Giáo án Ngữ văn 6 Tiết 7 - Văn học Con rồng cháu tiên (hướng dẫn đọc thêm)

HOẠT ĐỘNG 1: HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU CHUNG

- Hướng dẫn HS tìm hiểu truyền thuyết

+ Dựa vào phần chú thích SGK các em hãy cho biết:

Khái niệm truyền thuyết?

Đặc điểm?

Phân loại?

+ Truyền thuyết là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời kì quá khứ,

+ Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

+ Người kể và người nghe tin truyền thuyết là có thật, dù truyện có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

- Hướng dẫn HS đọc, phân chia bố cục

+ Hướng dẫn HS đọc văn bản, yêu cầu HS đọc văn bản cho cả lớp theo dõi.

+ Nhận xét phần đọc của HS

+ Qua theo dõi phần đọc văn bản cũng như phần bài đã chuẩn bị trước ở nhà, các em hãy cho cô biết văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì?

 

 

docx4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 Tiết 7 - Văn học Con rồng cháu tiên (hướng dẫn đọc thêm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/08/2018 Tiết 7 - VĂN HỌC CON RỒNG CHÁU TIÊN (Hướng dẫn đọc thêm) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : - Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản Bánh chưng bánh giầy II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Khái niệm thể loại truyền thuyết. - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu. - Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết. - Nhận ra những sự việc chính của truyện. - Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện 3. Thái độ: - Tự hào về nguồn gốc và truyền thống đoàn kết dân tộc, liên hệ với lời dặn của Bác về tinh thần đoàn kết III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: * Giáo viên: - Nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn giáo án - Tranh ảnh, băng hình tư liệu về hai loại bánh trên, máy chiếu hoặc màn hình. * Học sinh: - Soạn bài, sách giáo khoa, vở ghi bài IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Vở soạn của HS - Truyền thuyết là gì? Liệt kê các chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo trong truyền thuyết CRCT và nêu ý nghĩa của chúng? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Mỗi dân tộc đều có cách giải thích khác nhau về nguồn gốc của dân tộc mình. Nếu người Mường có chuyện “Qủa trứng to bổ ra con người”, người Khơ-mú có chuyện “Qủa bầu mẹ” thì người Kinh chúng ta lại có chuyện “Con Rồng cháu Tiên”. “Con Rồng cháu Tiên” là một truyền thuyết hết sức sinh động và đặc sắc với sự xuất hiện của những chi tiết kì ảo dựa trên cốt lõi là sự thật lịch sử. Truyện “Con rồng cháu tiên” đã truyền cho mỗi người dân Việt Nam chúng ta niềm tự hào về nguồn gốc cao quý của dân tộc, và để thấy được những điều cô vừa giới thiệu ở trên thể hiện cụ thể qua những hình ảnh, chi tiết nào thì hôm nay cô cùng các em sẽ đi vào tìm hiểu bài học “Con Rồng cháu Tiên”. * Tiến trình tổ chức các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG HOẠT ĐỘNG 1: HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU CHUNG - Hướng dẫn HS tìm hiểu truyền thuyết + Dựa vào phần chú thích SGK các em hãy cho biết: Khái niệm truyền thuyết? Đặc điểm? Phân loại? + Truyền thuyết là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời kì quá khứ, + Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. + Người kể và người nghe tin truyền thuyết là có thật, dù truyện có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. - Hướng dẫn HS đọc, phân chia bố cục + Hướng dẫn HS đọc văn bản, yêu cầu HS đọc văn bản cho cả lớp theo dõi. + Nhận xét phần đọc của HS + Qua theo dõi phần đọc văn bản cũng như phần bài đã chuẩn bị trước ở nhà, các em hãy cho cô biết văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì? HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU VĂN BẢN - Hướng dẫn HD tìm hiểu nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ + Cho HS hoạt động nhóm: chia lớp thành 2 nhóm thảo luận câu hỏi trong 5 phút Câu hỏi Tìm những chi tiết nói về nguồn gốc, hình dáng, sức khỏe, tài năng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Em có những cảm nhận gì về nguồn gốc qua vẻ đẹp của Lạc Long Quân và Âu Cơ? Nhóm 1: Tìm hiểu nhân vật Lạc Long Quân Nhóm 2: Tìm hiểu nhân vật Âu Cơ Quan sát ổn định lớp. Sau 5 phút yêu cầu các nhóm trình bày GV nhận xét bổ sung - Hướng dẫn HS tìm hiểu sự kì lạ của mối tình Lạc Long Quân – Âu Cơ + Việc kết duyên giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ có gì kỳ lạ? Rồng ở biển cả, Tiên ở non cao gặp nhau, đem lòng yêu nhau, kết duyên thành vợ chồng. Đó là sự kết hợp những gì đẹp nhất của con người và thiên nhiên (sông núi). Là sự kết hợp của hai giống nòi xinh đẹp, tài giỏi phi thường + Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là thần nên khi kết duyên cùng nhau đã xảy ra một điều kì lạ. Đó là chi tiết gì? + Theo em điều kỳ lạ đó có ý nghĩa như thế nào? Nhận xét, bổ sung Câu hỏi mở rộng: Do đâu mà người xưa có thể sáng tạo ra hình tượng tuyệt vời này về cội nguồn dân tộc? + Lạc Long Quân và Âu Cơ đã chia con như thế nào? Nhận xét bổ sung + Qua việc cha Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ mang con lên rừng và xuống biển, người xưa muốn thể hiện điều gì? Nhận xét, bổ sung - Hướng dẫn HS tìm hiểu Sự ra đời của nhà nước Văn Lang + Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Đóng đô tại đâu? Ai là người đứng đầu nhà nước Bộ máy nhà nước gồm những cấp bậc nào? Nhận xét bổ sung + Theo em, truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” phản ánh sự thật lịch sử nào của nước ta trong quá khứ? HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN HS TỔNG KẾT - Hướng dẫn HS tổng kết nghệ thuật + Trong truyện, tác giải đã sử dụng chi tiết nghệ thuật gì? Tác dụng? GV nhận xét, bổ sung - Hướng dẫn HS tổng kết nội dung + Các em cho cô biết ý nghĩa của tuyện “Con Rồng cháu Tiên”? HS trả lời nhận xét bổ sung GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK/Tr.8 GV liên hệ lời dặn của Bác Hồ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”. HS trả lời từng phần HS đọc HS trả lời HS thảo luận HS báo cáo kết quả thảo luận HS Trả lời HS trả lời HS trả lời HS Trả lời HS Trả lời HS trả lời HS Trả lời HS Trả lời Tìm hiểu chung Truyền thuyết: Chú thích SGK Bố cục: 3 phần Phần 1: Từ đầu đến “cung điện Long Trang” → Giới thiệu về Lạc Long Quân và Âu Cơ Phần 2: Tiếp theo đến “rồi chia tay nhau lên đường” → Cuộc tình duyên kỳ lạ Phần 3: Còn lại → Sự ra đời của nhà nước Văn Lang và giải thích nguồn gốc dân tộc Việt Tìm hiểu văn bản 1. Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ a. Lạc Long Quân: - Nguồn gốc: là vị thần, con trai thần Long Nữ ngự trị vùng biển cả. - Hình dáng: mình rồng, sống dưới nước. - Sức khỏe, tài năng: sức mạnh vô địch, có nhiều phép lạ. - Công việc: thần giúp dân diệt trừ yêu quái. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở. → Vẻ đẹp cao quý, đáng trân trọng. Biểu tượng cho tấm lòng, tài năng của nhân dân. b. Âu Cơ: - Nguồn gốc: thuộc dòng họ thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. - Nhan sắc: xinh đẹp tuyệt trần. - Nếp sinh hoạt: thích đi du ngoạn ở những nơi có hoa thơm cỏ lạ → Vẻ đẹp trong sáng, dịu dàng → Lạc Long Quân, Âu Cơ là những vị thần đẹp đẽ, cao quý được tác giả ngợi ca, tôn vinh. 2. Cuộc tình duyên kỳ lạ a. Mối tình kỳ lạ: Rồng và Tiên kết duyên vợ chồng Từ tình yêu tự do → Sự tự hào, tôn vinh nguồn gốc cao quý: bố rồng mẹ tiên. b. Sinh nở kỳ lạ: - Chi tiết kỳ ảo: “Sinh ra một cái bọc trăm trứng... khỏe mạnh như thần” Giải thích nguồn gốc dân tộc Việt Tự hào về nội lực, sự phát triển của dân tộc và vẻ đẹp của con người Việt Nam → Ngợi ca vẻ đẹp lớn lao của dân tộc Việt c. Chia con Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam sống trên khắp đất nước. Nhắc nhở tinh thần đoàn kết dân tộc → Thể hiện ý nguyện đoàn kết và ý chí thống nhất của các dân tộc trong cộng đồng Việt. Sự ra đời của nhà nước Văn Lang Tên nước là Văn Lang Kinh đô: Phong Châu Tổ chức bộ máy nhà nước: tướng văn, tướng võ Tục truyền ngôi → Giải thích sự ra đời của nhà nước Văn Lang – nhà nước đầu tiên của người Việt. TỔNG KẾT Ghi nhớ SGK HOẠT ĐỘNG 4 : CỦNG CỐ Câu 1: Tác dụng của việc sử dụng chi tiết kỳ ảo trong truyện “Con Rồng cháu Tiên”? Tô đậm tính chất lớn lao, kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật sự kiện. Thần kì hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên dân tộc mình. Làm tăng sức hấp dẫn của truyện. Câu 2: Qua câu chuyện “Con Rồng cháu Tiên”, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì? Giải thích nguồn gốc người Việt Đề cao tinh thần đoàn kết dân tộc Thể hiện niềm tự hào dân tộc HOẠT ĐỘNG 5: DẶN DÒ Học bài nắm các ý chính. Xem soạn bài: Bánh chưng bánh giầy PHẦN BỔ SUNG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 1 Con Rong chau Tien_12478053.docx