Giáo án Ngữ văn 12: Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài

2. Nhân vật A Phủ:

* Số phận: mồ côi, biến thành đứa ở trừ nợ -> bất hạnh.

* Bản chất:

- 1 chàng trai khoẻ mạnh, không sợ cường quyền.

- 1 người có khát vọng hạnh phúc, tự do, 1 chàng trai siêng năng, chăm chỉ.

=> Có thể nói AP mang vẻ đẹp tiêu biểu cho những thanh niên miền núi Tây Bắc.

3. Giá trị tác phẩm:

a) Giá trị hiện thực:

- Cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của những người lao động nghèo ở Tây Bắc (Mị và AP).

- Phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi.

b) Giá trị nhân đạo:

- Đồng cảm, sẻ chia sâu sắc của nhà văn với thân phận đau khổ của người lao động miền núi trước CM.

pdf3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12: Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỢ CHỒNG A PHỦ Tô Hoài I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: (1920 – 2014) - Quê: Hà Đông. - Là nhà văn lớn có số lượng dạt kỉ lục. - Là người am hiểu sâu sắc đời sống, phong tục của dân tộc đồng bằng là các dân tộc thiểu số phương Bắc VN. - Tô Hoài là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vừng giàu có. - Tác phẩm: SGK/4. 2. Văn bản: a) Hoàn cảnh sáng tác: (1952), in trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953) b) Tóm tắt: Truyện kể về cuộc đời vợ chồng AP: Mị là cô gái trẻ đẹp, nhà nghèo, sống ở Hồng Ngài, hiếu thảo, đảm đang, giàu sức sống, yêu đời và rất mực tài hoa. Chỉ vì một món nợ từ hồi cha mẹ mới cưới nhau mà Mị bị Thống Lí Pá Tra bắt về làm dâu trừ nợ, thực chất là làm nô lệ không công cho nhà Thống Lí. Kể từ khi bước chân vào nhà Thống Lí, Mị phải sống những tháng ngày tăm tối, bị đầy đoạ về thể xác, bị giày đạp về tinh thần. Mị phải lao động quần quật như con trâu, con ngựa. Đã có lần Mị muốn chết nhưng lo sợ liên luỵ đến bố lại thôi, tiếp tục trở về cuộc đời nô lệ. Cuộc sống đau khổ đã cướp đi tuổi thanh xuân của Mị, làm cho cô gần như tê liệt sức sống, cứ vật vờ như chiếc bóng. Cho đến một đêm tình xuân náo nức, tiếng sáo gọi bạn tha thiết vọng đến tai Mị đã đánh thức trong tâm hồn cô niềm khao khát hạnh phúc và tình yêu mãnh liệt. Mị chuẩn bị áo váy đi chơi ngày xuân. Nhưng rồi chồng Mị đã vùi dập phũ phàng ngọn lửa ham sống vừa bừng lên đó. Hắn bước vào buồng rồi thản nhiên trói Mị vào cột nhà. Cũng trong đêm ấy, hắn phá đám cuộc chơi của trai làng nên bị AP đánh. Ỷ vào thế quan, thống lí Pá Tra bắt AP phải làm đứa ở, lao động khổ sai để trả nợ. Một lần vì làm mất con bò của nhà thống lí, AP bị đánh đập tàn nhẫn và bị trói vào góc nhà suốt mấy ngày. Cảm thông cho người cùng cảnh ngộ, Mị đã cởi trói cho AP và cùng nhau chạy trốn khỏi nhà thống lí ở Hồng Ngài, tìm đến Phiềng Sa. Họ nhận nhau là vợ chồng. Họ được cán bộ là A Châu giác ngộ, dìu dắt, cả hai trở thành du kích, tham gia tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp và bọ tay sai bọn phong kiến tay sai để giải phóng bản thân, quê hương mình. II. Đọc – Hiểu văn bản: 1. Nhân vật Mị: a) Cuộc sống thống khổ: * Cách giới thiệu nhân vật Mị của Tô Hoài: “1 cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa, lúc nào cũng cuối mặt, mặt buồn rười rượi” -> gây ấn tượng, ám ảnh đối với người đọc. * Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: là 1 cô gái trẻ đẹp, tài năng, hiếu thảo -> bị bắt làm dâu gạt nợ của nhà thống lí. * Từ khi về làm vợ A Sử: cuộc sống nô lệ - Làm việc cả ngày lẫn đêm. - Như con rùa trong xó cửa. - Nơi ở: buồng kín mít, cửa sổ vuông bằng bàn tay. - Bố chết -> không nghĩ đến chuyện tự tử bởi ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi. b) Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc (đêm tình mùa xuân) * Nguyên nhân của sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị: - Thiên nhiên, cuộc sống, con người ở Hồng Ngài: ăn tết sớm, gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội. - Tiếng sáo gọi bạn lấp ló đầu núi. - Mị uống rượu, uống ực từng bát. * Biểu hiện của sự thức tỉnh: - Thấy phơi phới trở lại. - Thấy mình còn trẻ -> muốn đi chơi -> Mị cũng sắp đi chơi -> hành động: thắp sáng căn buồng – tâm hồn – tương lai, quấn lại tóc, lấy váy hoa. - A Sử xuất hiện -> trói Mị vào cột : + Như không biết mình bị trói -> tâm hồn Mị vẫn dõi theo những cuộc chơi. + Vùng bước đi -> đau -> mình không bằng con ngựa. + Nếu có nắm lá ngón trong tay -> ăn cho chết ngay. => Sự tinh tế của Tô Hoài trong việc miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật. c) Sức phản kháng mãnh liệt (Mị cởi trói cho AP) * AP bị trói (mùa đông): - Lúc đầu: thản nhiên thổi lửa, hơ tay -> vô cảm. - 1 dòng nước mắt lấp lánh bò xuống 2 hõm má đã xám đen lại của AP -> nhớ tới mình -> thương mình -> nhận thức về sự độc ác của cha con thống lí Pá Tra -> thương người -> cắt dây cởi trói cho AP -> trốn theo AP => Đến đây, người đọc thấy hình ảnh 1 cô Mị ngày xưa với khát vọng tự do, hạnh phúc đã trở về và trỗi dậy mạnh mẽ. Mị có số phận đau khổ nhưng tiềm tàng sức sống, tiêu biểu cho phụ nữ miền núi nước ta trong thời kì trước CM đến những năm kháng chiến chống Pháp. 2. Nhân vật A Phủ: * Số phận: mồ côi, biến thành đứa ở trừ nợ -> bất hạnh. * Bản chất: - 1 chàng trai khoẻ mạnh, không sợ cường quyền. - 1 người có khát vọng hạnh phúc, tự do, 1 chàng trai siêng năng, chăm chỉ. => Có thể nói AP mang vẻ đẹp tiêu biểu cho những thanh niên miền núi Tây Bắc. 3. Giá trị tác phẩm: a) Giá trị hiện thực: - Cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của những người lao động nghèo ở Tây Bắc (Mị và AP). - Phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi. b) Giá trị nhân đạo: - Đồng cảm, sẻ chia sâu sắc của nhà văn với thân phận đau khổ của người lao động miền núi trước CM. - Lên án, tố cáo tội ác của giai cấp thống trị. - Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của con người Tây Bắc: sức sống, sức phản kháng mãnh liệt và khả năng CM. 4. Nghệ thuật: - Xây dựng nhân vật có nhiều điểm nhìn sâu sắc (AP: miêu tả qua hành động, Mị : khắc hoạ chủ yếu qua nội tâm). - Lối trần thuật uyển chuyển, linh hoạt, cách giới thiệu nhân vật tự nhiên, ấn tượng, kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt khéo léo. - Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục tập quán của người dân miền núi. - Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ. III. Tổng kết: (SGK/15)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTuan 19 Vo chong A Phu_12406917.pdf