Giáo án Ngữ văn 6 tiết 13: Hướng dẫn đọc thêm: văn bản: Sự tích Hồ Gươm ( truyền thuyết )

THLS, Mĩ thuật, Địa lí: (Hình ảnh ) Nhóm 2 trình bày sản phẩm đã chuẩn bị về cảnh hồ Gươm, diện tích hồ và tên gọi khác của hồ?

GVBS: Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm, là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội. Trước kia hồ có các tên gọi như hồ Lục Thủy (nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (nơi duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (thời Lê mạt)[3]. Tên gọi hồ Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15, gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả lại gươm báu cho Rùa thần.

- Hồ Hoàn Kiếm có diện tích khoảng 12ha, chiều dài Nam-Bắc là 700m, chiều rộng Đông-Tây là 200m.

 

doc12 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 13: Hướng dẫn đọc thêm: văn bản: Sự tích Hồ Gươm ( truyền thuyết ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/9/2017 Ngày giảng: 12/9/2017 Tiết: 13 Hướng dẫn đọc thêm: Văn bản: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM ( Truyền thuyết ) I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Giúp HS: - Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích hồ Gươm. - Hiểu được vẻ đẹp của một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa trong truyện. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản truyện - Kĩ năng kể, tóm tắt văn bản. - Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của một số chi tiết tưởng tượng trong truyện 3. Năng lực cần phát triển - Năng lực quan sát, tư duy, phân tích kênh hình, xử lí thông tin, liên hệ thực tế - Năng lực đọc, tìm hiểu, phân tích. - Năng lực xác định đánh giá - Năng lực vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề 4. Nội dung tích hợp - Với Văn lớp 6: + Truyền thuyết “Trọng Thủy- Mị Châu”: HS biết được thần Kim Quy giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa, và cho An Dương Vương mượn móng để làm nỏ thần. + truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”: Nhắc lại lời Long Quân khi chia con để thấy được tinh thần đoàn kết cộng đồng các dân tộc Việt. + Tập làm văn 6: HS nắm vững hơn về sự việc nhận gươm, trả gươm và nhân vật Lê Lợi trong văn tự sự. - Với lịch sử 7: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (hình ảnh một số sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn) - Với GDCD: + Lớp 6: Bảo vệ di sản văn hóa: Học sinh sẽ có ý thức giã gìn di sản văn hóa Hồ Gươm + Lớp7: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Bảo vệ môi trường, cảnh quang hồ Gươm - Với địa lý: bản đồ Việt Nam: Thanh Hóa, Hà Nội, diện tích hồ Gươm - Với Mĩ thuật: lớp 9: đề tài phong cảnh quê hương: hình ảnh Hồ Gươm qua các thời kì... - Với âm nhạc: - Kĩ năng sống: liên hệ thực tế, KN nhận thức, KN hợp tác, II. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN Nội dung chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Sự tích Hồ Gươm - Biết thể loại truyền thuyết. - Chi tiết liên quan đến sự thật lịch sử và yếu tố tưởng tượng kì ảo. - Biết nhân vật Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn - Kể được truyện. - Hiểu được ý nghĩa truyện - Hiểu được một số chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa. - Thấy được ý nghĩa của tinh thần đoàn kết nhất trí của nhân dân ta trong khánh chiến chống quân Minh xâm lược. - Giá trị văn hóa của Hồ Gươm với người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung. - Liên hệ thực tế - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa - Tuyên truyền, tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của tổ tiên. - Có ý thức về sự đoàn kết các dân tộc Việt. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: (1’) 1. Ổn định tình hình lớp: Kiểm tra sĩ số 6A1: 6A2: (5’) 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi Dự kiến phương án trả lời 1) Câu chuyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” thể hiện ý nghĩa gì? 2) Từ văn bản "Sơn Tinh, Thủy Tinh" em hãy chỉ ra đâu là nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử? Đâu là chi tiết tưởng tượng kì ảo? 1) - Giải thích hiện tượng mưa gió, bão lụt ở đồng bằng Bắc Bộ. (Thuỷ Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt; Sơn Tinh là sức mạnh trị thuỷ của con người). - Phản ánh sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên tai, lũ lụt của nhân dân. - Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. 2) – Nhân vật, sự kiện lịch sử: Hùng Vương thứ 18, con vua là Mị Nương. - Sự kiện lịch sử: Công cuộc chống lũ lụt của cư dân Việt cổ ở đồng bằng sông Hồng. 3. Giảng bài mới: ( 1’)a. Giới thiệu bài: GV treo tranh minh họa, HS quan sát ? Em còn biết hồ Gươm còn có tên gọi gì khác? ( Hồ Tả Vọng, Hồ Hoàn Kiếm) GV : Vậy tại sao một hồ lại có nhiều tên gọi như vậy, hôm nay ta sẽ tìm hiểu qua văn bản “Sự tích Hồ Gươm” b. Tiến trình bài dạy: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 9’ HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. I. Tìm hiểu chung: * Bố cục: 2 phần: - Đoạn 1: Từ đầu “đất nước”. - Đoạn 2: Còn lại GV: Mở máy cho HS nghe kể chuyện. - Cho 1 HS tóm tắt 1 đoạn ngắn. - GV yêu cầu HS lưu ý các chú thích (1,3,4,6,12) ? Văn bản kể về việc gì? (Tb-K) GV: Để đánh được quân Minh thì nhờ vào đâu? (Y) ? Dựa vào 2 sự việc trên, văn bản chia thành mấy phần? Nội dung từng phần? ( TB) ? Bức tranh trong sgk/trang 41 minh hoạ cho phần nội dung nào của câu chuyện? ( Yếu) - Lắng nghe, theo dõi SGK, học hỏi - 1HS tóm tắt. - Đọc các chú thích. - Long Quân cho mượn gươm thần. Nghĩa quân Lam Sơn đánh quân Minh,... - Trả gươm. - Văn bản chia 2 phần: + Đoạn 1: Từ đầu “đất nước”: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần. + Đoạn 2: Còn lại: Long Quân đòi gươm sau khi đất nước hết giặc. - Lúc đất nước thanh bình Lê Lợi trả gươm 15' HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung. II. Tìm hiểu văn bản: 1) Lê Lợi nhận gươm: a, Hoàn cảnh: - Khi đất nước bị giặc Minh thống trị. - Nghĩa quân ta yếu. b, Cách nhận gươm: - Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng. ->Khả năng cứu nước có ở khắp nơi. c, Ý nghĩa: - Các bộ phận thanh gươm khi khớp lại“vừa như in” -> nguyện vọng nhất trí, một lòng đánh giặc của nhân dân. - Gươm sáng ngời hai chữ “Thuận thiên”-> đề cao vai trò của chủ tướng Lê Lợi, đồng thời khẳng định sự nghiệp kháng Minh hợp lòng dân, ý trời 2) Lê Lợi trả gươm- Sự tích hồ Gươm: - Đất nước bình yên, Lê Lợi lên ngôi vua. - Vua dạo chơi trên hồ, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm. - Tả Vọng có tên là hồ Hoàn Kiếm. THLS: Nhóm 1 trình bày sản phẩm đã chuẩn bị: về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và người anh hùng dân tộc Lê Lợi? GV: giới thiệu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn còn có cá nhân vật lịch sử: Nguyễn Trãi, Lê Lai, Nguyễn Chích, Trần Nguyên Hãn (Xem ảnh) GV: TH lên lớp7, học “Bài ca Côn Sơn”, lớp 8 “Nước Đại Việt ta” của NT. ?Vì sao Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần ?(tb-k) GVTH lịch sử 7: giặc Minh đặt nhiều chính sách cai trị tàn bạo. “Bình Ngô đại cáo” nguyễn Trãi viết: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ...” ? Việc Đức Long Quân cho mượn gươm thần nói lên điều gì về cuộc khởi nghĩa? (k-g) (Gợi ý: cuộc khởi nghĩa có được sự ủng hộ của mọi người không? Vì sao?) ? Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào?(y) -Chi tiết nhận được lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng thể hiện điều gì? (k) ? Thảo luận bàn 3': Ý nghĩa cách Long Quân cho mượn gươm? Gợi: - Các bộ phận thanh gươm khi khớp lại “vừa như in” thể hiện nguyện vọng gì ? - Gươm sáng ngời hai chữ “Thuận thiên”? ? Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi chi tiết này đề cao điều gì? (g) THLS: GV Chi tiết trao gươm thần này được lặp lại nhiều trong truyền thuyết. Hãy đọc phần đọc thêm (SGK) để thấy rõ hơn. ? Hãy chỉ chi tiết thể hiện sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn ?(y-tb) * GD kĩ năng sống: Theo em để chiến thắng được quân Minh thì điều gì là quan trọng nhất? THNV: ? Điều đó làm ta nhớ đến lời dặn của ai? Dặn gì? Trong văn bản nào? ? Sau khi đánh thắng quân Minh, Lê Lợi làm gì, hãy kể tiếp? (tb) - Hoàn cảnh trả gươm? - Hãy kể lại cảnh đòi gươm và trả gươm ?(y) ? Giải thích vì sao hồ Tả Vọng có tên là hồ Hoàn Kiếm? THLS, Mĩ thuật, Địa lí: (Hình ảnh ) Nhóm 2 trình bày sản phẩm đã chuẩn bị về cảnh hồ Gươm, diện tích hồ và tên gọi khác của hồ? GVBS: Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm, là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội. Trước kia hồ có các tên gọi như hồ Lục Thủy (nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (nơi duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (thời Lê mạt)[3]. Tên gọi hồ Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15, gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả lại gươm báu cho Rùa thần. - Hồ Hoàn Kiếm có diện tích khoảng 12ha, chiều dài Nam-Bắc là 700m, chiều rộng Đông-Tây là 200m.  * GD kĩ năng sống: Em biết những quy định mới nào về khu vực xung quanh hồ Gươm? Gv: Quy định này làm cho Hồ Gươm không khí thêm trong lành và thu hút khách du lịch cùng với việc bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian. THNV: Nhóm 3: trình bày sản phẩm về hình ảnh rùa hồ Gươm và những câu chuyện truyền thuyết liên quan đến rùa? Truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng? ?Hình tượng Rùa Vàng tượng trưng cho điều gì ?(k-g) ? Chúng ta còn thấy hình tượng rùa còn đặt ở địa điểm nào ở Hà Nội? GV: ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội cũng vẫn đang còn lưu trữ 82 con rùa đội trên lưng mình 82 tấm bia ghi tên của các vị tiến sĩ đỗ đạt thời xưa, như một minh chứng biểu hiện cho nền văn hiến bất diệt của dân tộc Việt Nam. Ý nghĩa rùa là vật truyền tải thông tin và văn hóa. GDKNS ? Hồ Gươm có ý nghĩa gì với Hà Nội nói riêng và với đất nước ta nói chung? ? Chúng ta cần làm gì với di sản văn hóa giá trị này? GV giáo dục ý thức tự hào dân tộc... - TH Nhạc: Hồ gươm là niềm tự hào... Nhóm 4: trình bày sản phẩm: những bài thơ, bài hát về hồ Gươm, về người anh hùng dân tộc Lê Lợi? Hà Nội Hà Nội có Hồ Gươm Nước xanh như pha mực Bên hồ ngọn Tháp Bút Viết thơ lên trời cao Trần Đăng Khoa - 1969 Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ, Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn. Đài nghiên, tháp bút chưa mòn, Hỏi ai gây dựng nên non nước này? Á Nam Trần Tuấn Khải KHỞI NGHĨA LAM SƠN Khởi nghĩa Lam Sơn thuận ý trời Giặc thù lớp lớp chịu thây phơi Liễu Thăng, Lý Lượng đều tan xác Trần Hiệp, Lương Minh cũng bỏ đời Mộc Thạnh kinh hồn lo chạy thoát Vương Thông khiếp vía phải xin rời Anh hùng dân tộc vung thần kiếm Cuộc chiến mười năm thắng lợi rồi. - Cuộc khởi nghĩa lam Sơn chống quân Minh là cuộc khởi nghĩa lớn đầu thế kỉ XV. Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong mười năm “nếm mật nằm gai”, bắt đầu từ lúc Lê Lợi dấy binh ở Lam Sơn, Thanh Hóa, kết thúc bằng sự kiện nghĩa quân Lam Sơn đại thắng quân Minh Lê Lợi lên ngôi vua, dời đô về Thăng Long ( Hà Nội) -Nhân vật Lê Lợi, người thủ lĩnh tài ba của cuộc khởi nghĩa luôn là trung tâm, được tôn vinh, ngợi ca - Lắng nghe, quan sát. - Lắng nghe -Giặc Minh làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm thù đến tận xương tủy; Ở vùng này nghĩa quân, nhân dân nhiều lần nổi dậy nhưng đều thất bại. -Sự nghiệp của Lê Lợi và nghĩa quân là chính nghĩa nên được thần linh, nhân dân ủng hộ, giúp đỡ. -Lê Thận thả lưới 3 lần đều gặp lưỡi gươm, chàng gia nhập nghĩa quân Lê Lợi thì gươm rực lên 2 chữ “Thuận Thiên”. -Chủ tướng Lê Lợi trên đường bị giặc đuổi đã bắt đựơc chuôi gươm trên ngọn đa. -Lưỡi gươm được thấy dưới nước, chuôi gươm trên rừng cho thấy khả năng cứu nước có ở khắp mọi nơi, với mọi người... -Các bộ phận của thanh gươm rời nhau nhưng khi khớp lại thì “vừa như in”, cho thấy sự đồng tâm nhất trí của cả dân tộc, một lòng đánh giặc. -Gươm sáng ngời hai chữ “Thuận thiên”, đề cao vai trò của chủ tướng Lê Lợi, đồng thời khẳng định sự nghiệp kháng Minh hợp lòng dân, ý trời - Đề cao vai trò “minh chủ”. Dân tộc, nhân dân đã giao trách nhiệm cho Lê Lợi. -HS đọc. - Nhuệ khí nghĩa quân tăng gấp bội, quân Minh bạt víaKhông còn bóng một tên giặc. - Sự đoàn kết, nhất trí của toàn dân tộc. - Lời dặn của LLQ trước khi chia tay. “Khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.” -HS kể. -Đất nước đã bình yên. HS kể. - Rùa Vàng đòi lại gươm thần và Lê Lợi trả gươm-> Hoàn Kiếm. ( Hoàn: Trả ) - HS trình bày và thuyết trình –lớp lắng nghe - Trả lời theo sự hiểu biết đúng 19h tối ngày 1/9/2016, TP Hà Nội chính thức khai trương 16 tuyến phố đi bộ quanh hồ Gươm (Vào các ngày cuối tuần từ chiều thứ 6- chủ nhật) -Mị Châu, Trong Thủy: An Dương Vương xây thành Cổ Loa, cho ADV mượn móng làm nỏ. -Tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm, trí tuệ của nhân dân. - Văn Miếu Quốc tử Giám -Lắng nghe - Di sản văn hóa - Tự bộc lộ (Bảo tồn, giữ gìn môi trường, quản bá du lịch...) - Lắng nghe - Trình bày 3' HĐ3: Hướng dẫn tổng kết. III. Ý nghĩa của truyện: - Ngợi ca tính chất toàn dân và chính nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn. - Đề cao và suy tôn Lê Lợi và nhà Lê trong công cuộc kháng Minh. - Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm ( trả gươm) - Thể hiện khát vọng hoà bình. ? Câu chuyện “STHG” thể hiện những ý nghĩa nào? Gợi ý: - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và Lê Lợi? - Chi tiết trả gươm ở hồ Gươm? - Chi tiết rùa lặng sâu xuống đáy nước người ta còn thấy vật gì sáng le lói dưới đáy hồ có ý nghĩa gì? GV: Tên hồ và ánh sáng le lói của thanh gươm dưới mặt hồ xanh kết tụ, tỏa sáng cả ba ý nghĩa trên. - Gọi HS đọc ghi nhớ sgk/43 - HS trả lời: + Thể hiện tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân, ca ngợi chiến thắng vẻ của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo. + Giải thích tên gọi Hồ Hoàn kiếm. + Thể hiện khát vọng hoà bình. - Lắng nghe - Đọc ghi nhớ sgk/43 7' HĐ4: Hướng dẫn luyện tập. * Luyện tập: Bài tập 2: Tác giả không để cho Lê lợi trực tiếp nhận lưỡi gươm và chuôi gươm cùng một lúc vì như vậy là tác phẩm chưa thể hiện được tính toàn dân, trên dưới một lòng của nhân dân trong cuộc kháng chiến. Thanh gươm mà Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất và hội tụ tư tưởng, tình cảm và sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước. Bài tập 3: ( Theo kết quả HS thực hiện) - Cho HS xác định yêu cầu BT2/SGK trang 43. - Hướng dẫn hs dựa vào câu hỏi thảo luận đã là ở phần 1(ý nghĩa việc cho mượn gươm) để trả lời câu hỏi của BT. - Cho HS nhận xét, bổ sung. - GV sửa, bổ sung. - Cho HS xác định yêu cầu BT3/ SGK trang 43. THĐL: Xác định vị trí hai địa bàn trên bản đồ Việt Nam. * Gợi ý: Nếu như để cho Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hoá thì ý nghĩa của câu chuyện có bị giới hạn lại hay không? Vì sao? (Liên hệ với ý nghĩa việc trả gươm và thực tế đất nước sau khi hết bóng giặc) - Gọi HS trình bày. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - Xác định yêu cầu BT2/SGK trang 43. - HS trả lời: Tác giả không để cho Lê lợi trực tiếp nhận lưỡi gươm và chuôi gươm cùng một lúc vì như vậy là tác phẩm thể hiện được tính toàn dân, trên dưới một lòng của nhân dân trong cuộc kháng chiến. Thanh gươm mà Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất và hội tụ tư tưởng, tình cảm và sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước. - Nhận xét, bổ sung. -Xác định yêu cầu của BT3/SGK trang 43. - Nếu để Lê Lợi .ở Thanh Hoá → Ý nghĩa của truyền thuyết bị giới hạn. Vì lúc này đất nước đã độc lập, Lê Lợi đã về kinh thành Thăng Long (thủ đô tượng trưng cho cả nước)→ Trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng mới thể hiện được tư tưởng yêu hòa bình và tinh thần cảnh giác của cả nước và của toàn dân. 3' HĐ4: Củng cố. ? Em hãy chỉ ra các yếu tố cơ bản trong truyện “STHG” để chứng tỏ đây là một câu chuyện truyền thuyết ? (TB) - GV nhận xét, kết luận. +Giặc Minh xâm lược +Cuộc K/n Lam Sơn + Chủ tường Lê Lợi, Lê Thận (1’) 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: a. Bài đang học: - Tóm tắt lại văn bản, nắm vững nội dung bài giảng. - Hoàn thành bài tập - Bài tập: Viết bài giải quyết tình huống: Trong hoạt động câu lạc bộ bộ môn Ngữ văn có yêu cầu mỗi lớp 6 chuẩn bị một bài thuyết trình về “Sự tích hồ Gươm”. Dựa trên những kiến thức liên quan và bài học trên lớp, em hãy viết bài văn trình bày những hiểu biết của mình về yêu cầu trên. b. Chuẩn bị tiết tiếp theo: - Bài cũ: “ Sự việc và nhân vật trong văn tự sự”. - Bài mới: : “Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự”. + Đọc kĩ bài văn ở SGK và trả lời câu hỏi. + Chủ đề của bài văn là gì? Dàn bài của bài văn tự sự gồm mấy phần? Mỗi phần có nội dung gì? IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Em hãy chỉ ra các yếu tố cơ bản trong truyện “STHG” để chứng tỏ đây là một câu chuyện truyền thuyết ? 2. Tóm tắt truyện “Sự tích Hồ Gươm”? 3. Đâu là yếu tố tưởng tượng kì ảo? 4. Kể tên một số nhân vật mà em biết trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? 1. Ý nghĩa của truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”? 2. Ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo? - Cách Long Quân cho mượn gươm. - Chuôi gươm và lưỡi gươm vừa như in. - vật gì sáng le lối dưới đáy hồ... 1. Tại sao Long Quân cho mượn gươm ở Thanh Hóa mà trả gươm ở Hà Nội? 2. Hồ Gươm có vai trò gì trong đời sống tinh thần của người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung? 3. Vẽ tranh minh họa 1. Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật Lê Lợi. 2. Viết bài giải quyết tình huống: Trong hoạt động câu lạc bộ bộ môn Ngữ văn có yêu cầu mỗi lớp 6 chuẩn bị một bài thuyết trình về “Sự tích hồ Gươm”. Dựa trên những kiến thức liên quan và bài học trên lớp, em hãy viết bài văn trình bày những hiểu biết của mình về yêu cầu trên? PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN. 1. Tên hồ sơ dạy học : Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên THCS - môn Ngữ Văn 6 Tiết 13; Hướng dẫn đọc thêm: Văn bản : Sự tích hồ Gươm. 2. Mục tiêu dạy học : a. Kiến thức: * Sau khi học xong tiết học này học sinh hiểu được: - Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích hồ Gươm. - Hiểu được vẻ đẹp của một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa trong truyện. * Thông qua tiết học các em: - Môn: Ngữ văn HS biết được thần Kim Quy giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa, và cho An Dương Vương mượn móng để làm nỏ thần trong Truyền thuyết “Mị Châu - Trọng Thủy” và truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”: Nhắc lại lời Long Quân khi chia con để thấy được tinh thần đoàn kết cộng đồng các dân tộc Việt. (Ngữ văn 6) Học sinh biết vận dụng kiến thức tập làm văn viết được đoạn văn giới thiệu nhân vật và kể được sự việc trong văn tự sự (Tập làm văn 6: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự) Viết được đoạn văn thuyết trình ( văn thuyết minh lớp 8) - Môn: Lịch sử Biết thêm về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thế kỉ XV ( Lịch sử 7: Bài Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ) - Môn: GDCD Các em có ý thức về việc bản vệ di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử của địa phương, đất nước ( GDCD 6: Bảo vệ di sản văn hóa , Lớp7: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên) - Môn: Địa lí Có kỹ năng quan sát bản đồ xác định hai địa danh “Thanh Hóa” Và “Hà Nội” (Địa lí) - Môn: Âm nhạc - Các em tìm và hát những bài hát về hồ Gươm về Hà Nội (Âm nhạc) - Môn: Mĩ thuật - Vẽ, sưu tầm đề tài phong cảnh quê hương (Hồ Gươm) (Mĩ thuật 9) b. Kỹ năng: - Kỹ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày một vấn đề. - Kỹ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế. - Kỹ năng lắng nghe và hoạt động nhóm. - Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin. - Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về lịch sử, địa danh - Kỹ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn. c. Thái độ: - Giáo dục học sinh biết ý nghĩa tên gọi hồ Hoàn Kiếm - Giúp học sinh biết quý trọng công sức của cha ông và có ý thức bảo vệ giá trị di sản văn hóa - Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học. - Yêu thích môn Ngữ văn cũng như các môn khoa học khác như: Giáo dục công dân, Âm nhac, Mỹ thuật, Lịch sử, Địa lí 3. Đối tượng dạy học của bài : - Đối tượng học sinh : Lớp 6ª1, 6ª2. - Học sinh ở vùng nông thôn còn thiếu thốn nhiều thông tin, những hiểu biết về các di sản văn hóa còn hạn chế. - Số lượng: lớp 6ª1: 28 học sinh, lớp 6ª2 : 28 học sinh. 4. Ý nghĩa của bài học: - Giúp Thầy và trò vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu bài học một cách cụ thể và sâu sắc. - Bài học giúp thầy và trò thấy được tinh thần đoàn kết của nghĩa quân Lam Sơn với sự chỉ huy tài tình của Lê Lợi đã đánh đuổi được quân Minh cùng tư tưởng yêu hòa bình và tinh thần cảnh giác của cả nước và của toàn dân. - Giúp thầy và trò đặc biệt là trò thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân trong việc học tập rèn luyện và thái độ ứng xử có trách nhiệm trước việc bảo vệ các giá trị di sản văn hóa của đất nước, thái độ biết ơn, tự hào dân tộc. 5. Thiết bị dạy học, học liệu. - Trích tư liệu, hình ảnh: + Hình ảnh, tư liệu Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn. + Hồ Gươm qua các thời kì lịch sử + Rùa Hồ Gươm và bia Lăng miếu Quốc Tử Giám + Kết quả thảo luận nhóm của HS + Sản phẩm của học sinh làm theo nhóm đã chuẩn bị trước + Đĩa nhạc - Máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập - Phần mềm Microsoft Power Point -Giáo án 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học a. Ổn định tình hình lớp b. Kiểm tra bài cũ c. Bài mới Vào bài: GV treo tranh minh họa, HS quan sát ? Em còn biết hồ Gươm còn có tên gọi gì khác? ( Hồ Tả Vọng, Hồ Hoàn Kiếm) GV : Vậy tại sao một hồ lại có nhiều tên gọi như vậy, hôm nay ta sẽ tìm hiểu qua văn bản “Sự tích Hồ Gươm” HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung. - HS nghe kể chuyện (Máy) - HS tóm tắt - Tìm hiểu chú thích - Tìm hiểu bố cục - Quan sát hình ảnh SGK và xác định nội dung của hình ảnh. HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung. 1) Lê Lợi nhận gươm: Nhóm 1 trình bày sản phẩm đã chuẩn bị: về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và người anh hùng dân tộc Lê Lợi? Tích hợp ngữ văn 7: “Bài ca Côn Sơn”, bài “ Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi ?Vì sao Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần ? ? Thảo luận bàn 3': Ý nghĩa cách Long Quân cho mượn gươm? * GD kĩ năng sống: Theo em để chiến thắng được quân Minh thì điều gì là quan trọng nhất? THNV: ? Điều đó làm ta nhớ đến lời dặn của ai ? Dặn gì ? Trong văn bản nào? THLS: GV: Chi tiết trao gươm thần này được lặp lại nhiều trong truyền thuyết. Hãy đọc phần đọc thêm để thấy rõ hơn. 2) Lê Lợi trả gươm- Sự tích hồ Gươm: ? Giải thích vì sao hồ Tả Vọng có tên là hồ Hoàn Kiếm? THLS, Mĩ thuật: (Hình ảnh ) Nhóm 2 trình bày sản phẩm đã chuẩn bị về cảnh hồ Gươm và tên gọi khác của hồ? * GD kĩ năng sống: Em biết những quy định mới nào về khu vực xung quanh hồ Gươm? GV: cho HS xem hình ảnh hồ Gươm xưa và nay và một số quy định mới về khu vực xung quanh bờ hồ. THNV: Nhóm 3: trình bày sản phẩm về hình ảnh rùa hồ Gươm và những câu chuyện truyền thuyết liên quan đến rùa? ? Hình tượng Rùa Vàng tượng trưng cho điều gì ? GDKNS ? Hồ Gươm có ý nghĩa gì với Hà Nội nói riêng và với đất nước ta nói chung? ? Chúng ta cần làm gì với di sản văn hóa giá trị này? GV giáo dục ý thức tự hào dân tộc... - TH Nhạc: Hồ gươm là niềm tự hào... Nhóm 4: trình bày sản phẩm: những bài thơ, bài hát về hồ Gươm, về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, người anh hùng dân tộc Lê Lợi? HĐ3: Hướng dẫn tổng kết. ? Câu chuyện “STHG” thể hiện những ý nghĩa nào? HĐ4: Hướng dẫn luyện tập. - Cho HS xác định yêu cầu BT2/SGK trang 43. - Hướng dẫn hs dựa vào câu hỏi thảo luận đã là ở phần 1(ý nghĩa việc cho mượn gươm) để trả lời câu hỏi của BT. - Cho HS xác định yêu cầu BT3/ SGK trang 43. THĐL: Xác định vị trí hai địa bàn “Thanh Hóa” và “Hà Nội” trên bản đồ Việt Nam. HĐ4: Củng cố. ? Em hãy chỉ ra các yếu tố cơ bản trong truyện “STHG” để chứng tỏ đây là một câu chuyện truyền thuyết ? d. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: - Bài tập về nhà: Viết bài giải quyết tình huống: Trong hoạt động câu lạc bộ bộ môn Ngữ văn có yêu cầu mỗi lớp 6 chuẩn bị một bài thuyết trình về “Sự tích hồ Gươm”. Dựa trên những kiến thức liên quan và bài học trên lớp, em hãy viết bài văn trình bày những hiểu biết của mình về yêu cầu trên. -Mỗi nhóm vẽ một bức tranh về chủ đề: “ Phong cảnh quê hương” 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập. - Kiểm tra việc tiếp thu kiến thức về văn bản, và kiến thức thực tế của học sinh. - Kiểm tra kỹ năng : Đọc- hiểu văn bản truyền thuyết - Kiểm tra một số kĩ năng viết bài thuyết trình, vẽ tranh minh họa. 8. Các sản phẩm của học sinh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSự tích HG.doc
Tài liệu liên quan