II. Đọc – Hiểu:
1. Những nét tương đồng giữa “song” và “em” (7 khổ đầu):
a) Khổ 1:
- NT đối lập: dữ dội >< dịu êm, ồn ào >< lặng lẽ -> những con sóng với những trạng thái đối
lập, phức tạp cũng tương đồng với trạng thái, cảm xúc của người con gái trong tình yêu.
- Câu 3, 4: đối lập “sông” – “bể”, nhân hoá : „sông không hiểu mình”, “sóng tìm ra bể” ->
Khát vọng vươn khỏi không gian nhỏ bé, chật hẹp của sóng để đến với biển khơi nhằm tìm
kiếm, khám phá chính mình. Hành trình của sóng cũng chính là quá trình nhận thức, tìm hiểu,
tự khám phá mình của người phụ nữ đang yêu để mong tìm thấy sự đồng điệu trong tình yêu.
b) Khổ 2:
- Quy luật của sóng : ngày xưa, ngày sau -> vẫn thế -> sóng vẫn luôn phức tạp, bí ẩn, bất
chấp sự tuần hoàn, chảy trôi của thời gian.
- Quy luật của tình yêu: khát vọng tình yêu là khát vọng muôn đời.
+ Từ láy “bồi hồi”: xao xuyến, da diết.
+ “ngực trẻ”: những người trẻ tuổi.
2 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 5987 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12: Sóng - Xuân Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÓNG
Xuân Quỳnh
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: (1942 – 1988)
- Quê: Hà Tây.
- Là 1 trong những nhà thơ tiêu biểu nhất trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
- Thơ XQ là tiếng lòng người phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành,
đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.
2. Văn bản: (1967)
- HCST : trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). In trong tập “Hoa dọc
chiến hào” (1968) -> Là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ và đặc điểm thơ XQ.
- Bố cục : 2 phần:
+ 7 khổ đầu: những nét tương đồng giữa sóng và em.
+ 2 khổ cuối: những suy tư, trăn trở và khát vọng tình yêu.
- Đề tài: tình yêu -> quen thuộc trong thơ ca dao.
- Chủ đề: 2 hình tượng “sóng” và “em” được vận dụng linh hoạt để diễn tả tâm hồn của người
con gái trong tình yêu. Sóng trong bài thơ vừa tả thực nhưng cũng là 1 ẩn dụ cho tâm hồn
người phụ nữ đang yêu.
II. Đọc – Hiểu:
1. Những nét tương đồng giữa “song” và “em” (7 khổ đầu):
a) Khổ 1:
- NT đối lập: dữ dội > những con sóng với những trạng thái đối
lập, phức tạp cũng tương đồng với trạng thái, cảm xúc của người con gái trong tình yêu.
- Câu 3, 4: đối lập “sông” – “bể”, nhân hoá : „sông không hiểu mình”, “sóng tìm ra bể” ->
Khát vọng vươn khỏi không gian nhỏ bé, chật hẹp của sóng để đến với biển khơi nhằm tìm
kiếm, khám phá chính mình. Hành trình của sóng cũng chính là quá trình nhận thức, tìm hiểu,
tự khám phá mình của người phụ nữ đang yêu để mong tìm thấy sự đồng điệu trong tình yêu.
b) Khổ 2:
- Quy luật của sóng : ngày xưa, ngày sau -> vẫn thế -> sóng vẫn luôn phức tạp, bí ẩn, bất
chấp sự tuần hoàn, chảy trôi của thời gian.
- Quy luật của tình yêu: khát vọng tình yêu là khát vọng muôn đời.
+ Từ láy “bồi hồi”: xao xuyến, da diết.
+ “ngực trẻ”: những người trẻ tuổi.
c) Khổ 3 – 4:
* Khổ 3:
- Điệp ngữ “Em nghĩ” -> những suy tư của em về “anh – em”, “biển lớn”.
- Câu hỏi tu từ : “Từ nơi nào sóng lên” -> tìm kiếm khởi nguồn của sóng.
* Khổ 4:
- Sóng từ “gió”, “gió từ đâu ?”.
- “Em cũng không biết nữa” -> lời thú nhận chân thành, đầy nữ tính của người con gái khi
yêu về sự bất lực khi tìm kiếm khởi nguồn của tình yêu.
- “Khi nào ta yêu nhau” -> nguồn gốc của sóng cũng như nguồn gốc của tình yêu đều bất ngờ,
bí ấn, khó lí giải.
d) Khổ 5 – 6 – 7:
* Khổ 5:
- Hình thức: tăng số lượng câu thơ (6 câu) -> nỗi nhớ triền mien, khắc khoải.
- Điệp ngữ: “con sóng” + đối lập : dưới lòng sâu >
nỗi nhớ của sóng bao trùm mọi không gian, thời gian (ngày đêm) -> mãnh liệt, da diết, cồn
cào.
- Em nhớ anh : “cả trong mơ còn thức” -> nỗi nhớ đi vào trong tiềm thức.
* Khổ 6 + 7 :
- NT đối lập: xuôi Bắc > xa cách địa lí, trắc trở,
khó khăn.
- Khẳng định: em – hướng về anh 1 phương -> em không bao giờ thay đổi, mãi mãi chung
thuỷ.
- Trăm ngàn sóng đều hướng về bờ -> lấy việc sóng hướng về bờ để khẳng định 1 lần nữa sự
thuỷ chung của em dành cho anh. Câu thơ vì vậy cũng giống như 1 lời thề chung thuỷ tuyệt
đối trong tình yêu. Cái tôi và niềm tin mãnh liệt vào tình yêu của XQ được thể hiện rõ nét ở
đoạn văn này.
2. Những suy tư, trăn trở và khát vọng tình yêu (khổ 8 – 9):
a) Khổ 8:
- Từ chỉ quan hệ đối lập: “Tuy”
- Sự đối lập : cuộc đời (hữu hạn) >< năm tháng (vô hạn, vô cùng)
-> Đoạn thơ thể hiện sự nhạy cảm, lo âu của XQ về sự hữu hạn của đời người trưuóc sự trôi
chảy của thời gian và mong manh về hạnh phúc.
b) Khổ 9:
- “tan ra”: khát vọng hoà nhập vào biển lớn tình yêu -> XQ bày tỏ khát vọng về sự hoà nhập
tình yêu: nếu hoà tình yêu cá nhân và tình yêu tập thể, hoà tình yêu đôi lứa vào tình yêu quê
hương, đất nước thì tình yêu sẽ mãi mãi cao đẹp, trường tồn.
3. Nghệ thuật:
- Thể thơ 5 chữ truyền thống, cách ngắt nhịp, gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng.
- Xây dựng hình ảnh ẩn dụ, giọng thơ tha thiết.
4. Ý nghĩa văn bản : Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình
tượng song: tình yêu tha thiết, nồng nàn, đầy khát vọng và son sắt, thuỷ chung vượt
lên mọi giới hạn đời người.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 13 Song_12402958.pdf