Giáo án Ngữ văn 12 tiết 58: Quá trình văn học và phong cách văn học

2. Bài mới:

a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)

* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học

- Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới.

- Phương pháp/kĩ thuật: động não, trực quan

* Hình thức tổ chức hoạt động: Tác phẩm nào sau đây thể hiện phong cách thơ có bút pháp cổ điển và tinh thần hiện đại?

a/ Chân quê ( Nguyễn Bính)

b/ Vội vàng ( Xuân Diệu)

c/ Chiều tối( Hồ Chí Minh )

d/ Từ ấy ( Tố Hữu)

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 tiết 58: Quá trình văn học và phong cách văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 12C2: Tổng số: Vắng: Lớp 12C5: Tổng số: Vắng: Tiết 58 QUÁ TRÌNH VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH VĂN HỌC I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Nắm được khái niệm quá trình văn học, bước đầu có ý niệm về các trào lưu VH tiêu biểu - Hiểu được khái niệm phong cách VH, biết nhận diện những biểu hiện của PCVH qua một số tác giả , tác phẩm tiêu biểu trong chương trình. 2. Kĩ năng: - Nhận diện các trào lưu văn học; Thấy được những biểu hiện của phong cách văn học - Thông thạo: các bước bài nghị luận về một ý kiền bàn về văn học mang tính lí luận văn học. 3.Thái độ: - Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản khoa học xã hội, trong đó cần nắm vững thuật ngữ văn học. - Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày một bài lí luận văn học - Hình thành nhân cách: có ý thức tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến lí luận văn học. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản - Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập - Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản thuộc lí luận văn học. - Năng lực đọc - hiểu các văn bản khoa học xã hội. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về lí luận văn học. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: -SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 11; Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập; Bài giảng Powerpoit. - Tư liệu tham khảo: Lý luận văn học – tập 3 (NXB Đại học Sư phạm Hà Nội). 2. Chuẩn bị của HS: - Chuẩn bị bài theo hệ thống kiến thức trong SGK - Sưu tầm một số nhận định về trào lưu văn học, phong cách nghệ thuật. - Tìm hiểu về phong cách nghệ thuật của một số tác giả tiêu biểu. III. Tiến trình giờ học. 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới. - Phương pháp/kĩ thuật: động não, trực quan * Hình thức tổ chức hoạt động: Tác phẩm nào sau đây thể hiện phong cách thơ có bút pháp cổ điển và tinh thần hiện đại? a/ Chân quê ( Nguyễn Bính) b/ Vội vàng ( Xuân Diệu) c/ Chiều tối( Hồ Chí Minh ) d/ Từ ấy ( Tố Hữu) b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Nắm được khái niệm phong cách văn học, biểu hiện của phong cách văn học - Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm phong cách văn học Cho HS làm việc theo nhóm Đi tìm bức tranh bí ẩn HS đoán tên tg được nhắc đến qua các thông tin. Nhóm nào sử dụng ít thông tin nhất, nhóm đó sẽ thắng. II. Phong cách văn học 1. Khái niệm PCVH Phiếu tác giả số 1: 1. Đây là tác giả có cách viết ngắn gọn, trong sáng giản dị 2. Người viết luôn chủ động sử dụng sáng tạo, linh hoạt các thú pháp, bút pháp nghệ thuật khác nhau nhằm mục đích thiết thực của mỗi tác phẩm. 3. Tư tưởng, tình cảm, hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của tác giả luôn vận động một cách tự nhiên hướng về ánh sáng, sự sống và tương lai 4. Vẻ đẹp hàm súc, hoà hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa chất “tình” chất “thép” là đặc điểm nổi bật ở các sáng tác thơ ca nghệ thuật của tác giả này. 5. Đây là tác giả của “Tuyên ngôn độc lập” , “Nhật kí trong tù” Phiếu tác giả số 2: 1. Tác giả của những truyện ngắn trữ tình, truyện không có truyện 2. Không gian nghệ thuật trong nhiều sáng tác là hình ảnh phố huyện thưa vắng đượm buồn 3. Văn phong trong sáng, giản dị, giàu chất thơ là đặc điểm tiêu biểu trong sáng tác của tác giả này. 4. Nhân vật trong tác phẩm chủ yếu được khai thác ở phương diện nội tâm với những rung động nhẹ nhàng, mơ hồ 5. Đây là tác giả của “Hai đứa trẻ” “Gió lạnh đầu mùa” Phiếu tác giả số 3: 1. Là tác giả tiếp thu sáng tạo và ảnh hưởng thơ ca Pháp, đặc biệt là trường phái thơ tượng trưng Pháp. 2. Nhà thơ mang đến cho thi đàn một tiếng nói “nồng nàn, sôi sục, ít có trong thơ ca truyền thống” 3. Nhà thơ của niềm “khát khao giao cảm với đời”, cuộc đời hiểu theo nghĩa chân thật và trần thế nhất 3. Cái nhìn “xanh non, biếc rờn” lấy con người giữa mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu làm chuẩn mực cho cái đẹp là một trong những đặc điểm nổi bật của tác giả này 5. Đây là tác giả của “Vội vàng”, “Đây mùa thu tới” Phiếu tác giả số 4: 1.Đậm đà chất sử thi là một đặc điểm trong sáng tác của tác giả này. 2. Cảm xúc trong tác phẩm luôn hướng đến cái ta chung với lẽ sôn gs lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng và đời sống cách mạng 3. Giọng điệu ngọt ngào, tâm tình thương mến, bao trùm trong các sáng tác của tác giả,. 4. là nhà thơ trữ tình chính trị với nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc 5. Đây là tác giả của “Từ ấy”, “Việt Bắc” - Tại sao qua những thông tin ngắn gọn như thế mà chúng ta lại biết được đó là tg nào? - Một trong số những đặc điểm kể trên là những ví dụ chỉ ra phong cách văn học hay phong cách nghệ thuật của các nhà văn nhà thơ, Vậy theo em, thế nào là phong cách nghệ thuật của một tác giả? - Đó là những nét nổi bật nhất, riêng biệt nhất trong mỗi sáng tác của tg về phương diện nd hoặc nt hay cách nhìn, cách cảm của mỗi nhà văn, nhà thơ => Phong cách văn học (pc nt) là nét riêng biệt độc đáo của một tg trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể. 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu những biểu hiện của PCVH - Tất cả các nhà văn đều sáng tác. Các em hãy tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra nếu như tất cả các tp ấy, tg ấy đều chung một gương mặt, một tâm hồn, một phương thức biểu hiện? Vậy phong cách nghệ thuật nảy sinh, xuất phát tử những nhu cầu nào? ý nghĩa của chúng với mỗi nhà văn, với trào lưu và quá trình văn học? 2. Những biểu hiện của PCVH - Cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá với giọng điệu riêng biệt - Việc lựa chọn đề tài, xác định chủ đề, cách thể hiện hình ảnh, nhân vật, triển khai cốt truyện, hoặc xác lập tứ thơ - Hệ thống phương thức biểu hiện, các thủ pháp kỹ thuật lưu lại đậm đặc cá tính sáng tạo của tác giả. - Tính thống nhất từ cốt lõi, nhưng triển khai thì đa dạng, đổi mới. - Phẩm chất thẩm mỹ cao và giàu tính nghệ thuật c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu, phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : thảo luận nhóm * Hình thức tổ chức hoạt động: Giải thích ý kiến sau của Sê-khốp: “Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả...Nếu anh không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ". Định hướng trả lời: - Lối đi riêng: Hướng khai thác, phản ánh đời sống in đậm dấu ấn cá nhân của mỗi một tác giả. Có thể là nét riêng trong phạm vi đề tài, chủ đề, cách tiếp cận, cái nhìn riêng biệt.. - Giọng điệu riêng: Giọng điệu là một yếu tố quan trọng trong việc xác định phong cách của một tác giả. Một nhà văn muốn có phong cách riêng nhất thiết phải có một “giọng điệu” riêng. Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” thì“Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò rất lớn tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc.” - Ý kiến của Sê-khốp thực chất bàn về phong cách nghệ thuật với các cấp độ khác nhau. Để trở thành một nhà văn, người cầm bút cần tìm ra cho mình một hướng tiếp cận, khai thác, phản ánh đời sống một cách độc đáo, còn để trở thành một nhà văn tài năng, người cầm bút cần tạo ra cho mình một giọng điệu riêng không lẫn với bất cứ nhà văn nào khác. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; - Phương pháp/kĩ thuật : Động não; Trình bày vấn đề * Hình thức tổ chức hoạt động - làm bài tập 2 trang 183 - Những tác phẩm của các tác giả sau đây thuộc trào lưu văn học nào: Thuốc – Lỗ Tấn, Những người khốn khổ – V. Huy gô, Hai đứa trẻ – Thạch Lam, Rô – mê – ô và Giu – li – et - U. Sechxpia 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học - Hoàn thiện bài tập trang 183

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 15 Qua trinh van hoc va phong cach van hoc_12491483.doc