II. Đọc - hiểu văn bản
a.Bốn câu đầu
- Mở đầu bằng cụm từ: “ Tôi yêu em” -> như lời bày tỏ trực tiếp, giản dị, khẳng định tình yêu chân thật.
- Xưng “tôi- em” gợi mối quan hệ vừa gần gũi , vừa xa cách->đơn phương, dang dở.
-“Ngọn lửa tình” thể hiệntình yêu nồng nàn, mãnh liệt, vững bền.
-Sự dồn nén, kiềm chế cảm xúc của nhân vật trữ tình -> cao thượng, tôn trọng người mình yêu.
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tuần 26: Tôi yêu em A.X. Pu-Skin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 26
TÔI YÊU EM
A.X. Pu-skin
I. MỤC TIÊU :
- Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp thơ trữ tình Puskin : giản dị, trong sáng, tinh tế cả về hình thức ngôn từ lẫn nội dung tâm tình.
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn trong tình yêu chân thành, say đắm,vị tha của Puskin.
II. KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
- Một tình yêu đơn phương nhưng nồng nàn, chân thành và cao thượng
- Đặc sắc của thiên tài nghệ thuật Pu-skin
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
- Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ: cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Giáo viên: Sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp đọc hiểu, phân tích - tổng hợp, giảng bình, phát vấn,
2. Học sinh: Chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến và kết hợp ghi bài
IV. CHUẨN BỊ
- Gv: + Sgk Ngữ văn 11 ( Cơ bản)
+ Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 11
+ Giáo án
- HS: + Sgk Ngữ văn 11 ( Cơ bản)
+ Bài soạn
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Trả bài cũ: ( Kiểm tra bài soạn)
3. Dạy bài mới:
* Lời vào bài: Tình yêu luôn là một đề tài muôn thuở của thơ ca nhân loại. Đã có biết bao bài thơ tình song có lẽ bài thơ “ Tôi yêu em” đã và đang sống mãi trong lòng người đọc. Vì sao ta có thể khẳng định như vậy? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ này để lí giải sự khẳng định trên.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
-Gv hỏi: Dựa vào phần tiểu dẫn em hãy nêu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của Puskin?
-HS trả lời.
- Gv giảng:
- Pu- skin sinh ra trong một gia đình quý tộc lâu đời ở Mát- xcơ- va.
- Pu- skin sớm tiếp thu tư tưởng tiến bộ, sớm nổi tiếng với những bài thơ yêu nước, ngợi ca sức mạnh vĩ đại của nhân dân Nga trong cuộc chiến tranh chống xâm lược Na- pô- lê- ông (1912).
- Năm 1837, Pu- skin bị sát hại trong một cuộc đấu súng giữa ông và tên Pháp sống lưu vong Đăng-téc, do chính quyền Nga hoàng chủ mưu. Năm đó ông mới ba mươi tám tuổi. Chính phủ Nga hoàng cũng chỉ cáo phó bằng dòng tin ngắn ngủi: “Mặt trời thi ca Nga đã lặn rồi”.
- Cuộc đời ngắn ngủi nhưng tài năng và sức sáng tạo của Puskin hết sức mạnh mẽ. Trông tất cả các lĩnh vực thì ông nổi tiếng nhất là thơ trữ tình, lượng thơ ông để lại là hơn 800 bài.
-GV: hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài thơ.
2. Tác phẩm
-Gv hỏi: Bài thơ viết về đề tài gì?
- HS trả lời.
-Gv hỏi: Em hãy cho biết bài thơ này ra đời trong hoàn cảnh nào ?
- HS trả lời.
*Gv giảng: Thời kì ở Pêterbua, Puskin thường lui tới nhà vị Chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga, một phần vì say mê không khí nghệ thuật nơi đây, một phần vì A. A. Ôlênhina, con gái vị Chủ tịch Viện Hàn Lâm. Rung động, say đắm người thiếu nữ xinh đẹp, Puskin đã dành cho cô gái nhiều vần thơ đằm thắm: Ngài và anh, cô và em, Hết rồi tình đã vỡ tan. Hè năm 1828, Puskin cầu hôn nhưng bị khước từ (theo Thúy Toàn). Năm 1829, bài thơ“Tôi yêu em” đã ra đời.
-GV: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài thơ. Và gọi 1-2 Hs đọc bài thơ.
Chú ý: Đọc với giọng trữ tình, tha thiết, buồn trầm nhưng vẫn nồng nhiệt.
II. Đọc - hiểu văn bản.
a.Bốn câu đầu
GV hỏi: Sau khi đọc bài thơ, theo em bố cục bài thơ được chia như thế nào?
-HS trả lời.
-GV: Bố cục bài thơ được chia làm 2 phần.
- Bốn câu đầu: Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình.
- Bốn câu cuối: Nỗi đau khổ tuyệt vọng của nhân vật trữ tình và lời cầu chúc chân thành, cao thượng của nhân vật trữ tình.
-GV hỏi: Cách mở đầu bài thơ có gì đặc biệt? Em có nhận xét gì về cách mở đầu bài thơ của tác giả?
- HS trả lời.
-Gv giảng: Cụm từ “ Tôi yêu em” ở đầu dòng thơ thứ nhất nó là lời thú nhận,vừa là lời giãi bày, vừa là lời bộc bạch của nhà thơ với tình yêu.
Và ở đây sử dụng tôi thay vì anh đem lại cách nói trang trọng và có phần xa cách, vừa nói lên tình cảm của nhà thơ là xuất phát từ một phía. Từ đó ta biết được đây là mối tình đơn phương.
-GV hỏi: Em cảm nhận như thế nào về ngọn lửa tình trong câu?
-HS trả lời.
-GV giảng: ngọn lửa tình gợi lên sự nồng nàn cháy bỏng. Điều này cho ta biết đây là tình yêu vẫn còn tha thiết, mãnh liệt của nhân vật trữ tình dành cho người mình yêu. Nó không phải là thứ tình cảm thoáng qua mà rất sâu đậm kéo dài từ quá khứ đến hiện tại. Nó thể hiện sự vững bền của tình yêu.
- GV hỏi: Theo em tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai câu sau được gợi lên như thế nào?
-HS trả lời.
-GV giảng:
Em thấy về mặt từ ngữ từ “nhưng” là mâu thuẫn giữa tình cảm và lí trí. Dù trái tim yêu mãnh liệt nhưng lí trí lại muốn dừng lại cảm xúc của tình yêu.
-GV hỏi:Vậy em có biết vì lí do nào mà nhà thơ muốn dừng lại cảm xúc tình yêu?
-HS trả lời.
- GV giảng:Vì không muốn em bận lòng, tức là không để em phải buồn, phải âu lo, suy nghĩ,có muôn ngàn lí do để dừng lại cảm xúc tình yêu nhưng lí do nhận vật trữ tình muốn dừng lại là để em không bận lòng, thì đó là vì hoàn toàn suy nghĩ cho người mình yêu, cho thấy nhà thơ là người cao thượng, trân trọng người yêu.
* Gv chuyển: Nếu như 4 câu thơ đầu lí trí chi phối tình cảm, thi 4 câu tiếp theo tình cảm một lần nữa lại được tuôn trào, khẳng định một tình yêu mãnh liệt với điệp khúc “Tôi yêu em”.
b. Bốn câu cuối
-GV hỏi: vậy các cung bậc như âm thầm, không hi vọng, rụt rè,hậm hực lòng ghen đã diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình như thế nào?
-HS trả lời.
-GV giảng:Yêu thường đi đôi với ghen. Đây là hai trạng thái đối lập nhưng thống nhất. Và ta có thể thấy có rất nhiều nhà thơ cũng viết về cảm xúc ghen trong tình yêu như bài “Ghen”- Nguyễn Bính
Ghen thực ra cũng là một biểu hiện của tình yêu. Nhưng xét về bản chất, ghen là biểu hiện của thứ tình yêu ích kỉ. Nhấn mạnh lòng ghen, câu thơ gợi tâm trạng nặng nề, u ám trong nhân vật trữ tình. Đến đây có cảm tưởng như nhân vật trữ tình rơi vào đáy sâu của nỗi khổ đau giày vò.
-GV hỏi:Vậy theo em tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ở bốn câu cuối? Và chúng có tác dụng gì?
-HS trả lời.
-GV giảng: đó là điệp khúc “Tôi yêu em” được lặp lại lần thứ 3 để tiếp tục khẳng định bản chất của tình yêu.
-GV hỏi: Em hiểu như thế nào về câu thơ cuối và qua câu thơ này em thấy được nhân cách chàng trai như thế nào?
-HS trả lời.
-GV giảng: câu cuối là lời cầu chúc cho người mình yêu hạnh phúc, chàng trai đã vượt qua sự ích kỉ trong tình yêu và rất cao thượng vì yêu mà không nhất thiết phải đòi hỏi sự đáp trả. Liên hệ thực tế
III. TỔNG KẾT
a. Giá trị nghệ thuật
*Gv hỏi: Nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
( chú ý: ngôn ngữ, giọng điệu thơ)
-HS trả lời.
b. Ý nghĩa văn bản
*Gv hỏi: Hãy nêu giá trị nội dung của bài thơ ?
-HS trả lời.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- A.X. Pus-kin (1799-1837)Puskin là “Mặt trời của thi ca Nga”, là nhà thơ Nga vĩ đại.
- Nội dung chủ yếu: thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Nga khao khát tình yêu và tự do .
-Ông để lại hơn 800 bài thơ trữ tình, là tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết, kịch, trường ca, truyện ngắn
2. Tác phẩm
a. Đề tài
Tình yêu.
b.Hoàn cảnh sáng tác
-Năm 1829được khơi gợi cảm xúc từ mối tình đơn phương của tác giả với Ô-lê-nhi-na.
II. Đọc - hiểu văn bản
a.Bốn câu đầu
- Mở đầu bằng cụm từ: “ Tôi yêu em” -> như lời bày tỏ trực tiếp, giản dị, khẳng định tình yêu chân thật.
- Xưng “tôi- em” gợi mối quan hệ vừa gần gũi , vừa xa cách->đơn phương, dang dở.
-“Ngọn lửa tình” thể hiệntình yêu nồng nàn, mãnh liệt, vững bền.
-Sự dồn nén, kiềm chế cảm xúc của nhân vật trữ tình -> cao thượng, tôn trọng người mình yêu.
b. Bốn câu cuối
- Điệp khúc “Tôi yêu em” kết hợp với những trạng thái cảm xúc dồn nén, dày vò chìm ẩn dưới đáy sâu của tâm hồn hành hạ con tim. Đó là những cung bậc, những trạng thái cảm xúc của người đang yêu.
-Điệp khúc “Tôi yêu em” câu cuối khẳng định: Tình yêu chân thành đằm thắm
- Lời cầu chúc chân thành, độ lượng của nhân vật trữ tình dành cho người mình yêuà tình cảm vị tha, cao thượng đầy chất nhân văn.
III. TỔNG KẾT
a.Nghệ thuật
- Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, hàm súc.
- Giọng thơ chân thực, sinh động, lúc phân vân, ngập ngừng, khi kiên quyết day dứt.
b. Ý nghĩa văn bản
Dù trong hoàn cảnh và tình yêu như thế nào, con người phải sống chân thành, mãnh liệt, cao thượng và vị tha.
VI. CỦNG CỐ:
Câu hỏi: Bài học rút ra sau khi học xong tác phẩm? Theo em thế nào là một tình yêu đẹp và cao thượng ?
VII. DẶN DÒ:
- Học thuộc lòng bài thơ và phân tích thơ
- Chuẩn bị bài mới “ Người trong bao” – Sê-khốp
+ Soạn bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 26 Toi yeu em_12340187.docx