Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 10: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

CHUYỂN TIẾT

NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ

I. Mục tiêu: (ý 2,3 - tài liệu)

II. Chuẩn bị:

 Gv soạn bài

 HS: Đọc trước bài, làm bài theo HD

III. Lên lớp

1. CTHĐ tự quản cho lớp hát (trò chơi) – báo cáo sĩ số, chuẩn bị bài của lớp, mời GV lên lớp.

2. GV lên lớp

* Hoạt động khởi động

Mục tiêu: tạo cho HS tâm thế thoải mái khi vào bài học, định hướng kiến thức cần đạt được.

GV: Cho HS hoạt động nhóm câu hỏi

? Liệt kê 5 cặp từ trái nghĩa nhau mà em biết .

HS: Nhận nhiệm vụ - suy nghĩ – trao đổi kết quả với bạn – thống nhất kết quả - báo cáo.

GV: Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – các nhóm báo cáo kết quả bằng bảng phụ - nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. GV đánh giá, vào bài.

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 10: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 10: NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ I. Mục tiêu: (ý 1 - tài liệu) II. Chuẩn bị: Gv soạn bài HS: Đọc trước bài, làm bài theo HD III. Lên lớp 1. CTHĐ tự quản cho lớp hát (trò chơi) – báo cáo sĩ số, chuẩn bị bài của lớp, mời GV lên lớp. 2. GV lên lớp A. Hoạt động khởi động Mục tiêu: tạo cho HS tâm thế thoải mái khi vào bài học, định hướng kiến thức cần đạt được. GV: Cho HS hoạt động nhóm câu hỏi phần khởi động. HS: Nhận nhiệm vụ - suy nghĩ – trao đổi kết quả với bạn – thống nhất kết quả - xin ý kiến, báo cáo. GV: Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 nhóm báo cáo kết quả - nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. GV đánh giá, điều chỉnh (nếu cần), vào bài. - Xa quê nhớ quê là chủ đề quen thuộc trong thơ cổ trung đại phương Đông. ở bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh thì nỗi nhớ quê được thể hiện qua nỗi sầu xa xứ. Còn ở bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê thì tình quê lại được thể hiện ngay lúc vừa mới đặt chân tới quê nhà. Đó chính là tình huống tạo nên tính độc đáo của bài thơ. B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Đọc các văn bản * Hoạt động 1: Hoạt động chung Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng, đọc hay một bài thơ đường luật gắn liền với một thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc. GV: Nêu yêu cầu đọc, đọc bài – gọi HS đọc lại. - Hd đọc: giọng chậm, buồn, câu 3 đọc giọng hơi ngạc nhiên, câu 4 giọng hỏi, cao hơn và hơi nhấn mạnh thêm 1 chút ở các tiếng: nào, chơi. HS : đọc – nhận xét – gv có thể cho HS đọc lại theo cảm nhận. * Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân Mục tiêu: Giúp HS hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ và một số từ khó trong bài. GV: Cho HS tự nghiên cứu phần chú thích, HS có thể hỏi thêm HS: Nhận nhiệm vụ GV chốt: 1 Tác giả - Hạ Tri Chương (659-744). - Là 1 trong những thi sĩ lớn của thời Đường. - 965 ông đỗ tiến sĩ và là đại quan của triều Đường. - Thơ của ông thanh đạm, nhẹ nhàng, gợi cảm, biểu lộ 1 trái tim nhân hậu đáng yêu. 2. Tác phẩm: Bài thơ được viết khi ông cáo quan về quê nghỉ hưu. Gv: Hạ Tri Trương đỗ tiến sĩ năm 36 tuổi và làm quan 50 năm dưới triều vua Đường Huyền Tông. Đến năm 86 tuổi mới cáo quan nghỉ hưu, trở về quê hương. Vừa đặt chân tới làng thì gặp 1 sự việc bất ngờ khiến ông xúc động. Thế là ông ngẫu hứng viết bài thơ này. 2. Tìm hiểu văn bản * Hoạt động 1: Hoạt động cặp đôi Mục tiêu: Giúp HS nắm được những đặc điểm cơ bản về xuất xứ, hình thức của bài thơ. GV: Cho HS thảo luận nhóm câu hỏi a,b/ 89 SHD. HS: Nhận nhiệm vụ - nhiên cứu – trao đổi kết quả với bạn- thống nhất kết quả - xin báo cáo. GV : Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 cặp báo cáo kết quả từng ý – cặp khác nhận xét, bổ sung. GV: chốt kiến thức a. Thể thơ thất ngôn b. Tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày c. Phép đối này được thực hiện trong cùng một câu (tiếu đối). + Đối nhưng không cân về chữ, vì đây là thơ thất ngôn. + Nhưng chỉnh đối về mặt từ loại, cú pháp, ý và lời. - Tác dụng của phép đối. Thiếu tiểu li gia > < lão đại hồi Rời nhà lúc trẻ già mới về Thiểu tiểu đối với lão; li gia đối với đại hồi. Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về = > thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình, “Cáo chết quay đầu về núi – Chim mỏi bay về rừng cũ”. Hương âm vô cả > tóc mai đội Sự đối lập giữa cái thay đổi: tóc mai rụng đi do tuổi già và cái không thay đổi: giọng nói của quê hương vẫn còn nguyên sau cả nửa thế kỉ = > hồn quê hương, tình quê hương sống mãi trong lòng thi nhân. d. “Trẻ đi, già trở lại nhà Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu” Giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về. Hai câu dưới: “Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài: + Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ. + Hoàn cảnh trớ trêu, bị gọi là khách ngay trên quê nhà. + Cảm giác bơ vơ, lạc lọng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết, nỗi ngậm ngùi đau xót. e. Tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày g. . Nghệ thuật - Sử dụng các yếu tố tự sự - Sử dụng biện pháp tiểu đối hiệu quả, có giọng điệu bi hài ở hai câu cuối GV nhắc HS về nhà học thuộc bài thơ và nội dung nghệ thuật của bài CHUYỂN TIẾT NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ I. Mục tiêu: (ý 2,3 - tài liệu) II. Chuẩn bị: Gv soạn bài HS: Đọc trước bài, làm bài theo HD III. Lên lớp 1. CTHĐ tự quản cho lớp hát (trò chơi) – báo cáo sĩ số, chuẩn bị bài của lớp, mời GV lên lớp. 2. GV lên lớp * Hoạt động khởi động Mục tiêu: tạo cho HS tâm thế thoải mái khi vào bài học, định hướng kiến thức cần đạt được. GV: Cho HS hoạt động nhóm câu hỏi ? Liệt kê 5 cặp từ trái nghĩa nhau mà em biết . HS: Nhận nhiệm vụ - suy nghĩ – trao đổi kết quả với bạn – thống nhất kết quả - báo cáo. GV: Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – các nhóm báo cáo kết quả bằng bảng phụ - nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. GV đánh giá, vào bài. 3. Tìm hiểu về từ trái nghĩa * Hoạt động 1: Hoạt động nhóm Mục tiêu: Giúp HS nắm được kiến thức về từ trái nghĩa. Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa GV: Cho HS thảo luận nhóm câu hỏi a,b,c,/ 89 SHD. HS: Nhận nhiệm vụ - nghiên cứu – trao đổi kết quả với bạn- thống nhất kết quả - xin báo cáo. GV : Quan sát HS làm bài – trợ giúp (nếu có) – cho 2-3 nhóm báo cáo kết quả từng ý - nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: chốt kiến thức dựa trên kết quả tìm được của HS. a. - Ngẩng - cúi-> trái nghĩa về hoạt động của đầu theo hướng lên xuống - Trẻ - già-> trái nghĩa về tuổi tác - Đi - trở lại-> trái nghĩa về sự di chuyển rời khỏi nơi xuất phát hay quay trở lại nơi xuất phát => Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau b. Tác dụng của từ trái nghĩa trong hai bài thơ dịch. - Ngẩng đầu – cúi đầu. Hai hành động ngược chiều nhau, thể hiện sự trăn trở suy tư trong tâm hồn nhà thơ. - Đi trẻ - về già. Hai hình ảnh, hai hành động tương phản, làm nổi bật sự thay đổi ở hai thời điểm khác nhau trong cuộc đời người, hàm chứa sự ngậm ngùi, xót xa. = > Từ trái nghĩa tạo nên phép đối, tô đậm, khắc sâu hình ảnh và tình cảm biểu đạt. c. - Già - non -> trái nghĩa về tính chất của thực vật. - Rau non, cau non ; mạ non, chồi non ; lá non, búp non. C. Hoạt động luyện tập - Bài 1,2: Như tài liệu - Bài 3: cá tươi – cá ươn - Tươi hoa tươi – hoa héo ăn yếu - ăn khỏe - Yếu học lực yếu – học lực giỏi chữ xấu – chữ đẹp - Xấu đất xấu - đất tốt D- E Hoạt động vận dụng, mở rộng - Như tài liệu * Nhận xét sau bài học .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÀI 10.doc
Tài liệu liên quan