II. Đọc- hiểu văn bản
1. Đọc
2. Bố cục:
-6 dòng đầu: Lor-ca- nghệ sĩ tự do, đơn độc
- 12 dòng tiếp: Lor-ca-cái chết oan khuất, bi phẫn
- 13 dòng cuối: Lor-ca- linh hồn sáng trong, bất tử (Niềm xót thương Lor-ca những suy tư về cuộc giải thoát và giã từ của Lor-ca.)
3. Tìm hiểu văn bản.
3.1. Ý nghĩa của câu đề từ
-Lời di chúc sớm của Lor –ca
+ Tình yêu say đắm của Lo r-ca với NT, với đất nước TBN
+ Lời nhắn gửi thế hệ sau: từ bỏ NT của ông để sáng tạo cái mới.
3.2. Hình tượng Lo r-ca
a. 6 dòng đầu: Hình ảnh Lor-ca người nghệ sĩ tự do, khát vọng cách tân nghệ thuật
- Hình ảnh:
+ “Những tiếng đàn bọt nước”: so ánh, ẩn dụ mới mẻ
Tượng trưng: vẻ đẹp trong trẻo, mỏng manh đó cũng là số phận của người nghệ sĩ.
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 9633 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 tiết 37, 38: Đọc hiểu Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/11/2018
Tiết thứ: 37-38 Đọc hiểu
ĐÀN GHI TA CỦA LO R-CA
- Thanh Thảo-
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được vẻ đẹp của hình tượng Lor- ca qua cách cảm nhận và tái hiện độc đáo của Thanh Thảo.
-Nắm bắt được hững nét đặc sắc trong kiể tư duy thơ mới mẻ hiện đại của tác giả .
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu một tác phẩm thơ trữ tình, bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ.
- Làm quen với cách biểu đạt của trường phái siêu thực.
3. Thái độ tình cảm:
- Trân trọng, ngưỡng mộ Lor-ca. Học tập ở ông sự sáng tạo, cống hiến, hi sinh...cho đất nước.
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.
– Năng lực đọc – hiểu thơ hiện đại Việt Nam theo đặc điểm thể loại.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
– Năng lực đọc diễn cảm, sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Giáo viên: Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 (cơ bản), sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, thiết kế dạy học.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, các tư liệu tham khảo khác.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp: nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, bình giảng, thảo luận nhóm, dự án
2. Kĩ thuật: động não, chia nhóm, trình bày một phút.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động.
.- GV yêu cầu HS: Kể tên những bài thơ sáng tác giai đoạn sau 1975 mà em được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Em thích nhất tác phẩm nào? Vì sao? Nhận xét về đề tài?
- Định hướng: + Viếng lăng Bác- Viễn Phương (1976), Sang thu- Hữu Thỉnh ( 1977), Ánh trăng- Nguyễn Duy (1978), Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải (1980), Nói với con- Y Phương (1980).
+ Đề tài phong phú, đa dạng.
- GV dẫn dắt giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
*Hướng dẫn tìm hiểu chung
-HS trình bày dự án: Giới thiệu những nét ngắn gọn, cơ bản về tác giả Thanh Thảo.
-GV nhận xét chung, chốt
(?)Nêu xuất xứ bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.
(?) Xá định thể thơ.
(GV giải thích thêm về thơ tượng trưng và siêu thực)
(?) Đối tượng gợi cảm hứng sáng tác.
GV cho HS nghe một đoạn nhạc
(về Gar-xi-a Lor-ca).
-GV thuyết minh: ca khúc “Nếu tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn ghita”. Nhạc Thanh Tùng; Lời: Huỳnh Phước Liên; Trình bày: Việt Hoàn
(?) Cảm nhận của em về giai
điệu và nội dung ca khúc
-HS nêu cảm nhận, GV nhận xét, giảng thêm, kết hợp trình chiếu ảnh, thông tin về nhà thơ
*Tổ chức đọc – hiểu văn bản
- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu. HS đọc bài thơ, nêu cảm nhận chung về bài thơ.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
(?) Ý nghĩa câu đề từ.
HS trả lời
GV nhận xét và giải thích thêm:
“Đàn ghi-ta vốn xuất xứ là một
nhạc cụ có cách đây hơn 5000 năm(loại ghi-ta cổ), sau này người Tây Ban Nha mới cải tiến nó thành đàn ghi-ta ngày nay. Đàn ghi-ta ngày nay có 6 dây, tuy nhiên vẫn tồn tại những loại đàn ghi-ta có 4, 7, 8, 10 và 12 dây”.
GV yêu cầu HS đọc lại 6 dòng đầu và trả lời câu hỏi:
Thảo luận nhóm ( theo bàn)
(?) Lor – ca được miêu tả qua những hình ảnh, chi tiết nào.
(? Những hình ảnh đó gợi cho em những liên tưởng gì.
HS tìm chi tiết,suy nghĩ, phát biểu
GV nhận xét, định hướng lại:
(?) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 6 câu đầu?
(?) Nêu cảm nhận của em về hình tượng Lor – ca qua 6 dòng thơ đầu?
HS trả lời:
GV nhận xét, chốt:
TIẾT 2
Thảo luận nhóm:
(?) Tác giả đã tái hiện cái chết oan khuất của Lo r-ca qua những hình ảnh, chi tiết nào.
(?) Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả phút giây bi phẫn nhất trong cuộc đời của Lor – ca ? tác dụng của các thủ pháp đó?
HS: Suy nghĩ, trao đổi, bám sát vb, trình bày
GV: Nhận xét chung, định hướng nd:
-
(?) Từ việc tái hiện cái chết của Lor – ca cho thấy được cảm xúc gì của tg?
HS: Suy nghĩ, trao đổi, trả lời.
GV: Nhận xét chung, chốt
-GV gọi HS đọc 4 câu tiếp theo
(?) Theo em tiếng đàn ở hai câu thơ “Không ai mọc hoang” tượng trưng cho điều gì?
HS suy nghĩ, phát biểu
GV nhận xét, định hướng lại:
(?) Theo em hình ảnh dòng sông trong 2 câu thơ “Đường chỉ tay... rộng vô cùng” tượng trưng cho điều gì?
HS suy nghĩ, trao đổi, phát hiện, phát biểu
GV nhận xét, định hướng lại:
(?) Em có nhận xét gì về cách kết thúc bài thơ?
HS trao đổi, phát biểu suy nghĩ
GV: Nhận xét chung, định hướng lại:
*Hướng dẫn HS tổng kết
KT trình bày 1 phút
Nêu những thành công về nghệ thuật của Thanh Thảo trong bài thơ?.
Hãy khái quát giá trị nội dung của bài thơ?
HS: khái quát, trình bày
GV: Nhận xét, chốt
Tích hợp giáo dục: sự sáng tạo, tinh thần đấu tranh chống cái ác, cái xấu.
I . Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Tên khai sinh : Hồ Thành Công, sinh năm 1946, quê Quảng Ngãi
-Thanh Thảo là những trong những gương mặt cho thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
- Ngòi bút hướng nội giàu suy tư, trăn trở về cuộc sống của nhân dân, đất nước và thời đại; luôn tìm tòi tới những hình thức biểu đạt mới .
- Tác phẩm chính (sgk).
2. Tác phẩm
* Xuất xứ:- In trong tập Khối vuông ru bích 1985
- Là tác phẩm tiểu biểu cho tư duy thơ Thanh Thảo: luôn nhìn cuộc sống ở trạng thái mở, đa chiều; khước từ khuôn mẫu, lối biểu đạt dễ dãi;
phong cách tượng trưng có màu sắc siêu thực...
* Thể thơ: Tự do
* Đối tượng gợi cảm hứng sáng tác:P G Lor-ca (1898 – 1936)
- Một thiên tài: nhà thơ, nhạc sĩ, nhà viết kịch, nhà hoạt động sân khấu người Tây Ban Nha - đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỷ XX.
- Một số phận đầy oan khuất: kẻ thù tàn nhẫn lén thủ tiêu ông
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Đọc
2. Bố cục:
-6 dòng đầu: Lor-ca- nghệ sĩ tự do, đơn độc
- 12 dòng tiếp: Lor-ca-cái chết oan khuất, bi phẫn
- 13 dòng cuối: Lor-ca- linh hồn sáng trong, bất tử (Niềm xót thương Lor-ca những suy tư về cuộc giải thoát và giã từ của Lor-ca.)
3. Tìm hiểu văn bản.
3.1. Ý nghĩa của câu đề từ
-Lời di chúc sớm của Lor –ca
+ Tình yêu say đắm của Lo r-ca với NT, với đất nước TBN
+ Lời nhắn gửi thế hệ sau: từ bỏ NT của ông để sáng tạo cái mới.
3.2. Hình tượng Lo r-ca
a. 6 dòng đầu: Hình ảnh Lor-ca người nghệ sĩ tự do, khát vọng cách tân nghệ thuật
- Hình ảnh:
+ “Những tiếng đàn bọt nước”: so ánh, ẩn dụ mới mẻ
à Tượng trưng: vẻ đẹp trong trẻo, mỏng manh đó cũng là số phận của người nghệ sĩ.
+ “Áo choàng đỏ gắt ” : gợi lên không gian văn hóa của TBN, tài năng dũng khí của người đấu sĩ
àTượng trưng: Trận đấu quyết liệt giữa khát vọng tự do, dân chủ của Lor ca và nền chính trị độc tài, hà khắc của bọ phát xít; giữa khát vọng cách tân nghệ thuật của Lor ca và sự bảo thủ, trì trệ, già nua của nền nghệ thuật TBN.
+ Nghệ thuật láy âm “li-la li-la li-la” → gợi hợp âm của tiếng đàn ghi ta, gợi hình ảnh bông hoa buồn của phút chia ly, gợi chuyến đi thăm thẳm và đơn độc của người nghệ sĩ
+ “Đi lang thang, đơn độc, chuếnh choáng, mỏi mòn”.
àTượng trưng: Người nghệ sĩ tự do nhưng đơn độc.
- Nghệ thuật: Sử dụng từ láy, điệp từ: Tăng tính biểu cảm, tạo nhạc điệu cho đoạn thơ.
=>Hình tượng Lor ca hiện lên mạnh mẽ nhưng đơn độc trên con đường cách tân nghệ thuật và hành trình đấu tranh chính trị dùng tiếng đàn để giải bày nổi lòng của mình.
b. 12 dòng tiếp: Cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca, khát vọng cách tân nghệ thuật đành dang dở
- Phút giây bi phẫn nhất trong cuộc đời của Lor – ca
- Nghệ thuật:
+Đối lập:
Tiếng hát >< áo choàng bê bết đỏ
(tình yêu, cái đẹp) (tội ác dã man)
+ Hoán dụ:
Tiếng hát à Lor – ca
Áo choàng bê bết đỏ à cái chết oan khuất
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Tiếng ghi ta nâu
Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
Tiếng ghi ta tròn bọt nước
Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy
->Tiếng ghi ta vỡ ra thành màu sắc, hình khối, thành máu, nước mắt và thân phận con người.
à Các thủ pháp nghệ thuật làm tăng tính tạo hình, có sức ám ảnh mạnh mẽ.
Þ Cái chết của Lor – ca gây nên lòng căm thù bọn phát xít và lòng cảm thương đối với người nghệ sĩ khi khát vọng cách tân nghệ thuật còn dang dỡ.
c. Niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca
Không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang
- Nghệ thuật so sánh: Thể hiện nỗi xót tiếc của hậu thế, sự hồi sinh mạnh mẽ của tiếng đàn.
à Tiếng đàn: tượng trưng cho nghệ thuật của Lor – ca, tình yêu của Lor – ca với con người, với đất nước TBN.
=> Tiếng đàn của Lor ca là sự hòa quyện giữa nỗi đau và tình yêu, giữa cái chết và sự bất tử.
.-Suy tư về cuộc giải thoát và giã từ của Lor ca:
Đường chỉ tay đã đứt
Dòng sông rộng vô cùng
àDòng sông: tượng trưng cho cuộc đời.
- Lor – ca bơi sang ngang
Trên chiếc ghi ta màu bạc à sự giã từ cuộc đời của Lor – ca.
- Chàng ném: lá bùa, cô gái Di gan àchủ động, tự nguyện từ giã cuội đời
- Li – la – li – la – li – la à dư âm vang vọng chưa kết thúc, nghệ thuật của Lor – ca là bất tử.
Þ Cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor – ca. Ông trở thành bất tử trong chính cuộc giã từ này. Ngợi ca nghệ thuật chân chính.
III. Tổng kết
Nghệ thuật :
-Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc
-Sử dụng hình ảnh, biểu tượng – siêu thực có sức chứa lớn về nội dung; tạo ra màu sắc Tây Ban Nha rất đậm nét trong bài thơ
-Kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc.
- Ngôn ngữ hàm súc, giàu sức gợi.
2. Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lor-ca.
Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor- ca, nhà thơ , nhà cách tân vĩ đại của Tât Ban Nha và thế giới thế kỉ XX.
3.Hoạt động luyện tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Ý nghĩa ẩn dụ của hình tượng
tiếng đàn trong bài thơ?
- Hình tượng tiếng đàn được xuất hiện nhiều lần trong bài thơ: tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng, tiếng đàn như cỏ mọc hoang
+ Tiếng đàn ghi ta ở đây được thể hiện với vô vàn cung bậc khác nhau: khi là âm thanh vui tươi, khi là âm thanh chia cắt, tan vỡ, khi là âm thanh của cái chết, khi là giai điệu của tình yêu.
+ Tiếng đàn ghi ta là sự hài hòa của rất nhiều trạng thái cảm xúc.
.Trước hết đó là cảm xúc của Lor-ca: Cuộc đời Lor-ca như tiếng ghi ta, những âm thanh, cung bậc của nó khi réo rắt về niềm yêu đời thiết tha, khi hùng tráng, mạnh mẽ về những ngày tháng chiến đấu sôi nổi, khi trầm lặng, đau buồn về khoảnh khắc phải chia lìa sự sống.
. Những âm thanh ấy cũng là âm thanh biểu hiện dòng cảm xúc mãnh liệt của tác giả: niềm tiếc thương đau đớn, chua xót, sự ngưỡng mộ tôn vinh được hài hòa vào những cung bậc thanh âm của tiếng ghi ta.
+ Tiếng ghi ta là ẩn dụ hay nói đúng hơn là bài ca về cuộc đời, số phận và cái chết của Lor-ca. Cuộc đời của con người ấy như tiếng đàn ghi ta với thanh âm trong trẻo làm lay động lòng người.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng
-Nêu nhận xét về sự sáng tạo nghệ thuật của Thanh Thảo trong bài thơ. tìm phân tích những hình ảnh biểu tượng giàu sức gợi trong bài thơ( cây đàn, tiếng ghi –ta.. ... )
- Cảm nhận về hình tượng Lo r-ca qua bài thơ.
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HOC
1.Hướng dẫn học bài cũ
- Học thuộc bài thơ, nắm nội dung, đặc sắc nghệ thuật
-Hoàn thiện các bài tập vận dụng, mở rộng
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
* Soạn bài: Thực hành một số phép tu từ cú pháp
+ Tổ 1: Bài tập về phép lặp
+ Tổ 2: Bài tập về phép liệt kê
+ Tô 3: Phép chêm xen
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dan Ghi Ta_12511681.doc