Trắc nghiệm Giáo dục công dân 11 - Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Câu 12. Một trong các trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là

 A. để ý đến việc mọi người thực hiện pháp luật .

 B. không quan tâm đến việc mọi người thực hiện pháp luật.

 C. vận động những người xung quanh thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.

 D. Bắt buộc người thân phải thực hiện pháp luật của Nhà nước.

Câu 13. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự xuất hiện nhà nước là do

 A. sự đàn áp, thâu tóm quyền lực vào tay một số ít người trong xã hội.

 B. pháp luật quy định trao quyền cho giai cấp thống trị.

 C. người dân cần có một bộ máy để bảo vệ quyền lợi.

 D. sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Câu 14. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự xuất hiện nhà nước là do

 A. sự thâu tóm quyền lực vào tay một số ít người trong xã hội.

 B. pháp luật quy định trao quyền cho giai cấp thống trị.

 C. sự đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội.

 D. sự phát triển sản xuất làm hình thành chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 888 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm Giáo dục công dân 11 - Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9 : NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Câu 1. Nhà nước xuất hiện do A. ý muốn chủ quan của con người. B. ý chí của giai cấp thống trị. C. một tất yếu khách quan. D. lực lượng siêu nhiên áp đặt từ bên ngoài vào. Câu 2. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, nhà nước đầu tiên xuất hiện từ khi nào? A. Trong xã hội chiếm nô. B. Cùng với sự hình thành xã hội chiếm nô. C. Cùng với sự hình thành xã hội phong kiến. D. Trong nửa sau của xã hội cộng sản nguyên thủy. Câu 3. Nhà nước là một tổ chức đại diện cho A. giai cấp chiếm ưu thế về kinh tế trong xã hội. B. mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. C. đa số nhân dân lao động. D. giai cấp chiếm số đông trong xã hội. Câu 4. Nhà nước ra đời để A. bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị. B. bảo vệ quyền lợi cho nhân dân lao động. C. bảo vệ quyền lợi cho đa số nhân dân lao động. D. giải quyết mâu thuẫn giữa các giai cấp đối lập nhau. Câu 5. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của A. giai cấp công nhân. B. nhân dân lao động. C. cán bộ, công chức. D. giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức. Câu 6. Một trong các chức năng cơ bản của Nhà nước là A. trấn áp và bảo vệ đất nước. B. tổ chức đàn áp sự phản kháng trong xã hội. C. đảm bảo trật tự an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. D. tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Câu 7. Nhà nước pháp quyền XHCN mang bản chất của A. giai cấp công nhân. B. giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. C. giai cấp công nhân và nhân dân lao động. D. tầng lớp trí thức trong xã hội. Câu 8. Bản chất giai cấp của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện tập trung nhất ở A. sự phục vụ lợi ích của nhân dân. B. sự thể hiện ý chí của nhân dân. C. sự do nhân dân xây dựng nên. D. sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước. Câu 9. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng A. pháp luật. B. chính sách. C. quyền lực. D. chỉ thị. Câu 10. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là A. quan tâm đến các vấn đề chính trị của đất nước. B. quan tâm đến các vấn đề kinh tế của đất nước. C. chấp hành pháp luật của Đảng và nhà nước . D. chấp hành đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Câu 11. Nhiệm vụ nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam? A. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. B. Phát triển giáo dục công lập. C. Phát triển kinh tế tập thể. D. Duy trì kinh tế nhà nước. Câu 12. Một trong các trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là A. để ý đến việc mọi người thực hiện pháp luật . B. không quan tâm đến việc mọi người thực hiện pháp luật. C. vận động những người xung quanh thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước. D. Bắt buộc người thân phải thực hiện pháp luật của Nhà nước. Câu 13. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự xuất hiện nhà nước là do A. sự đàn áp, thâu tóm quyền lực vào tay một số ít người trong xã hội. B. pháp luật quy định trao quyền cho giai cấp thống trị. C. người dân cần có một bộ máy để bảo vệ quyền lợi. D. sự phát triển của lực lượng sản xuất. Câu 14. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự xuất hiện nhà nước là do A. sự thâu tóm quyền lực vào tay một số ít người trong xã hội. B. pháp luật quy định trao quyền cho giai cấp thống trị. C. sự đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội. D. sự phát triển sản xuất làm hình thành chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Câu 15. Các kiểu nhà nước đã xuất hiện trong lịch sử là A. nhà nước nguyên thủy, chiếm nô, phong kiến và nhà nước XHCN. B. nhà nước chiếm nô, phong kiến, tư sản và nhà nước XHCN. C. nhà nước nguyên thủy, chiếm nô, phong kiến và nhà nước tư sản. D. nhà nước nguyên thủy, phong kiến, tư sản và nhà nước XHCN. Câu 16. “Nhà nước ra đời khi xã hội phân hóa thành các giai cấp và mâu thuẫn giữa các giai cấp trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được” đề cập đến A. bản chất của Nhà nước. B. nguồn gốc ra đời của Nhà nước. C. vai trò của Nhà nước. D. đặc trưng của Nhà nước. Câu 17. Tính dân tộc của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thể hiện ở nội dung nào dưới đây? A. Nhân dân các dân tộc xây dựng nên. B. Kế thừa và phát huy truyền thống, bản sắc của dân tộc . C. Thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân các dân tộc. D. Nhà nước thống nhất và bình đẳng của nhân dân các dân tộc trong nước. Câu 18. Hoạt động nào dưới đây không thuộc chức năng tổ chức xây dựng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ? A. Làm thất bại âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. B. Hướng dẫn kỹ thuật trồng giống cà chua năng suất cao. C. Tổ chức giải đua xe đạp vì môi trường xanh – sạch – đẹp. D. Phát động tháng an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ. Câu 19. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao hàm nội dung nào dưới đây? A. tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. B. tính nhân văn sâu sắc. C. tính hiện đại sâu sắc. D. tính truyền thống sâu sắc. Câu 20. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân vì A. là thành quả cách mạng của nhân dân lao động B. là thành quả cách mạng của giai cấp công nhân C. là thành quả cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam D. là thành quả cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo. Câu 21. Chức năng quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. bạo lực và trấn áp. B. tổ chức và xây dựng. C.bạo lực và xây dựng. D. xây dựng và trấn áp. Câu 22. Biểu hiện nào dưới đây là chức năng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ? A. Tổ chức và xây dựng. B. Tổ chức các hoạt động từ thiện. C. Tổ chức các sự kiện truyền thông. D. Tổ chức đàn áp sự phản kháng trong xã hội. Câu 23. Nội dung nào dưới đây sai khi nói về khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Là nhà nước của nhân dân. B. Là nhà nước của dân, do dân, vì dân. C. Là nhà nước của riêng giai cấp công nhân. D. Là nhà nước của giai cấp công nhân và các giai cấp, tầng lớp khác. Câu 24. Nhiệm vụ nào dưới đây không phải là trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ? A. Xây dựng, bảo vệ chính quyền. B. Đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật. C. Bảo vệ pháp luật của Nhà nước. D. Giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Câu 25. Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về trách nhiệm của công dân trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng ? A. Có thể tuyên truyền. B. Là nhiệm vụ của công dân. C. Không bắt buộc. D. Tùy ai có thời gian thì tuyên truyền. Câu 26. Mỗi công dân cần phải làm gì để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực của cán bộ nhà nước. B. Giới thiệu nhiều người thân tham gia bộ máy chính quyền. C. Phê phán các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước. D. Đấu tranh yêu cầu chính quyền đảm bảo mọi sự tự do cho công dân. Câu 27. Khi phát hiện người đang có hành vi chặt phá rừng em sẽ A. không quan tâm đó là việc của kiểm lâm. B. coi như không biết . C. báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền. D. kể cho bạn bè . Câu 28. A đề nghị các bạn trong lớp tổ chức đua xe. Nếu là bạn của A em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Khuyên A và các bạn không nên tổ chức và tham gia đua xe. B. Ủng hộ nhiệt tình ý kiến của A và vận động các bạn đồng ý. C. Lẳng lặng đi về kệ các bạn và A. D. Không có ý kiến gì chỉ đợi để xem . Câu 29. Trong buổi ngoại khóa tuyên truyền về an toàn giao thông K được cô giáo phân công phát tờ rơi cho các bạn. K không nhận lời vì cho rằng đó là việc của cảnh sát giao thông. Nếu là K em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây ? A. Cũng giống như K, không nhận lời B. Vui vẻ nhận lời và thực hiện tốt nhiệm vụ C. Bảo cô phân công bạn khác. D. Trả vờ đau đầu và xin nghỉ buổi ngoại khóa. Câu 30. Em phát hiện ra một quán chè đã cho thêm chất gây nghiện vào để thu hút khách hàng em sẽ A. coi như không biết vì sợ bị đánh. B. chụp hình và tung lên facebook. C. nói ngay với bố mẹ để báo cho công an. D. im lặng và không mua xôi ở đó nữa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÀI 9.doc
Tài liệu liên quan