Giáo án Ngữ văn 12: Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân

a) Sông Đà hung bạo:

- Đá bờ sông: dựng vách thành, vách đá chẹt lòng sông như một cái yết hầu.

- Quãng mặt ghềnh Hát Loóng: dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn

cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như người đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm

được đấy.

- Những cái hút nước: như những cái giếng bê tông, thở và kêu như cửa cổng cái bị sặc, xoáy

tít đáy.

- Âm thanh thác nước: réo gần, réo to như cán trách, van xin, giọng gằn mà chế nhạo, rống

lên như hàng ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa.

- Đá trên sông: + Ngỗ ngược, nhăn nhúm, méo mó, nằm ngoài tuỳ sở thích, nhổm dậy, vồ lấy

thuyền. + Bày thạch trận: 3 trùng vi.  Kẻ thù số 1 của con người.

=> Bằng hàng loạt các thủ pháp nghệ thuật: so sánh, liên tưởng, nhân hoá cùng với nhiều tri

thức thuộc các lĩnh vực khác nhau, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ thành công vẻ đẹp hung bạo,

dữ dội của dòng sông.

pdf2 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12: Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ Nguyễn Tuân I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả (1910 – 1987) - Là một trí thức giàu lòng yêu nước và tác giả dân tộc. - Một nghệ sĩ với phong cách độc đáo, uyên bác và tài hoa. 2. Tác phẩm: - In trong tập “Sông Đà” (1960), là kết quả của chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc của Nguyễn Tuân. - Là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. II. Đọc – Hiểu văn bản: 1. Hình tượng Sông Đà: * Lời đề từ: “Chung thuỷ giai đông tẩu Đà giang độc bắc lưu” (Nguyễn Quang Bích)  Vẻ đẹp độc đáo của Sông Đà: chỉ có Sông Đà chảy về hướng Bắc. a) Sông Đà hung bạo: - Đá bờ sông: dựng vách thành, vách đá chẹt lòng sông như một cái yết hầu. - Quãng mặt ghềnh Hát Loóng: dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như người đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được đấy. - Những cái hút nước: như những cái giếng bê tông, thở và kêu như cửa cổng cái bị sặc, xoáy tít đáy. - Âm thanh thác nước: réo gần, réo to như cán trách, van xin, giọng gằn mà chế nhạo, rống lên như hàng ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa. - Đá trên sông: + Ngỗ ngược, nhăn nhúm, méo mó, nằm ngoài tuỳ sở thích, nhổm dậy, vồ lấy thuyền. + Bày thạch trận: 3 trùng vi.  Kẻ thù số 1 của con người. => Bằng hàng loạt các thủ pháp nghệ thuật: so sánh, liên tưởng, nhân hoá cùng với nhiều tri thức thuộc các lĩnh vực khác nhau, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ thành công vẻ đẹp hung bạo, dữ dội của dòng sông. b) Sông Đà trữ tình: - Dòng chảy Sông Đà: tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban gạo tháng 2 và cuồn cuộn khói núi Mèo đốt nương xuân Sông Đà mềm mại như mái tóc người thiếu nữ Tây Bắc. - Màu nước Sông Đà: + Mùa xuân dòng xanh ngọc bích. + Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa. - Sông Đà gợi cảm, như một cố nhân. - Cảnh ven sông lặng tờ. Bờ sông hoang dại như bờ tiền sử, hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích cổ xưa. => Bằng hàng loạt các thủ pháp nghệ thuật: so sánh, liên tưởng, nhân hoá vận dụng nhiều tri thức thuộc các lĩnh vực khác nhau, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ sinh động vẻ đẹp vừa hung bạo, dữ dội lại rất đỗi thơ mộng, trữ tình của con sông Đà. Qua hình tượng sông Đà Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu mến thiết tha đối với thiên nhiên đất nước. Với ông thiên nhiên cũng là 1 tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hoá. Cảm nhận và miêu tả sông Đà Nguyễn Tuân đã chứng tỏ tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới. 2. Hình tượng người lái đò: - Là người lao động bình thường, giản dị ở Tây Bắc. - Người chỉ huy con thuyền 6 bơi chèo. - Tính chất cuộc chiến: không cân sức con người nhỏ bé, đơn độc; thiên nhiên nham hiểm, độc dữ. - Diễn biến cuộc chiến khốc liệt. - Kết quả: thiên nhiên độc dữ không khuất phục được con người. - Nguyên nhân chiến thắng: dũng cảm, kiên cường, mưu trí, kinh nghiệm sông nước. => Hình ảnh ông lái đò cho thấy Nguyễn Tuân đã tìm được nhân vật mới: những con người đáng trân trọng, ngợi ca, không thuộc tầng lớp đài cát, “vang bóng một thời’’ mà là những người lao động bình thường – “chất vàng người của Tây Bắc’’. Qua đây nhà văn muốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không chỉ có chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật. - Vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật: so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ, thú vị. - Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao. - Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu. 2. Ý nghĩa văn bản: Tác phẩm là quốc ca ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lái đò miền Tây Bắc. Qua đó thể hiện tình yêu mến và sự gắn bó thiết tha của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTuan 16 Nguoi lai do Song Da_12406912.pdf
Tài liệu liên quan