a.Đặc điểm,thể loại.
-TNĐL thuộc thể văn chính luận: thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ
-Văn chính luận nếu có dùg hình ảnh, có gợi đến tình cảm thì chẳng qua cũng chỉ để giúp thêm cho sự thuyết phục bằng lí lẽ mà thôi.
b. Bố cục
- Phần 1: Từ đầu đến “ không ai chối cãi được”
à Nêu nguyên lí chung của bản tuyên ngôn độc lập.
- Phần 2:“Thế mà, . phải được độc lập”
à Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khẳng định thực tế lịch sử là nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Phần 3: Còn lại
à Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ nền độc lập của dân tộc
6 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 3595 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 tiết 7: Tuyên ngôn độc lập (phần II: Tác phẩm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/8/2018
Tiết: 7
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
(PHẦN II: TÁC PHẨM)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nắm được nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh.
- Thấy được gía trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của Tuyên ngôn Độc lập cũng như vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả.
2. Kĩ năng:- Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
3. Thái độ:Tự hào về nền độc lập của dân tộc
Định hướng năng lực, phẩm chất HS.
a. Năng lực tự học; hợp tác; giải quyết vấn đề, thưởng thức và cảm thụ thẩm mĩ, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
b. Phẩm chất: sống tự chủ, sống có trách nhiệm; yêu nước.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, SGV
- Thiết kế bài dạy.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
- PPDH: đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, thuyết trình.
- KTDH:chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, đọc sáng tạo.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định tổ chức
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
PP: Nêu và giải quyết vấn đề
KT đặt câu hỏi
NL: Tự học, giải quyết vấn đề
GV: Việc đăng kí khai sinh cho mỗi người có ý nghĩa gì với họ? Suy rộng ra, việc khai sinh cho một dân tộc có ý nghĩa gì với con người, đất nước đó? Hãy ghi lại ngắn gọn câu trả lời của anh/chị vào sơ đồ dưới đây và phát biểu ý kiến.
ý nghĩa khai sinh của một con người dân tộc
ý nghĩa khai sinh của một dân tộc
HS thực hiện nhiệm vụ và báo cáo.
-GV: giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
PPDH và KTDH
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
ĐHNL
- PP: đàm thoại
KT: đặt câu hỏi.
- Đàm thoại
- Động não.
- Đàm thoại, đặt và giải quyết vấn đề
- Đọc sáng tạo, đặt câu hỏi.
- PP: hoạt động nhóm, đặt giải quyết vấn đề, thuyết trình
- KT: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
Thao tác 1: Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của bản tuyên ngôn.
+ GV: Bản tuyên ngôn ra đời trong hoàn cảnh của thế giới và Việt Nam như thế nào?
+ HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời.
+ GV: Sự kiện này đánh dấu dấu mốc lịch sử nào của dân tộc?
+ HS trả lời: mở ra một kỷ nguyên mới, độc lập , chủ quyền.
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh xác định mục đích viết và đối tượng hướng đến của bản tuyên ngôn.
+ GV: Nói thêm về tình thế đất nước lúc bấy giờ:
- Miền Bắc: quân Tưởng mà đứng sau là Mĩ đang lăm le
- Miền Nam: quân Anh cũng sẵn sàng nhảy vào
- Pháp: dã tâm xâm lược VN lần thứ 2.
GV: Trước tình hình như thế, theo em, đối tượng mà bản tuyên ngôn hướng đến là những ai
Toàn thể quốc dân đồng bào
Toàn thể nhân dân thế giới yêu chuộng hòa bình
Bọn đế quốc, thực dân: Anh, Pháp, Mĩ
Tất cả những đáp án trên
- HS lựa chọn và trả lời
- GV nhận xét và chốt
GV: Bản tuyên ngôn được viết ra nhằm mục đích gì?
A- Công bố nền độc lập của dân tộc, khai sinh nước Việt Nam mới trước quốc dân và thế giới
B - Cương quyết bác bỏ luận điệu và âm mưu xâm lược trở lại của các thế lực thực dân đế quốc.
C - Bày tỏ quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc.
D- Tất cả đáp án trên
- HS lựa chọn và trả lời
- GV nhận xét và chốt
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh xác định bố cục của văn bản.
+ GV: hướng dẫn và gọi học sinh đọc văn bản.
Yêu cầu:
- Đọc rõ ràng, âm vang, có ngắt nghỉ giữa các phần như giọng đọc của Bác.
- Phần nội dung: đọc với giọng hùng hồn, đanh thép, nhấn mạnh vào cấu trúc trùng điệp để tô đậm tội ác của Pháp.
- Phần viết về quá trình nổi dậy: đọc với giọng tự hào, nhấn giọng vào chữ sự thật.
- Lời tuyên ngôn và tuyên bố cuối cùng: giọng trang trọng, hùng hồn.
+ HS: Đọc nối tiếp bản tuyên ngôn theo yêu cầu của GV.
+ GV: Nêu đặc điểm, thể loại của tác phẩm? Một bản tuyên ngôn độc lập thường có ba phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Căn cứ vào tác phẩm, hãy đánh dấu vị trí từng phần và phát biểu khái quát nội dung mỗi phần?
+ HS: làm việc cá nhân, trình bày
+ GV: Định hướng, nhận xét ý kiến của học sinh.
+ GV: Chỉ ra mạch lập luận: Mục đích của bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ tuyên bố mà còn “đánh địch”, bẻ gãy những luận điệu xảo trá của kẻ thù.
- Vì vậy, trước hết bản tuyên ngôn xác định cơ sở pháp lí, điểm tựa vững chãi, thuyết phục cho lập luận ở phần mở đầu.
- Đó cũng là căn cứ để vạch tội kẻ thù, chỉ ra tính chất phi nghĩa của chúng, là cơ sở để khẳng định cho lẽ phải của ta (Ở phần nội dung dung)
- Từ đó, mới hùng hồn khẳng định xóa bỏ chế độ, quan chủ, thực dân của Pháp.
à Lập luận thuyết phục ở tính logic chặt chẽ: Từ cơ sở lí luận đối chiếu với thực tiễn, rút ra kết luận phù hợp, đích đáng, không thể không công nhận
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần 1 của bản tuyên ngôn.
- GV chia lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ
+ Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn độc lập này là gì?
+ Theo em, việc Bác trích dẫn lời của hai bản tuyên ngôn này thể hiện sự khôn khéo, kiên quyết như thế nào?
+ Em hiểu được là Bác trích dẫn hai bản tuyên ngôn này nhằm mục đích gì?
+ Theo em, việc Bác trích dẫn như vậy để từ đó suy rộng ra điều gì? Khẳng định đóng góp lớn về tư tưởng của Bác ở phần này?
- HS thảo luận và trình bày
- HS nhóm khác theo dõi, nhận xét, tranh luận và bổ sung( nếu có)
- GV nhận xét, bổ sung( nếu có) và chốt KT
I. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Thế giới:
+ Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc: Hồng quân Liên Xô tấn công vào sào huyệt của phát xít Đức,
+ Nhật đầu hàng Đồng minh
- Trong nước:
+ CMTT thành công, cả nước giành chính quyền thắng lợi.
+ Ngày 26 tháng 8 năm 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội
+ Ngày 28 tháng 8 năm 1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội.
+ Ngày 2 tháng 9 năm 1945: Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước VNDCCH.
2. Đối tượng,mục đích sáng tác:
a.Đối tượng
-Toàn thể quốc dân đồng bào
- Nhân dân thế giới
- Các lực lượng ngoại bang nhân danh đồng minh diệt phát xít Nhật (Pháp, Mĩ , Anh, Trung Quốc.
b.Mục đích.
- Công bố nền độc lập của dân tộc, khai sinh nước Việt Nam mới trước quốc dân và thế giới
- Cương quyết bác bỏ luận điệu và âm mưu xâm lược trở lại của các thế lực thực dân đế quốc.
- Bày tỏ quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc.
3. Đặc điểm,thể loại,bố cục:
a.Đặc điểm,thể loại.
-TNĐL thuộc thể văn chính luận: thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ
-Văn chính luận nếu có dùg hình ảnh, có gợi đến tình cảm thì chẳng qua cũng chỉ để giúp thêm cho sự thuyết phục bằng lí lẽ mà thôi.
b. Bố cục
- Phần 1: Từ đầu đến “không ai chối cãi được”
à Nêu nguyên lí chung của bản tuyên ngôn độc lập.
- Phần 2:“Thế mà, . phải được độc lập”
à Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khẳng định thực tế lịch sử là nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Phần 3: Còn lại
à Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ nền độc lập của dân tộc
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn độc lập:
- Cơ sở pháp lí của TNĐL: trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ
- Ý nghĩa:
+ Vừa khôn khéo: Tỏ ra tôn trọng những tuyên ngôn bất hủ của cha ông kẻ xâm lược vì những điều được nêu là chân lí của nhân loại
+ Vừa kiên quyết: Dùng lập luận Gậy ông đập lưng ông để phê phán và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng.
+ Ngầm gửi gắm lòng tự hào tự tôn dân tộc
=> lập luận chặt chẽ, lý lẽ logic, đầy sức thuyết phục, tính chiến đấu mạnh mẽ
Trích dẫn sáng tạo
Quyền tự do
Quyền bình đẳng
Quyền lợi con người
Quyền lợi dân tộc
à Đó là suy luận hợp lí, sáng tạo, là đóng góp quan trọng nhất trong tư tưởng giải phóng dân tộc của Bác, là phát súng lệnh cho bão táp cách mạng ở các nước thuộc địa.
=> Hồ Chí Minh mở đầu bản tuyên ngôn thật súc tích, ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, cách trích dẫn sáng tạo để đi đến một bình luận khéo léo, kien quyết: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
- Năng lực tự học
Giải quyết vấn đề.
Tự học, giải quyết vấn đề
Hợp tác, giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ, sử dụng ngôn ngữ TV
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
PPDH và KTDH
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
ĐH NL
PP: đặt và giải quyết vấn đề.
KT: giao nhiệm vụ.
- GV giao nhiệm vụ:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới
Người đứng trên đài, lặng phút giây
Trông đàn con đó, vẫy hai tay
Cao cao vầng trán... Ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây!
( Trích Theo chân Bác-Tố Hữu)
Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ?
Câu 2:Nội dung chính của đoạn thơ là gì?
Câu 3:Khi đọc “Tuyên ngôn Độc lập”, Hồ Chí Minh đã “lặng phút giây”. Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn lý giải vì sao Bác có cảm xúc đó.
- HS nhận nhiệm vụ, làm việc cá nhân, trình bày, NX, BS.
- GV NX.
Trả lời:
Câu 1:Phương thức biểu đạt của đoạn thơ là miêu tả và biểu cảm
Câu 2:Nội dung chính của đoạn thơ : Nhà thơ Tố Hữu đã viết về giây phút xúc động thiêng liêng khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”.
Câu 3:Đoạn văn ngắn thể hiện những ý sau:
-“Tuyên ngôn Độc lập” ra đời là một trong những niềm xúc động, hạnh phúc lớn lao nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Phía sau những lập luận chặt chẽ, sắc sảo, đanh thép, đầy tính đối thoại, xác định giá trị pháp lí của chủ quyền dân tộc là dòng cảm xúc, tình cảm của người viết Tuyên ngôn.
-Những lời tuyên bố trong bản Tuyên ngôn là kết quả bao nhiêu máu đã đổ của các chiến sĩ, đồng bào trong cả nước. Mỗi dòng chữ là chan chứa niềm tự hào dân tộc. Mỗi dòng chữ là một niềm hạnh phúc vô biên khi đất nước đã được độc lập, tự do. Mỗi dòng chữ cũng là những đau đớn, nhức nhối khi nhìn lại bao rên xiết lầm than của nhân dân ta khi bị kẻ thù áp bức, bóc lột.
Vì vậy, sức thuyết phục của “Tuyên ngôn Độc lập” không chỉ ở hệ thống lập luận sắc sảo mà còn ở tình cảm chan chứa, sâu sắc của tác giả.
Tự học, giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mỹ
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
PPDH và KTDH
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
ĐH NL
PP: đặt và giải quyết vấn đề
KT: giao nhiệm vụ
GV: giao nhiệm vụ: Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về quyền bình đẳng, tự do, mưu cầu hạnh phúc của con người
HS: thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kq
- GV thu sản phẩm ở giờ sau để đánh giá
.Đoạn văn cần đảm bảo yêu cầu về hình thức và nội dung.
- Hình thức một đoạn văn
- Nội dung cần sử dụng một hoặc kết hợp các thao tác lập luận làm sáng tỏ chủ đề: quyền bình đẳng, tự do, mưu cầu hạnh phúc của con người
NL: Tự học, giải quyết vấn đề
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
PPDH và KTDH
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
ĐH NL
PP: đặt và giải quyết vấn đề
KT: giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ cho HS cả lớp: Tìm đọc những bài văn, thơ viết về thời khắc lịch sử của dân tộc khi Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập.
HS: thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kq
- HS tra cứu trên internet, trong sách báo.
- NL: Tự học
Dặn dò
Chuẩn bị: Tuyên ngôn Độc lập(Phần hai:Tác phẩm)
E. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 32 Tong ket phan Tieng Viet hoat dong giao tiep bang ngon ngu_12404837.docx