu câu 3
- từ ai, mướt, quá
- hình ảnh vườn
- so sánh xanh như ngọc
Nhóm 3: Tìm hiểu câu 4
- từ che ngang
- hình ảnh mặt chữ điền
- cấu trúc lá trúc – che ngang – mặt
Nhóm 4: Khái quát :
- cảnh thôn Vĩ và tâm trạng của tác giả trong3 câu thơ
Cách thức: Các em sẽ cùng hợp tác với nhau và ghi nhanh kết quả vào bảng phụ trong thời gian tối đa là 5 phút.
Đại diện nhóm sẽ trình bày kết quả trước lớp và chúng ta thảo luận.
Sau đó, cô sẽ hướng dẫn cho các em chốt lại những ý chính
17 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 94: Đây thôn vĩ dạ - Hàn Mặc Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỌC VĂN. Tiết 94 -
ĐÂY THÔN VĨ DẠ- Hàn Mặc Tử
A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Về kiến thức :
- Bức tranh thôn Vĩ trong nắng sớm, tươi đẹp, sáng ngời, trong trẻo, đầy sức sống.
- Người thôn Vĩ dịu dàng thuần hậu, hài hòa với thiên nhiên.
Tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết; niềm băn khoăn, hi vọng lóe sáng về tình yêu, hạnh phúc của tác giả.
- Phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua bài thơ : một tâm hồn thơ luôn quằn quại yêu, đau ; trí tưởng tượng phong phú ; hình ảnh thơ có sự hoà quyện giữa thực và ảo .
2. Về kĩ năng :
- Đọc- hiểu mộtbài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại .
- Cảm thụ , phân tích tác phẩm thơ .
3. Về thái độ :
- Càng thêm yêu quý tài năng thơ ca của Hàn Mặc Tử - một nhà thơ tài hoa nhưng bất hạnh .
- Yêu quý và bảo tồn thiên nhiên .
4. Tích hợp, liên môn:
- Giáo dục bảo vệ môi trường:Thiên nhiên muôn đời không thể tách rời cuộc sống , tình cảm con người , ngay cả khi đó là kỉ niệm
- Giáo dục kĩ năng sống:
- Động não : suy nghĩ và trình bày cảm nhận về sự thể hiện mạch cảm xúc thơ, có thói quen thảo luận nhóm và trình bày trước lớp .
- Tự nhận thức về giá trị cuộc sống từ cuộc đời và cảm xúc thơ Hàn Mặc Tử.
5. Phát triển năng lực:
- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng , tình cảm cá nhân
- Tư duy sáng tạo
- Tự nhận thức về giá trị cuộc sống
B .CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1-Giáo viên: tranh ảnh về HMT, thôn Vĩ, bài hát, bảng chiếu.TKBD
2-Học sinh:Chuẩn bị bài theo phiếu học tập; bảng phụ để thảo luận
C.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : Kết hợp các phương pháp : đọc văn bản , trả lời câu hỏi , trao đổi , thảo luận nhóm
D-TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1. Ổn định tổ chức lớp :
2. Giới thiệu bài mới : Khởi động với trò chơi ô chữ:
NỘI DUNG I
TG
PPDH
HĐ GV
HĐ HS
KHỞI ĐỘNG
3
PP trò chơi
- Xd nhiệm vụ
- HD cách thực hiện
- Dẫn dắt ct
- Đánh giá kết quả
- Nhận nhiệm vụ
- Tiến hành thực hiện
Trò chơi
2
Dẫn dắt
1
Chuẩn bị:
Thiết kế trò chơi = Powerpoint
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
SLIDE
BẢNG
GVG: trước khi vào bài học, chúng ta cùng khởi động với một trò chơi ô chữ, chủ đề thơ mới.
GVĐH:
- Ô chữ gồm 4 hàng ngang tương ứng với 4 câu hỏi.
- Sau khi các em trả lời đúng 4 câu hỏi để tìm ra đáp án ở 4 hàng ngang các em sẽ tìm ra từ khóa ở cột dọc màu tím,
- Yêu cầu là những từ mà các em tìm phải phù hợp với chủ đề được đưa ra.
- Phần thưởng cho tất cả các em có câu trả lời đúng và có tinh thần học tập tích cực trong buổi học hôm nay sẽ rất thú vị ở những phút cuối của giờ học.
- Các em hãy nghe kỹ và trả lời thật nhanh và chính xác:
GVTC:
- Câu hỏi thứ nhất có đáp án gồm 7 ô chữ:
Tên một bài thơ mới thể hiện quan niệm sống tích cực
à Rất tốt, đó chính là phương án trả lời đúng
- Tiếp tục trò chơi với câu hỏi thứ 2, đáp án gồm 7 ô chữ:
Danh hiệu của Xuân Diệu trong thơ mới.
à Đó chính là đáp án đúng của chương trình
(à Gần đúng rồi, cô xin mời đáp án khác)
- 6 ô chữ phải mở trong câu hỏi thứ 3:
Điền từ còn thiếu : Lòng quê .. vời con nước
à Xin hỏi em, chữ D viết như thế nào?
Rất xuất sắc, đó là đáp án đúng
- và đáp án gồm 5 ô chữ cho câu hỏi thứ 4:
Tiếng nào không biến âm trong nhan đề Tràng giang ?
à Đúng rồi, tiếng không biến ấm chính là Giang
Như vậy các em đã tìm ra được hết đáp án ở 4 câu hỏi hàng dọc, và đây mới là chinh phục quan trọng nhất:
à Từ khóa mà chúng ta cầm tìm đó chính là : Vĩ Dạ
Em nào có thể đọc đúng từ khóa của trò chơi này?
HSHĐCN
Tìm ô chữ theo chủ đề
Vội vàng
Mới nhất
Dợn dợn
Giang
à
Vĩ Dạ
Slide 2
Cái tên Vĩ Dạ gợi cho em nghĩ về điều gì?
HĐCN
- ..
Slide 3
GV :
Vĩ Dạ là một thôn xóm nhỏ bên dòng sông Hương, ngoại ô thành phố Huế. Nơi đây có những kiến trúc nhà vườn đặc biệt với những hàng cau vút cao đón những tia nắng đầu tiên của ngày mới. Cảnh trí xinh đẹp nơi đây đã gợi cảm hứng cho biết bao văn nhân, nghệ sĩ.
Vỹ Dạ thôn,Vỹ Dạ thôn.
Biếc che cần trúc không buồn mà say.
Đã một thời xuân trẻ ở Huế, đã có lần đến thôn Vĩ qua ngõ nhà người yêu trong mộng, chàng thi sĩ Hàn Mặc Tử của Thơ mới đã để tâm hồn mình neo đậu ở bến nước này. Để rồi sau này, dẫu quằn quại trong những đau thương, HMT vẫn có thể sống dậy những gì êm đẹp, trong trẻo nhất, giữ trọn niềm yêu dành cho cuộc đời. Đây thôn Vĩ Dạ chính là niềm yêu gửi về nhân thế của HMT . Hôm nay, tiếp mạch thơ mới, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu thi phẩm đặc biệt này.
Slide 4, 5
3. Nội dung bài mới :
II. TÌM HIỂU CHUNG
PP: Dạy học dự án
Kỹ thuật phòng tranh.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
SLIDE
BẢNG
9
GV dẫn (GVD):
Trước khi ĐHVB, các em hãy tìm hiểu những nét khái quát về tác giả, tác phẩm
Cô đã hướng dẫn các em tự học ở nhà phần nội dung kiến thức này. Bây giờ, cô sẽ kiểm tra phần tự học này một chút nhé
Các em hãy quan sát những hình ảnh sau và cho biết:
- Những hình ảnh đó gợi cho em điều gì về cuộc đời Hàn Mặc Tử?
HS: Mở phần chuẩn bị
Quan sát hình ảnh
Trả lời
Tác giả: HMT:
a.Cuộc đời:
Slide 7,8,9,
10,11,12
II. TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả
GV chốt:
- HMT có cuộc đời bi thương
Slide 13
- Những hình ảnh đó gợi cho em điều gì về sự nghiệp của Hàn Mặc Tử?
B. Sự nghiệp
Slide 14
GV chốt:
- Đời HMT đoản mệnh nhưng thơ HMT trường thọ, trường cửu chính vì HMT đã chuyển tất cả sự sống, niềm yêu đời của mình vào thơ, ông có sức sáng tạo mãnh liệt, cũng là tiếng thơ kỳ dị bậc nhất. à
Điểm nhấn của HMT là tập thơ Điên – sau tg đổi tên là Đau thương. Đó là một thế giới nghệ thuật kì dị, thể hiện tương đối rõ đặc điểm phong cách thơ HMT – một nhà thơ mới lãng mạn giàu trí tưởng tượng, hay dùng những từ có tính chất cực tả với một Hồn thơ mãnh liệt, luôn quằn quại đau đớn, tha thiết yêu đời. à
-Bên cạnh những vần thơ máu cuồng và hồn điên như:
Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy
Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra.
Vẫn có những vần thơ hồn nhiên, trong trắng tinh khiết đến vô ngần . ĐTVD chính là một bài thơ trong trẻo, tinh khôi của HMT.
Slide 15
- Những hình ảnh đó gợi cho em điều gì về hoàn cảnh ra đời bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ?
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh ra đời
Slide 16, 17
GV chốt:
Qua đây các em có thể hiểu bài thơ không chỉ được gợi cảm hứng trực tiếp từ tấm bưu thiếp của HC, mà còn từ những hoài niệm về xứ Huế, từ mối tình đơn phương thuở ban đầu với người con gái Huế của tác giả.
Lúc này HMT đã bị bệnh phong và phải tuyệt giao với cuộc đời. Ta hiểu ông không chỉ đau đớn về thể xác mà còn chịu những đổ vỡ, tan rã về tinh thần. Cho nên, nhận được tấm bưu thiếp cùng lời hỏi thăm của cô gái Vĩ Dạ, người yêu trong mộng thuở ban đầu, HMT đã hồi đáp lại bằng những vần thơ trong trẻo nhất và cũng khắc khoải nhất
Slide 18
- Hãy tìm bức tranh thể hiện tốt nhất cảm nhận của em về mỗi khổ thơ?
HS nối
Slide 19, 20
GV chốt:
Như vậy có sự đứt đoạn trong chuyển cảnh, chuyển tình giữa các khổ thơ,
Sau đây cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu cụ thể hơn. tiết học này chúng ta sẽ đọc hiểu khổ thơ thứ nhất
NỘI DUNG III
TG
PPDH
HĐ GV
HĐ HS
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
26
Câu 1
6
PP động não
Câu 2,3,4
20
Làm việc nhóm
5
PP nhóm
Trình bày sản phẩm, phản biện
15
Tổng kết
2
PP
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
SLIDE
BẢNG
28
III. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1.Khổ thơ 1à
1
GV:
Cô mời một bạn đọc cho cả lớp cùng nghe khổ thơ thứ nhất
HS đọc VB – khổ 1
Slide 21
GV hỏi HS vừa đọc
Em có nhận xét gì về khổ thơ này?
HS :
Khổ thơ có 4 câu, câu 1 là một câu hỏi, ba câu sau viết về cảnh và người thôn Vĩ
Các em dễ dàng nhận ra sự tách biệt của câu thơ thứ nhất so với 3 câu thơ còn lại. Cô sẽ hướng dẫn các em đọc hiểu khổ thơ này theo 2 phần: 1 – 3. à
5
Câu 1
PP NÊU VẤN ĐỀ
Hình thức : đàm thoại – phát vấn
Nhan đề bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” như một lời giới thiệu, mời chào, thế nhưng câu thơ mở đầu lại là một câu hỏi “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” chứ không phải là một câu tả. Câu hỏi này có gì đặc biệt?
Slide 22
1
- Trước hết, các em có nhận xét gì về thanh điệu của câu thơ này?
LV với phiếu học tập
Trình bày CN
7 tiếng mà có đến 6 thanh bằng liền nhau, tiếng thứ 4 xuống với dấu huyền
- tiếng thứ 7 là thanh trắc (Khứ thượng thanh)à ngữ điệu hỏi hướng lên
- Sự đặc biệt này của thanh điệu đã tạo cho câu hỏi có giọng điệu như thế nào?
6 thanh B – 1 T
giọng hỏi nhẹ nhàng, sâu lắng, thiết tha.
1
GV nêu tình huống:
Về từ ngữ , có bạn đặt vấn đề là:
- Tại sao tác giả không viết là chưa về, lâu về, mà lại viết là không về.
Em có thể giải thích cho bạn hiểu tại sao không?
LV với phiếu học tập
Trình bày CN
Chưa, lâu: còn có cơ hội trở về
Không: không thể trở về
2
Theo em, đây là câu hỏi của ai? Có sắc thái ý nghĩa như thế nào?
Lời cô gái thôn Vĩ:
à Lời hỏi chân tình
à Trách giận nhẹ nhàng
à mời gọi tha thiết
Lời tác giả:
à day dứt
à tiếc nuối
à mong ước
GVG: Làm sao có thể trách người đang từng giờ từng phút đợi tử thần đến mang đi? Cho nên các em không nên hiểu đây là lời của cô gái thôn Vĩ trách giận anh. Hơn nữa, thơ trữ tình là thơ hướng nội- thơ HMT là thơ hướng nội. Các em phải hiểu “anh” là đại từ nhân xưng dùng ngôi thứ nhất
Slide 23
1
GVG:
Câu thơ là cách HMT mượn lời người để tự trải lòng mình, bắc một nhịp cầu đồng điệu, đồng cảm giữa những chia xa, cách trở.
Giọng hờn dịu ngọt rất Huế ấy cho ta thấy Huế đã ở rất sâu trong tâm hồn HMTà Vậy mà một Vĩ Dạ thật ở ngoài kia, Hàn không về chơi được nữa. Lời hỏi là lời tự trách à là nỗi niềm day dứt, tiếc nuối. à Nó chạm đến nỗi đau thương của đời Tử bây giờ, nên tiếc mà thấm đau thương – tiếc không thể về được nữa. à
Cho nên hỏi đó cũng là nhắc nhớ, gửi gắm khát khao được trở về. à Ta hiểu, lời hỏi thăm chân tình của người em Vĩ Dạ đã gợi những nhớ thương trong thơ HMT, đã đưa Tử trở về với thôn Vĩ, về với cuộc đời ngoài kia dẫu chỉ trong hoài niệm.
Chúng ta tiếp tục đọc hiểu những câu thơ còn lại
NỘI DUNG IV
TG
PPDH
HĐ GV
HĐ HS
Câu 2,3,4
20
PP nhóm
Làm việc nhóm
5
Trình bày , thảo luận
15
Tổng kết
2
20
b.Câu 2,3,4
Phương pháp: học tập nhóm, thảo luận
Chuẩn bị: bảng phụ
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
SLIDE
BẢNG
5
GVYC:
Chia nhóm: 4 nhóm
Phân công nhiệm vụ:
Nhóm 1: Tìm hiểu câu 2
từ nắng, mới
hình ảnh nắng hàng cau, nắng mới lên
điệp từ nắng
Nhóm 2: Tìm hiểu câu 3
- từ ai, mướt, quá
hình ảnh vườn
so sánh xanh như ngọc
Nhóm 3: Tìm hiểu câu 4
từ che ngang
hình ảnh mặt chữ điền
cấu trúc lá trúc – che ngang – mặt
Nhóm 4: Khái quát :
- cảnh thôn Vĩ và tâm trạng của tác giả trong3 câu thơ
Cách thức: Các em sẽ cùng hợp tác với nhau và ghi nhanh kết quả vào bảng phụ trong thời gian tối đa là 5 phút.
Đại diện nhóm sẽ trình bày kết quả trước lớp và chúng ta thảo luận.
Sau đó, cô sẽ hướng dẫn cho các em chốt lại những ý chính
HS HĐN
Thảo luận, ghi ra bảng phụ ( HS tham gia góp ý kiến, 1 HS ghi ý thống nhất)
Slide 24, 25
b.Câu 2,3,4
15
Đã hết thời gian lv, đề nghị các nhóm lên công bố kết quả làm việc của nhóm mình
HS treo bảng phụ ở ngay vị trí nhóm mình
Xin mời nhóm thứ nhất trình bày..
Đại diện nhóm trình bày
Xin mời câu hỏi dành nhóm 1?
GV chốt ý:
Như vậy trong câu thơ này, nắng là hình ảnh trung tâm à Nắng ấy là hồi quang của kỷ niệm, của tình yêu thôn Vĩ, sản phẩm của trí tưởng tượng nên nó là thứ nắng hàng cau – nắng của thôn Vĩ, nắng mới lên – nắng trong hoài niệm một thời tươi
Đó là thứ nắng ấm áp, thanh tân đầu tiên của ngày mới . Hàng cau vươn cao đón những tia nắng trinh nguyên, trong trẻo nhất . Nắng ánh trên những tàu cau xanh mát còn loáng ướt sương đêm như ướp cả hương thơm của hoa cau nên thanh khiết vô ngần.
Nắng tưới trên những thân cau mảnh dẻ như kẻ những đường ánh sáng thẳng tắp, mỏng mảnh xuống vườn xanh nên thanh thoát vô cùng
Tuy nhiên các em cũng có thể tưởng tượng:
à Không còn là thứ nắng từ phía mặt trời đang lên. Mỗi thân cau, nhìn từ thật xa, lại như giống từng tia nắng xanh mát tỏa lên từ vườn cây thôn Vĩ. Lại gần hơn mà nhìn thì lại thấy đó là nắng tỏa xuống từ những thân cau cao vút, lung linh ngời sáng. Cho nên tình cảm cứ nhịp lên trong câu chữ, tràn ra trong cảm nhận về nắng mới miền Trung; không chỉ rộn ràng ở điệp từ, mà còn say đắm thiết tha từ âm điệu sáng lên trong 3 tiếng cuối, nhịp thơ 1/3/3 nhịp nhàng. à
Và đó là hình ảnh chỉ riêng thấy ở cau vườn thôn Vĩ , trong cảm nhận nghiêng về phía sự sống, niềm vui, hi vọng rất thơ của HMT
Dự kiến: HS có thể hỏi về: Hình ảnh nắng, Điệp từ , Từ nhìn
Slide 26
Tiếp tục, xin mời nhóm thứ 2 trình bày..
Đại diện nhóm trình bày
Cô mời các em tiếp tục thảo luận về câu thơ thứ 3. Có câu hỏi nào dành cho câu thơ này không?
(Nếu không, có nghĩa là các em đã rất yên tâm với phần làm việc của nhóm thứ 2 rồi, và các em đã rất hiểu câu thơ này rồi đúngkhông?)
Nếu vậy, cô sẽ hỏi xem các em hiểu đến đâu nhé!
1. chữ mướt có giá trị đặc biệt như thế nào?
Dự kiến: HS có thể hỏi: Từ Mướt , So sánh .., Từ ai ..
Chữ “mướt” có tính chất đặc tả, tả trạng thái óng ả mượt mà của cây lá đang độ phát triển non tơ.
Tiếng mướt với thanh sắc đọc lên đã thấy sáng, thấy bay lên cái cảm xúc tươi sáng, tiếng reo vui đi liền với tiếng “quá” sau đó.
Dưới ánh sáng của nắng mai, mỗi lá cây sáng bóng lên, cây vườn nơi đây thực là cành vàng lá ngọc, cả vườn như một viên ngọc bích.
Cho nên một từ mướt vừa đặc tả vẻ đẹp của cảnh, vừa thể hiện cảm xúc tươi sáng của HMT.
Slide 27
so sánh xanh như ngọc có quan hệ gì với cách dùng từ mướt và hình ảnh nắng trong câu thơ trên?
GV chốt ý:
Như vậy ở câu thơ này các em chú ý tới hình ảnh vườn à mướt, xanh à
Vườn thôn Vĩ như viên ngọc không chỉ rời rợi sắc xanh mà còn đang tỏa vào ban mai cả những ánh xanh nữa. Nó hiện lên vẻ thanh tú, cao sang, nó là sản phẩm của tưởng tượng kỳ diệu, của niềm trân quý đặc biệt mà HMT riêng dành cho nơi đây à cho nên từ cách dùng từ đến so sánh, âm điệu câu thơ đều diễn tả cảm xúc say đắm, ngỡ ngàng của HMT dành cho vườn Vĩ à
So sánh mỹ lệ hóa, cực tả vẻ đẹp của vườn thôn Vĩ và rất logic với cách dùng từ mướt trước đó cũng như hình ảnh nắng trong câu thơ trên.
Nắng mới lên tưới dần từ ngọn cau xuống vườn cây, vườn cây sáng long lanh như một viên ngọc lớn. Lá cây, ngọn cây mỡ màng, non tơ, mềm mại, đầy xuân sắc, tràn trề nhựa sống.
Chúng ta tiếp tục với câu thơ thứ 4
Xin mời nhóm thứ 3 trình bày..
Đại diện nhóm trình bày
Có thể hiểu đó là
– gương mặt người con gái thôn Vĩ
– gương mặt người thôn Vĩ
– gương mặt thi nhân
Dự kiến: HS có thể hỏi: Hiểu thế nào là mặt chữ điền
- Chiều chiều vịt lội ao sen,
Tình cờ mới gặp người quen tôi chào.
Chào cô trước mũi tiên phuông,
Chào cô sau lái mặt vuông chữ điền
Chào rồi tôi lại hỏi liền,
Hỏi thăm phụ mẫu bình yên thế nào?
Hiu hiu gió thổi vườn đào
Cô nào có nghĩa tôi chào làm quen.
Slide 28
- Theo nhân tướng học, mặt chữ điền vuông vức, các đường nét ngay thẳng, phương vị cân phân, ai có gương mặt ấy chủ là người trung thực, ngay thẳng, phúc hậuchẳng kể nam hay nữ. Nên đây là chi tiết cách điệu, gợi vẻ đẹp con người xứ Huế, thiên về cảm nhận nét đẹp tâm hồn chứ không trực diện tả. Con người Huế thuần hậu, dịu dàng, hài hòa với thiên nhiên trong sáng, xanh tươi.
Hiểu là gương mặt của nhà thơ có được không?
Hàn Mạc Tử -( Bút danh có nghĩa là Chàng trai đứng khuất trong rèm lạnh) trở về thôn Vĩ mà không thể tới gần, không thể chạm vào đời thực, tình yêu thuở ban đầu với cô gái xứ Huế mãi mãi là khoảng cách – vì thế mới là lá trúc che ngang. à(năm 1936 trở về thăm Vỹ Dạ, HMT qua nhà Hoàng Cúc mà chỉ đứng ngoài ngõ ngó vô, không vào, bây giờ về Vỹ Dạ trong tưởng tượng thì rõ là xa cách rồi).
- GV cung cấp thêm:
- Có người còn cho rằng mặt chữ điền là cái trấn môn trước cửa trong mỗi khu nhà vườn, có người tìm hiểu thực tế lại bảo nó là cái ô thoáng trên tường,
GV chốt ý:
Tuy nhiên các em cần xác định cho mình cách hiểu hợp lý, phù hợp với cảnh, với tình, thống nhất với đặc điểm nghệ thuật thơ HMT. à
Các em có thể hiểu mặt chữ điền là nét vẽ cách điệu,à gợi ấn tượng về gương mặt tâm hồn của người thôn Vĩ - vẻ đẹp kín đáo, thuần hậu, àhài hòa với thiên. Đó là một cách cảm nhận theo ấn tượng còn đọng lại trong ký ức, tái hiện trong nỗi nhớ, niềm yêu chứ không phải nét vẽ thật từ quan sát thực tế, cho nên nó mất đi rất nhiều nét thực, nó là siêu thực.
Với cách hiểu này, ta nhận ra bóng dáng của niềm hi vọng vềtình yêu, hạnh phúc
à
Nếu các em nhận ra cái vực tinh thần nhiều đau thương của HMT mà mộng tưởng không thể lấp đầy được thì lại có thể hiểu mặt chữ điền kia dường như là gương mặt của chính thi nhân. Hàn Mạc Tử -( Bút danh có nghĩa là Chàng trai đứng khuất trong rèm lạnh) trở về thôn Vĩ mà không thể tới gần, không thể chạm vào đời thực, tình yêu thuở ban đầu với cô gái xứ Huế mãi mãi là khoảng cách – vì thế mới là lá trúc che ngang. à(năm 1936 trở về thăm Vỹ Dạ, HMT qua nhà Hoàng Cúc mà chỉ đứng ngoài ngõ ngó vô, không vào, bây giờ về Vỹ Dạ trong tưởng tượng thì rõ là xa cách rồi). Cách hiểu này cũng tương đối phù hợp với mạch ngầm cảm xúc trong khổ thơ này nói riêng, toàn bài thơ nói chung.
Đó là thường trực nỗi đau thương, sự chia cắt vĩnh viễn cả về thời gian, không gian, sự chia lìa phi lí mà những khổ thơ sau sẽ nổi lên rõ hơn. à
Slide 29, 30
Như vậy để nhìn lại khổ thơ thứ nhất một cách khái quát nhất, cô xin mời phần làm việc của nhóm thứ 4?
GV chốt ý
Đại diện nhóm trình bày
Cảnh: Thôn Vĩ trong nắng sớm, tươi đẹp, sáng ngời, trong trẻo, đầy sức sống. Người thôn Vĩ dịu dàng thuần hậu, hài hòa với thiên nhiên
Tình: Tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết; niềm băn khoăn, hi vọng lóe sáng về tình yêu, hạnh phúc
Nghệ thuật: Cực tả, mỹ lệ hóa, giàu tưởng tượng
Slide 31
NỘI DUNG
TG
PPDH
HĐ GV
HĐ HS
CỦNG CỐ
3
PP nêu vấn đề
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
1
PP nêu vấn đề
TỔNG KẾT GIỜ HỌC
3
3
CỦNG CỐ
Làm bài tập đọc hiểu
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
SLIDE
BẢNG
3
GV trình chiếu câu hỏi
HS lựa chọn đáp án đúng
32,33,34,35,36
3
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
PP Nêu vấn đề
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
SLIDE
BẢNG
1
GV trình chiếu yêu cầu
HS ghi và thực hiên
37
3
TỔNG KẾT GIỜ HỌC
PP trải nghiệm
Sử dụng nhạc
Sử dụng phiếu đánh giá.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
SLIDE
BẢNG
3
GV đánh giá giờ học
HS đánh giá hoạt động học của HS
37
GV trình chiếu ảnh, nhạc
HS lắng nghe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 23 Day thon Vi Da_12473029.doc