Giáo án Ngữ văn 6 kì 2 - Trường THCS Thới Thuận

Tiết 112: Tiếng việt

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT::

 - Nắm được khái niệm loại câu trần thuật đơn có từ là.

- Biết sử dụng hiệu quả câu trần thuật đơn có từ là trong nói và viết.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1.Kiến Thức:

 - Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.

 - Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là.

 2. Kĩ năng:

 - Nhận biết được câu trần thuật đơn có từ là và xác định được các kiểu cấu tạo câu trần thuật đơn có từ là trong văn bản.

 - Xác định được chủ ngữ vị ngữ trong câu trần thuật đơn có từ là.

 - Đặc được câu trần thuật đơn có từ là.

 3. Thái Độ:

 - Giáo dục học sinh cách viết đúng khi dùng kiểu câu này.

4. Năng lực: Trên cơ sở giúp học sinh phát triển năng lực sau:

 - Năng lực giải quyết vấn đề.

 - Năng lực tư duy sáng tạo

 - Năng lực hợp tác

 - Năng lực tự quản lí

 

doc276 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 kì 2 - Trường THCS Thới Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dẫn HS lập dàn ý : - Xem lại dàn ý trong tiết “Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả” - Cho HS nhắc lại dàn ý đã học. * GV nhận xét chung về bài làm của HS : - GV nêu ưu điểm và khuyết điểm (mặt còn hạn chế) qua bài làm của HS về hình thức và nội dung để HS biết sửa chữa. - Một số em chưa xác định đúng trọng tâm của đề. - GV ghi những đoạn mà HS làm cần sửa chửa lại. - GV ghi các lỗi lên bảng để HS nhận xét và sửa lại cho đúng à HS biết được lỗi sai của mình (GV tùy từng lớp mà nêu cụ thể.) * Biểu điểm : + HT : đủ 3 phần sạch sẽ, rõ ràng (1đ) + ND : - Mở bài và kết bài đúng yêu cầu (3đ) - Thân bài đầy đủ đúng theo trình tự miêu tả phải biết kết hợp tả cảnh vật xung quanh và nêu cảm xúc (6đ) *GV trả bài cho hs, yêu cầu các em xem lại bài , thống kê lỗi chính tả. GV nêu một số lỗi điển hình hướng dẫn hs sửa: +Lỗi chính tả: +Lỗi diễn đạt: GV gọi hoc sinh đọc bài văn. Khảo sát chất lượng trên bài kiểm tra Lớp Giỏi khá TB yếu 6A1 1 10 24 5 6A5 1 4 30 4 6A6 2 10 24 3 HS lắng nghe. HS 1/ Ưu điểm : - Đa số các em làm bài đúng thể loại - Bố cục tương đối đầy đủ, rõ ràng - Biết cách dùng từ ngữ gợi tả âm thanh, màu sắc để tả cảnh. - Biết lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu đặc sắc để trình bày theo một thứ tự hợp lý. - Biết kết hợp các biện pháp tu từ khi miêu tả. - các bài văn hay: Bình, Trâm Anh, Linh, Chân, Mai Tiên, Kim, Mỹ, Muối Nhỏ, Vi, Xuyến... I/ YÊU CẦU CỦA ĐỀ : - Thể loại : Miêu tả cảnh - Nội dung : Tả cảnh cây mai vàng - Phạm vi miêu tả : II/ LẬP DÀN Ý : (xem lại dàn ý tiết 83, 84 : Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.) A. Mở bài: (1,5 đ) Giới thiệu loài cây mà em định tả, cây ấy là cây gì? Tả vào dịp nào? B. Thân bài: (6 đ) a. tả bao quát: cây to ntn? Cao bao nhiêu? Tán lá cành ntn? b. tả bộ phận: gốc mai ntn? Thân mai ra sao? Cành, lá, hoa ? - màu hoa tượng trưng có ý nghĩa gì? - thấy hoa biết được điều gì? C. kết bài: (1,5 đ) Cảm nghĩ của em về hoa mai vàng trong dịp tết đến . VD: hoa mai là hình ảnh tiêu biểu cho tết ở miền Nam, em cố gắng chăm sóc và giữ gìn. III/ NHẬN XÉT CHUNG : về bài làm của HS 2/ Hạn chế : - Chữ viết dối, dơ, gạch bỏ nhiều, tẩy xoá nhiều. - Ý thức chuẩn bị bài chưa tốt: bố cục chưa đầy đủ (thiếu mở bài hoặc kết bài) - Một số bài ý kém, nội dung bài quá sơ sài, còn mang tính chất kể . - Dùng từ chưa chính xác, diễn đạt lủng củng, vụng về, ý dài dòng thiếu dấu chấm câu. - bài làm sai lỗi chính tả, lỗi lặp từ, câu văn không chính xác. IV/ CHỮA LỖI : *GV trả bài cho hs, yêu cầu các em xem lại bài , thống kê lỗi chính tả. GV nêu một số lỗi điển hình hướng dẫn hs sửa: +Lỗi chính tả: cây may (cây mai), con gắng (con rắn), quằn quệ( ngoằn nghoè)..... +Lỗi diễn đạt (câu văn chưa đúng): Như cây mai kiểng và mai tứ quý, những bông hoa mai không phải màu hồng mà ngời xanh màu ngọc bích,..... * Đọc bài đọc hay: Bình, Trâm Anh, Linh, Mai Tiên, Kim, Mỹ, Muối Nhỏ, Vi, Xuyến... 4. Củng cố- dặn dò. (3 pht) Về nhà tự sửa lỗi trong bài viết của mình Chuẩn bị bài : “cô tô” + Đọc và tìm hiểu văn bản, trả lời các câu hỏi + Tìm hiểu phần ghi nhớ, luyện tập. 5. Hướng dẫn tự học: RÚT KINH NGHIỆM Tiết 103 Tiếng việt Ngày soạn : 04 /3/2017 Ngày dạy : 11/3/2017 HOÁN DỤ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ. - Hiểu được tác dụng của hoán dụ. - Biết vận dụng kiến thức về hoán dụ vào việc đọc – hiểu văn bản văn học và viết bài văn miêu tả. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1.Kiến Thức: - Khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ. - Tác dụng của hoán dụ. 2. Kĩ năng: - Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt. - Bước đầu tạo ra một số kiểu hoán dụ trong nói và viết và nói. 3. Thái Độ: - Giáo dục hs có ý thức sử dụng hoán dụ trong khi nói và viết. 4. Năng lực: Trên cơ sở giúp học sinh phát triển năng lực sau: - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực tư duy sáng tạo - Năng lực hợp tác - Năng lực tự quản lí - Năng lực giao tiếp C. PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT 1. Giáo Viên: - Nghiên cứu bài, soạn bài. - Phương pháp nêu vấn đề; vấn đáp; tổ chức nhóm. 2. Học Sinh: - Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên, câu hỏi SGK. D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: ktss, vs (2 phút) 2. KTBC: (4 phút ) Kiểm tra bài làm ở nhà của HS. 1. Ẩn dụ là gì? Cho ví dụ? Đáp án: Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bắng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhắm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. 2. Hình ảnh mặt trời trong câu thơ nào dưới đây được dùng theo lối Ẩn dụ? a. Mặt trời mọc ở đằng đông. b. Thấy anh như thấy mặt trời Chói chang, khó nói trao lời khó trao. c. Từ ấy trong tôi bằng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim. 3. Bài Mới: (35 phút) Giới thiệu bài: Cũng như ẩn dụ, hoán dụ là một biện pháp chuyển đổi tên gọi. Hoán dụ dùng như một biện pháp chuyển nghĩa cố định không có sắc thái biểu cảm, được gọi là hoán dụ từ vựng. Bên cạnh hoán dụ từ vựng còn có hoán dụ tu từ nhằm tạo các sắc thái biểu cảm. Tiết học này tập trung vào phân tích các hoán dụ tu từ. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1:Hình thành kiến thức mới. I.Tìm hiểu khái niệm hoán dụ : Cho HS đọc khổ thơ đã cho - Các từ ngữ in đậm trong câu thơ : áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành chỉ ai? - Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào? GV: Áo và người :có mối quan hệ gần gũi. Nơi sống và người sống: có mối quan hệ gần gũi. (?)Xem hai diễn đạt sau cách nào hay hơn? vì sao? Cách 1: Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. Cách 2: “Tất cả nông dân ở nông thôn và công nhân ở thành thị đều đứng lên” - Hãy nêu tác dụng của cách diễn đạt này ? ( NL tư duy sáng tạo ) GV: Gọi tên sự vật bằng tên sự vật khác có quan hệ gần giũ với nó gọi là hoán dụ . - Vậy thế nào là hoán dụ ? (Ghi nhớ SGK) GV: Cho học sinh làm bài tập nhanh. HOẠT ĐỘNG 2:Luyện tập : Bài tập 1: Tìm các hoán dụ trong các câu ở bài tập. - GV cho HS đọc yêu cầu từng bài tập rồi cho HS thảo luận - Sau đó gọi một HS trong nhóm lên sửa bài tập. GV cho HS nhận xét. GV cho hs thảo luận (thời gian 3 phút) Bài tập 2: (SGK/84) So sánh hoán dụ với ẩn dụ có những điểm gì giống và khác nhau: - Hs cho ví dụ minh hoạ. Bài tập 3: (SGK/84) Chính tả (nhớ - viết): Đêm nay Bác không ngủ (lần thứ ba thức dậy.... anh thức luôn cùng Bác) GV: dùng câu hỏi củng cố bài học. HS đọc. Hs trao đổi, trả lời: + Áo nâu chỉ người nông dân Áo xanh dùng để chỉ những người công nhân. Þ Cách nói như vậy dựa vào quan hệ giữa đặc điểm, tính chất với sự vật có đặc điểm, tính chất đó_ người nông dân thường mặc áo nâu, người công nhân thường mặc áo xanh khi làm việc. + Nông thôn , thành thị dùng để chỉ “những người sống ở nông thôn và những người sống ở thành thị à dựa vào quan hệ giữa vật chứa đựng (nông thôn , thị thành) với vật bị chứa đựng (những người sống ở nông thôn và thành thị) Hs trao đổi, trả lời: Cách 1: Diễn đạt ngắn gọn, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Cách 2: nhằm thông báo một sự kiện không có giá trị biểu cảm. => Cách diễn đạt ngắn gọn, tăng tính hình ảnh và hàm súc. - HS trả lời: 2 HS đọc ghi nhớ. HS đọc. Hs trao đổi nhóm nhỏ. Sau đó cử đại diện lên trình bày. Lớp nhận xét , bổ sung. HS đọc bài tập 1, xác định yêu cầu của bài tập. Hs trao đổi nhóm nhỏ. Sau đó cử đại diện lên trình bày. Lớp nhận xét , bổ sung. GV cho hs thảo luận (thời gian 3 phút) HS đọc bài tập 2 và xác định yêu cầu của bài tập. Hs trao đổi nhóm nhỏ. Sau đó cử đại diện lên trình bày. Lớp nhận xét , bổ sung. HS về nhà làm bài tập Chú ý từ khó trong bài HS nhìn lên máy chiếu để làm bài tập củng cố. I/ HOÁN DỤ LÀ GÌ : 1.Ví dụ (SGK/82). Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. => Áo nâu – người nông dân. Áo xanh : người công nhân. + Nông thôn – người sống ở nông thôn. + Thị thành - người sống ở thành thị. => Mối quan hệ gần gũi. Tác dụng: Cách diễn đạt ngắn gọn, tăng tính hình ảnh và hàm súc. 2. Ghi nhớ (SGK T82) II/ LUYỆN TẬP : Bài tập 1: (SGK/84) Tìm các hoán dụ trong bài tập 1 a/ (Làng xóm – chỉ người nông dân) b/ - mười năm - thời gian ngắn. - trăm năm - thời gian dài. c/ áo chàm - người Việt Bắc. d/ Trái Đất- nhân loại ( con người sống trong trái đất) 2/ So sánh hoán dụ với ẩn dụ: - Giống nhau: Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác. - Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. - Khác: * ẨN dụ: Dựa vào quan hệ tương đồng Cụ thể là tương đồng về : Ví dụ : Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăn khăn đợi thuyền. * Hoán dụ: Dựa vào quan hệ gần gũi (quan hệ tương cận) Ví dụ : Đầu xanh có tội tình gì ? Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi. Bài tập 3: (SGK/84) 4/ củng cố : (2 Phút) - GV yêu cầu HS nắm vững lý thuyết để phân biệt rõ 2 phép tu từ án dụ . - Học bài (ghi nhớ SGK) và làm tiếp bài tập còn lại - Chuẩn bị bài : Tập làm thơ 4 chữ , chỉ ra nội dung, đặc điểm (vần, nhịp) của đoạn thơ đó + Đọc và tìm hiểu các câu hỏi trong SGK T84, 85 5. Hướng dẫn tự học: (1 Phút) - Nhớ được khái niệm hoán dụ. - Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng phép hoán dụ. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn : 04/3/2017 Ngày dạy : 11/3/2017 Tiết 104( Phần văn bản) TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Hiểu được đặc điểm thể thơ 4 chữ. - Nhận diện được thể thơ này khi học và đọc thơ ca. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1.Kiến Thức: - Một số đặc điểm của thể thơ bốn chữ. - Các Kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ bốn chữ nói riêng. 2. Kĩ năng: - Nhận diện được thể thơ bốn chữ khi đọc và học thơ ca. - Xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ. - Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ vào việc tập làm thơ bốn chữ. 3. Thái Độ: - Giáo dục hs ý thức sáng tạo về thể thơ 4 chữ. 4 . Năng lực: Trên cơ sở giúp học sinh phát triển năng lực sau: - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực tư duy sáng tạo - Năng lực hợp tác - Năng lực tự quản lí - Năng lực đọc- hiểu văn bản - Năng lực tạo lập văn bản C. PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT 1. Giáo Viên: - Nghiên cứu bài, soạn bài. - Phương pháp nêu vấn đề; vấn đáp; tổ chức nhóm. 2. Học Sinh: - Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên, câu hỏi SGK. D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: ktss, vs (2 phút) 2. KTBC: 3. Bài Mới: (38 phút) Giới thiệu bài: Chúng ta đã học xong bài thơ “ Lượm”. Đây là bài thơ được sáng tác theo thể thơ bốn chữ.Vậy thể thơ 4 chữ thường gieo vần và nhịp như thế nào? Tiết học hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu về thể thơ này và bước đầu tập làm thơ bốn chữ. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1: 1. Đặc điểm của thể thơ 4 chữ : GV treo bảng phụ ghi một số đoạn thơ bốn chữ. Cho hs quan sát và nhận xét về số dòng, số chữ trong mỗi dòng; cách ngắt nhịp.Thể thơ này thường xuất hiện nhiều trong thể loại văn học nào? => GV khái quát, giới thiệu một vài đặc điểm của thể thơ 4 chữ : Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có 4 chữ, thường ngắt nhịp 2/2 thích hợp với lối kể và tả, thường có cả vần lưng, vần chân xen kẽ, gieo vần liền, vần cách hay vần hỗn hợp. Xuất hiện nhiều trong tục ngữ, ca dao, đặc biệt là vè. GV hướng dẫn cụ thể về các vần trong thơ: Một vài thuật ngữ cần nắm : - Vần lưng : gọi là yêu vận là loại vần được gieo vào giữa dòng thơ : Trong xanh ánh mắt Trong vắt nhãn lồng Chim ăn nhãn ngọt Bồi hồi nhớ ông (Hương nhãn_Trần Kim Dũng) - Vần chân : còn gọi là cước vận à gieo vào cuối dòng thơ, có tác dụng đánh dấu sự kết thúc của dòng thơ. Vd : Nghe vẻ nghe ve Nghe vè các rau Thứ ở hỗn hào Là rau ngành ngạnh Trong lòng không chánh Vốn thiệt tâm lang Đất ruộng bò ngang Là rau muống biển (vè rau) - Gieo vần liền : khi các câu thơ có vần liên tiếp giống nhau ở cuối câu Vd : Trâu hỡi trâu ơi ! Cỏ non trâu xơi . - Gieo vần cách : các vần tách ra không liền nhau. Vd : Mấy mùa hè đến Bao mùa đông sang Cành non vẫy gọi Lá xanh ngút ngàn - Gieo vần hỗn hợp : gieo vần không theo trật tự nào. Vd : Chú bé loắt choắt / Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt /Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch / Mồm huýt sáo vang Như con chim chích / Nhảy trên đường vàng HOẠT ĐỘNG 2: luyện tập nhận diên thơ bốn chữ. GV gọi HS làm bài tập 1 trong SGK T84, 85 BT1 : Ngoài bài thơ Lượm đã học, em còn biết bài thơ, đoạn thơ 4 chữ nào khác không? ( NL tự học )Hãy nêu lên và chỉ ra những chữ cùng vần với nhau trong bài thơ đó ? ( NL tự học ) BT2 : Tìm vần chân, vần lưng trong đoạn thơ: Mây lưng chừng hàng Về ngang lưng núi Ngàn cây nghiêm trang Mơ màng theo bụi (Xuân Diệu) BT3 : Trong 2 đoạn thơ, đoạn nào gieo vần liền, đoạn nào gieo vần cách : BT4 : Đoạn thơ chép sai hai chữ có vần em hãy chỉ ra hai chữ đó và thay vào bằng 2 chữ : “sông, cạnh” sao cho phù hợp HOẠT ĐỘNG 3:Thực hành làm thơ 4 chữ trên lớp : Bước 1 : Trình bày bài (đoạn) thơ bốn chữ đã chuẩn bị ở nhà chỉ ra nội dung, đặc điểm (vần, nhịp) của bài (đoạn) thơ đã làm. Bước 2 : Cả lớp nhận xét những điểm được và chưa được Bước 3 : Cả lớp góp ý, cá nhân sửa chữa bài làm của mình. Bước 4 : Cả lớp cùng thầy, cô giáo đánh giá, nhận xét. HS quan sát ví dụ. - HS nhận xét , lớp bổ sung. Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có 4 chữ - Nhịp 2/2. - Có vần lưng, vần chân xen kẽ, gieo vần liền, vần cách, hay vần hỗn hợp. - Xuất hiện trong tục ngữ, ca dao và vè HS lắng nghe. HS quan sát, lắng nghe và nhận diện cụ thể. HS làm bài tập1. HS tự do nêu lên bài thơ, đoạn thơ 4 chư và chỉ ra những chữ cùng vần với nhau trong bài thơ, đoạn thơ đó. HS làm bài tập 2.(Đứng tại chỗ trả lời). HS đọc và nhận diện. HS làm bài. Hs làm theo sự gợi dẫn của gv. Bài thơ tham khảo “Ai cho em biết” ( Võ Quảng) Ai cho em biết Bất cứ lúc nào Cho biết vì sao Cứ vào độ tết Vườn em trở đẹp không lúc nào bì Hoa cải li ti Đóm vàng ong ánh Hoa cà tim tím Non ruột hoa bầu Hoa ớt trắng phau Xanh lơ hoa đổ Cà chua vừa độ Đỏ mộng trĩu cành Xanh ngắt hàng hành Xanh lơ cải diếp Ai cho em biết Bất cứ lúc nào Cho biết vì sao Vườn em trở đẹp I/ Đặc điểm của thể thơ 4 chữ : 1. Ví dụ: 2. Kết luận: - Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có 4 chữ. - Nhịp 2/2, thích hợp với lối kể và tả - Có vần lưng, vần chân xen kẽ, gieo vần liền, vần cách, hay vần hỗn hợp. - Xuất hiện trong tục ngữ, ca dao và vè */ Thuật ngữ cần nắm : - Vần lưng : còn gọi là yêu vận, là loại vần được gieo vào giữa dòng thơ. Vd : An kỹ no lâu Cày sâu tốt lúa (vần lưng) (Tục ngữ) - Vần chân : gọi là cước vận, vần được gieo vào cuối dòng thơ. Vd : Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông kinh thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi hôm nay (Hạt gạo làng ta _ Trần Đăng Khoa) - Gieo vần liền : khi các câu thơ có vần liên tiếp giống nhau ở cuối câu - Gieo vần cách (gián cách) các vần tách ra không liền nhau Vd : Mười quả trứng tròn Mẹ gà ấp ủ Mười chú gà con Hôm nay ra đủ Lòng trắng lòng đỏ Thành mỏ thành chân Cái mỏ tí hon Cái chân bé xíu Lông vàng mát dịu Mắt đen sáng ngời Ơi chú gà ơi ! Ta yêu chú lắm ! (Mười quả trứng tròn _ Phạm Hổ) Þ 3 khổ thơ trên có vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách. - Gieo vần hỗn hợp : gieo vần không theo trật tự nào. Vd : Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng II/ LUYỆN TẬP : 1/ Nêu một bài thơ 4 chữ: 2/ Tìm vần chân, vần lưng trong đoạn thơ: Mây lưng chừng hàng Về ngang lưng núi Ngàn cây nghiêm trang Mơ màng theo bụi (Xuân Diệu) - vần chân: hàng- trang; núi - bụi - vần lưng: hàng –ngang; trang- màng. 3.Xác định vần liền, vần cách: - Vần liền:hẹ- mẹ; đàn- càn; - Vần cách: cháu- sáu; ra- nhà. 4. Thay chữ cho phù hợp: - Để em ngồi sưởi-> canh. Cách mấy con đò -> sông. III.THỰC HÀNH LÀM THƠ 4 CHỮ: Tham khảo bài thơ với vần nối tiếp: Trâu Trâu hỡi trâu ơi ! Cỏ non trâu xơi Ruộng sâu trâu cày Suốt ngày cặm cụi Trâu chẳng nề hà Ruộng nhà ruộng bạn Ruộng cạn ruộng nông Ruộng công ruộng tư Mình trâu gánh vác Nhà cô nhà bác Thóc lúa đầy bồ Khoai ngô đầy thúng Mọi người ấm no Không lo đói rét Mùng ba ngày tết Có nếp có tẻ Sức khỏe dồi dào Nhờ công trâu đấy Cỏ non thơm ngấy Trâu dậy mà xơi Nghỉ ngơi cho khỏe 4/ củng cố - dặn dò(3 pht) Cho hs nêu đặc điểm của thơ bốn chữ. - Về nhà tiếp tục làm thơ bốn chữ.Sưu tầm các bài thơ bốn chữ , tìm hiểu nội dung và nghệ thuật sử dụng trong bài thơ. - Học bài Lượm, Mưa 5. Hướng dẫn tự học: - Nhớ đặc điểm của thể thơ bốn chữ. - Nhớ một số vần cơ bản. - Nhận diện được thể thơ bốn chữ. - Sưu tầm một số bài thơ được viết theo thể thơ này hoặc tự sáng tác thêm các bài thơ bốn chữ. RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn 01/03/2017 Tuần 29 n 30 Ngày dạy : 11/03/2016 Tiết 105, 106 TLV VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:: - Biết cách làm bài văn tả người qua thực hành viết - Trong khi thực hành, biết cách vận dụng các kỹ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và tả người nói riêng đã được học ở các tiết học trước đó (ở bài 18, 19, 22, 23) - Các kĩ năng viết nói chung (diễn đạt, trình bày chữ viết, chính tả, ngữ pháp ) B. PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT: 1. Giáo Viên: - Nghiên cứu bài, soạn bài. - Phương pháp nêu vấn đề; vấn đáp; tổ chức nhóm. 2. Học Sinh: - Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên, câu hỏi SGK. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: ktss, vs (2 phút) 2. KTBC: 3. Bài Mới: (85 phút) Giới thiệu bài: Chúng ta đã học học xong phương pháp tả người. Hôm nay các em sẽ vận dụng kiến thức để viết 1 bài văn tả người. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng GV chép đề bài lên bảng - GV gợi ý, chép dàn ý cho HS dựa vào đó mà làm. - Hướng dẫn HS yêu cầu và phương pháp làm bài => Nêu dàn bài đại cương. - GV hướng dẫn, nhắc nhở * Ghi rõ họ tên, ngày tháng kiểm tra, kẻ điểm lời phê cẩn thận..Làm bài sạch sẽ rõ ràng.Viết đúng chính tả, chú ý cách dùng từ đặt câu, dựng đoạn * Đọc kĩ đề. Lập dàn ý cụ thể trước khi viết. * Dựa vào dàn ý đã cho làm nháp à Viết vào giấy. Þ HS tiến hành làm bài à làm bài xong đọc lại và sửa chữa. + GV bổ sung : Để bài văn giàu cảm xúc, các em phải lồng cảm xúc, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng đến các sự vật khác có liên quan. Phương pháp tả người đi từ hình dáng bên ngoài đến tính cách bên trong. GV bao quát lớp, nhắc nhở hs làm bài nghiêm túc HS ghi đề, lắng nghe hướng dẫn và tiến hành làm bài nghiêm túc. * Đoạn văn Mở Bài: Trong mỗi người chúng ta ai cũng có người thân yêu gần gũi, ở bạn có thể đó là hình ảnh người mẹ, vì mẹ là người cho em dòng sữa trong lành và những lời ru ngọt ngào mà trong suốt cả cuộc đời không bao giờ quên. Với bạn khác, đó có thể là hình ảnh người cha, người đã chăm sóc dạy dỗ ân cần đối với mình từ tấm bé, nhưng đối với tôi, đó là hình ảnh về ông nội tôi, người đã gần gũi dạy bảo tôi nên người, chính vì vậy người mà tôi tả đó là ông nội tôi. * Đoạn văn Kết Bài: Sống bên nội tôi luôn cảm thấy lòng mình ấm áp vô cùng Nội đã cho tôi niềm vui và những điều tốt lành trong cuộc sống. Những hình ảnh thân thương của nội, những câu chuyện cổ tích nôi kể, những lời chỉ bảo dạy dỗ ân cần của nôi trong những tháng tôi còn bé thơ, chắc chắn sẽ là kĩ niệm đẹp trong suốt cả quãng đời của tôi. Tôi rất yêu quý ông nội và cố gắng học tập đạt thành tích cao để ông vui lòng. Đề: Hãy tả lại hình ảnh người thân yêu, gần gũi với em (ông, bà, cha, mẹ, anh chị, em) Đáp Án * Nội dung: A. Mở bài: (Giới thiệu đối tượng cần miêu tả) B. Thân bài: - Tả các nét về hình dáng, đặc điểm bên ngoài của đối tượng định tả: dáng người, nét mặt, nước da, giọng nói - Tả đối tượng qua hành động, cử chỉ, tình tình, việc làm đê làm nổi bật tình cảm của nhân vật. - Kể về kỉ niệm với nhân vật mà mình định tả. C. Kết bài: - Cảm nghĩ sâu sắc đối tượng miêu tả. * Hình thức: - Bài viết có bố cục rõ ràng, chữ viết sạch đẹp đúng ngữ pháp. - Tả có hình ảnh, biết vận dụng các biện pháp tu từ (Ẩn dụ, Hoán dụ, So sánh, nhân hóa) - Diễn đạt lưu loát. 4.củng cố - Dặn dò: (3 phút) GV thu bài, kiểm bài, ghi tên hs vắng. - Chuẩn bị bài “Các thành phần chính của câu RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn : 06/03/2016 Ngày dạy : 16/03/2016 Tiết 107 Tiếng Việt CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:: - Nắm được khái niệm thành phần chính của câu. - Biết vận dụng kiến thức trên để nói, viết câu đúng cấu tạo. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1.Kiến Thức: - Các thành phần chính của câu. - Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu. 2. Kĩ năng: - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu. - Đặt được câu có chủ ngữ và vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước. 3. Thái Độ: - Giáo dục ý thức sử dụng câu có các thành phần chính. 4. Năng lực: Trên cơ sở giúp học sinh phát triển năng lực sau: - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực tư duy sáng tạo - Năng lực hợp tác - Năng lực tự quản lí - Năng lực giao tiếp C. PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT: 1. Giáo Viên: - Nghiên cứu bài, soạn bài. - Phương pháp nêu vấn đề; vấn đáp; tổ chức nhóm. 2. Học Sinh: - Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên, câu hỏi SGK. D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: ktss, vs (2 phút) 2. KTBC: Kiểm tra bài bài soạn của HS (4 phút) - Hoán dụ là gì ? Cho ví dụ. - Kể các kiểu hoán dụ và cho ví dụ. - Xác định kiểu từ hoán dụ và cho biết chúng thuộc kiểu hoán dụ nào trong câu sau đây: A. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề (Một nghề: biểu thị “ít nghề” ; chín nghề : biểu thị “nhiều nghề” → Mối quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng). B. Cả làng vui như mở hội. (Cả làng: biểu thị cho “những người sống trong làng” → Mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật chứa bị chứa đựng). 3. Bài Mới: (37 phút) Giới thiệu bài: Ở bậc tiểu học, các em đã học các thành phần câu. Tiết học này giúp các em nắm được khái niệm về các thành phần chính và phân biệt thành phần chính vơi thành phần phụ của câu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1: 1. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu : Cho HS nhắc lại các thành phần câu đã học ở bậc Tiểu học( NL tự h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 2_12492523.doc
Tài liệu liên quan