Giáo án Ngữ văn 12: Hồn trương ba, da hàng thịt Ttrích – Lưu Quang Vũ

2. Tác phẩm: (1981)

- Công chiếu lần đầu :1984

- Là 1 trong những tác phẩm đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ.

3. Đọc – tóm tắt:

- Đoạn trích: từ cảnh VII và đoạn kết.

- Bố cục :

+ Đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt, người thân, Đế Thích.

+ Đoạn kết

pdf2 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12: Hồn trương ba, da hàng thịt Ttrích – Lưu Quang Vũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT Trích – Lưu Quang Vũ I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: (1948 – 1988) - Là 1 tài năng đa dạng nhưng đóng góp đặc sắc nhất của ông là ở thể loại kịch. - Được coi là hiện tượng đặc biệt của sân khấu, 1 trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của VHVN hiện đại. 2. Tác phẩm: (1981) - Công chiếu lần đầu :1984 - Là 1 trong những tác phẩm đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ. 3. Đọc – tóm tắt: - Đoạn trích: từ cảnh VII và đoạn kết. - Bố cục : + Đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt, người thân, Đế Thích. + Đoạn kết II. Đọc – Hiểu văn bản: 1. Đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt: Hồn Trương Ba - Ta sợ mi, chỉ muốn rời xa mi tức khắc. - Xác chỉ là xác thịt âm u đui mù. - Ta vẫn có 1 đời sống riêng. -> đuối lí Xác hàng thịt - Ông không tách ra khỏi tôi được đâu. - Đui mù mà có sức mạnh ghê gớm. - 2 ta đã hoà với nhau làm 1. -> thắng thế => Ý nghĩa: + Con người sẽ rơi vào bi kịch khi không được sống là chính mình. + Khi con người phải sống trong dung tục thì sớm hay muộn những phẩm chất tốt đẹp cũng sẽ bị cái dung tục ngự trị, lấn át, tàn phá. 2. Đối thoại giữa hồn Trương Ba với người thân: Hồn Trương Ba - Tay ôm đầu -> đau khổ. - Run rẩy Vợ - Ông bây giờ còn biết đến ai nữa -> trách móc. - Tôi phải đi (rưng rưng khóc) - Ông đâu còn là ông. Cháu gái - Tôi không phải là cháu của ông. - Ông nội tôi chết rồi. - Ông xấu lắm, ác lắm ! Cút đi ! Lão đồ tể, cút đi ! Con dâu - Khổ thân thầy. - Thương thầy “hơn xưa nữa” => Đau khổ, tuyệt vọng. 3. Đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích: Hồn Trương ba - “Không thể bên trong 1 đằng ... Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. - “Ông hãy để tôi chết hẳn”. - “Ông tưởng tôi không ham sống hay sao nhưng sống thế này còn khổ hơn cái chết”. -> Đưa ra những quan điểm sống đúng đắn, tích cực. Sống phải hài hoà, toàn vẹn cả về tâm hồn lẫn thể xác. Đế thích - “Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư ?”. - “Ông phải sống dù bất cứ giá nào”. -> Đưa ra quan niệm sống hời hợt, đơn giản, lệch lạc. => Ý nghĩa: Cuộc sống là đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được. Con người phải luôn đấu tranh để hoàn thiện nhân cách. 4. Màn kết: Hồn Trương Ba trả lại thân xác cho anh hàng thịt, chấp nhận chết hẳn. Đó là 1 cái chết làm sáng bừng lên nhân cách đẹp đẽ của Trương Ba, thể hiện sự chiến thắng của cái thiện, cái đẹp và sự sống đích thực. 5. Nghệ thuật: - Sáng tạo cốt truyện dân gian. - Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm. - Hành động của các nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính chất góp phần phát triển tình huống truyện. III. Ý nghĩa văn bản: 1 trong những điều quý giá nhất của con người là được sống là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có và theo đuổi. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hoà, tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTuan 29 Hon Truong Ba da hang thit_12406929.pdf
Tài liệu liên quan