Giáo án Ngữ văn 12 - Chủ đề: Giá trị nhân đạo trong hai tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ

* Hoạt động 3: Cả lớp - cá nhân

Những biểu hiện của giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt

- Yêu cầu: HS đọc tác phẩm, rút ra những biểu hiện

- GV chốt ý:

Làm nên sức sống lâu bền cho tác phẩm VN chính là chiều sâu tư tưởng nhân đạo của ngòi bút KL

1. Tác phẩm đã thể hiện được vẻ đẹp nhân ái, nghĩa tình của những người lao động khốn khổ

a. Cái đói, cái chết đã xô đẩy những thân phận khốn khổ đến với nhau. Tràng bỗng dưng có được vợ dễ như nhặt được rơm rác ngoài đường. Thật là cầu được ước thấy. Thế nhưng họ đã cưu mang nhau, cư xử với nhau bằng lòng vị tha cao cả của tình người ấm áp.

- Tràng lúc gặp người đàn bà đó chỉ coi đó là chuyện “tầm phào”. Nhưng khi thấy thị theo về thật thì anh xem đó là chuyện nghiêm chỉnh, trọng đại của đời mình. Anh đối xử với ngừơi đàn bà theo không mình bằng thái độ đầy nghiêm túc, đầy trách nhiệm, đầy trân trọng (đãi người đàn bà bữa cơm no; sắm cho chị chiếc thúng con đựng đồ; mua dầu; muốn nói với thị những lời thật tình tứ; quên hết đói khát đe doạ trước mắt, chỉ thấy dâng trào tình nghĩa với người đàn bà đi bên)

- Cũng như vậy, bà cụ Tứ đã hết sức xót thương cho người đàn bà gặp phải bước đường cùng mới theo con bà về. Bà tìm mọi cách để vỗ về, an ủi cho người con dâu mới. Tấm lòng bà cụ Tứ quả đúng là “thương người như thể thương thân”, lá rách ít đùm lá rách tả tơi.

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Chủ đề: Giá trị nhân đạo trong hai tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/12/2016 Tuần: 24, 25 Ngày dạy: Từ ngày 30/1 đến ngày11/2 Tiết: 63 Tên chủ đề: GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG HAI TÁC PHẨM VỢ NHẶT VÀ VỢ CHỒNG A PHỦ A. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ: 1. Giá trị nhân đạo trong văn học - Lßng th­¬ng yªu ®èi víi con ng­êi - T«n träng c¸ tÝnh tù do, h¹nh phóc trÇn thÕ vµ c«ng b»ng cho con ng­êi - Ca ngîi, kh¼ng ®Þnh vµ thÓ hiÖn niÒm tin vµo nh©n phÈm con ng­êi - Lªn ¸n mäi bÊt c«ng, ¸p bøc, mäi thÕ lùc chµ ®¹p con ng­êi - §ång c¶m, xãt th­¬ng tr­íc nçi ®au, bÊt h¹nh cña con ng­êi. 2. Giá trị nhân đạo trong hai tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ - Đồng cảm, xót thương những thân phận bất hạnh - Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của người lao động - Mở ra một tương lai tươi sáng cho nhân dân B. TỔ CHỨC DẠY HỌC I. Mục tiêu (chung cho cả chủ đề) 1. Kiến thức: HS nắm được - Khái niệm giá trị nhân đạo, vai trò của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nước nhà, những biểu hiện thường thấy của giá trị nhân đạo. - Những biểu hiện của giá trị nhân đạo trong hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt. 2. Kỹ năng: Rèn luyện năng lực nghị luận về một vấn đề văn học 3. Năng lực cần phát triển - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: - Năng lực thực hành bộ môn: kĩ năng phân tích văn xuôi hiện đai - So sánh, phân tích vấn đề văn học và xã hội II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Sử dụng tư liệu về tinh thần nhân đạo trong văn học và văn học hiện đại nói chung - Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 12. 2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh minh hoạ về tác giả, tác phẩm. III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG VỢ NHẶT VÀ VỢ CHỒNG A PHỦ 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Giáo viên giới thiệu Nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay vẫn sống rất nghĩa tình, nhân ái, lối sống đó soi bóng vào văn học trở thành chủ nghĩa nhân đạo- một trong hai nội dung lớn, xuyên suốt của văn học nước nhà. Tùy từng thời kì mà nhân đạo được biểu hiện khác nhau, nhưng tựu chung lại đó vẫn là đạo lí sống vì con người, đặt con người làm trung tâm. 3. Xây dựng các hoạt động học tập: 3.1. Giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ * Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân Tìm hiểu giá trị nhân đạo biểu hiện như thế nào trong văn học - Yêu cầu: HS vận dụng kiến thức đã học để phân tích những biểu hiện của nhân đạo trong văn học - GV nhận xét và chốt ý: - Lßng th­¬ng yªu ®èi víi con ng­êi - T«n träng c¸ tÝnh tù do, h¹nh phóc trÇn thÕ vµ c«ng b»ng cho con ng­êi - Ca ngîi, kh¼ng ®Þnh vµ thÓ hiÖn niÒm tin vµo nh©n phÈm con ng­êi - Lªn ¸n mäi bÊt c«ng, ¸p bøc, mäi thÕ lùc chµ ®¹p con ng­êi - §ång c¶m, xãt th­¬ng tr­íc nçi ®au, bÊt h¹nh cña con ng­êi. * Hoạt động 2 Cả lớp và cá nhân Những biểu hiện của giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ - Yêu cầu: HS đọc tác phẩm, rút ra những biểu hiện - GV chốt ý: Tô Hoài không dừng lại ở việc phản ánh bản chất tàn bạo, dã man của giai cấp thống trị Tây Bắc, nhà văn còn đi sâu vào bản chất của cuộc sống của dân tộc vùng cao, phản ánh sức sống mãnh liệt của các dân tộc Tây Bắc và sự vùng dậy chiến thắng của các dân tộc Tây Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Sự cảm thông sâu sắc với nỗi khổ cực của người dân lao động TB, nhà văn đã cảm thương cho những số phận bất hạnh bị đày đoạ cả về thể xác lẫn tinh thần (Mị, A Phủ) - Tác phẩm đã hướng tới ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của đồng bào miền núi + Đẹp về đời sống tâm hồn: yêu đời, đầy ý thức về nhân phẩm, hiếu thảo, yêu tự do + Giàu tài năng: âm nhạc, lao động. + Có một sức sống tiềm tàng và sự quật khởi mãnh liệt (sự vùng lên của Mị) - Tác phẩm mở ra một tương lai tươi sáng cho những số phận bất hạnh (Mị và A Phủ đã vùng lên chống lại kẻ thù giai cấp, kẻ thù dân tộc để tự bảo vệ cuộc sống của mình) * Hoạt động 3: Cả lớp - cá nhân Những biểu hiện của giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt - Yêu cầu: HS đọc tác phẩm, rút ra những biểu hiện - GV chốt ý: Làm nên sức sống lâu bền cho tác phẩm VN chính là chiều sâu tư tưởng nhân đạo của ngòi bút KL 1. Tác phẩm đã thể hiện được vẻ đẹp nhân ái, nghĩa tình của những người lao động khốn khổ a. Cái đói, cái chết đã xô đẩy những thân phận khốn khổ đến với nhau. Tràng bỗng dưng có được vợ dễ như nhặt được rơm rác ngoài đường. Thật là cầu được ước thấy. Thế nhưng họ đã cưu mang nhau, cư xử với nhau bằng lòng vị tha cao cả của tình người ấm áp. - Tràng lúc gặp người đàn bà đó chỉ coi đó là chuyện “tầm phào”. Nhưng khi thấy thị theo về thật thì anh xem đó là chuyện nghiêm chỉnh, trọng đại của đời mình. Anh đối xử với ngừơi đàn bà theo không mình bằng thái độ đầy nghiêm túc, đầy trách nhiệm, đầy trân trọng (đãi người đàn bà bữa cơm no; sắm cho chị chiếc thúng con đựng đồ; mua dầu; muốn nói với thị những lời thật tình tứ; quên hết đói khát đe doạ trước mắt, chỉ thấy dâng trào tình nghĩa với người đàn bà đi bên) - Cũng như vậy, bà cụ Tứ đã hết sức xót thương cho người đàn bà gặp phải bước đường cùng mới theo con bà về. Bà tìm mọi cách để vỗ về, an ủi cho người con dâu mới. Tấm lòng bà cụ Tứ quả đúng là “thương người như thể thương thân”, lá rách ít đùm lá rách tả tơi. b. Ngay trong cảnh đói khát khốn cùng những người lao động vẫn không mất đi truyền thống lễ nghĩa. Điều đó thể hiện qua việc tràng mời mẹ ngồi lên giường để thưa chuỵênvợ con; Việc bà cụ Tứ phàn nàn nhà nghèo không có dăm ba mâm gọi là lễ cưới mời họ hàng làng xóm. Rồi chi tiết người đàn bà theo về, ngồi mớm xuống mép giường và cách xưng u – con đầy lễ phép. 2. Tác phẩm còn thể hiện lòng yêu đời và khát khao sống hạnh phúc của những người cơ cực- Những người đói nhưng không nghĩ về cái chết mà nghĩ về sự sống a. Chính vì nghĩ đến “cái sống” nên cô gái - người đàn bà đói rách – đã sắn sàng theo không anh Tràng. Đó là một cách thị quyết chống chọi với cái chết, một cách níu kéo để được sống. b. Còn anh Tràng, ngay trong những ngày cái đói và tử thần vây bủa vẫn vang lên mơ ước về cuộc sống có đôi lứa: “Muốn ăn cơm trắng mấy giò này Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì” Và Tràng đã liều lĩnh nhặt vợ bởi niềm khát khao hạnh phúc đã mạnh hơn nỗi sợ hãi, chết chóc. c. Bà cụ Tứ già cả cũng đã dẹp đi những tủi cực, âu lo để vun xới đem lại niềm vui cho đôi trẻ. Người mẹ già cận kề cái chết ấy lại luôn nói tới chuyện tương lai. Câu chuỵên của ba mẹ con giữa những ngày đói toàn chuỵên vui, toàn chuyện sung sướng về sau này. d. Khát khao hạnh phúc ở Tràng dường như cũng lan sang những người dân cơ cực nơi xóm ngụ cư. Thấy Tràng đi bên người đàn bà thì những người đói rét ấy bỗng dưng “rạng rỡ hẳn lên”. “Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ”. Dường như cả xóm ngụ cư đang héo hắt bỗng bừng tỉnh dậy. 3. Với tác phẩmVN, nhà văn KL đã bênh vực, bảo vệ những người bất hạnh, hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho họ a. Qua sự đổi thay trong tâm trạng, tính cách nhân vật theo hướng tích cực nhà văn đã khẳng định ánh sáng nhân phẩm không bao giờ lụi tắt trong tâm hồn con người cho dẫu họ bị đẩy xuống đáy xã hội: - Người đàn bà mà Tràng gặp lúc đầu thật táo tợn, đanh đá, thô tục.Thế nhưng, về sau thị dần dầ hiện rõ những vẻ đẹp của sự diu dàng, tình tứ. Và đến cuối truyện, chị đã trở thành một người vợ hiền thục, một cô dâu hiền thảo, đảm đang - Qua đây KL đã chứng tỏ rằng chính cái đói chết người kia mới là nguyên nhân sinh ra cái trơ trẽn, liều lĩnh của người đàn bà. Nhà văn đã minh oan, chiêu tuyết cho họ, đã trả lại bản chất tốt đẹp, cao quí của những con người nhỏ nhoi, bình thường. b. Tác phẩm cũng khẳng định, mở ra một tương lai tươi sáng cho những cuộc đời bất hạnh - Điều đó được thể hiện ngay trong kết cấu của truyện: truỵên mở đầu bằng buổi tối chạng vạng, thê lương nhưng cuối truyện lại là buổi sáng của một ngày mới. Buổi sáng mai ấy, cảnh gia đình Tràng: căn nhà, mảnh vườn đều mới mẻ, thay đổi theo hướng tốt đẹp - Đặc biệt, khép lại tác phẩm là hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc Nhật và hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới. Đây là một chi tiết thật giàu ý nghĩa -> Hình ảnh ấy như ngầm thông báo rồi đây Tràng và gia đình sẽ theo Việt Minh đi phá kho thóc của Nhật tự cứu lấy bản thân mình. -> Kết thúc nàykhông bế tắc, bi quan như một số tác phẩm hiện thực phê phán (Tắt đèn, Bước đường cùng, Chí Phèo, Lão Hạc.). Với VN, nhà văn đã mở ra một lối thoát cuối con đường cùng cho các nhân vật khiến người đọc tin rằng gia đình Tràng sẽ qua khỏi tao đoạn này. -> Kết thúc như vậy là hoàn toàn hợp lí. Nó phù họp với hiện thực xã hội bấy giờ mà nhà văn miêu tả, phù hợp với cái nhin thoát khỏi sự bế tắc vì đã chứng kiến cuộc nổi dậy làm cách mạng đổi đời của quần chúng nhân dân ở nhà văn. 4. Củng cố: GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi: Tinh thần nhân đạo trong đời sống hôm nay ? 5. Dặn dò, hướng dẫn HS học ở nhà - Học bài cũ RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY: IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VỀ CHỦ ĐỀ: GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG HAI TÁC PHẨM VỢ NHẶT VÀ VỢ CHỒNG A PHỦ 1. Câu hỏi mức độ biết: Những hiểu biết của em về chủ nghĩa nhân đạo trong văn học ? 2. Câu hỏi mức độ hiểu Những biểu hiện của tinh thần nhân đạo trong hai tác phẩm Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ ? 2.3 Câu hỏi mức độ vận dụng: Viết đoạn văn bàn về lòng nhân đạo của con người Việt Nam 2.4 Câu hỏi mức độ vận dụng cao: Em rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi học xong tiết học này ?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docday hoc theo chu de Vo Nhat VCAP_12476068.doc