Giáo án Tin học 11 - Chủ đề 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc - §11: Kiểu mảng (mục 1a, b)

a) Khai báo

* Cách 1. Khai báo trực tiếp

VAR : array[] of ;

- Ví dụ: Khai báo mảng A có tối đa 10 phần tử kiểu thực.

VAR A: array[1.10] of real;

* Cách 2. Khai báo gián tiếp

 TYPE = array[.] of ;

 VAR : ;

- Ví dụ: Khai báo mảng A có tối đa 10 phần tử kiểu thực.

TYPE mang = array[1.10] of real;

VAR a: mang;

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 11 - Chủ đề 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc - §11: Kiểu mảng (mục 1a, b), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Ngày soạn: 17/12/2018 Tiết: 20 Ngày dạy: 31/12/2018 đến 06/01/2019 CHỦ ĐỀ 4. KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC §11. KIỂU MẢNG (Mục 1a, b) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Hiểu khái niệm mảng một chiều. - Hiểu cách khai báo và truy cập đến các phần tử của mảng. 2. Về kĩ năng - Cài đặt được thuật toán giải một số bài toán đơn giản với kiểu dữa liệu mảng một chiều. - Thực hiện khai báo mảng, truy cập, tính toán, đếm các phần tử trong mảng. 3. Về thái độ - Thái độ nghiêm túc trong học tập. - Chủ động tìm hiểu kiến thức mới. 4. Năng lực hướng tới: - Khai báo biến dữ liệu hợp lý. Hiểu nguyên lý lưu dữ liệu một cách có cấu trúc. II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Tiến trình bài học 3.1. Hoạt động khởi động (1) Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức cơ bản của học kì I đồng thời tạo động cơ để HS có nhu cầu tìm hiểu chi tiết hơn về kiểu dữ liệu có cấu trúc. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh trả lời được các câu hỏi của GV. Nội dung hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung (?) Nội dung cơ bản đã học ở học kì I. - Nhận xét và minh họa bằng sơ đồ tư duy. (?) Nội dung cơ bản sẽ học ở học kì II. - Nhận xét và minh họa bằng sơ đồ logic. (?) Nội dung chính của bài 11. - Nhận xét và đưa ra sơ đồ tư duy cho bài 11. - Học sinh nhắc lại các nội dung cơ bản đã học ở HKI. - Lắng nghe và quan sát. - Trả lời. - Lắng nghe và quan sát. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe và quan sát. - Chủ đề 1: Một số khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình. - Chủ đề 2: Chương trình đơn giản. - Chủ đề 3: Cấu trúc rẽ nhánh và lặp. - Chủ đề 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc. - Chủ đề 5: Tệp và thao tác với tệp. - Chủ đề 6: Chương trình con 3.2. Hình thành kiến thức (1) Mục tiêu: Học sinh có mong muốn tìm hiểu về mảng một chiều, cách khái báo mảng một chiều, cách nhập và in mảng một chiều. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính, bảng phụ. (5) Kết quả: Học sinh biết thế nào là mảng một chiều, cách khai báo biến mảng một chiều, hiểu cách nhập và in mảng một chiều, hiểu được một số ví dụ giải bài toán về mảng một chiều. Nội dung hoạt động Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung (?) Mảng một chiều là gì? - Nhận xét, chốt nội dung. - Đưa ra một số ví dụ. (?) Khi làm việc với mảng một chiều cần xác định những gì? - Nhận xét, chốt nội dung. - Đưa ra một số ví dụ. (?) Với mảng một chiều vừa cho ta xác định được gì? - Nhận xét. - Tóm tắt nội dung phần khái niệm và dẫn dắt vào phần 1a). - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Quan sát, ghi chú. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Quan sát, ghi bài. - Suy nghĩ trả lời. - Ghi nhớ. - Lắng nghe, ghi nhớ. Kiểu mảng một chiều Mảng một chiều là một dãy hữu hạn các phần tử cùng kiểu. * Khi làm việc với mảng một chiều ta cần xác định được: + Tên mảng; + Số lượng phần tử; + Kiểu dữ liệu của phần tử; + Cách khai báo biến mảng; + Cách tham chiếu đến một phần tử. Ví du: A 5 8 7 1 Chỉ số 1 2 3 4 + Tên mảng: A + Số lượng phần tử: 4 + Kiểu dữ liệu: Số nguyên + Tham chiếu đến PT thứ 3, ta viết A[3]. (?) Có mấy cách khai báo mảng một chiều ? - Nhận xét, chốt nội dung. (?) Cú pháp khai báo trực tiếp? - Nhận xét, chốt nội dung. - Cho ví dụ. (?) Cú pháp khai báo gián tiếp? - Nhận xét, chốt nội dung. - Cho ví dụ. (?) Khai báo mảng B có tối đa 50 phần tử kiểu nguyên (sử dụng cả hai cách). - Treo kết quả của một nhóm làm nhanh nhất và một nhóm bất kỳ. - Nhận xét, cộng điểm. - Giải thích ví dụ rõ để học sinh phân biệt tên kiểu mảng, tên biến mảng. - Tóm tắt nội dung phần 1a) và dẫn dắt vào phần 1b). - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Quan sát, ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Quan sát, ghi bài. - Làm việc nhóm. - Quan sát, nhận xét. - Nghe giảng. - Lắng nghe, ghi nhớ. a) Khai báo * Cách 1. Khai báo trực tiếp VAR : array[] of ; - Ví dụ: Khai báo mảng A có tối đa 10 phần tử kiểu thực. VAR A: array[1..10] of real; * Cách 2. Khai báo gián tiếp TYPE = array[..] of ; VAR : ; - Ví dụ: Khai báo mảng A có tối đa 10 phần tử kiểu thực. TYPE mang = array[1..10] of real; VAR a: mang; - Giới thiệu có hai thao tác cơ bản khi làm việc với mảng một chiều. (?) Muốn nhập mảng một chiều đầu tiên ta cần xác định cái gì? - Nhận xét và (?) sử dụng lệnh gì để nhập số lượng phần tử? - Nhận xét, chốt nội dung. (?) Giá trị của từng phần tử mảng xác định được chưa, làm thế nào để có các giá trị đó? - Nhận xét, chốt nội dung. (?) Dùng lệnh gì để in mảng một chiều? - Sử dụng chương trình đã chuẩn bị trước để minh họa cho học sinh quan sát. - Tóm tắt nội dung phần 1b). - Lắng nghe, ghi nhớ. - Tham khảo SGK trang 56 và trả lời. - Lắng nghe, gợi nhớ và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Tham khảo SGK trang 56 và suy nghĩ trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Gợi nhớ và trả lời. - Quan sát. b) Các thao tác trên mảng một chiều * Nhập mảng một chiều - Trước tiên, cần xác định có bao nhiêu phần tử cần dùng: Write(‘nhap so luong ptu: ’); Readln(n); - Dùng vòng lặp For - do để nhập giá trị cho từng phần tử A[i]: For i:=1 to n do Begin Write(‘Nhap ptu thu: ’, i); Readln(A[i]); End; * In mảng một chiều Dùng vòng lặp For - do để in các phần tử trong mảng: For i:= 1 to n do Write(A[i]); 3.3. Hoạt động luyện tập, vận dụng (1) Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện được thao tác tạo khai báo, nhập và in mảng một chiều (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm. (4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính, bảng phụ. (5) Kết quả: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tiễn cụ thể. Nội dung hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung (?) Chiếu nội dung bài tập. - Treo kết quả của nhóm làm nhanh nhất và một nhóm bất kỳ. - Nhận xét, cộng điểm - Quan sát, thảo luận nhóm và viết bài làm vào bảng phụ. - Quan sát, nhận xét. - Lắng nghe và quan sát. Cho khai báo biến mảng sau Var A: array[1..100] of integer; - Em hãy cho biết: + Mảng tên gì? + Được nhập tối đa bao nhiêu phần tử cho mảng? + Các giá trị phần tử có kiểu dữ liệu gì? +Cách khai báo trên là trực tiếp hay gián tiếp? 3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng (1) Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Làm việc cá nhân, nhóm. (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học (4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính. (5) Kết quả: Học sinh biết cách mở rộng các kiến thức của mình thông qua bài tập cụ thể. Nội dung hoạt động Viết chương trình nhập dãy N số nguyên (tối đa 50 phần tử). In giá trị phần tử cuối và đầu của dãy số. Xem trước các ví dụ ở SGK trang 56, 57. Duyệt của BGH Giáo viên soạn Lê Thị Lịnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 11 Kieu mang_12512590.doc
Tài liệu liên quan