Giáo án môn văn: Lẽ ghét thương (truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức

Giúp học sinh :

- Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu

- Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu: cảm xúc trữ tình- đạo đức nồng đậm, sâu sắc; vẻ đẹp bình dị, chân chất của ngôn từ

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học.

3. Thái độ: Học sinh có thái độ yêu, ghét trước những hành vi xấu xa. Kiên quyết lên án những thói hư, tật xấu đang tồn tại trong đời sống xã hội.

B. Phương tiện thực hiện:

- SGK, SGV, thiết kế bài học.

- Giáo án cá nhân lên lớp.

- Trang ảnh chân dung Nguyễn Đình Chiểu

C. Cách thức tiến hành

- Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

- Tích hợp phân môn Làm văn, Tiếng việt và đọc văn

D. Tiến trình dạy học

1 Kiểm tra bài cũ: Phân tích hình ảnh thực và ý nghĩa tượng trưng của bãi cát dài và người đi trên cát ?

2. Giới thiệu bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 37503 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn văn: Lẽ ghét thương (truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LẼ GHÉT THƯƠNG Tiết (Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu) Ngày soạn: Ngày dạy: A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức Giúp học sinh : - Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu - Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu: cảm xúc trữ tình- đạo đức nồng đậm, sâu sắc; vẻ đẹp bình dị, chân chất của ngôn từ 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học. 3. Thái độ: Học sinh có thái độ yêu, ghét trước những hành vi xấu xa. Kiên quyết lên án những thói hư, tật xấu đang tồn tại trong đời sống xã hội. B. Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV, thiết kế bài học. - Giáo án cá nhân lên lớp. - Trang ảnh chân dung Nguyễn Đình Chiểu C. Cách thức tiến hành - Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. - Tích hợp phân môn Làm văn, Tiếng việt và đọc văn D. Tiến trình dạy học 1 Kiểm tra bài cũ: Phân tích hình ảnh thực và ý nghĩa tượng trưng của bãi cát dài và người đi trên cát ? 2. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt *Hoạt động 1 - GV yêu cầu HS đọc tiểu dẫn. - HS xác định nội dung trọng tâm: Tác phẩm, vị trí trích đoạn, nội dung đoạn trích *Hoạt động 2 - Gọi HS đọc bài thơ - GV chú ý hướng dẫn HS đọc diễn cảm thể hiện được thái độ yêu, ghét và nồng nhiệt cảm xúc của tác giả. - Tìm hiểu chú thích - HS tìm hiểu bố cục bài thơ - GV phát vấn HS trả lời *Hoạt động 3 (?) Câu nói của ông Quán “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” cho thấy giữa thương và ghét có mối quan hệ với nhau như thế nào? ý nghĩa của câu nói đó? - HS chia nhóm nhỏ, trao đổi thảo luận, cử người trình bày trước lớp GV nhận xét - GV tổ chức hoạt động nhóm: + Hình thức: nhóm nhỏ. + Thời gian: 3 phút. - GV phát phiếu học tập, giao nhiệm vụ: (?)Ông Quán ghét những ai? Vì lí do gì? Qua đó nêu nhận xét của bản thân về tư tưởng của ông Quán? - Đại diện nhóm trả lời, GV nhận xét và chốt kiến thức Củng cố tiết1 - GV chốt lại kiến thức cơ bản *Dặn dò tiết1: + HS học bài + Giờ sau học tiếp bài “ Lẽ ghét thương”. - Gv rút kinh nghiệm bài dạy A. Tiểu dẫn 1. Tác phẩm. - Truyện thơ Nôm “ Lục Vân Tiên” thuộc thể loại truyện Nôm bác học nhưng lại mang tính chất dân gian; thể hiện những quan niệm đạo đức truyền thống và khát vọng của người bình dân về lẽ công bằng trong khuôn khổ xã hội phong kiến - Sáng tác khoảng sau năm 1850 khi Nguyễn Đình Chiểu đã bị mù, về dạy học và chữa bệnh cho dân ở Gia Định - Tóm tắt ( SGK) 2. Trích đoạn “Lẽ ghét thương” - Vị trí: Nằm ở phần đầu truyện thơ Lục Vân Tiên (từ câu 473 – 504) trong tổng số 2082 câu thơ. - Nội dung: Lời của nhân vật ông Quán nói về hai lẽ ghét, thương ở đời. B. Đọc - hiểu văn bản. I. Đọc. - Giải thích từ khó. - Bố cục: 3 phần. + 6 câu đầu: Đối thoại giữa Ông Quán và Vân Tiên. + Từ câu 7 – 30: Lời ông Quán bàn về lẽ ghét thương. + Hai câu kết: Lời kết II. Tìm hiểu văn bản. a.Mối quan hệ giữa ghét và thương. - Đối lập của một tình cảm thống nhất: + Đã thương cái tốt đẹp tất phải ghét cái xấu xa và ngược lại. ® Lời tuyên ngôn về lẽ yêu ghét của ông Quán như một yêu cầu về đạo đức lí tưởng của con người, gắn với tình cảm thương dân sâu sắc. b. Lẽ ghét, thương của ông Quán. * Ông Quán ghét. - “Việc tầm phào”: việc chẳng đâu vào đâu, chẳng có nghĩa lí gì, chẳng đáng nói. - Ghét những tên vua chúa bán nước hại dân. + Vua Trụ, Kiệt mê dâm ® Để dân sa hầm sẩy hang. + Đời U, Lệ đa đoan ® Dân phải chịu lầm than khổ cực. + Đời Ngũ bá phân vân ® Dân chịu nhọc nhằn. + Thúc quý phân băng dối trá ® Gây ra tình thế rối bời làm khổ nhân dân. - Thái độ của ông Quán: đứng hẳn về phía nhân dân bị áp bức mà lên án bọn vua chúa bạo ngược. Tiết 2 * Hoạt động1 - GV tổ chức hoạt động nhóm: + Hình thức: nhóm nhỏ ( theo bàn) (?) Ông Quán thương những người nào? Những người ấy có đặc điểm chung gì? Điều đó cho thấy ông Quán quan tâm đến lớp người nào trong xã hội? - Học sinh trao đổi thảo luận, cử đại diện trả lời trước lớp - GV nhận xét và chốt lại kiến thức *Hoạt động2 - HS làm việc độc lập. (?) Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong những câu thơ trên? Nêu tác dụng? - GV phát vấn HS trả lời (?) Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật ông Quán? - GV phát vấn HS trả lời *Hoạt động3 - Qua việc thể hiện lẽ ghét thương của ông Quán, tác giả bày tỏ thái độ gì? - HS chia 6 nhóm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi - GV chỉ định đại diện trả lời trước lớp sau đó chốt lại kiến thức *Hoạt động 4 (?) Chỉ ra các phương tiện ngôn ngữ trong lời của ông Quán như: điệp ngữ, thành ngữ, tiểu đối, từ láy…Phân tích tác dụng của chúng trong việc tạo nên giọng điệu truyền cảm của ông Quán? - HS chia 4 nhóm trả lời vào phiếu học tập Hoạt động 5 ( Củng cố, hướng dẫn, dặn dò) - GV hướng dẫn HS khái quát nội dung cơ bản của đoạn trích - Hs đọc ghi nhớ sgk - Gv hướng dẫn hs luyện tập + HS làm bài tập trong SGK + GV yêu cầu HS làm vào bảng phụ thời gian 3 phút, HS lên bảng trình bày, GV nhận xét. - Gv dặn dò, hướng dẫn Hs chuẩn bị bài: Chuẩn bị đọc thêm bài “ Chạy giặc” và “ Bài ca phong cảnh Hương Sơn” - Gv rút kinh nghiệm bài dạy II. Tìm hiểu văn bản. a.Mối quan hệ giữa ghét và thương. b. Lẽ ghét, thương của ông Quán. * Ông Quán ghét. * Ông Quán thương. - Những người tài rộng chí cao, đức độ hết lòng vì dân, nhưng lại gặp phải số phận long đong. ® Tình thương của ông Quán suy cho cùng là thương dân, thương đời. * Nghệ thuật. - Điệp ngữ: + “Ghét”tạo nên một điệp khúc buồn có tác dụng nhấn mạnh những điều đáng ghét. + “Thương” để nhấn mạnh thái độ thương yêu quý trọng. - Cách diễn đạt: Câu lục nói về nỗi ghét cụ thể đối với vua chúa, câu bát tả cảnh khổ của dân® Vua chúa các thời này là những kẻ đáng ghét nhất vì chúng chẳng quan tâm gì đến dân, đẩy dân vào cảnh lầm than khổ cực. * Ý nghĩa: - Tiêu biểu cho phẩm chất, tính cách của người dân Nam Bộ: thẳng thắn, yêu ghét phân minh, trọng nghĩa, khinh tài. - Phát ngôn cho lẽ ghét thương của tác giả. c. Thái độ của tác giả. - Đứng hẳn về phía nhân dân bị áp bức mà lên án bọn vua chúa bạo ngược, bất nhân. - Thương xót cho nhân dân phải chịu cảnh lầm than, khổ cực và số phận long đong của những nho sĩ hiền tài không gặp vận gặp thời. ® Tư tưởng lấy dân làm gốc thấm nhuần trong các điều thương, ghét. - Tâm sự của Nguyễn Đình Chiểu: + Thương bậc hiền tài có phần thương mình. + Mượn tư liệu từ sử sách xa xưa để ít nhiều nói về tình hình xã hội Việt Nam dưới chế độ nhà Nguyễn: áp bức bóc lột nhân dân, đẩy nhân dân vào cuộc sống đói khổ cùng cực. d. Đặc sắc nghệ thuật. - Dùng nhiều điển tích để nói chuyện đạo lí nhưng không khô khan, giáo huấn. - Ngôn ngữ: giản dị, mộc mạc nhưng đầy cảm xúc khiến người dễ đồng cảm với lẽ ghét thương của tác giả. - Điệp ngữ dồn dập. + Cụm “ghét đời”được lặp lại 8 lần ở 10 câu liền nhau. + “Thương ông”, “Thương thầy” lặp 9 lần ở 14 câu. ® Diễn tả thái độ ghét thương dứt khoát mãnh liệt của tác giả. - Nghệ thuật đối: Tạo cho câu thơ nhịp nhàng, cân đối, mang vẻ đẹp cổ điển. - Sử dụng khẩu ngữ. ® Bút pháp trữ tình trong đoạn thơ. III.Tổng kết : - Lẽ ghét thương của NĐC xuất phát từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn nhân dân được sống yên bình, hạnh phúc, những người tài đức có điều kiện thực hiện chí bình sinh - Đặc trưng bút pháp trữ tình của NĐC: triết lí đạo đức nhưng không hề khô khan cứng nhắc mà dạt dào cảm xúc IV. Luyện tập: - HS có thể chọn câu 4 hoặc câu 7,8 tự do thể hiện những điều đã cảm nhận được (Sưu tầm)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVăn- lẽ ghét thương- lục vân tiên- giáo án.doc
Tài liệu liên quan